Đan Mạch
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
|||||
Khẩu hiệu quốc gia: Không có¹ | |||||
Quốc ca: Der er et Yndigt Land Hoàng ca: Kong Kristian |
|||||
Thủ đô | Kopenhagen (København)
|
||||
Thành phố lớn nhất | Kopenhagen | ||||
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Đan Mạch² | ||||
Chính phủ
• Nữ hoàng
• Thủ tướng |
Quân chủ lập hiến Margrethe II Anders Fogh Rasmussen |
||||
Thành lập |
Vào khoảng 980 | ||||
Diện tích • Tổng số • Nước (%) |
43.094 km² (hạng 131³) 1,6%³ |
||||
Dân số • Ước lượng năm 2005 • Thống kê dân số • Mật độ |
5.415.978 (hạng 108³) 126 người/km² (hạng 62³) |
||||
HDI (2003) | 0,941 (hạng 14) – cao | ||||
GDP (2005) • Tổng số (PPP) • Trên đầu người (PPP) |
188 tỉ Mỹ kim³ (hạng 43) 34.718 Mỹ kim³ (hạng 8) |
||||
Đơn vị tiền tệ | Krone Đan Mạch (DKK ) |
||||
Múi giờ • Quy ước giờ mùa hè |
CET³ (UTC+1) CEST³ (UTC+2) |
||||
Tên miền Internet | .dk³ |
||||
Mã số điện thoại | +45³ | ||||
¹ Tuyên ngôn của Nữ hoàng: Guds hjælp, Folkets kærlighed, Danmarks styrke ("Phước chúa, lòng dân, sức mạnh Đan Mạch") ² Cùng với tiếng Kalaallisut trên đảo Greenland, tiếng Faroese trên quần đảo Faroe và tiếng Đức tại các vùng đông dân gốc Đức ³ Không tính Greenland và quần đảo Faroese |
Vương quốc Đan Mạch (tiếng Đan Mạch: Kongeriget Danmark) là một đất nước thuộc vùng Scandinavia với diện tích 43.000 km², một phần ba trong số đó là diện tích của 406 hòn đảo lớn nhỏ. Hai hòn đảo lớn nhất là Zealand (Sjælland) – rộng khoảng 7.000 km² và Funen (Fyn) – khoảng 3.000 km². Do có nhiều đảo và vịnh biển mà vương quốc nhỏ bé này có một đường bờ biển dài tới 7.314 km. Địa hình của Đan Mạch khá bằng phẳng, với điểm cao nhất chưa tới 173 m so với mực nước biển. Phía nam Đan Mạch có đường biên giới với Đức, phía tây là Bắc Hải và phía đông giáp với biển Baltic.
Thuộc chủ quyền của Đan Mạch (nhưng không thuộc Liên minh châu Âu) còn có các vùng tự trị đảo Greenland và Quần đảo Faroe.
Năm 2003, Đan Mạch được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2004-2006.
Đan Mạch lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 1971.
Mục lục |
[sửa] Địa lý
Bán đảo Jutland hình thành nên phần đất liền của Đan Mạch. Nó trải dài trên 300 km tính từ biên giới với Đức. Các cồn cát, vũng biển và bãi bồi bảo vệ bờ tây của bán đảo trước những cơn bão dữ dội từ ngoài Bắc Hải. 406 hòn đảo lớn nhỏ tập trung chủ yếu trên biển Baltic, ngay sát với bờ tây của Jutland. Chỉ 80 trong số này có người ở. Độ cao trung bình của Đan Mạch so với mực nước biển là 30 m.
Những khối băng lớn của thời kì băng hà đã hình thành nên Đan Mạch ngày nay. Một vành đai băng cổ đã chia cắt phần đông và tây của Jutland.
Vũng biển lớn nhất có tên là Limfjord, chạy xuyên phần phía bắc bán đảo hướng tới mũi Skagen. Phía đông Jutland là eo biển Belt Nhỏ ngăn cách đảo Funen với lục địa. Đông nam Funen có hệ thống cầu nối với hòn đảo nhỏ Langeland. Chếch sang phía đông một chút là đảo Zealand, ngăn cách với Funen bởi eo Belt Lớn. Trên bờ phía đông của đảo này ta sẽ tìm thấy thủ đô Kopenhagen. Xa xa về phía đông là hòn đảo granit có tên Bornholm.
Trên đảo Greenland có khoảng hơn 55.000 dân cư sinh sống, 48.000 trong số họ là người thiểu số Inuit. Thủ phủ của Greenland là Nuuk. Từ năm 1380 hòn đảo này là thuộc địa của Đan Mạch, từ năm 1953 nó trở thành một phần của Đan Mạch.
Quần đảo Faroe (thủ phủ: Torshavn, diện tích 1.399 km², 44.800 dân) là thuộc địa của Na Uy từ năm 1035 tới năm 1814. Quần đảo này có khí hậu ôn hoà, dễ chịu chủ yếu nhờ vào ảnh hưởng của dòng hải lưu Gulf.
Cũng chính dòng hải lưu này, cùng với vị trí phía bắc của Đan Mạch, ảnh hưởng phần lớn tới khí hậu của vương quốc: thường có một đợt gió từ ôn hoà tới mạnh thổi chủ yếu từ phía tây, mùa hè lạnh hơn so với các nước châu Âu khác, nhưng mùa đông lại ấm áp hơn, lượng mưa hàng năm vào loại trung bình. Cây trồng đa phần là cây chắn gió và chắn cát lấn vào đất liền.
Ngoại trừ loài hươu sừng nhiều nhánh (Cervus elaphus) Đan Mạch hầu như không có thêm loài thú lớn nào khác. Ngược lại, nơi đây lại là thế giới của vô số các loài chim. Ô nhiễm môi trường chính là nguyên nhân chủ yếu đe doạ sự tồn tại của các loài động vật vùng hồ và bờ biển của Đan Mạch.
Các tài nguyên chính của quốc gia: dầu mỏ, khí đốt, cá, muối và đá vôi.
[sửa] Ngôn ngữ
Ngôn ngữ chính của Đan Mạch là tiếng Đan Mạch, ở vùng Sønderjylland (giáp với Đức) tiếng Đức là ngôn ngữ chính thứ hai, trên đảo Greenland người ta còn nói tiếng Kalaallisut (tiếng Anh: Greenlandic), còn ở quần đảo Faroe thì tiếng Faroe cũng là ngôn ngữ chính thức. Phía nam Đan Mạch có khoảng 80.000 dân nói tiếng Đức. Tiếng Đan Mạch thuộc nhánh phía Bắc của nhóm ngôn ngữ gốc Đức (North Germanic languages) của hệ ngôn ngữ Ấn-Âu với rất nhiều từ vay mượn từ ngôn ngữ miền Bắc nước Đức. Ngày nay tiếng Anh là ngoại ngữ quan trọng nhất ở Đan Mạch, tuy nhiên tiếng Đức và tiếng Pháp vẫn có một ảnh hưởng đáng kể. Đa số học sinh học tiếng Đức.
[sửa] Tôn giáo
Phần lớn dân Đan Mạch là tín đồ của nhà thờ Tin Lành "Folkekirke" (nhà thờ dân tộc). Người Công giáo (chiếm 0,6% dân số - khoảng 35.000d dân), người Hồi giáo cũng như tín đồ các tôn giáo khác đa phần là dân nhập cư.
[sửa] Lịch sử
Đan Mạch được Harald Blauzahn (Harald Răng Xanh) thống nhất lần đầu tiên vào năm 980. Cho tới tận thế kỷ 11 người Đan Mạch vẫn còn được coi là người Viking, dân tộc đã từng làm chủ nhiều thuộc địa và thâu tóm việc buôn bán khắp châu Âu. Người Viking cũng như thường xuyên cướp phá và gây chiến.
Rất nhiều lần trong lịch sử Đan Mạch đã giành được quyền kiểm soát Vương quốc Anh, Na Uy, Thuỵ Điển và một phần lớn bờ biển Baltic, cũng như phần phía bắc nước Đức. Skåne (phần đất phía nam Thuỵ Điển ngày nay) cũng đã từng thuộc về Đan Mạch trong một thời gian dài trước khi trở về với Thuỵ Điển vào năm 1658. Liên hiệp Đan Mạch - Na Uy (1380-1814) kết thúc vào năm 1814 cùng với việc Na Uy bị sát nhập vào Thuỵ Điển (tới năm 1905). Riêng Greenland, quần đảo Faroe, Ireland (cho tới năm 1944) và vùng Đan Mạch-Tây Ấn (cho tới năm 1917) vẫn thuộc quyền sở hữu của của Đan Mạch.
Phong trào dân tộc và những người dân chủ ở Đan Mạch bắt đầu tạo được nhiều ảnh hưởng từ những năm 1830. Sau cuộc cách mạng châu Âu 1848 nhà nước quân chủ lập hiến Đan Mạch được thành lập: hiến pháp đầu tiên được soạn thảo.
Sau khi thất bại trong cuộc Chiến tranh Phổ-Đan Mạch năm 1864, Đan Mạch buộc phải cắt vùng Schleswig-Holstein cho nước Phổ. Kể từ sau thất bại này Đan Mạch giữ một thái độ nhất quyết trung lập trong đối ngoại của quốc gia cho đến sau Thế chiến thứ nhất.
Sau Thế chiến thứ nhất biên giới Đan Mạch - Đức được tái xác lập, lần này là lui về phía nam. Năm 1920 nó được xác định chính thức và tồn tại cho đến ngày nay: bắc Schleswig trở về với Đan Mạch. Việc thường xuyên thay đổi đường biên giới dẫn tới sự tồn tại của hai bộ phận dân cư thiểu số ở hai phía: người Đức ở nam Đan Mạch và người Đan Mạch ở miền bắc nước Đức.
Từ ngày 9 tháng 4 năm 1940 cho đến khi kết thúc Thế chiến thứ hai Đan Mạch nằm dưới sự chiếm đóng của quân đội Đức. Cuộc nổi dậy của nhân dân Đan Mạch chống lại sự thảm sát người Do Thái đã trở nên tiêu biểu. Tháng 10 năm 1943 những người Do Thái ở Đan Mạch đã được nhân dân Đan Mạch cứu thoát.
Sau chiến tranh Đan Mạch trở thành thành viên của khối NATO. Năm 1973 vương quốc này trở thành thành viên của Liên minh châu Âu sau cuộc trưng cầu dân ý.
Năm 1989 Đan Mạch trở thành nước đầu tiên trên thế giới thông qua luật cho phép người đồng tính được phép chung sống với nhau.
[sửa] Chính trị
Đan Mạch là quốc gia theo chính thể quân chủ nghị viện. Người đứng đầu quốc gia (tuy nhiên chỉ đóng vai trò đại diện) là vua hoặc nữ hoàng. Hiện nay trị vì vương quốc là nữ hoàng Margrethe II. Nghị viện Đan Mạch (Folketing) gồm 179 đại biểu và được bầu 4 năm một lần. Trong số 179 đại biểu quốc hội có hai đại diện của Greenland và hai đại diện của quần đảo Faroe. Có tất cả 8 đảng phái trong nghị viện:
- Đảng Tự do (Venstre)
- Đảng Xã hội Dân chủ (Socialdemokratiet)
- Đảng Dân tộc Đan Mạch (Dansk Folkeparti)
- Đảng Bảo thủ Dân tộc (Det Konservative Folkeparti)
- Đảng Xã hội Dân tộc (Socialistisk Folkeparti)
- Đảng Dân chủ Tự do (Det Radikale Venstre)
- Danh sách thống nhất (Enhedslisten)
- Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (Kristendemokraterne)
[sửa] Mạng lưới giao thông
Mạng lưới đường sắt Đan Mạch có tổng chiều dài 2.875 km (năm 2000). Điều đặc biệt là, bên cạnh công ty đường sắt quốc gia Danske Statsbaner, một số đoạn đường phụ được nằm dưới sự kiểm soát của các công ty tư nhân.
Đan Mạch có bốn sân bay quốc tế là: Kopenhagen, Billund, Aalborg và Århus.
[sửa] Kinh tế
Năm 1999 là năm bùng nổ của ngành du lịch Đan Mạch với việc đón trên 2 triệu lượt khách quốc tế tới thăm, trong số đó có trên một triệu người Đức. Doanh thu từ du lịch ước đạt khoảng 3,31 tỉ US $.
[sửa] Văn hoá
Những di sản văn hoá thế giới ở Đan Mạch bao gồm các đồi mộ cổ (tiếng Anh: tumulus), những tảng đá khắc chữ Run và nhà thờ vùng Jelling, cũng như nhà thờ lớn ở thành phố Roskilde và lâu đài Kronborg gần Helsingør.
[sửa] Văn học
Nhà văn nổi tiếng thế giới của Đan Mạch là Ludvig Holberg (gốc Na Uy); ông là tác giả của nhiều bi kịch và một tiểu thuyết trào phúng; ngoài ra ông còn viết nhiều tiểu thuyết lịch sử.
Những nhà văn Đan Mạch có nhiều đóng góp cho văn học thế giới có thể kể đến Hans Christian Andersen - tác giả của nhiều câu chuyện cổ tích nổi tiếng, nhà văn nữ Karen Blixen, cũng như nhà văn từng đoạt giải thưởng Nobel năm 1944 Johannes Vilhelm Jensen, tiểu thuyết Kongens Fald của ông vừa được một số tờ báo chọn là tác phẩm thế kỉ của Đan Mạch.
Hai nhà văn Karl Gjellerup và Henrik Pontoppidan cùng chia nhau giải Nobel năm 1917.
Nhà văn tiêu biểu cho trường phái ấn tượng của Đan Mạch là Herman Bang.
Mặc dù được biết đến nhiều hơn trong vai trò một nhà triết học, Søren Kierkegaard cũng là một tên tuổi lớn của nền văn học Đan Mạch.
Một tác giả nổi tiếng thế giới khác là Peter Høeg, ông được biết đến với tác phẩm Frøken Smillas fornemmelse for sne (tạm dịch: Cảm giác về tuyết của nàng Smillas).
[sửa] Điện ảnh
Trong thời kì phim câm Đan Mạch là nhà sản xuất phim lớn của thế giới sau Mỹ, Đức và Pháp. Dẫu cho địa vị này bị phá vỡ cùng với sự ra đời của phim có tiếng, nhưng những tác phẩm điện ảnh của Đan Mạch vẫn giành được sự chú ý trên thế giới. Thập niên 1990 đánh dấu sự trở lại của Đan Mạch trên phim trường quốc tế cùng với tuyên ngôn Dogma 95.
Những đạo diễn nổi tiếng của Đan Mạch:
- Carl Theodor Dreyer
- Lars von Trier
- Bille August
- Erik Balling (Băng đảng Olsen)
- Lasse Spang Olsen (Ở Trung Quốc người ta ăn thịt chó)
Phim nước ngoài ở Đan Mạch thường không được lồng tiếng mà chỉ được làm thêm phụ đề, ngoại trừ một số phim thiếu nhi.
[sửa] Thể thao
Hai môn thể thao phổ biến nhất ở Đan Mạch là bóng đá và bóng ném. Năm 1992 đội tuyển bóng đá nam của Đan Mạch đã giành chức vô địch châu Âu. Đội tuyển bóng ném nữ cũng giành huy chương vàng trong các kì Thế vận hội 1996, 2000 và 2004. Trong môn cầu lông (badminton) các vận động viên của Đan Mạch cũng là những nhà vô địch thế giới.
[sửa] Xem thêm
[sửa] Liên kết ngoài
- Cổng chính phủ Đan Mạch (tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, và Đức)
Các nước châu Âu | |
---|---|
Albania | Andorra | Áo | Azerbaijan1 | Ba Lan | Belarus | Bỉ | Bosna và Hercegovina | Bồ Đào Nha | Bulgaria | Croatia | Cộng hòa Séc | Đan Mạch | Đức | Estonia | Hà Lan | Hy Lạp | Hungary | Iceland | Ireland | Kypros (Síp)2 | Latvia | Liechtenstein | Litva | Luxembourg | Macedonia | Malta | Moldova | Monaco | Montenegro | Na Uy | Nga1 | Phần Lan | Pháp | Romania | San Marino | Serbia | Slovakia | Slovenia | Tây Ban Nha | Thổ Nhĩ Kỳ1 | Thụy Điển | Thụy Sỹ | Ukraina | Thành Vatican (Toà Thánh) | Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland | Ý |
|
Các lãnh thổ phụ thuộc: Akrotiri2 | Dhekelia2 | Quần đảo Faroe | Gibraltar | Guernsey | Jan Mayen | Jersey | Đảo Man | Svalbard | |
1. Nước nằm một phần ở châu Á. 2. Về địa lý thì ở châu Á, nhưng được coi là châu Âu vì các lý do văn hoá và lịch sử. |
Liên Minh Châu Âu | |
---|---|
Áo | Ba Lan | Bỉ | Bồ Đào Nha | Cộng hòa Séc | Đan Mạch | Đức | Estonia | Hà Lan | Hungary | Hy Lạp | Ireland | Kypros (Síp) | Latvia | Litva | Luxembourg | Malta | Phần Lan | Pháp | Slovakia | Slovenia | Tây Ban Nha | Thụy Điển | Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland | Ý |
Hội đồng Bắc Âu | |
---|---|
Đan Mạch | Phần Lan | Iceland | Na Uy | Thuỵ Điển | |
Thành viên phụ | |
Åland | Quần đảo Faroe | Greenland |
Các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc | |
---|---|
5 thành viên thường trực | |
Hoa Kỳ - Nga - Pháp - Trung Quốc - Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland | |
Các thành viên sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào 31 tháng 12, 2006 | |
Argentina - Đan Mạch - Hy Lạp - Nhật Bản - Tanzania | |
Các thành viên sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào 31 tháng 12, 2007 | |
CH Congo - Ghana - Peru - Qatar - Slovakia |