Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa – Wikipedia tiếng Việt

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bài này nói về chính thể hiện nay tại Đại lục Trung Hoa với tên gọi tắt là Trung Quốc. Về thực thể Trung Quốc (lịch sử và văn hóa) hay Trung Hoa, xin xem bài Trung Quốc.
中华人民共和国
Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa quốc
Quốc kỳ của Trung Quốc Quốc huy của Trung Quốc
(Quốc kỳ) (Quốc huy)
Khẩu hiệu quốc gia: không có
Quốc ca: Hành khúc quân tiến nghĩa dũng (义勇军进行曲)
Bản đồ với nước Trung Quốc được tô đậm
Thủ đô Bắc Kinh

36°55′N 116°23′E

Thành phố lớn nhất Thượng Hải
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Hoa¹
Chính phủ
 • Chủ tịch nước
 • Thủ tướng Quốc Vụ Viện
Cộng sản một đảng
Hồ Cẩm Đào
Ôn Gia Bảo
Thành lập
 • Tuyên bố
Ngày 1 tháng 10, 1949
Diện tích
 • Tổng số
 • Nước (%)
 
9.596.960 km² (hạng 4)
2,8%
Dân số
 • Ước lượng năm 2005
 • Thống kê dân số 2000
 • Mật độ
 
1.306.313.812 ² (hạng 1)
1.298.847.624
140 người/km² (hạng 77)
HDI (2003) 0,755 (hạng 85) – trung bình
GDP (2005)
 • Tổng số (PPP)
 • Trên đầu người (PPP)
 
8,091 tỷ Mỹ kim (hạng 2)
6.193 đô la (hạng 97)
Đơn vị tiền tệ Nhân dân tệ (RMB¥, CNY)
Múi giờ
 • Quy ước giờ mùa hè
UTC+8
Không áp dụng
Tên miền Internet .cn ²
Mã số điện thoại +86 ²
¹ Tiếng Phổ Thông là chuẩn chính thức về ngôn ngữ nói, ngoại trừ Hồng KôngMa Cao nói tiếng Quảng Đông. Tiếng Hoa cũng là ngôn ngữ chính thức bên cạnh tiếng Anh ở Hồng Kông và tiếng Bồ Đào Nha ở Ma Cao. Ở một số vùng thiểu số, tiếng Hoa ở mức độ nào đấy cùng là ngôn ngữ chính thức bên cạnh nhiều ngôn ngữ địa phương như tiếng Duy Ngô Nhĩ, Mông Cổ, và Tây Tạng.

² Chỉ tính Trung Quốc lục địa, không tính Hồng Kông, Ma Cao, và Đài Loan.

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Hoa giản thể: 中华人民共和国, Hoa phồn thể: 中華人民共和國, phiên âm Hán-Việt: Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa quốc, , viết tắt: CHNDTH), gọi tắt là Trung Quốc (中国), là nước ở khu vực Đông Á. Đây là nước đông dân nhất trên thế giới với hơn 1,3 tỷ người, phần nhiều thuộc sắc tộc Hán. Tính theo diện tích thì Trung Quốc là nước lớn nhất trong khu vực Đông Á và lớn thứ tư trên thế giới, sau Nga, Canada, và Hoa Kỳ. Trung Quốc có biên giới giáp với 14 nước khác: Afghanistan, Ấn Độ, Bhutan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Lào, Myanma, Mông Cổ, Nepal, Nga, Pakistan, Tajikistan, Triều TiênViệt Nam. Từ khi thành lập vào năm 1949, nước này do Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền. Mặc dù phương Tây coi Trung Quốc là nhà nước cộng sản, CHNDTH đã tư hữu hóa đáng kể nền kinh tế từ ba thập kỷ nay.

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa liên tục đòi chủ quyền lãnh thổ đối với Đài Loan (cùng với quần đảo Bành Hồ (澎湖群島), Kim Môn (金門) và quần đảo Mã Tổ (馬祖列島)), hiện do chính quyền Trung Hoa Dân Quốc quản lý. (Xem thêm Vị thế chính trị Đài Loan). Thuật ngữ "Đại lục Trung Quốc" hay "Hoa Lục" thường dùng để chỉ lãnh thổ dưới sự quản lý của CHNDTH (thường không tính hai đặc khu hành chính Hồng KôngMa Cao). CHNDTH đôi khi bị các thành phần chống đối và chỉ trích về chính trị gọi là Tàu đỏ hay Trung Cộng.

Mục lục

[sửa] Lịch sử

Xem chi tiết: Lịch sử Trung Quốc
Xem chi tiết: Lịch sử nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa
Xem chi tiết: Biểu đồ niên đại lịch sử Trung Quốc

Sau Đệ nhị thế chiến, nội chiến xảy ra giữa Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc Quốc Dân Đảng và Cộng Sản đảng và chấm dứt vào năm 1949 với kết quả là Quốc Dân đảng mất đại lục Trung Quốc (cả đảo Hải Nam) vào phe Cộng sản, và chỉ còn quản lý Đài Loan cùng một số đảo ngoài khơi xa của Phúc Kiến. Ngày 1 tháng 10 năm 1949, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa theo thể chế nhà nước cộng sản tại đại lục.

Những người ủng hộ "triều đại" Mao, bao gồm chủ yếu là dân Trung Quốc nghèo khổ hoặc những người hoài cổ hay có tinh thần dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi, cũng như một số người nước ngoài theo chủ nghĩa cộng sản, thì cho rằng dưới thời Mao, chủ quyền và tính thống nhất của Trung Quốc lần đầu tiên sau hàng thập kỷ đã được bảo đảm, và đã có sự phát triển về mặt cơ sở hạ tầng, công nghiệp, y tế, và giáo dục, và họ cho rằng tất cả điều này đã giúp nâng cao tiêu chuẩn dân sinh cho đại bộ phận người dân Trung Quốc. Họ cũng tin tưởng rằng những phong trào như Bước Nhảy Vọt và Cách mạng Văn hóa đã tác động tích cực đến sự phát triển của Trung Quốc và làm trong sạch nền văn hóa. Những người ủng hộ cũng nghi ngờ những số liệu thống kê hay bằng chứng về số người chết hay những thiệt hại khác do các phong trào của Mao gây ra.

Tuy nhiên, bên phản đối chế độ Mao, bao gồm phần lớn những chuyên gia và quan sát viên nước ngoài cũng như một bộ phận người Trung Quốc, đặc biệt là giới trung thượng lưu và dân thành thị có tư tưởng tiến bộ, thì cho rằng chính sách quản lý của Mao đã kiểm soát quá chặt chẽ đời sống hàng ngày, đồng thời cho rằng Mao phải chịu trách nhiệm với các phong trào như Bước Nhảy Vọt, Cách Mạng Văn Hóa, và Trăm hoa đua nở làm hàng triệu (thậm chí có thể là hàng chục triệu) người chết, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế, đồng thời phá hoại nghiêm trọng di sản văn hóa Trung Hoa. Đặc biệt từ khi có phong trào Bước Nhảy Vọt, đã xảy ra một nạn đói khủng khiếp ở Trung Quốc, và theo như nguồn tin Tây phương và Đông phương, đã có từ 20 - 30 triệu người chết; hầu hết những nhà phân tích phương Tây và Trung Quốc đã quy kết cho Bước Nhảy Vọt, trong khi đó những người khác, bao gồm cả Mao, vào thời đó thì đổ cho tại thiên tai; số khác thì nghi ngờ những con số này và cho rằng nhiều người chết là do nạn đói và các hậu quả xuất phát từ những đảo lộn chính trị trong thời Tưởng Giới Thạch trước đó.

Sau những thất bại bi thảm về kinh tế đầu thập niên 1960, Mao từ bỏ vị trí chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân. Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc đã bầu Lưu Thiếu Kỳ làm chủ tịch nước. Mao vẫn nắm chức chủ tịch Đảng và chuyển dần nhiệm vụ quản lý kinh tế sang cho một nhóm lãnh đạo ôn hoà hơn dưới ảnh hưởng chủ yếu của Lưu Thiếu Kỳ, Tổng bí thư Đặng Tiểu Bình và các nhân vật khởi xướng cải cách kinh tế.

Năm 1966, Mao phát động phong trào Cách mạng Văn hóa, theo như những người chống đối (bao gồm các nhà phân tích phương Tây và nhiều thanh niên Trung Quốc vào thời đấy) thì đây là một cú đánh trả các đối thủ của Mao bằng cách huy động thanh niên cả nước ủng hộ tư tưởng Mao đồng thời dẹp bỏ phái lãnh đạo ôn hòa (Lưu, Đặng), còn theo những người ủng hộ thì là một thử nghiệm đối với nền dân chủ trực tiếp đồng thời là một nỗ lực thực sự để làm trong sạch xã hội Trung Quốc khỏi tham nhũng và những ảnh hưởng tiêu cực khác. Điều này đã dẫn đến những bất ổn nhưng ngay sau đó, phái ôn hòa dưới sự lãnh đạo của Chu Ân Lai đã dần dần lấy lại được ảnh hưởng. Sau khi Mao chết, Đặng Tiểu Bình, lãnh đạo của phong trào cải cách kinh tế, đã giành được quyền lãnh đạo tối cao; Nhóm Tứ nhân bang (thường bị gọi một cách miệt thị là Bè lũ bốn tên), gồm quả phụ của Mao là Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên và Vương Hồng Văn, những người từng vươn lên nắm quyền lực trong Cách mạng Văn hóa, đã bị bắt và đưa ra xét xử. Kể từ đó, chính quyền mới đã dần dần nới lỏng đáng kể việc kiểm soát lên đời sống cá nhân người dân, và bắt đầu giai đoạn chuyển tiếp của nền kinh tế theo kế hoạch hóa của Trung Quốc sang một hình thức kinh tế hỗn hợp.

Những người ủng hộ cải cách kinh tế, có vẻ là giới trung thượng lưu Trung Quốc và những nhà quan sát phương Tây thuộc cánh trung tả tới cánh hữu, cho rằng sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực kinh tế tiêu dùng và xuất khẩu, sự hình thành nên một giai cấp trung lưu (chủ yếu nằm ở các thành phố ven biển nơi tập trung phần lớn các ngành công nghiệp) hiện chiếm đến 15% tổng số dân, sự nâng cao mức sống chung (thể hiện ở sự tăng trưởng ngoạn mục của GDP trên đầu người, mức chi tiêu cho hàng tiêu dùng, tuổi thọ, tỷ lệ biết chữ, và tổng sản lượng lương thực) và việc cải thiện quyền con người cũng như tự do cá nhân cho phần lớn người dân là bằng chứng về sự thành công của cải cách kinh tế.

Những người phê phán cải cách kinh tế, có lẽ là đại bộ phận nông dân và công nhân Trung Quốc và những nhà quan sát phương Tây thuộc cánh tả, cho rằng cải cách kinh tế đã dẫn tới sự chênh lệch giàu nghèo, ô nhiễm môi trường, tham nhũng tràn lan, thất nghiệp gia tăng kết hợp với việc sa thải hàng loạt ở những doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả và đưa đến những ảnh hưởng văn hóa có hại. Do vậy họ cho rằng văn hóa Trung Quốc đã bị xuống cấp, những người nghèo đã trở thành một giai cấp thấp đông đảo không còn chút hy vọng, và sự ổn định xã hội của Trung Quốc sẽ bị đe dọa.

Mặc dù có sự nhượng bộ đối với chủ nghĩa tư bản, Đảng cộng sản Trung Quốc vẫn nắm quyền và duy trì những chính sách phản ứng đối với những nhóm họ cảm thấy có sự đe dọa, như nhóm Pháp Luân Công và phong trào đòi độc lập ở Tây Tạng. Những người ủng hộ các chính sách này chủ yếu là nông dân và một nhóm nhỏ thị dân Trung Quốc, cũng như một số ít các quan sát viên, cho là những chính sách này giúp giữ gìn sự ổn định của một xã hội bị chia rẽ bởi ngăn cách và ganh đua giai cấp, một xã hội không có truyền thống về ý thức tự giác công dân và luật lệ hạn chế. Những người chống đối, có lẽ bao gồm một thiểu số người Trung Quốc, những người bất đồng chính kiến Trung Quốc sống ở nước ngoài, nhiều người ở Hồng Kông hay Đài Loan, các dân tộc thiểu số như Tây Tạng, và hầu hết những người phương Tây, cho rằng những chính sách này vi phạm nghiêm trọng những chuẩn mực về quyền con người, đồng thời cũng cho rằng việc này hình thành nên một nhà nước công an dẫn tới một bầu không khí âu lo và hình thành kiểu sống dửng dưng, an phận.

Sau sự kiện quân đội đàn áp phong trào biểu tình hòa bình do sinh viên dẫn đầu kêu gọi cải cách dân chủ và tự do hơn năm 1989, còn gọi là Phong trào dân chủ 4 tháng 6, tại Quảng trường Thiên An MônBắc Kinh, khiến hàng trăm đến hàng nghìn người không vũ trang bị giết, kết quả CHNDTH bị thế giới lên án và bị cấm vận mua bán vũ khí.

Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã thông qua hiến pháp mới vào ngày 4 tháng 12 năm 1982.

[sửa] Chính trị

Xem chi tiết: Chính trị của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Phần này nói về chính trị của Đại lục Trung Quốc. Xem thêm: Chủ nghĩa quốc gia Trung Quốc, Chủ nghĩa đế quốc ở châu Á, Chính trị của Đài Loan, Chính trị của Hồng Kông, và Chính trị của Macao.
Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949 tại quảng trường Thiên An Môn
Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949 tại quảng trường Thiên An Môn

Theo thuật ngữ kỹ thuật của khoa học chính trị, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) được nhiều người coi là một nhà nước cộng sản trong gần như suốt thế kỷ thứ 20, thế nhưng nhiều nhà khoa học chính trị lại không coi đơn giản như vậy. Mọi cố gắng để lột tả một cách đơn giản bản chất của cấu trúc chính trị của Trung Quốc đều không đạt được kết quả. Chế độ này có nhiều cách miêu tả với tính chất như độc tài, cộng sản, hay xã hội, hay thậm chí bằng kết hợp của các tính chất trên. Còn một số người cộng sản thiên tả thì gọi nó là tư bản nhà nước. Có vẻ như Trung Quốc đang dần trở thành tư bản.

Chính phủ CHNDTH do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo. Trong khi có một vài xu hướng cho tự do chính trị, ở chỗ các cuộc bầu cử được tiến hành ở cấp làng xã và các cơ quan lập pháp đôi khi còn quyết đoán và Đảng vẫn giữ kiểm soát trong việc chỉ định các các chức vụ trong chính quyền. Trong khi đó, nhà nước dùng các phương pháp độc quyền để ứng xử với các thách thức đối với sự thống trị của nó, đồng thời, lại tìm cách hạn chế những bất đồng (chính kiến) bằng cách nâng cao nền kinh tế, cho phép người dân biểu lộ những bất bình, và có các đối đãi khoan dung với những người biểu thị sự bất đồng, nếu như họ được chính quyền tin là không có các tổ chức đứng sau.

Hạn chế ngôn luận chính trị là một thông lệ, và Đảng Cộng sản đàn áp thô bạo các cuộc chống đối và các tổ chức mà xét thấy có thể làm cho quyền lực của nó bị đe dọa như trường hợp Biểu tình ở Thiên An Môn. Mặc dù vậy, Đảng có thể có một số kiềm chế giới hạn trong việc này. Các phương tiện truyền thông dần dà chủ động tăng cường việc công khai hóa các vấn đề xã hội, tệ nạn tham nhũng, và sự thiếu hiệu quả của chính quyền cấp dưới. Đảng cũng đã không thành công lắm trong việc kiểm soát thông tin, và trong nhiều trường hợp phải thay đổi chính sách cho phù hợp với những phản ứng của quần chúng. Mặc dù sự chống đối có tổ chức không được dung tha, các cuộc biểu tình liên quan đến các vấn đề ở cấp địa phương diễn ra ngày càng phổ biến và được chấp nhận.

Hiện chưa có thông tin rõ ràng về mức độ ủng hộ của dân chúng đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì chưa có tuyển cử quốc gia đúng nghĩa, cũng như các đối thoại riêng tư, các tin đồn thường thể hiện những quan điểm mâu thuẫn. Nhiều người hài lòng về vai trò của chính quyền trong việc giữ ổn định xã hội tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế liên tục. Những lo ngại chính trị tại Trung Quốc hiện bao gồm khoảng cách giàu và nghèo ngày càng lớn, và ngày càng nhiều bất đồng đối với sự lan tràn của tham nhũng trong giới lãnh đạo và cán bộ các cấp.

Tại CHNDTH hiện còn có một số đảng phái khác, mặc dù chúng thường được coi như gắn với hoặc như một bộ phận trong ĐCSTQ. ĐCSTQ phối hợp với các đảng này thông qua một hội nghị hiệp thương đặc biệt, gọi là Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (HNHTCTNDTQ) do ĐCSTQ lãnh đạo. Mặc dù vậy, hiệu quả các đảng phái này trong chính quyền còn rất yếu. Với vai trò cố vấn không có quyền lực, HNHTCTNDTQ giống như một con mắt bên ngoài, mặc dù có các viên chức của hội đồng này hầu hết là nằm trong các bộ ngành của chính quyền.

[sửa] Quan hệ ngoại giao

Xem chi tiết: Quan hệ ngoại giao của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới, và yêu cầu công nhận Đài Loan là một phần không thể tách khỏi của CHNDTH cũng như không có quan hệ chính thức với Trung Hoa Dân Quốc là điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ ngoại giao với CHNDTH. Chính quyền Trung Quốc cũng cực lực phản đối các chuyến công du nước ngoài của những lãnh đạo chính trị Đài Loan như Lý Đăng Huy và Trần Thủy Biển, cũng như Dalai Lama thứ 14 và Lý Hồng Chí - lãnh đạo tinh thần của phái Pháp Luân Công hiện đang sống lưu vong tại Mỹ.

Từ 1971, CHNDTH đã thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vai trò đại diện duy nhất của nước "Trung Quốc" tại Liên Hiệp Quốc và trở thành một trong năm thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. (Xem Trung Hoa và Liên Hiệp Quốc).

Đã có một thời gian Trung Quốc có quan hệ thân thiện với Phong trào không liên kết, và hiện tại chỉ ở vị trí quan sát viên. Phần lớn các chính sách ngoại giao của Trung Quốc hiện nay dựa trên khái niệm Sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc.

Quan hệ Hoa-Mỹ đã gặp trở ngại nhiều lần trong một vài thập niên. Tháng 5 năm 1999, một máy bay tàng hình B-2 đã thả ba trái bom loại 900 kg, có vệ tinh nhân tạo hướng dẫn, vào ngay đại sứ quán của Trung Quốc ở Belgrade trong thời gian chiến tranh Kosovo, làm chết ba nhân viên. Hoa Kỳ đã nhấn mạnh rằng đó là một nhầm lẫn không chủ ý, cho rằng tài liệu dùng trong việc lựa chọn tòa nhà làm mục tiêu tấn công đã dựa trên bản đồ quá cũ được in ra bởi Cơ quan Ảnh và Bản đồ Quốc gia (tên mới của nó là Cơ quan Tình báo Địa dư Quốc gia. Họ đã nhận lầm toà nhà này là một cơ quan quân sự của chính quyền Nam Tư. Mặc dù Mỹ đã gửi đại diện ngoại giao đặc biệt tới Trung Quốc để giải thích sự nhầm lẫn, nhưng chính quyền Trung Quốc vẫn cho đó là hành động có chủ ý. Tháng 4 năm 2001, một máy bay nhận dạng tín hiệu EP-3E Aries II của Mỹ hoạt động tình báo gần đảo Hải Nam đã đụng độ với một chiếc máy bay chiến đấu của Trung Quốc đang theo dõi nó. Chiếc phản lực Trung Quốc bị hỏng nát và viên phi công bị chết. Còn chiếc máy bay của Mỹ bị hư hại buộc phải đáp khẩn cấp xuống đảo Hải Nam, tại đó, 24 thành viên phi hành đoàn Mỹ đã bị giữ 12 ngày và các thiết bị dò thám đã bị tịch thu. Báo cáo Cox năm 1999 tiết lộ rằng các bí mật về hạt nhân của Mỹ bị CHNDTH hoạt động gián điệp đánh cắp trong nhiều thập niên.

Sau nhiều thập niên cải cách, việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ của Trung quốc đã có nhiều thay đổi. Từ chủ trương dùng vũ lực hoặc hăm doa dùng vũ lực để giải quyết vấn đề như đưa quân xâm chiếm một phần và toàn bộ quần đảo Hoàng Sa thập kỷ 50 và 70, xâm chiếm một phần quần đảo Trường Sa từ thập kỷ 80, đe dọa thống nhất Đài Loan bằng mọi biện pháp nếu Đài Loan tuyên bố độc lập,đưa tàu ngầm vào lãnh hải Nhật, ra nhiều tuyên bố về chủ quyền về các đảo và vùng biển tranh chấp với Nhật, đơn phương khai thác tài nguyên vùng biển chồng lấn, từ chỗ bị nhiều người cho là nhân tố gây bất ổn ở eo biển Đài Loan, biển Đông và biển Nam Trung hoa, Trung quốc đã thay đổi chủ trương giải quyết bất đồng thông qua đàm phán và thương lượng, cùng gạt qua bất đồng chủ quyền để hợp tác khảo sát và khai thác tài nguyên biển, cũng như các hoạt động ngoại giao thiện chí với Ấn độ và Pakistan. Trung quốc hiện nay tỏ rõ quyết tâm về "sự trỗi dậy trong hòa bình của Trung quốc". Cho dù còn có nhiều ý kiến khác nhau, ngày càng có nhiều giới tỏ ý tin rằng Trung quốc ngày nay là một nước lớn trong khu vực có trách nhiệm và có thành ý hướng tới việc tôn trọng công pháp quốc tế và sẽ sớm trở thành nhân tố an ninh, hòa bình ở khu vực biển Đông và trên thế giới.

Ngoài vấn đề Đài Loan, Trung Quốc đã có những tranh chấp khác về lãnh thổ như:

  • Aksai Chin, do Trung Quốc kiểm soát, nhưng Ấn Độ tuyên bố là có chủ quyền tại đó.
  • Quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc chiếm giữ một phần từ thập niên 60 và toàn bộ vào năm 1974 bằng vũ lực, nhưng Việt NamTrung Hoa Dân Quốc tuyên bố là có chủ quyền.
  • Quần đảo Trường Sa, tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc và một số nước trong vùng Đông Nam Á.
  • Quần đảo Senkaku hay quần đảo Điếu Ngư, do Nhật kiểm soát, nhưng CHNDTH và THDQ đều tuyên bố chủ quyền.
  • Arunachal Pradesh hay Nam Tây Tạng, do Ấn Độ kiểm soát, nhưng Trung Quốc tuyên bố là có chủ quyền.

Xem thêm: Tình hình chính trị của Đài Loan

[sửa] Quân sự

CHNDTH duy trì một lực lượng quân đội lớn nhất thế giới, tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, số lượng không phải là cơ sở để đánh giá sức mạnh của một quân đội. Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (QGPNDTQ) bao gồm lục quân, không quân và hải quân. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2005 theo như công bố chính thức là 30 tỷ đô la Mỹ, chưa kể chi tiêu cho việc mua vũ khí từ nước ngoài, ngân sách cho các nghiên cứu trong quân sự, cũng như chi phí cho các lực lượng bán quân sự (Bộ đội cảnh sát Vũ trang Nhân dân). Nghiên cứu gần đây nhất của RAND ước tính tổng chi phí cho quân sự của CHDNTH là gấp khoảng 1.4 đến 1.7 lần con số chính thức.

Như vậy theo ước lượng này thì ngân sách của Trung Quốc chi tiêu cho quân sự vào khoảng 56 tỷ đô la Mỹ, đứng thứ ba trên thế giới chỉ sau Mỹ (khoảng 400 tỷ đô la) và Nga. CHNDTH, mặc dù sở hữu vũ khí hạt nhân và hệ thống đẩy, được trong cũng như ngoài Trung Quốc đánh giá là khả năng quân sự hạn chế trong trường hợp có xung đột bên ngoài biên giới, và thường không được coi là siêu cường quốc tế thực sự mà chỉ là cường quốc tương đối trong khu vực. Nguyên nhân là vì hải quân và không quân thiếu các trang bị và vũ khí quy mô, hiện đại. Tuy nhiên, gần đây Trung Quốc đã mua một tàu sân bay của Nga, nhưng tàu này đã bị phá hủy trước khi Trung Quốc nhận được. Nhiều người cho rằng CHNDTH sẽ không sửa lại con tàu này mà sẽ dùng nó làm mẫu để thiết kế một con tàu sân bay hiện đại hơn.

Quân đội Trung Quốc tăng cường vũ trang cho các lực lượng của mình trong trường hợp có đụng độ với Mỹ tại Đài Loan. CHNDTH cũng tích cực mua các loại máy bay chiến đấu đời mới nhất như Su-27, Su-30, đồng thời cũng có các kế hoạch tự sản xuất các loại máy bay chiến đấu tương đối hiện đại. Chứng kiến hiệu quả của không quân Mỹ tại Iraq nên quân đội CHNDTH đã tích cực hiện đại hóa lực lượng không quân của mình. Không quân được sắm các tên lửa đất đối không cực kỳ hiện đại S-300, được coi là thiết bị ngăn chặn máy bay hiện đại nhất thế giới hiện nay. CHNDTH cũng nhanh chóng cải tiến và nâng cấp các lực lượng quân sự bằng cách nâng cao các năng lực điện tử và nhắm mục tiêu của chúng. CHNDTH được coi là mối đe dọa thực sự đối với Mỹ và Mỹ cũng không hài lòng vì CHNDTH đã can thiệp vào các mục tiêu của nó ở phương Đông.

Tuy nhiên hình ảnh quốc tế của QGPNDTQ đã bị một vết nhơ khi đàn áp bắn chết hàng trăm, thậm chí có thể đến hàng nghìn sinh viên trong sự kiện Thiên An Môn tháng sáu năm 1989.

[sửa] Phân chia hành chính

Xem chi tiết: Phân cấp hành chính ở Trung Quốc

Về mặt hành chính, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kiểm soát hơn 22 tỉnh (省); chính quyền Trung Quốc xem Đài Loan như là tỉnh thứ 23 của họ. (Xem Tình trạng chính trị của Đài Loan). Cùng với các tỉnh này CHNDTH cũng quản lý 5 khu tự trị (自治区) tập trung các sắc dân thiểu số, 4 thành phố trực thuộc trung ương (直辖市) là những thành phố lớn nhất của Trung Quốc và hai đặc khu hành chính (Ma CaoHồng Kông) (ĐKHC) (特别行政区).

Toàn bộ 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố lớn nhất thường được gọi chung như Đại lục Trung Quốc, thuật ngữ này thường không tính Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan.

Các đơn vị hành chính cấp tỉnh của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Các đơn vị hành chính cấp tỉnh của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Sau đây là danh sách các đơn vị hành chính do CHNDTH quản lý.

Tỉnh (22)

Khu tự trị (5)

  • Ninh Hạ (宁夏), khu tự trị dân tộc Hồi (回族)
  • Nội Mông Cổ (内蒙古), khu tự trị Nội Mông Cổ (内蒙古自治区)
  • Quảng Tây (广西), khu tự trị dân tộc Choang (壮族)
  • Tân Cương (新疆), khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ (维吾尔族)
  • Tây Tạng (西藏)


Thành phố trực thuộc trung ương (4)


Đặc khu hành chính (2)


CHNDTH đòi chủ quyền, Trung Hoa Dân Quốc quản lý

  • Đài Loan (台湾) (tranh chấp)

[sửa] Địa lý

Xem chi tiết: Địa lý Trung Quốc
Địa lý Trung Quốc
Địa lý Trung Quốc
Lượng mưa trung bình hằng năm tại Trung Quốc
Lượng mưa trung bình hằng năm tại Trung Quốc

CHNDTH là nước lớn thứ tư trên thế giới và có rất nhiều dạng khí hậu và địa dư khác nhau. Phía đông, dọc theo bờ biển Hoàng Hải và Đông Hải Trung Quốc là các bình nguyên phù sa với mật độ dân cư rất dày đặc; dọc theo bờ Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải) có nhiều núi non và miền nam đặc trưng bởi đồi và các dãy núi thấp. Trong vùng trung tâm của phía đông là các châu thổ của hai con sông chính Hoàng HàDương Tử. Những con sông lớn khác gồm có Tây Giang, Lan Thương Giang (Mê Kông), Brahmaputra và Hắc Long Giang.

Phía tây phần lớn là các dãy núi, đáng lưu ý nhất là dãy Hy Mã Lạp Sơn với đỉnh cao nhất của Trung Hoa cũng như của thế giới là đỉnh Everest, và các cao nguyên ở vị trí cao mà có đặc tính khô cằn của sa mạc như Takla-Makan và sa mạc Gobi. Do hạn hán kéo dài và có lẽ kỹ thuật canh tác nông nghiệp nghèo nàn, các cơn bão cát thường xuyên xảy ra vào mùa xuân ở Trung Quốc. Theo cơ quan Bảo vệ môi trường Trung Quốc, sa mạc Gobi đang mở rộng và trở thành khởi nguồn của những cơn bão cát ảnh hưởng đến Trung Quốc và các khu vực khác ở đông bắc Á như Đài Loan, Triều TiênNhật. Cát bụi từ đồng bằng phía bắc Trung Quốc còn tìm thấy ở Bờ Tây nước Mỹ. Việc vứt chất thải tiêu dùng cũng như chất thải công nghiệp bừa bãi vào các con sông, việc sử dụng tài nguyên nước không hiệu quả cho tưới tiêu và tiêu dùng, việc xây dựng nhiều đập chứa nước, cũng như vấn đề sói mòn đất đai đang trở thành mối quan ngại trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.

[sửa] Kinh tế

Đảng Cộng sản Trung Quốc gọi nền kinh tế của Trung Quốc là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc (具有中国特色的社会主义市场经济). Bắt đầu từ cuối năm 1978 các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tiến hành cải tổ nền kinh tế từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung kiểu Xô viết sang nền kinh tế hướng thị trường hơn nhưng vẫn trong khuôn khổ kiểm soát của Đảng. Theo mục tiêu này, chính quyền đã chuyển sang cơ chế khoán trong nông nghiệp thay cho hình thức hợp tác xã, tăng quyền hành đối với cán bộ địa phương và lãnh đạo các nhà máy trong công nghiệp, cho phép hoạt động đối với một loạt các doanh nghiệp cỡ nhỏ trong các ngành dịch vụ và sản xuất nhỏ, và mở cửa nền kinh tế cho ngoại thương và đầu tư nước ngoài. Các chính sách kiểm soát giá cả cũng được nới lỏng. Kết quả là nền kinh tế Hoa Lục đã chuyển từ một nền kinh tế mệnh lệnh sang hình thức kinh tế hỗn hợp, dung hòa cả khuynh hướng tư sản lẫn vô sản.

Chính phủ không còn nhấn mạnh đến sự công bằng mà chú trọng việc tăng thu nhập cũng như sức tiêu thụ cá nhân đồng thời áp dụng những hệ thống quản lý mới để tăng năng suất. Chính phủ cũng tập trung vào ngoại thương như một động cơ chính cho tăng trưởng kinh tế, theo đó 5 đặc khu kinh tế (ĐKKT) đã được thành lập với luật lệ đầu tư được nới lỏng để thu hút vốn nước ngoài. Kết quả là từ 1978 GDP đã tăng lên bốn lần. Năm 1999, với số dân là 1,25 tỷ người và GDP chỉ vào $3.800 đầu người, CHNDTH đã trở thành nền kinh tế đứng thứ sáu trên thế giới về quy mô theo tỷ giá hối đoái và thứ ba trên thế giới chỉ sau Liên Minh Châu ÂuHoa Kỳ theo sức mua. Thu nhập bình quân mỗi năm của một người công nhân Trung Quốc là 1.300 đô la Mỹ. Tốc độ phát triển của nền kinh tế Trung Quốc được đánh giá thuộc hàng nhanh nhất trên thế giới, vào khoảng 7-8% mỗi năm theo các số liệu thống kê của chính phủ Trung Quốc. Trung Quốc hiện nay đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới.

Đại lục Trung Quốc còn nổi tiếng là nơi sản xuất hàng hóa giá thấp vì nguồn nhân công dồi đào, rẻ tiền. Một công nhân trong một xí nghiệp đặt tại nông thôn Trung Quốc thường được trả 50 xu tới 1 đô la Mỹ mỗi giờ (trung bình là 0,86 đô la), so với 2$ đến 2,50 đô la một giờ tại Mêhicô và 5,50 đô la tại Mỹ là mức lương tối thiểu.

Thêm vào đó đa số công nhân Trung Quốc thường không thích tham gia công đoàn. Đây là một điểm lợi đối với giới chủ vì cho họ cơ hội tận dụng thoải mái nguồn lao động. Sự thiếu vắng công đoàn lao động tại Trung Quốc có thể được giải thích bởi sự e ngại rằng công đoàn là nơi để Đảng cộng sản Trung Quốc tìm những nhân vật bất đồng chính kiến.

Một khía cạnh khác của nền kinh tế Trung Quốc là chi phí đầu vào ngoài nhân công khá thấp. Điều này là do môi trường cạnh tranh khốc liệt với nhiều nhà sản xuất và xu hướng chung nghiêng về nguồn cung cấp dư thừa và giá thành thấp. Ngoài ra còn phải kể đến sự kiểm soát giá cả và sự đảm bảo nguồn cung thừa hưởng từ nền kinh tế mệnh lệnh theo kiểu Sô viết lúc trước. Trong khi các doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục được giải thể và nhân công chuyển sang làm trong các lĩnh vực có năng suất cao và hiệu ứng lạm phát này sẽ tiếp tục đặt áp lực lên giá cả thị trường.

Các chính sách ưu đãi về thuế là một trong những chính sách khích lệ áp dụng cho ngành sản xuất tại Trung Quốc, bất kể là sản xuất để xuất khẩu hay cho thị trường nội địa 1,3 tỷ dân. Trung Quốc đang cố gắng hài hòa chính sách thuế khóa áp dụng trên các doanh nghiệp, trong nước cũng như nước ngoài đều như nhau. Kết quả là các chính sách thuế quan áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu đặt tại các đặc khu kinh tế và các thành phố ven biển trở thành mục tiêu của cải cách. Tổng sản lượng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ là 125 tỷ đô la Mỹ năm 2002; trong khi xuất khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc là 19 tỷ. Sự mất cân đối này chủ yếu là do Mỹ tiêu dùng nhiều hơn mức sản xuất và phần đông những người Trung Quốc được trả lương thấp không có khả năng mua hàng hóa đắt tiền của Mỹ. Một lý do khác cũng được đưa ra là tỷ giá bất lợi giữa đồng nhân dân tệ và đô la Mỹ trong đó nhân dân tệ không được thả nổi. Ngày 21 tháng 7 năm 2005, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc tuyên bố chuyển sang chính sách thả nổi tỷ giá, cho phép biến động tới 0,3% một ngày. Lượng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ tăng mỗi năm 20%, gấp nhiều lần so với hàng Mỹ vào Trung Quốc. Cùng với việc xóa bỏ hạn ngạch trên hàng may mặc, Trung Quốc đã chiếm phần lớn thị phần trong ngành may mặc thế giới. [1], [2]

Hình:Zhongguo jingji bankuai.png
(Bờ biển thịnh vượng phía đông)
Chiến lược "Phát triển miền tây Trung Quốc"
Sáng kiến "Hồi sinh miền đông bắc Trung Quốc"
Chiến lược "Sự vươn lên của miền trung Trung Quốc"

Năm 2003, GDP của Trung Quốc tính theo sức mua tương đương đạt 6.400 tỷ đô la, trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới. Theo các phương pháp tính toán truyền thống thì Trung Quốc xếp thứ sáu. Ngay cả với số dân đông thì thu nhập bình quân đầu người dân Trung Quốc hiện vào khoảng 5.000 đô la, bằng 1/7 so với Mỹ. Tốc độ phát triển theo như báo cáo chính thức năm 2003 là 9,1%. Theo ước lượng của CIA năm 2002 nông nghiệp chiếm 14,5% tổng sản lượng quốc gia, công nghiệp và xây dựng chiếm 51,7% và dịch vụ là 33,8%. Thu nhập bình quân khu vực nông thôn bằng một phần ba so với khu vực thành thị, và khoảng cách này ngày càng gia tăng trong những năm gần đây.

Các khu vực kinh tế của Đại lục Trung Quốc vận hành theo các chiến lược do chính quyền trung ương công bố.

Mức độ thịnh vượng không đồng đều giữa khu vực ven biển với phần còn lại của đất nước tương đối rõ rệt. Để giải bài toán bất ổn định này, chính phủ Trung Quốc đã đề ra các sáng kiến chiến lược Phát triển miền tây Trung Quốc (2000), sáng kiến Hồi sinh miền đông bắc Trung Quốc (2003), và chính sách Sự vươn lên của miền trung Trung Quốc (2004), tất cả đều nhắm đến việc giúp khu vực bên trong Trung Quốc theo kịp.

[sửa] Con người

Trung Quốc là quốc gia đa dân tộc với 56 dân tộc được chính thức công nhận. Trung Quốc là nước có dân số lớn nhất thế giới khoảng 1,3 tỉ người. Dân tộc chủ yếu là người Hán chiếm tới 93% số dân cả nước và là dân tộc chính trên một nửa diện tích Trung Quốc. Ngay người Hán cũng là một dân tộc tương đối không đồng nhất về mặt chủng tộc, có thể coi như là sự kết hợp giữa nhiều nhóm dân tộc khác nhau cùng chia sẻ những đặc điểm văn hóa và ngôn ngữ chung. Người Kinh (người Việt) tạo thành một nhóm nhỏ tập trung ở vùng ven biển Quảng Tây.

Là một nước đông dân, chính phủ có chính sách hạn chế phát triển dân số, chính sách này yêu cầu các gia đình ở các vùng đô thị (ngoại trừ các dân tộc "thiểu số" như Tây Tạng) chỉ nên có một con còn các hộ gia đình ở các vùng nông thôn có thể có hai con nếu con đầu là gái. Do ở các vùng nông thôn, người con trai được coi có lợi về mặt kinh tế hơn cộng với yếu tố văn hóa, tâm lý truyền thống của người Trung Quốc là chuộng con trai hơn, do vậy có vẻ như tỷ lệ phá thai chọn giới tính và vứt bỏ trẻ sơ sinh khá cao ở những vùng nông thôn. Đặc biệt chính sách này chỉ áp dụng đối với người Hán. Và ngày càng có nhiều viện cô nhi nuôi trẻ em bị bỏ rơi, và khoảng 98% những trẻ em này không có ai nhận làm con nuôi mà sống hẳn trong các viện này cho đến lúc trưởng thành. Trước tình hình đó, Trung Quốc đã mở một chương trình nhận con nuôi quốc tế nhưng hiện cũng chỉ đáp ứng được một tỷ lệ nhỏ những trẻ em này.

Kết quả là năm 2000 tỷ lệ giới tính của trẻ sơ sinh tại Trung Quốc là 177 bé trai so với 100 bé gái, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ tự nhiên (106 trên 100) . Mặc dù có thể giải thích bằng những nguyên nhân đề cập ở trên, có một nguyên nhân nữa cũng phải kể ra là do tỷ lệ mắc bệnh viêm gan cao ở người Trung Quốc (xem phần nói về sức khỏe cộng đồng dưới đây). Do vậy chính phủ CHNDTH đã cố gắng xử lý vấn đề này bằng cách đề cao hơn vai trò của người phụ nữ và lên án những trung tâm y tế và bác sỹ nào cho cha mẹ của đứa trẻ sắp sinh biết trước giới tính của nó. Sự bất cân đối trong tỷ lệ giới tính khiến cho khoảng 30-40 triệu đàn ông Trung Quốc không thể lấy vợ Trung Quốc được. Ngoài việc di cư gia tăng (hoặc có thể khiến tình trạng đa phu trở nên phổ biến), tình hình này cũng có thể làm gia tăng số lượng mại dâm, hoặc thậm chí có những trường hợp bắt cóc, mua bán phụ nữ từ nước ngoài hay từ các vùng quê hẻo lánh.

Các vùng có mật độ dân cư đông nhất là: Đồng bằng sông Hoàng Hà, Trường Giang, Châu Giang và vùng đông bắc. Vùng miền núi phía tây gồm Tây Tạng, Tân Cương... dân cư thưa thớt.


56 dân tộc Trung Quốc (theo phân loại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa)

A Xương - Bạch - Bảo An - Bố Lãng - Bố Y - Cảnh Pha - Cao Sơn - Cáp Nê - Choang - Cơ Nặc - Dao - Đạt Oát Nhĩ - Di - Độc Long - Đồng - Đông Hương - Đức Ngang - Dụ Cố - Duy Ngô Nhĩ - Hách Triết - Hán - Miêu - Hồi - Kazak - Kirgiz - Khương - Kinh - Lạc Ba - Lạp Hộ - Lật Túc - Lê - Mãn - Mao Nam - Môn Ba - Mông Cổ - Mục Lao - Nạp Tây - Nga - Ngạc Luân Xuân - Ngạc Ôn Khắc - Ngật Lão - Ngõa - Nộ - Uzbek - Phổ Mễ - Tát Lạp - Tây Tạng - Thái - Tajik - Tatar - Thổ - Thổ Gia - Thủy - Tích Bá - Triều Tiên - không được phân loại


[sửa] Y tế

Một số vấn đề về sức khoẻ cộng đồng tại CHNDTH đang trở nên trầm trọng: các vấn đề về sức khoẻ do ô nhiễm không khí và nước tiêu dùng, sự lan tràn của dịch bệnh AIDS cùng với hàng trăm triệu người hút thuốc lá. Bệnh dịch HIV, ngoài những đường lây nhiễm thông thường, đã trầm trọng hơn do việc tiếp nhận và truyền máu không hợp vệ sinh trong thời gian trước đây, chủ yếu tại các vùng nông thôn. Vấn đề thuốc lá khá phức tạp do chính phủ độc quyền và phụ thuộc vào nguồn thu trong ngành kinh doanh này nên dường như lưỡng lự khi xử lý vấn đề thuốc lá so với các vấn đề sức khỏe cộng đồng khác.

Viêm gan B là một bệnh dịch ở Đại lục Trung Quốc, với tỷ lệ dân chúng nhiễm bệnh nghiêm trọng vào khoảng 10%. Do đó bệnh hư gan hay ung thư gan là một nguyên nhân tử vong phổ biến ở Trung Quốc. Bệnh viêm gan cũng là một trong những nguyên nhân của việc mất cân đối giới tính tại Trung Quốc (Số trẻ sơ sinh nữ ít hơn. Xem bài viết bằng tiếng Anh Hepatitus B and the Case of the Missing Women). Một chương trình khởi động năm 2002 phấn đấu trong vòng 5 năm sẽ chủng ngừa cho toàn bộ số trẻ sơ sinh tại Trung Quốc.

Vào tháng 11 năm 2002, bệnh viêm phổi không điển hình SARS xuất hiện ở tỉnh Quảng Đông. Tuy nhiên, vào những giai đoạn đầu của dịch bệnh, Trung Quốc đã giấu nhẹm cả trong lẫn ngoài nước tin tức về bùng nổ ổ dịch nên đã để dịch bệnh lan tràn tới các khu vực và các nước xung quanh như Hồng Kông, Việt Nam và các nước khác qua bước chân của khách du lịch. Chỉ tính trong Trung Quốc đã có 5327 ca nhiễm và 348 trường hợp tử vong được thông báo chính thức, khiến Trung Quốc trở thành nước nhiễm SARS nhiều nhất tính đến thời điểm hiện nay. Ngày 19 tháng 5 năm 2004, Tổ chức Y tế Thế giới đã công nhận Trung Quốc không còn trường hợp nào nhiễm dịch bệnh này.

Một vấn đề nữa mà Trung Quốc phải đối mặt là các dịch bệnh cúm gia cầm bùng nổ trong những năm gần đây cho các loài gia cầm và chim chóc, cùng với một số người nhiễm. Loại virus này chủ yếu lây từ gia cầm sang người, tuy vậy mối lo ngại hiện nay theo các chuyên gia là dự báo loại virus gây ra dịch bệnh toàn cầu này có khả năng biến thể sang hình thức lây nhiễm từ người sang người.

Một vấn đề nữa Trung Quốc cũng gặp phải là việc truyền vi khuẩn Streptococcus từ lợn sang người trong thời gian gần đây đã dẫn đến số tử vong cao bất thường tại tỉnh Tứ Xuyên và các vùng xung quanh.

[sửa] Khoa học và kỹ thuật

Xem chi tiết: Khoa học và kỹ thuật Trung Quốc

Trung Quốc cổ đại đã đạt được rất nhiều thành tựu trong nghiên cứu khoa học và kỹ thuật. Trong số những thành tựu về khoa học của Trung Quốc cổ đại phải kể đến la bàn, thuốc súng, kỹ thuật làm giấykỹ thuật in ấn, được coi là tứ đại phát minh. Ngoài ra cũng còn nhiều phát minh trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Chương trình không gian của CHNDTH ngày nay là thành tựu đáng kể, sử dụng và phối hợp nhiều tiến bộ khoa học và kỹ thuật tiên tiến.

[sửa] Chương trình không gian

Xem chi tiết: Chương trình không gian của Trung Quốc

Sau khi Trung Quốc và Liên Xô cắt đứt quan hệ ngoại giao, CHNDTH đã tiến hành phát triển riêng hệ thống đánh chặn có sử dụng vũ khí hạt nhân (có sức tàn phá lớn) và hệ thống đẩy đi kèm. Từ đó CHNDTH trở thành một trong năm nước sở hữu vũ khí hạt nhân; nhưng cho tới nay CHNDTH là nước duy nhất không ký vào công ước không đánh đòn hạt nhân phủ đầu đối với các nước không có vũ khí hạt nhân nhằm răn đe Trung Hoa Dân Quốc. Chương trình phóng vệ tinh nhân tạo là một trong những thành quả của kế hoạch này. Năm 1970, Trung Quốc phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của mình là Đông Phương Hồng I vào không gian. Thành tựu này đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ năm tự phóng được vệ tinh nhân tạo.

Nước này cũng có các kế hoạch để xây dựng chương trình tàu không gian có người lái cũng vào khoảng năm 1970, với dự án 714 và tàu không gian có người lái Thự Quang. Dự án này sau đó bị hủy bỏ vì một loạt những trục trặc chính trị và kinh tế.

Năm 1992, chương trình tàu không gian có người lái theo dự án 992 được triển khai. Vào ngày 19 tháng 11 năm 1999, tàu không gian không người lái Thần Châu 1 được phóng lên không gian coi như chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của chương trình. Sau ba lần thử nghiệm nữa, phi thuyền Thần Châu 5 được tên lửa Trường Chinh 2F phóng lên vào ngày 15 tháng 10 năm 2003, mang theo nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vỹ, đưa Trung Quốc thành nước thứ ba trên thế giới đưa được người vào không gian bằng khả năng của riêng mình. Lần phóng thứ hai tàu có người lái Thần Châu 6 vào ngày 12 tháng 10 năm 2005 với 2 nhà du hành vũ trụ Phí Tuấn Long và Nhiếp Hải Thắng cũng đã thành công.

Nhiều chuyên gia cho rằng tàu không gian Thần Châu được phát triển từ thiết kế của tàu không gian Soyuz của Liên Xô, tuy nhiên nhiều người Trung Quốc phản đối điều này.

Một tuần sau khi phóng tàu Thần Châu 5, một bài xã luận của Thời báo Ấn Độ nói là Trung Quốc chỉ thể hiện kết quả của một công nghệ cũ 40 năm.

Tuy vậy, thành quả này của Trung Quốc có thể dấy lên một cuộc chạy đua vào không gian mới.

[sửa] Văn hóa

Xem chi tiết: Văn hóa Trung Quốc

Các giá trị truyền thống của Trung Quốc đa phần bắt nguồn từ các tư tưởng chính thống của Nho giáo/chủ nghĩa bảo thủ, những tư tưởng này đã từng là nội dung giảng dạy chính trong trường học và được đưa vào một phần trong các kỳ thi tuyển quan chức cho chế độ phong kiến. Tuy nhiên, thuật ngữ Nho giáo hơi có vấn đề ở chỗ hệ tư tưởng đã từng đạt đến đỉnh cao vào thời Trung Quốc phong kiến nhà Thanh, thực ra là kết quả của nhiều khuynh hướng tư tưởng khác nhau, trong đó có Pháp gia, mà dưới nhiều khía cạnh bắt nguồn từ tư tưởng chính thống ban đầu của Nho gia; thực tế là khi chế độ phong kiến Trung Quốc đạt tới đỉnh cao thì những vấn đề như ý thức quyền lợi cá nhân, góp ý với chính quyền, và đòi hỏi những thay đổi cho cuộc sống càng bị những triết gia "chính thống" tìm cách ngăn cản, cho rằng Nho giáo là đồng nghĩa với sự quy phục và ổn định chính trị. Hiện nay, có những nhà Nho đương đại lại phản đối kiểu diễn giải đó và cho rằng những lý tưởng dân chủ và quyền con người hoàn toàn phù hợp với những "giá trị châu Á" Nho giáo cổ truyền.

Những nhà lãnh đạo đã cố gắng thay đổi xã hội Trung Hoa sau khi Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949 đều là những người được đào tạo dưới xã hội cũ cùng với những dấu ấn giá trị của nó. Mặc dù đều là những người có ý thức cách mạng, họ không có ý định biến đổi hoàn toàn nền văn hóa Trung Hoa. Là những nhà quản lý thực dụng, lãnh đạo của CHNDTH tìm cách thay đổi một số khía cạnh truyền thống như vấn đề sở hữu đất canh tác và vấn đề giáo dục, tuy vậy vẫn giữ những giá trị cũ như cơ cấu gia đình. Thực ra, nhiều người cho rằng thời kỳ cộng sản sau năm 1949 thực ra chỉ là sự nối tiếp lịch sử Trung Quốc truyền thống, chứ không phải là những gì thực sự cách mạng–quần chúng vẫn chấp nhận quan điểm phục tùng giai cấp lãnh đạo như xưa mà không hề phản đối. Chính quyền mới được coi như nắm giữ Thiên mệnh, giành quyền từ chế độ cũ và thiết lập triều đại mới. Cũng giống như thời phong kiến, người cai trị (Mao Trạch Đông) được tôn sùng và coi như không bao giờ mắc lỗi. Do vậy, thay đổi trong xã hội Trung Quốc không phải là toàn diện và nhất quán theo như phát ngôn chính thức.

Trong thời kỳ Cách mạng văn hóa do Hồng vệ binh tiến hành, nhiều khía cạnh của văn hóa truyền thống Trung Quốc như nghệ thuật, văn học, ngôn ngữ, bị chế độ coi là "tàn dư của chế độ phong kiến", là độc hại và đi lùi so với thời đại nên đã bị xóa bỏ khá nhiều. CHNDTH đã cải cách nhiều loại hình nghệ thuật, theo kiểu như "biến đổi" Kinh kịch để phù hợp với các khẩu hiệu tuyên truyền hiện thực xã hội chủ nghĩa. Theo thời gian, phần lớn văn hóa truyền thống Trung Quốc được người dân và chế độ chấp nhận là một phần của của xã hội Trung Quốc; thực tế là chính sách quốc gia của Trung Quốc thường tán dương đây là những thành tựu quan trọng của nền văn minh Trung Quốc, và nhấn mạnh chúng là những yếu tố quan trọng trong việc hình thành một bản sắc quốc gia Trung Quốc. Trong những năm gần đây, CHNDTH cũng thường xuyên củng cố tinh thần quốc gia mà nhiều người cho là chiến thuật để duy trì sự lãnh đạo hợp pháp của họ.

[sửa] Xem thêm

  • Nghệ thuật Trung Quốc
  • Ẩm thực Trung Quốc
  • Tiếng Trung Quốc
  • Chữ Trung Quốc
  • Danh sách các nhân vật Trung Quốc
  • Điện ảnh Trung Quốc
  • Âm nhạc Trung Quốc
  • Tôn giáo tại Trung Quốc
  • Lễ hội của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

[sửa] Các chủ đề khác

Xem chi tiết: Danh sách các chủ đề về Trung Quốc
  • Luật pháp Trung Quốc
  • Giáo dục ở Trung Quốc
  • Liên lạc viễn thông ở Trung Quốc
  • Môi trường ở Trung Quốc
  • Quyền con người ở Trung Quốc
  • Khoa học và công nghệ ở Trung Quốc
  • Cảnh sát Trung Quốc
  • Giao thông vận tải ở Trung Quốc
  • Đường sắt ở Trung Quốc
  • Các dân tộc Trung Quốc

[sửa] Liên kết bên ngoài


Các nướcĐông Á
Trung Quốc (CHNDTH) | Nhật Bản | Triều Tiên | Hàn Quốc | Đài Loan (THDQ)
Các khu tự trị đặc biệt của CHNDTH: Hồng Kông | Ma Cao


Các nướcTrung Á

Afghanistan | Kazakhstan | Kyrgyzstan | Mông Cổ | Nga | Tajikistan | Trung Quốc (CHNDTH) (Tân Cương) | Turkmenistan | Uzbekistan


Các nướcchâu Á

Afghanistan | Ai Cập | Armenia1 | Azerbaijan1 | Ả Rập Xê Út | Ấn Độ | Bahrain | Bangladesh | Bhutan | Bờ Tây2 | Brunei | Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất | Campuchia | Dải Gaza2 | Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc)4 | Đông Timor | Gruzia1 | Hàn Quốc | Hồng Kông3 | Indonesia | Iran | Iraq | Israel | Jordan | Kazakhstan1 | Kuwait | Kyrgyzstan | Lào | Liban | Ma Cao3 | Malaysia | Maldives | Mông Cổ | Myanma | Nepal | Nga1 | Nhật Bản | Oman | Pakistan | Palestin | Philippines | Qatar | Singapore | Síp1 | Sri Lanka | Syria | Tajikistan | Thái Lan | Thổ Nhĩ Kỳ1 | Triều Tiên | Trung Quốc | Turkmenistan | Uzbekistan | Việt Nam | Yemen

1. Thường gắn với châu Á về mặt địa lý, tuy nhiên cho là thuộc Châu Âu về mặt văn hóa và lịch sử. 2. Lãnh thổ do Israel kiểm soát, Chính quyền Palestin quản lý. 3. Khu tự trị đặc biệt của CHNDTH. 4. Xem thêm: Vị thế chính trị Đài Loan
Các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc Cờ Liên Hiệp Quốc
5 thành viên thường trực
Hoa Kỳ - Nga - Pháp - Trung Quốc - Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
Các thành viên sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào 31 tháng 12, 2006
Argentina - Đan Mạch - Hy Lạp - Nhật Bản - Tanzania
Các thành viên sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào 31 tháng 12, 2007
CH Congo - Ghana - Peru - Qatar - Slovakia

Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com