Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Nga – Wikipedia tiếng Việt

Nga

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Nga (định hướng).
Portal Cổng tri thức Nga

Nga (tiếng Nga: Россия - Rossiya), hay Liên Bang Nga (Российская Федерация - Rossiyskaya Federatsiya), là quốc gia rộng nhất thế giới trải dài từ miền đông châu Âu, qua trên phía bắc châu Á, sang đến bờ Thái Bình Dương. Một số sách báo ghi không đúng tên nước này: tên gọi Cộng hòa Liên Bang Nga không tồn tại.

Diện tích tổng cộng khoảng 17.075.400 km², xấp xỉ diện tích của Hoa Kỳ và Trung Quốc cộng lại. Dân số xếp hàng thứ tám trên thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Indonesia (Nam Dương), Brasil (Ba Tây), PakistanBangladesh.

Российская Федерация
Rossiyskaya Federatsiya
Quốc kỳ của Nga Quốc huy của Nga
(Quốc kỳ) (Quốc huy)
Khẩu hiệu quốc gia: Không có
Quốc ca: Государственный гимн Российской Федерации
Gimn Rossiyskoy Federatsii
Bản đồ với nước Nga được tô đậm
Thủ đô Moskva

55°45′N 37°37′E

Thành phố lớn nhất Moskva
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Nga, nhiều tiếng khác trong các nước cộng hòa hợp thành
Chính phủ
 • Tổng thống
 • Thủ tướng
Liên bang nửa tổng thống
Vladimir Putin
Mikhail Fradkov
Độc lập
 • Công bố
 • Chính thức
Từ Liên Xô
12 tháng 6 năm 1990
26 tháng 12 năm 1991
Diện tích
 • Tổng số
 • Nước (%)
 
17.075.200 km² (hạng 1)
0,5%
Dân số
 • Ước lượng năm 2005
 • Thống kê dân số
 • Mật độ
 
143.420.309 (hạng 8)

8 người/km² (hạng 178)
HDI (2003) 0,795 (hạng 62) – trung bình
GDP (2005)
 • Tổng số (PPP)
 • Trên đầu người (PPP)
 
1.600 tỷ Mỹ kim (hạng 9)
11.209 Mỹ kim (hạng 61)
Đơn vị tiền tệ Ruble (RUB)
Múi giờ
 • Quy ước giờ mùa hè
UTC+2 đến +12
UTC+3 đến −1
Tên miền Internet .ru, dự phòng .su
Mã số điện thoại +7

Trước đây là nước cộng hòa lớn nhất và có ảnh hưởng nhất của Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết (viết ngắn gọn: Liên Xô), hiện nay Liên bang Nga là một quốc gia độc lập và là thành viên có ảnh hưởng nhất của Cộng đồng các quốc gia độc lập, kể từ khi Liên Xô tan rã tháng 12 năm 1991. Trong thời kỳ Xô viết, Nga được gọi một cách chính thức là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga. Nga là quốc gia kế thừa của Liên Xô trong các vấn đề ngoại giao.

Phần lớn đất đai, dân số và sản xuất công nghiệp của Liên Xô, khi đó là một trong hai siêu cường, nằm ở Nga. Ngay sau sự sụp đổ của Liên Xô, vai trò toàn cầu của Nga đã bị suy giảm rất nhiều. Sau đó, Nga có nhiều cố gắng giành lại ảnh hưởng, nhưng nó còn xa mới đạt đến tầm của Liên Xô.

Mối quan hệ ngoại giao giữa Nga và Việt Nam được duy trì và phát triển từ mối quan hệ giữa Liên Xô và Việt Nam (lập quan hệ ngoại giao ngày 3 tháng 1 năm 1950).

Mục lục

[sửa] Lịch sử

Bài chính: Lịch sử Nga

[sửa] Nga thời kỳ cổ đại

Phần lớn diện tích đất đai của nước Nga ngày nay là lãnh thổ của các bộ lạc khác nhau như người Goth, Hun và Avar gốc Thổ trong khoảng thời gian từ thế kỷ 3 tới thế kỷ 6. Bộ lạc người Scythia gốc Iran sinh sống ở các thảo nguyên miền nam, và bộ lạc người Ca dắc (Khazar) gốc Tuốc (Turk) đã cai trị phần phía tây của vùng đất này cho đến thế kỷ 8. Sau đó họ đã bị bộ lạc gốc Scandinavi là người Varangia thay thế, bộ lạc này đã thiết lập thủ đô tại thành phố của người Slav Novgorod và dần dần hòa trộn với người Slav. Người Slav tạo thành nhóm dân cư chính từ thế kỷ 8 trở đi và đồng hóa một cách chậm chạp cả những người gốc Scandinavi cũng như các bộ lạc bản địa gốc Phần Lan-Ugric, chẳng hạn như người Merya, Muromia và Meshchera.

Bản đồ gần đúng về các nền văn hóa của Nga phần châu Âu khi người Varangia đến
Bản đồ gần đúng về các nền văn hóa của Nga phần châu Âu khi người Varangia đến

Chính quyền của người Varangia tồn tại trong vài thế kỷ, trong thời gian đó họ liên kết với Chính thống giáo và chuyển thủ đô về Kiev năm 1169. Trong kỷ nguyên này thuật ngữ "Rhos", hoặc "Russ" lần đầu tiên được sử dụng để chỉ người Varangia và người Slav sinh sống trong khu vực. Từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 11 quốc gia Rus Kiev (Киевская Русь) đã trở thành lớn nhất ở châu Âu và rất thịnh vượng nhờ các hoạt động thương mại tích cực với cả châu Âu và châu Á.


Trong thế kỷ 13 khu vực này trở nên suy yếu vì những tranh chấp nội bộ và bị tàn phá bởi những kẻ xâm lược phương đông là Kim trướng của người Mông Cổ và các bộ lạc Hồi giáo gốc Tuốc, là những kẻ đã cướp bóc các công quốc Nga trên ba thế kỷ. Còn được biết đến như là người Tatar, họ đã cai trị vùng miền nam và miền trung Nga ngày nay, trong khi các vùng miền tây bị sát nhập vào Đại công quốc Litva và Ba Lan. Sự chia rẽ về chính trị của Rus Kiev đã tách người Nga ở phía bắc ra khỏi người Belarus và người Ukrain ở phía tây.

Phần phía bắc của Nga cùng với Novgorod vẫn giữ được sự tự trị ở một mức độ nhất định trong thời gian cai trị của người Mông Cổ. Tuy thế Nga cũng đã phải chiến đấu chống lại đội quân thập tự chinh của người Đức khi người Đức có ý đồ chiếm khu vực này làm thuộc địa.

Giống như khu vực Balkan và Tiểu Á sự cai trị kéo dài của những người du mục đã làm chậm sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước này. Sự chuyên quyền kiểu châu Á đã ảnh hưởng tiêu cực tới thể chế dân chủ của đất nước cũng như tới văn hóa và kinh tế.

Bất chấp điều đó, không giống như lãnh đạo tinh thần của mình là Đế chế Byzantin, Nga đã không suy tàn và tổ chức những cuộc nổi dậy để giành độc lập, cuối cùng đã khuất phục được các kẻ thù của mình và khôi phục, mở mang lãnh thổ. Sau thất thủ của Constantinople năm 1453, Nga là quốc gia Thiên chúa giáo duy nhất còn thực sự hoạt động nhiều hay ít ở phần biên giới phía đông châu Âu, điều này cho phép Nga có quyền nhận mình là quốc gia kế tục hợp pháp của Đế chế Byzantin.

[sửa] Đế chế Nga

Bài chính: Đế chế Nga

Trong khi về danh nghĩa vẫn nằm dưới sự cai trị của người Mông Cổ thì công quốc Moskva đã bắt đầu xác nhận ảnh hưởng của mình và cuối cùng đã thoát khỏi sự kiểm soát của những kẻ xâm lăng vào cuối thế kỷ 14. Ivan Hung đế, vị vua đầu tiên xưng tước vị Sa hoàng, đã kết thúc quá trình này và liên kết các khu vực xung quanh dưới ảnh hưởng của Moskva và thôn tính những vùng đất rộng lớn ở Sibir. Đế chế Nga ra đời.

Sự kiểm soát của Moskva đối với quốc gia mới ra đời còn tiếp tục dưới triều đại Romanov kế tiếp, bắt đầu với Sa hoàng Mikhail Romanov năm 1613. Pyotr Đại đế, Sa hoàng từ 1689 tới 1725, đã thành công trong việc đem các tư tưởng và văn hóa từ Tây Âu vào Nga, khi đó còn chịu ảnh hưởng lớn của nền văn hóa du mục nguyên thủy. Ekaterina Đại đế (Екатерина II Алексеевна), cai trị từ năm 1762 đến năm 1796, đã gia tăng cố gắng này, làm cho nước Nga không chỉ là một quyền lực ở châu Á, mà còn sánh ngang với Anh, PhápĐức ở châu Âu. Tuy nhiên, sự náo loạn của nông nô bị áp bức và sự cấm đoán tầng lớp trí thức đang phát triển và các giai cấp gần gũi với giai cấp này đã dẫn đến cuộc Cách mạng 1905. Trước Thế chiến thứ nhất, vai trò của Sa hoàng Nikolai II (Николай Александрович Романов) và triều đại của ông là không vững chắc. Những thất bại nặng nề của quân đội Nga trong Thế chiến thứ nhất đã dẫn đến sự nổi dậy rộng khắp trong các thành phố chính của Đế chế Nga và dẫn tới sự sụp đổ của nhà Romanov năm 1917, đó là Cách mạng tháng Hai.

Vào giai đoạn cuối của Cách mạng tháng Mười (1917), những người theo đường lối bôn-sê-vích của Đảng Cộng sản dưới sự lãnh đạo của Vladimir Ilyich Lenin đã chiếm được quyền lực và thành lập Liên Xô. Sự lãnh đạo độc đoán của Iosif Vissarionovich Stalin đã thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa một đất nước chủ yếu là nông nghiệp và tập thể hóa nền nông nghiệp đó với cái giá phải trả là hàng chục triệu sinh mạng. Stalin cũng tăng cường địa vị thống trị của Nga trong phạm vi Liên Xô.

[sửa] Nga như một phần của Liên Xô

Bài chính: Lịch sử Liên Xô

[sửa] Nga thời kỳ hậu Xô viết

Bài chính: Lịch sử Nga thời kỳ hậu Xô viết

Vào giai đoạn giữa và cuối thập niên 1980, tổng bí thư Mikhail Sergeyevich Gorbachov đề ra glasnost (гласность tức "công khai hóa, mở cửa") và perestroika (Перестройка tức "cải tổ") trong cố gắng để hiện đại hóa chủ nghĩa cộng sản. Những sáng kiến của ông đã vô tình giải phóng các lực lượng mà vào tháng 12 năm 1991 đã chia tách Liên Xô thành 15 nước cộng hòa độc lập trong đó Nga là lớn nhất. Kể từ đó, Nga đã cố gắng để xây dựng một hệ thống chính trị dân chủ và kinh tế thị trường nhằm thay thế cho các sự kiểm soát chặt chẽ về xã hội, chính trị, kinh tế trong thời kỳ cộng sản. Kể từ khi Chechnya tuyên bố độc lập vào đầu những năm thập niên 1990, những cuộc chiến tranh du kích (Chiến tranh Chechnya lần 1, Chiến tranh Chechnya lần 2) đã diễn ra giữa các nhóm người Chechen khác nhau với quân đội Nga. Một số các nhóm này đã trở thành những kẻ Hồi giáo cực đoan theo tiến trình của cuộc chiến. Ước tính có trên 200.000 người đã chết trong các cuộc xung đột này. Các cuộc xung đột nhỏ hơn diễn ra ở Bắc Ossetia và Ingushetia.

Sau thời gian làm tổng thổng của Boris Nikolayevich Yeltsin trong những năm thập niên 1990, Vladimir Vladimirovich Putin đã được bầu làm tổng thổng năm 1999. Dưới thời kỳ Putin, sự kiểm duyệt của nhà nước đối với các phương tiện thông tin đại chúng ở Nga đã làm tăng sự lo ngại của phương Tây về quyền con người ở Nga.

Với sự mất đi ảnh hưởng của Nga tại Gruzia (Cách mạng hồng), Ukraina (Cách mạng da cam) và một số quốc gia cựu Xô viết cũ, cũng như các vấn đề hiện nay về kinh tế và chủ nghĩa ly khai (nổi cộm nhất là ở Chechnya), một số bình luận viên cho rằng có nguy cơ tăng cao của việc tan rã nước Nga.

[sửa] Chính trị

Bài chính: Hệ thống chính trị Nga

Liên bang Nga là một nước cộng hòa liên bang với tổng thống được bầu trực tiếp cho nhiệm kỳ 4 năm, là người nắm quyền hành pháp. Tổng thổng sống và làm việc tại điện Kremli, chỉ định các chức vụ chính quyền cao nhất, bao gồm thủ tướng, là người được Đuma quốc gia (Hạ nghị viện của Quốc hội Nga) thông qua. Tổng thống có thể thông qua các sắc lệnh mà không cần sự thỏa thuận của Quốc hội và là người đứng đầu của Hội đồng quân sự Nga và của Hội đồng an ninh quốc gia Nga.

Quốc hội Nga (Федеральное Собрание - Federalnoye Sobraniye) là quốc hội lưỡng viện bao gồm thượng nghị viện là Hội đồng Liên bang (Совет Федерации - Sovet Federatsii) với 178 thượng nghị sĩ có nhiệm kỳ 4 năm (hai đại biểu từ mỗi một trong số 89 thể chế hành chính cấp liên bang), và hạ nghị viện là Đuma quốc gia (Государственная Дума - Gosudarstvennaya Duma) với 450 hạ nghị sĩ cũng có nhiệm kỳ 4 năm, trong đó 225 được bầu bằng bỏ phiếu trực tiếp từ các cử tri của các khu vực bầu cử và 225 được bầu theo đại diện tỷ lệ từ danh sách các đảng phái phổ biến nhất.

Hiện tại, sự thay đổi lập pháp về vấn đề này đang được tranh cãi. Nếu được thông qua, tất cả 450 thành viên của Đuma sẽ được bầu từ danh sách các đảng. Cuộc bầu cử lần tới sẽ diễn ra vào mùa đông năm 2007/2008.

[sửa] Phân chia hành chính

Bài chính: Phân chia hành chính của Nga

Xem thêm:

  • Các vùng liên bang của Nga (федеральные округа)
  • Các chủ thể liên bang của Nga (федеральные субъекты)
  • Các nước cộng hòa thuộc Nga (федеральные республики)
  • Các tỉnh của Nga (федеральные области)
  • Các krai của Nga (федеральные края)
  • Tỉnh tự trị của Nga (автономная область)
  • Các vùng tự trị của Nga (автономные округа)
  • Các thành phố trực thuộc trung ương của Nga (федеральные города).
Các đơn vị hành chính của Liên bang Nga
Các đơn vị hành chính của Liên bang Nga

Liên bang Nga là sự hợp thành của một lượng lớn các chủ thể hành chính cấp liên bang, tổng cộng là 88 đơn vị hợp thành (chủ thể) như vậy. Tại Nga có 21 nước cộng hòa trong phạm vi liên bang có mức độ tự trị cao trong phần lớn các vấn đề và chúng gần như tương ứng với khu vực sinh sống của các bộ tộc người thiểu số ở Nga. Phần còn lại của lãnh thổ bao gồm 48 tỉnh (oblast) và 7 krai, 1 tỉnh tự trị (avtonomnaya oblast) và 9 vùng tự trị (avtonomnyi okrug). Ngoài các đơn vị hành chính này còn 2 thành phố trực thuộc trung ương (MoskvaSankt Peterburg). Gần đây nhất, 7 Vùng liên bang lớn về diện tích (4 vùng ở châu Âu và 3 vùng ở châu Á) đã được bổ sung như một thể chế hành chính giữa các thể chế hành chính nói trên và cấp độ quốc gia.

[sửa] Địa lý

Bài chính: Địa lý nước Nga

Bản đồ Liên bang Nga
Bản đồ Liên bang Nga

Liên bang Nga trải dài trên phần phía bắc của siêu lục địa Á-Âu. Tuy rằng Nga chiếm phần lớn khu vực Bắc cực và cận Bắc cực nhưng có ít hơn về dân số, hoạt động kinh tế cũng như các sự đa dạng vật lý trên một đơn vị diện tích so với phần lớn các khu vực khác, phần lớn diện tích ở phía nam của khu vực này có phong cảnh và khí hậu đa dạng hơn. Phần lớn đất đai Nga là các đồng bằng rộng lớn, ở cả châu Âu và châu Á, được biết đến như là Siberi. Các đồng bằng này chủ yếu là thảo nguyên về phía nam và rừng rậm về phía bắc, với các tundra (lãnh nguyên) dọc theo bờ biển phía bắc. Các dãy núi chủ yếu nằm ở biên giới phía nam, chẳng hạn như Caucasus (ở đây có đỉnh Elbrus, là điểm cao nhất thuộc Nga và châu Âu với cao độ 5.633 m) và dãy Altai, cũng như ở phần phía đông, chẳng hạn như dãy Verkhoyansk hoặc các núi lửa trên Kamchatka. Dãy Ural, là một dãy núi chạy theo hướg bắc-nam, tạo ra sự phân chia cơ bản giữa châu Âu và châu Á cũng là một dãy núi nổi tiếng.

Nga có đường bờ biển dài trên 37.000 km dọc theo Bắc Băng DươngThái Bình Dương, cũng như dọc theo các biển mang tính trong nội địa ít hay nhiều như Baltic, biển Đen và biển Caspi. Một số các biển nhỏ hơn là các phần của các đại dương như biển Barent, Bạch Hải, biển Kara, biển Laptev và biển Đông Siberi là các phần của Bắc Băng Dương, trong khi các biển như biển Bering, biển Okhotsk và biển Nhật Bản thuộc về Thái Bình Dương. Các đảo chính bao gồm Novaya Zemlya, mũi Franz-Josef, quần đảo Tân Siberi, đảo Wrangel, quần đảo Kuril và Sakhalin. (Xem Danh sách các đảo của Nga).

Nhiều con sông chảy qua nước Nga. Xem thêm các sông thuộc Nga.

Các hồ chính bao gồm Hồ Baikal, Hồ Ladoga, Biển hồ Caspi và Hồ Onega. Xem Danh sách các hồ ở Nga.

[sửa] Biên giới

Cách thức thực tế phổ biến nhất để miêu tả nước Nga là miêu tả phần chính (phần tiếp giáp lớn với các quần đảo hay đảo ngoài biển của nó) và phần tách rời (khu vực Kaliningrad ở phía đông nam của biển Baltic).

Biên giới của phần chính và các bờ biển (bắt đầu từ phần xa nhất về phía tây bắc và tính ngược chiều kim đồng hồ) là:

  • Biên giới với các quốc gia sau: Na UyPhần Lan
  • Bờ biển ngắn trên biển Ban tích, tiếp giáp với 8 quốc gia khác trên biển này, từ Phần Lan tới Estonia và bao gồm cả cảng St. Petersburg.
  • Biên giới với Estonia, Latvia, BelarusUkraina.
  • Bờ biển trên biển Đen, tiếp giáp với 5 quốc gia khác từ Ukraina tới Grudia.
  • Biên giới với Grudia và Azerbaijan.
  • Bờ biển trên biển Caspi, tiếp giáp với 4 quốc gia khác từ Azerbaijan tới Kazakhstan.
  • Biên giới với Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ, Trung Quốc một lần nữa và Bắc Triều Tiên.
  • Đường bờ biển mở rộng cho phép đi lại và giao thương với tất cả các quốc gia có lãnh thổ biển trên toàn thế giới, và kéo dài
    • Từ bắc Thái Bình Dương bao gồm:
      • Biển Nhật Bản (trong đó có bờ biển phía tây của Sakhalin thuộc Nga).
      • Biển Okhotsk (trong đó có bờ biển phía đông của Sakhalin và quần đảo Kuril), và
      • Biển Bering,
    • Dọc theo eo biển Bering (trong đó đảo nhỏ thuộc Nga Diomede lớn bị chia cắt chỉ vài dặm với Diomede nhỏ, một phần thuộc Alaska của Hoa Kỳ),
    • Bắc Băng Dương, bao gồm:
      • Biển Chukchi (trong đó có bờ biển phía đông và nam của đảo Wrangel),
      • Biển đông Siberi (trong đó có bờ biển phía tây của Nga và bờ phía đông của quần đảo Tân Siberi),
      • Biển Laptev (trong đó có bờ biển phía tây của Nga,
      • Biển Kara (trong đó có bờ biển phía đông của Novaya Zemlya (Đất mới)),
      • Biển Barent (trong đó có bờ biển phía tây của Nga, bờ biển phía nam của Mũi Franz-Josef và cảng Murmansk với các thiết chế hàng hải quan trọng nằm ở đó, ở đó Bạch Hải ăn sâu vào đất liền nhất).

Phần tách rời là tỉnh Kaliningrad, tỉnh này có

  • chung biên giới với
    • Ba Lan ở phía nam tỉnh này và
    • Litva về phía bắc và đông tỉnh này, và
  • bờ biển phía tây bắc nhìn ra biển Ban tích.

Các bờ biển thuộc các biển Balticbiển Đen của Nga có đường giao lưu ra đại dương ít trực tiếp và rắm rối hơn so với các bờ biển thuộc Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương, nhưng cả hai đều có vai trò quan trọng. Biển Ban tích cho phép Nga có giao thương đường biển nhanh chóng với 9 quốc gia có chung bờ biển này cũng như giữa phần lục địa chính của Nga với tỉnh Kaliningrad. Thông qua eo biển nằm trong Đan Mạch, và giữa nó với Thụy Điển thì biển Ban tích thông ra biển BắcĐại Tây Dương về phía tây và bắc của nó. Biển Đen cho phép Nga có giao thương đường biển nhanh chóng với 5 quốc gia khác có chung bờ biển, thông qua các eo biển Dardanelles và Marmora liền kề với Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để nối vào Địa Trung Hải với nhiều quốc gia có bờ biển ở đó và thông qua kênh đào Suez để sang Ấn Độ Dươngeo biển Gibraltar để sang Đại Tây Dương. Biển Caspi, hồ nước mặn lớn nhất thế giới, không có đường giao thông với biển cả.

[sửa] Phạm vi không gian

Hai điểm xa nhau nhất tại Nga cách nhau khoảng 8.000 km trên đường trắc địa (geodesic). Một trong hai điểm này nằm trên biên giới với Ba Lan, trên một khoảng đất dài 60 km chia vịnh Gdansk với phá Vistula. Còn điểm kia nằm tại cực đông-nam của quần đảo Kuril, chỉ vài dặm cạnh đảo Hokkaido của Nhật.

Để diễn tả sự to lớn này, người ta thường nói là Nga bao trùm 11 múi giờ. Tuy nhiên, sự diễn tả này có thể gây nhầm lẫn vì hai điểm xa nhau nhất nếu tính theo kinh tuyến chỉ cách nhau 6.600 km trên đường trắc địa. Một trong hai điểm này nằm trên biên giới với Ba Lan (nói bên trên); còn điểm kia nằm trên quần đảo Diomede (đảo Ratmanova).

Xem thêm: Danh sách các thành phố Nga

[sửa] Kinh tế

Bài chính: Kinh tế Nga

Hơn một thập kỷ sau sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991, Nga vẫn còn đang cố gắng để thiết lập một nền kinh tế thị trường và để thu được sự phát triển kinh tế bền vững. Trong 5 năm đầu nền kinh tế Nga đã phát triển không ổn định do các cơ quan hành pháp và lập pháp còn nhiều bất đồng trong việc hoàn thiện công cuộc cải cách và các nền tảng công nghiệp của Nga chịu sự suy thoái nặng nề. Ngoài ra, sự thiếu hụt thực phẩm năm 1987, mà hậu quả của nó là đã phải cần đến sự trợ giúp quốc tế trên bình diện rộng, đã làm tổn thương nghiêm trọng lòng tự hào cũng như nền kinh tế nói chung của nước Nga mới ra đời.

Tuy thế, mặc dù không hiệu quả trong điều kiện kinh tế thị trường và khẩu vị của người tiêu dùng nhưng nền kinh tế cựu Xô viết nói chung đã được chấp nhận là đã tạo cho người dân Nga nói chung có mức sống tiêu chuẩn kể từ sau những năm giữa thập niên 1950 cao hơn so với công dân của của nhiều quốc gia đã phát triển theo định hướng tư bản và kinh tế thị trường như Mexico, Brasil, Ấn ĐộArgentina.

Nạn mù chữ trên thực tế là không tồn tại, giáo dục cao học là rất tốt và thích hợp, nạn thất nghiệp trên thực tế không tồn tại, và trong các quan hệ giới tính thì Nga đã thuộc về trong nhóm các quốc gia có sự công bằng nhất trên thế giới với phụ nữ, đôi khi họ còn tiến xa hơn nam giới trong con đường công danh sự nghiệp, đặc biệt là trong khoa học. Nhiều gia đình có ô tô, ti vi, máy ghi âm, và có thể đi du lịch bằng máy bay ít nhất một lần trong năm tới những nhà nghỉ ven biển nổi tiếng.

Tuy thế, các chủng loại hàng tiêu dùng (cụ thể là quần áo và lương thực, thực phẩm) là tương đối đơn giản, và sự thiếu hụt của hàng tiêu dùng trong gia đình đã bị kêu ca nhiều ở các khu vực thành thị, mặc dù các khu nhà ổ chuột với điều kiện vệ sinh tồi tàn là hiếm.

Sau sự tan rã của Liên Xô, sự phục hồi nhỏ của Nga dưới ảnh hưởng của kinh tế thị trường lần đầu tiên diễn ra vào khoảng năm 1997. Trong năm đó, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã lên đến điểm đỉnh trong việc phá giá của đồng rúp vào tháng 8 năm 1998, làm cho chính phủ bị vỡ nợ và làm suy giảm trầm trọng mức sống tiêu chuẩn của phần lớn dân chúng. Vì thế, năm 1998 cũng đã được ghi nhận như là năm của suy thoái và sự tăng cường rút vốn ra khỏi nền kinh tế.

Tuy nhiên, nền kinh tế Nga đã phục hồi vừa phải trong năm 1999. Kinh tế Nga đã đi vào trong giai đoạn phát triển nhanh, GDP tăng trưởng trung bình 6,8% trên năm trong giai đoạn 1999-2004 trên cơ sở của giá dầu mỏ cao, đồng rúp yếu, và tăng trưởng của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Nhưng sự phát triển kinh tế này là cực kỳ không đều: khu vực thủ đô Moskva cung cấp tới 30% GDP của toàn quốc.

Sự phục hồi kinh tế này cùng với cố gắng cải tổ của chính quyền trong các năm 2000-2001 để thúc đẩy cải cách về cấu trúc đang bị thụt lùi, đã làm tăng sự tin cậy của các nhà kinh doanh và đầu tư về triển vọng của nền kinh tế Nga trong thập niên thứ hai của thời kỳ chuyển đổi. Nga vẫn dựa chủ yếu vào xuất khẩu hàng hóa, cụ thể là dầu mỏ, khí đốt, kim loại và gỗ, các mặt hàng này chiếm trên 80% kim ngạch xuất khẩu, điều này làm cho Nga dễ bị thương tổn vì các biến động giá cả trên thị trường quốc tế. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Nga đã nhắm nhiều hơn vào nhu cầu về các mặt hàng tiêu dùng trong nước, là lĩnh vực có mức tăng trưởng trên 12% mỗi năm trong giai đoạn 2000-2004, chỉ ra sự lớn mạnh dần lên của thị trường nội địa.

Năm 2004, GDP của Nga đạt 1.200 tỷ € (1.500 tỷ USD), làm cho Nga trở thành nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới và thứ 5 ở châu Âu. Nếu mức tăng trưởng hiện tại là ổn định, dự kiến Nga sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ở châu Âu sau Đức (1.900 tỷ € hay 2.300 tỷ USD) và là thứ 8 trên thế giới trong vài năm tới.

Thách thức lớn nhất đối với Nga là các biện pháp để thúc đẩy sự phát triển của các xí nghiệp nhỏ và vừa (SME) trong điều kiện môi trường kinh doanh với hệ thống ngân hàng trẻ và khác thường, được nắm giữ bởi các ông trùm Nga (oligarch). Nhiều ngân hàng Nga là sở hữu của các nhà doanh nghiệp hay các ông trùm, là những người thông thường sử dụng các khoản tiền gửi ở ngân hàng để cho các doanh nghiệp của chính mình vay mượn.

Ngân hàng tái thiết và phát triển châu Âu (EBRD) và Ngân hàng thế giới (WB) đã có những cố gắng để kích hoạt khởi động các hoạt động ngân hàng thông thường bằng cách cấp vốn và mua lại các khoản nợ trong một số ngân hàng nhưng thành tựu thu được là rất không đáng kể.

Các vấn đề khác bao gồm sự phát triển mất cân bằng giữa các khu vực của Nga. Trong khi khu vực thủ đô Moskva là hối hả, có cuộc sống thịnh vượng với thu nhập trên đầu người nhanh chóng đạt tới mức của các nền kinh tế hàng đầu châu Âu thì phần lớn các khu vực còn lại, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và khu vực của người thiểu số ở châu Á, đã bị tụt lại đằng sau rất nhiều. Sự phân hóa thời kinh tế thị trường cũng cảm nhận được ở các thành phố lớn khác như Sankt-Peterburg, Kaliningrad và Ekaterinburg.

Thúc đẩy đầu tư nước ngoài cũng là một thách thức lớn. Ngoài ra, Nga cũng được hưởng lợi từ việc tăng giá dầu mỏ và vì thế có khả năng thanh toán các khoản nợ khổng lồ cũ. Sự phân bổ công bằng các thu nhập từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên này từ công nghiệp cho các lĩnh vực khác cũng là một vấn đề. Việc định hướng cho người tiêu dùng và thúc đẩy chi tiêu vào hàng tiêu dùng là một việc khá khó khăn đối với nhiều khu vực ở các tỉnh, khi mà ở các khu vực này nhu cầu tiêu dùng rất đơn giản, mặc dù đã có nhiều tiến bộ đáng khen ngợi đã được thực hiện ở các thành phố lớn, đặc biệt là trong các lĩnh vực như may mặc, lương thực, thực phẩm, công nghiệp giải trí.

Việc bắt giữ nhà kinh doanh giàu có nhất Nga khi đó là Mikhail Khodorkovsky với các tội quy kết là gian lận và tham nhũng trong quá trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn dưới thời tổng thống Boris Yeltsin đã làm cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài e ngại về tính ổn định của nền kinh tế Nga. Phần lớn những người giàu có nhất ở Nga hiện nay là nhờ việc mua bán các doanh nghiệp nhà nước khi đó với giá rẻ như bèo. Các quốc gia khác cũng bày tỏ sự e ngại và lo lắng với việc áp dụng "có lựa chọn" của luật pháp đối với các doanh nghiệp tư nhân.

Tuy nhiên, một số tập đoàn quốc tế đã đầu tư rất lớn vào Nga. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Nga có khoảng 26 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp tích lũy của người nước ngoài trong giai đoạn 2001-2004 (trong đó 11,7 tỷ USD diễn ra trong năm 2004).

[sửa] Dân cư

Bài chính: Dân cư Nga

Nga có mật độ dân số trung bình thấp vì diện tích lớn của mình; dân cư tập trung đông nhất ở phần châu Âu của Nga, trong khu vực dãy Ural và ở phần đông nam của Siberi. Liên bang Nga là quê hương của 160 dân tộc. Theo điều tra dân số năm 2002 thì 79,8% dân số là người Nga, 3,8% là người Tatar, 2% là người Ukrain, 1,2% là người Bashkir, 1,1% người Chuvash, 0,9% người Chechen, 0,8% người Armenia và 10,3% còn lại bao gồm những người không rõ sắc tộc cũng như Avar, người Azerbaijan, người Belarus, người Hoa, người Evenk, người Grudia, thiểu số người Đức, người Ingus, người Inuit, người Kalmyks, người Karelian, người Kazakh, người Triều Tiên, người Mari, người Mordvin, người Nenet, người Ossetia, người Ba Lan, người Tuvan, người Udmurt, người Yakut v.v.

Tiếng Nga là ngôn ngữ chính thức duy nhất, nhưng các nước cộng hòa riêng rẽ thông thường có ngôn ngữ chính thức thứ hai, cùng với tiếng Nga, là ngôn ngữ bản địa. Chữ cái Kirin (Cyrillic alphabet) là chữ viết chính thức duy nhất, điều đó có nghĩa là các ngôn ngữ khác phải được viết bằng chữ cái này trong các văn bản chính thức.

[sửa] Văn hóa

Bài chính: Văn hóa Nga

  • Phim ảnh Nga
  • Danh sách các người Nga nổi tiếng
  • Các loại âm nhạc tại Nga
  • Kiến trúc Nga
  • Ẩm thực Nga
  • Hài hước Nga
  • Văn chương Nga
    • Danh sách các thi sĩ Nga
    • Phái hình thức Nga
    • Truyện dân gian Nga
  • Âm nhạc Nga
  • Hội họa Nga
  • Kịch nghệ Nga

[sửa] Tôn giáo

Tôn giáo chủ yếu ở Nga là Chính thống giáo Nga, các tôn giáo khác có Phật Giáo Mật Tông, Hồi giáo, các dạng tín ngưỡng khác nhau của Tin Lành, đạo Do Thái, Thiên Chúa Giáo.

[sửa] Các chủ đề khác

  • Liên lạc viễn thông ở Nga
  • Giáo dục ở Nga
  • Quan hệ đối ngoại của Nga
  • Lịch sử người Do Thái ở Nga và Liên Xô
  • Hồi giáo ở Nga
  • Luật pháp của Liên bang Nga
  • Danh sách một số công ty Nga
  • Quân đội Nga
  • Tem bưu chính và lịch sử bưu chính Nga
  • Các ngày lễ ở Nga
  • Báo chí không biên giới Chỉ số toàn thế giới về tự do báo chí năm 2002: Nga được đánh giá xếp hạng 121 trong tổng số 139 quốc gia được đánh chỉ số.
  • Tiếng Anh bồi đối với người Nga
  • Du lịch ở Nga
  • Vận tải ở Nga

[sửa] Tham chiếu

  • The New Columbia Encyclopedia, Col.Univ.Press, 1975

[sửa] Liên kết ngoài

[sửa] Các nguồn của chính quyền

[sửa] Thông tin chung


Các nước châu Âu
Albania | Andorra | Áo | Azerbaijan1 | Ba Lan | Belarus | Bỉ | Bosna và Hercegovina | Bồ Đào Nha | Bulgaria | Croatia |
Cộng hòa Séc | Đan Mạch | Đức | Estonia | Hà Lan | Hy Lạp | Hungary | Iceland | Ireland | Kypros (Síp)2 | Latvia | Liechtenstein | Litva | Luxembourg |
Macedonia | Malta | Moldova | Monaco | Montenegro | Na Uy | Nga1 | Phần Lan | Pháp | Romania | San Marino | Serbia | Slovakia | Slovenia |
Tây Ban Nha | Thổ Nhĩ Kỳ1 | Thụy Điển | Thụy Sỹ | Ukraina | Thành Vatican (Toà Thánh) | Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland | Ý
Các lãnh thổ phụ thuộc: Akrotiri2 | Dhekelia2 | Quần đảo Faroe | Gibraltar | Guernsey | Jan Mayen | Jersey | Đảo Man | Svalbard
1. Nước nằm một phần ở châu Á. 2. Về địa lý thì ở châu Á, nhưng được coi là châu Âu vì các lý do văn hoá và lịch sử.


Các nướcchâu Á

Afghanistan | Ai Cập | Armenia1 | Azerbaijan1 | Ả Rập Xê Út | Ấn Độ | Bahrain | Bangladesh | Bhutan | Bờ Tây2 | Brunei | Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất | Campuchia | Dải Gaza2 | Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc)4 | Đông Timor | Gruzia1 | Hàn Quốc | Hồng Kông3 | Indonesia | Iran | Iraq | Israel | Jordan | Kazakhstan1 | Kuwait | Kyrgyzstan | Lào | Liban | Ma Cao3 | Malaysia | Maldives | Mông Cổ | Myanma | Nepal | Nga1 | Nhật Bản | Oman | Pakistan | Palestin | Philippines | Qatar | Singapore | Síp1 | Sri Lanka | Syria | Tajikistan | Thái Lan | Thổ Nhĩ Kỳ1 | Triều Tiên | Trung Quốc | Turkmenistan | Uzbekistan | Việt Nam | Yemen

1. Thường gắn với châu Á về mặt địa lý, tuy nhiên cho là thuộc Châu Âu về mặt văn hóa và lịch sử. 2. Lãnh thổ do Israel kiểm soát, Chính quyền Palestin quản lý. 3. Khu tự trị đặc biệt của CHNDTH. 4. Xem thêm: Vị thế chính trị Đài Loan


Cộng đồng các quốc gia độc lập Flag of CIS
Armenia | Azerbaijan | Belarus | Gruzia | Kazakhstan | Kyrgyzstan | Moldova | Nga |
Tajikistan | Turkmenistan | Ukraina | Uzbekistan
Các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc Cờ Liên Hiệp Quốc
5 thành viên thường trực
Hoa Kỳ - Nga - Pháp - Trung Quốc - Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
Các thành viên sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào 31 tháng 12, 2006
Argentina - Đan Mạch - Hy Lạp - Nhật Bản - Tanzania
Các thành viên sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào 31 tháng 12, 2007
CH Congo - Ghana - Peru - Qatar - Slovakia

Ngôn ngữ khác
Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com