Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Bangladesh – Wikipedia tiếng Việt

Bangladesh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

গনপ্রজাতন্ত্রী বাংলাদেশ
Gônoprojatontri Bangladesh
Quốc kỳ của Bangladesh Quốc huy của Bangladesh
(Quốc kỳ) (Quốc huy)
Khẩu hiệu quốc gia: không có
Quốc ca: Amar Shonar Bangla
Bản đồ với nước Bangladesh được tô đậm
Thủ đô Dhaka

23°42′N 90°22′E

Thành phố lớn nhất Dhaka
Ngôn ngữ chính thức tiếng Bengal
Chính phủ
Tổng thống
Thủ tướng
Cộng hòa dân chủ
Iajuddin Ahmed
Khaleda Zia
Độc lập
 - Declared
 - Victory Day
Từ Pakistan
26 tháng 3 năm 1971
16 tháng 12 năm 1971
Diện tích
 • Tổng số
 • Nước (%)
 
144.000 km² (hạng 91)
7,0%
Dân số
 • Ước lượng năm 2005
 • Thống kê dân số
 • Mật độ
 
144.319.628 (hạng 8)

1.002 người/km² (hạng 7)
HDI (2003) 0,520 (hạng 139) – trung bình
GDP (2005)
 • Tổng số (PPP)
 • Trên đầu người (PPP)
 
280 tỷ đô la Mỹ (hạng 32)
1.875 đô la Mỹ (hạng 151)
Đơn vị tiền tệ Taka Bangladesh (BDT)
Múi giờ
 • Quy ước giờ mùa hè
BDT (UTC+6)
Không áp dụng
Tên miền Internet .bd
Mã số điện thoại +880

Bangladesh, tên chính thức Cộng hoà Nhân dân Bangladesh, là một đất nước ở Nam Á. Nước này bị Ấn Độ bao quanh tứ phía trừ một khoảng biên giới nhỏ với Myanmar ở phía cực đông nam và Vịnh Bengal ở phía nam. Cùng với bang Tây Bengal của Ấn Độ, nó tạo thành vùng dân tộc-ngôn ngữ Bengal. Cái tên Bangladesh có nghĩa "Đất nước Bengal" và được viết thành বাংলাদেশ và đánh vần là ['baŋlad̪eʃ] trong tiếng Bengali chính thức.

Những biên giới của Bangladesh được xác định theo sự Phân chia Ấn Độ năm 1947, khi nó trở thành nhánh phía đông của Pakistan (Đông Pakistan), chia cách 1,600 km (1,000 dặm) với nhánh phía tây. Dù cùng có tôn giáo chính là Hồi giáo, sự ngăn cách về ngôn ngữ và dân tộc giữa phía đông và phía tây cộng với một chính phủ chủ yếu của Tây Pakistan, khiến nước này tuyên bố độc lập dưới sự lãnh đạo của Sheikh Mujibur Rahman năm 1971 sau một cuộc Chiến tranh giải phóng Bangladesh đẫm máu, với sự trợ giúp của Ấn Độ. Những năm sau độc lập là giai đoạn bất ổn chính trị của đất nước, với mười ba chính phủ và ít nhất bốn cuộc đảo chính quân sự.

Dân số Bangladesh xếp hạng thứ bảy trên thế giới, nhưng với diện tích gần 144,000 km² nó đứng hàng thứ chín tư, biến nước này trở thành một trong những nước có mật độ dân số lớn nhất thế giới. Đây là quốc gia có cộng đồng Hồi giáo lớn thứ ba thế giới, nhưng số tín đồ Hồi giáo vẫn hơi nhỏ hơn so với số tín đồ Hồi giáo Ấn Độ (Hồi giáo chỉ là tôn giáo phụ tại Ấn Độ). Về mặt địa lý, nước này chủ yếu gồm Đồng bằng sông Hằng-Brahmaputra, nước này cũng có những trận lụt theo gió mùa hàng năm, và thường có lốc xoáy. Bangladesh là một thành viên sáng lập Hiệp hội Nam Á vì sự Hợp tác Khu vực (SAARC), BIMSTEC, và là một thành viên của Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC) và D-8.

Mục lục

[sửa] Lịch sử

Xem chi tiết: Lịch sử Bangladesh
Shaheed Minar, để kỷ niệm Phong trào Ngôn ngữ, là một thắng cảnh nổi tiếng Bangladesh
Shaheed Minar, để kỷ niệm Phong trào Ngôn ngữ, là một thắng cảnh nổi tiếng Bangladesh

Những tàn tích của nền văn minh tại vùng đại Bengal có niên đại từ 4,000 năm trước [1] [2] , khi vùng này là nơi sinh sống của người Dravidian, Tây Tạng-Miến Điện, và Austro-Asiatic. Nguồn gốc chính xác của từ Bangla hay Bengal hiện vẫn chưa được biết, dù mọi người tin rằng nó xuất phát từ bộ lạc Bang nói tiếng Dravidian đã từng sống ở vùng này khoảng năm 1000 TCN. [3] Sau khi người Indo-Aryans tới đây, vương quốc Gangaridai được thành lập từ ít nhất thế kỷ thứ 7 TCN, sau này vương quốc này thống nhất với Bihar thuộc Đế chế Magadha. Ở thời triều đại Maurya được Chandragupta Maurya thành lập, Đế chế Magadha trải dài hầu như một nửa tiểu lục địa Ấn Độ và nhiều phần Ba Tư cũng như Afghanistan. Bengal sau này trở thành một phần của Đế chế Gupta từ thế kỷ thứ 3 tới thế kỷ thứ 6 sau Công Nguyên. Sau khi đế chế này sụp đổ, một triều đại Bengal khá rực rỡ tên gọi Shashanka được thyành lập nhưng không tồn tại lâu. Sau giai đoạn quân chủ, triều đại Pala Phật giáo cai trị vùng này trong hơn bốn trăm năm, tiếp sau là một giai đoạn cầm quyền ngắn của triều đại Sena Hindu. Đạo Hồi bắt đầu du nhập vào Bengal ở thế kỷ thứ mười hai nhờ các nhà truyền giáo Sufi và những cuộc chinh phục sau này của Hồi giáo giúp tôn giáo này phát triển ra toàn vùng. [4] Bakhtiar Khilji, một vị tướng người Thổ Nhĩ Kỳ, đánh bại Lakshman Sen của triều đình Sena và chinh phục nhiều vùng rộng lớn tại Bengal. Vùng này nằm dưới sự cai trị của nhiều triều đại Hồi giáo và các vị lãnh chúa phong kiến trong năm trăm năm sau đó. Tới thế kỷ thứ mười sáu Đế chế Mughal kiểm soát Bengal, và Dhaka trở thành một trung tâm tỉnh lỵ quan trọng của chính quyền Mughal.

Những thương nhân Châu Âu tới đây từ cuối thế kỷ 15, và ảnh hưởng của họ dần tăng lên tới khi Công ty Đông Ấn của Anh giành quyền kiểm soát Bengal sau Trận Plassey năm 1757.[5] Cuộc nổi dậy đẫm máu năm 1857, được gọi là Cuộc binh biến Sepoy, dẫn tới việc quyền lực được giao cho hoàng gia Anh, với một vị phó vương người Anh quản lý bộ máy hành chính (Baxter[5], pp.30—32). Trong thời thuộc địa, nạn đói nhiều lần xảy ra trên tiểu lục địa Ấn Độ, gồm cả nạn đói Bengal năm 1770 khiến 3 triệu người chết. [6] Trong giai đoạn từ 1905 đến 1911, một nỗ lực phân chia tỉnh Bengal thành hai vùng, với Dhaka là thủ đô vùng phía đông đã sớm thất bại. (Baxter[5], pp. 39—40) Khi Ấn Độ bị chia xẻ năm 1947, Bengal được chia theo vùng tôn giáo, với vùng phía tây thuộc Ấn Độ và vùng phía đông trở thành lãnh thổ Pakistan trở thành tỉnh Đông Bengal (sau này được đổi tên thành đông Pakistan), với thủ đô tại Dhaka. [7] Năm 1950, cuộc cải cách ruộng đất hoàn thành ở Đông Bengal với việc bãi bỏ hệ thống phong kiến Zamindar. (Baxter[5], p. 72) Tuy nhiên bất chấp sức mạnh kinh tế và nhân khẩu của phía đông, chính phủ Pakistan và quân đội vẫn bị thống trị bởi tầng lớp thượng lưu phía tây. Phong trào ngôn ngữ năm 1952 là dấu hiệu đầu tiên về sự xích mích giữa hai vùng của Pakistan. (Baxter[5], pp. 62—63) Sự bất mãn với chính phủ trung ương về các vấn đề văn hóa và kinh tế tiếp tục tăng lên trong thập kỷ tiếp theo, trong thời gian ấy Liên đoàn Awami nổi lên trở thành tiếng nói chính trị của dân cư nói tiếng Bengal. Liên đoàn đã kêu gọi quyền tự trị trong thập kỷ 1960, và 1966, chủ tịch phong trào Sheikh Mujibur Rahman bị tống giam; ông được thả năm 1969 sau một vụ nổi dậy chưa từng thấy của người dân.

Bangladesh - có thể hiện hệ thống đường bộ và đường sắt.
Bangladesh - có thể hiện hệ thống đường bộ và đường sắt.

Năm 1970, một cơn lốc đã tàn phá vùng bờ biển Đông Pakistan, chính phủ trung ương phản ứng chậm chạp. Sự tức giận của người dân Bengal càng gia tăng khi Sheikh Mujibur Rahman cùng với Liên đoàn Awami của mình giành đa số tại Nghị viện trong cuộc bầu cử năm 1970, (Baxter[5], pp. 78—79) bị ngăn cản nhậm chức. Sau những cuộc đàm phán thất bại với Mujib, Tổng thống Yahya Khan đã bắt ông trong đêm ngày 25 tháng 3, 1971, và tiến hành Chiến dịch Đèn pha, [8] một cuộc tấn công nhằm duy trì quyền kiểm soát quân sự với phía Đông Pakistan. Những biện pháp của Yahya gây đổ máu rất lớn, và bạo lực của cuộc chiến dẫn tới cái chết của nhiều dân thường. [9] Chief targets included intellectuals and Hindus, and about ten million refugees fled to neighbouring India. (LaPorte [10] , p. 103) Những con số ước tính về số người bị thảm sát lên tới từ hàng trăm nghìn tới 3 triệu người. [11] [12] Đa số lãnh đạo Liên đoàn Awami phải bỏ trốn và lập ra một chính phủ hải ngoại tại Calcutta, Ấn Độ. Chiến tranh giải phóng Bangladesh kéo dài 9 tháng. Du kích Mukti Bahini và quân chính quy Bengal nhận được sự hỗ trợ từ phía Các lực lượng vũ trang Ấn Độ tháng 12, 1971. Dưới sự chỉ huy của Trung tướng J.S. Arora, Quân đội Ấn Độ đã giành được thắng lợi quyết định trước Pakistan ngày 16 tháng 12,1971, bắt 90,000 tù binh [13] trong cuộc Chiến tranh Ấn Độ-Pakistan năm 1971.

Sau khi giành được độc lập, Bangladesh trở thành một nhà nước dân chủ nghị viện, Mujib làm Thủ tướng. Trong cuộc bầu cử nghị viện năm 1973, Liên đoàn Awami giành được đa số tuyệt đối. Một nạn đói toàn quốc diễn ra trong năm 1973 và 1974,[6] và đầu năm 1975, Mujib đưa ra sáng kiến một đảng xã hội chủ nghĩa cầm quyền với tổ chức BAKSAL mới được thành lập của ông. Ngày 15 tháng 8, 1975, Mujib và gia đình bị các sĩ quan trung cấp ám sát. [14] Một loạt các cuộc đảo chính và phản đảo chính đẫm máu diễn ra trong ba tháng tiếp theo, lên tới cực điểm khi Tướng Ziaur Rahman, người tái lập chế độc hính trị đa đàng và đã thành lập ra Đảng Quốc gia Bangladesh (BNP), lên nắm quyền. Thời kỳ cầm quyền của Zia kết thúc khi ông bị ám sát năm 1981 bởi những sĩ quan không quân trong quân đội..[14] Người cầm quyền chủ yếu tiếp sau của Bangladesh là Tướng Hossain Mohammad Ershad, người giành được quyền lực sau một cuộc đảo chính đẫm máu năm 1982 và tại vị đến năm 1990, khi ông bị gạt ra rìa sau một cuộc nổi dậy của dân chúng. Từ đó, Bangladesh chuyển thành một chế độ dân chủ nghị viện. Vợ góa của Zia, Khaleda Zia, lãnh đạo BNP giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1991 và 2001 và trở thành Thủ tướng từ năm 1991 tới 1996 và một lần nữa từ năm 2001 tới hiện tại. Sheikh Hasina, một trong những người con gái còn sống của Mujib và là lãnh đạo Liên đoàn Awami, nắm quyền từ năm 1996 đến 2001. Dù Bangladesh nằm dưới sự lãnh đạo của hai nhà nữ chính trị khác nhau nhưng nước này vẫn ở tình trạng tham nhũng tràn lan,[15] hỗn loạn và bạo lực chính trị.

[sửa] Chính phủ và chính trị

Xem chi tiết: Chính trị Bangladesh
Các biểu tượng Quốc gia Bangladesh
Quốc ca Amar Shonar Bangla
Động vật Hổ Hoàng gia Bengal
Chim Ác là Phương Đông
Hilsa
Hoa Loa kèn nước trắng
Quả Mít
Thể thao Kabadi
Lịch Lịch Bengal
Jatiyo Sangshad Bhaban trụ sở Nghị viện Bangladesh
Jatiyo Sangshad Bhaban trụ sở Nghị viện Bangladesh

Bangladesh là một nước dân chủ nghị viện. Tổng thống là lãnh đạo nhà nước, một chức vụ có tính nghi lễ. Quyền lực thực sự do Thủ tướng, là lãnh đạo chính phủ nắm giữ. Tổng thống được cơ quan lập pháp bầu ra với nhiệm kỳ năm năm và thông thường có các quyền lực hạn chế chỉ được tăng quyền trong thời kỳ có chính phủ lâm thời, đa phần để kiểm soát sự chuyển tiếp sang một chính phủ mới. Bangladesh đã thiết lập một hệ thống chuyển giao quyền lực duy nhất; vào thời điểm hết nhiệm kỳ chính phủ, quyền lực được trao lại cho các thành viên của một tổ chức dân sự trong ba tháng, tổ chức này sẽ tổ chức tổng tuyển cử và chuyển giao lại quyền lực cho những đại diện được bầu ra. Hệ thống này lần đầu được áp dụng năm 1991 và được đưa vào thành quy định trong hiến pháp năm 1996, là điều sửa đổi thứ 13 của hiến pháp. [16]

Thủ tướng theo nghi thức do tổng thống chỉ định và phải là một thành viên nghị viện (MP), được sự tin cậy của đa số thành viên. Chính phủ gồm các bộ trưởng do thủ tướng lựa chọn và do tổng thống chỉ định. Hệ thống một viện với 300 thành viên Quốc hội hay Jatiyo Sangshad, do dân bầu với chỉ một đại biểu cho mỗi khu bầu cử có nhiệm kỳ năm năm. Quyền bỏ phiếu phổ thông cho mọi công dân từ 18 tuổi.

Hiến pháp Bangladesh được soạn thảo năm 1972 và đã trải qua mười ba lần sửa đổi. [16] Cơ quan tư pháp cao nhất là Tòa án Tối cao, Quan tòa và các thẩm phán khác của Tòa án tối cao do Tổng thống chỉ định. Tư pháp không tách rời khỏi hành chính, gây ra nhiều rối loạn trong những năm gần đây. Luật pháp lỏng lẻo dựa trên luật Anh, nhưng các điều luật gia đình như hôn nhân và thừa kế dựa theo tôn giáo, và vì thế khác biệt tùy theo từng cộng đồng tôn giáo.

Hai đảng chính tại Bangladesh là Đảng Quốc gia Bangladesh (BNP) và Liên đoàn Awami Bangladesh. BNP có đồng minh là các đảng Hồi giáo như Jamaat-e-Islami Bangladesh và Islami Oikya Jot, trong khi Liên đoàn Awami liên kết cùng phe cánh tả và các đảng phi tôn giáo. Một nhóm khác đóng vai trò khá quan trọng là Đảng Jatiya, do cựu lãnh đạo quân đội Ershad đứng đầu. Sự đối đầu Liên đoàn Awami-BNP rất gay gắt và thường dẫn tới những cuộc phản kháng, bạo lực và gây thiệt hại nhân mạng. Cánh chính trị sinh viên có vai trò rất lớn tại Bangladesh, di sản từ thời phong trào giải phóng cuộc gia. Hầu như tất cả các đảng chính trị đều có cánh sinh viên hoạt động rất mạnh và nhiều sinh viên đã được bầu vào Nghị viện.

Hai đảng Hồi giáo cực đoan, Jagrata Muslim Janata Bangladesh (JMJB) và Jama'atul Mujahideen Bangladesh (JMB), đã bị cấm hoạt động vào tháng 2, 2005. Từ một loạt những vụ đánh bom năm 1999 gây thiệt mạng hàng trăm người và gây nỗi sợ hãi trong toàn quốc gia, nhiều lời buộc tội đã nhắm tới các đảng đó và hàng trăm thành viên của họ đã bị cầm giữ trong các chiến dịch an ninh, gồm cả lãnh đạo hai đảng vào năm 2006. Trường hợp đánh bom tự sát đầu tiên tại Bangladesh diễn ra tháng 11 năm 2005.

[sửa] Các khu vực

Xem chi tiết: Các khu vực tại Bangladesh
Sáu vùng hành chính Bangladesh
Sáu vùng hành chính Bangladesh

Bangladesh được chia thành sáu vùng hành chính,[17] mỗi vùng được đặt tên theo thủ phủ của nó: Barisal (বরিশাল), Chittagong (চট্টগ্রাম), Dhaka (ঢাকা), Khulna (খুলনা), Rajshahi (রাজশাহী), and Sylhet (সিলেট).

Các vùng lại được chia tiếp thành các đơn vị hành chính được gọi là zila, hay các quận. Có 64 quận tại Bangladesh, mỗi quận lại được chia nhỏ thành các thana, hay các trạm cảnh sát (trước kia được gọi là upa-zila hay phường (cấp dưới quận)). Vùng bên trong mỗi đồn cảnh sát, trừ tại các khu vực đô thị, được chia thành nhiều cộng đồng, mỗi cộng đồng gồm nhiều làng. Tại các vùng đô thị, các đồn cảnh sát được chia thành các phường, phường được chia tiếp thành các mahallas. Các quan chức cấp vùng, quận hay thana không nhậm chức qua bầu cử, và bộ máy hành chính chỉ gồm các quan chức chính phủ. Các cuộc bầu cử trực tiếp được tổ chức cho mỗi cộng đồng (hay phường), lựa ra một chủ tịch và một số thành viên. Năm 1997, một đạo luật được thông qua tại quốc hội quy định dành ra 3 ghế (trong số 12 ghế) tại tất cả các cộng đồng cho các ứng cử viên nữ.[18]

Dhaka là thủ đô và là thành phố lớn nhất Bangladesh. Các thành phố lớn khác gồm Chittagong, Khulna, Rajshahi, Barisal và Sylhet. Các thành phố đô thị đó có các cuộc bầu cử thị trưởng, trong khi các vùng đô thị khác chỉ bầu một vị chủ tịch. Các vị thị trưởng và chủ tịch được bầu với nhiệm kỳ năm năm.

[sửa] Địa lý và Khí hậu

Xem chi tiết: Địa lý Bangladesh
Ảnh vệ tinh thể hiện các đặc điểm địa lý Bangladesh
Ảnh vệ tinh thể hiện các đặc điểm địa lý Bangladesh

Bangladesh nằm ở vùng thấp của đồng bằng sông Hằng-Brahmaputra hay Đồng bằng sông Hằng. Đồng bằng này được hình thành nhờ hợp lưu sông Hằng (tên địa phương Padma hay Pôdda), Sông Brahmaputra (Sông Jamuna jau Jomuna), và Sông Meghna tại các nhánh của chúng. Đất phủ sa lắng đọng do các con sông trên mang lại đã tạo nên một trong những đồng bằng màu mỡ nhất thế giới.

Đa phần Bangladesh nằm thấp 10 mét dưới mực nước biển, và mọi người cho rằng 10% đất đai sẽ bị ngập chìm nếu mực nước biển dâng thêm 1 mét. [19] Điểm cao nhất Bangladesh nằm tại dãy Mowdok ở độ cao 1,052 m (3,451 ft) tại Dải núi Chittagong phía đông nam đất nước.[20] Một phần chính vùng duyên hải có các rừng nhiệt đới nhiều đầm lầy, Sundarbans, một trong những khu rừng đước lớn nhất thế giới là nơi sinh sống của nhiều hệ động thực vật, gồm cả Hổ hoàng gia Bengal. Năm 1997, vùng này được xếp vào danh sách các khu vực đang gặp nguy hiểm. [21]

Dọc theo Hạ chí tuyến, khí hậu Bangladesh là khí hậu nhiệt đới với mùa đông dễ chịu từ tháng 10 tới tháng 3, mùa hè nóng ẩm từ tháng 3 tới tháng 6. Mùa gió mùa ấm và ẩm kéo dài từ tháng 6 tới tháng 10 mang tới đa phần lượng mưa của nước này. Các thảm họa thiên nhiên, như lũ lụt, lốc nhiệt đới, lốc xoáy, và lở đất do thủy triều xảy ra hầu như hàng năm cộng với những hậu quả của nạn phá rừng, thoái hóa đất và xói lở. Cox's Bazar, phía nam thành phố Chittagong, có một bãi biển trải dài liên tục hơn 120 kilômét (75 dặm); đây là một trong những bãi biển tự nhiên còn ở tình trạng hoang sơ dài nhất thế giới.

[sửa] Kinh tế

Xem chi tiết: Kinh tế Bangladesh
Ngư dân gần thị trấn Cox's Bazaar phía nam Bangladesh. Nhiều ngành công nghiệp Bangladesh vẫn còn sơ khai theo các tiêu chuẩn hiện nay.
Ngư dân gần thị trấn Cox's Bazaar phía nam Bangladesh. Nhiều ngành công nghiệp Bangladesh vẫn còn sơ khai theo các tiêu chuẩn hiện nay.
Người nông dân trên cánh đồng, một cảnh thường gặp mọi nơi ở Bangladesh.
Người nông dân trên cánh đồng, một cảnh thường gặp mọi nơi ở Bangladesh.

Dù có những nỗ lực trong nước và quốc tế nhằm cải thiện triển vọng kinh tế và nhân khẩu, Bangladesh vẫn là một quốc gia dưới mức phát triển và dân số quá đông đúc. Thu nhập trên đầu người năm 2004 ở mức thấp US$440, và nhiều chỉ số kinh tế khác còn kém cỏi hơn thế.[22] Tuy vậy, như Ngân hàng Thế giới ghi chú trong bản báo cáo ngắn tháng 7 năm 2005 của họ, nước này đã có bước phát triển ấn tượng trong lĩnh vực phát triển con người bằng cách tập trung nâng cao trình độ học vấn, thực thi bình đẳng giới trong trường học và giảm phát triển dân số.

Đay là một trong những động cơ kinh tế của đất nước. Trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai và cuối thập kỷ 1940 sản phẩm của Bangladesh chiếm 80% thị trường thế giới [23] và thậm chí vào đầu thập kỷ 1970 vẫn chiếm 70% doanh thu xuất khẩu. Tuy nhiên, các sản phẩm polypropylene bắt đầu thay thế các sản phẩm đay trên khắp thế giới và ngành công nghiệp này bắt đầu giảm sút. Bangladesh cung cấp lượng sản phẩm gạo, chè và mù tạt đáng kế. Dù hai phần ba dân số Bangladesh là nông dân, hơn ba phần tư lượng xuất khẩu của họ có được từ công nghiệp dệt may, [24] ngành này bắt đầu thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong thập kỷ 1980 nhờ giá nhân công rẻ và chi phí di chuyển thấp. Năm 2002, ngành công nghiệp này xuất khẩu lượng sản phẩm trị giá US$5 tỷ. [25] Hiện nay ngành này sử dụng hơn 3 triệu công nhân, 90% là phụ nữ. [26] Một phần ngoại tệ khác thu được từ các khoản tiền gửi từ những người Bangladesh sống ở nước ngoài.

Các vật cản đối với sự phát triển gồm những cơn lũ và lốc xoáy thường xuyên, các doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả, quản lý kém cơ sở vật chất bến cảng, sự tăng trưởng nhanh lực lượng lao động vượt quá mức cung việc làm, sử dụng không hiệu quả các nguồn năng lượng (như khí tự nhiên), nguồn cung năng lượng không đủ, chậm áp dụng cải cách kinh tế, tranh giành chính trị và tham nhũng. Theo bản báo cáo ngắn về các quốc gia của Ngân hàng thế giới tháng 7, 2005: "Một trong những vật cản lớn nhất đối với sự tăng trưởng của Bangladesh là quản lý kém và sự yếu kém trong các định chế công cộng." [27]

Từ năm 1990, theo Ngân hàng Thế giới nước này đã đạt được mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 5%, dù có những chướng ngại đó. Tầng lớp trung lưu và công nghiệp tiêu dùng đã có bước phát triển đầu tiên. Tháng 12 năm 2005, bốn năm sau bản báo cáo của họ về những nền kinh tế đang nổi lên "BRIC" (Brazil, Nga, Ấn Độ, và Trung Quốc), Goldman Sachs đã coi Bangladesh là một trong "Mười một Quốc gia tiếp theo," [28] cùng với Ai Cập, Indonesia và nhiều nước khác. Bangladesh đã đạt được mức tăng trưởng cao trong đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một số tập đoàn đa quốc gia, gồm cả Unocal Corporation và Tata, đã đầu tư các khoản vốn lớn vào đây, lĩnh vực khí tự nhiên thu hút nhiều nhà đầu tư nhất. Tháng 12 năm 2005, Ngân hàng Trung ương Bangladesh đề ra kế hoạch tăng trưởng GDP ở mức khoảng 6.5%.[29]

Một trong những yếu tố đóng góp nhiều vào sự tăng trưởng của nền kinh tế là sự truyền bá mở rộng chương trình tín dụng nhỏ của Muhammad Yunus thông qua Ngân hàng Grameen. Tới cuối những năm 1990, Ngân hàng Grameen đã có 2.3 triệu thành viên cùng với 2.5 triệu thành viên của các tổ chức khác. [30]

Để tăng cường phát triển kinh tế, chính phủ đã tạo ra nhiều khu chế xuất để thu hút đầu tư nước ngoài. Những khu công nghiệp này được điều hành bởi Cơ quan Khu chế xuất Bangladesh.

Xem thêm: Giáo dục tại Bangladesh

[sửa] Nhân khẩu

Xem chi tiết: Nhân khẩu Bangladesh
Dhaka is one of the fastest-growing cities in the world.
Dhaka is one of the fastest-growing cities in the world.

Ước tính dân số gần đây trong khoảng từ 142 đến 147 triệu người biến Bangladesh đứng trong hàng mười nước đông dân nhất thế giới. Với số dân tương tự như Nga nhưng có diện tích chỉ 144,000 kilômét vuông, khiến nước này có mật độ dân số rất lớn. Tăng trưởng dân số ở mức rất cao trong thập kỷ 1960 và 1970 khiến dân số tăng từ 50 lên 90 triệu người. Việc tăng cường kiểm soát sinh sản trong thập kỷ 1980 đã góp phần giảm tỷ lệ này. Dân số Bangladesh khá trẻ, với nhóm độ tuổi 0–25 chiếm 60%, trong khi chỉ 3% là từ 65 trở lên. Tuổi thọ ở mức 63 tuổi đối với cả phụ nữ và nam giới.[31]

Bangladesh is ethnically homogeneous, with Bengalis comprising 98% of the population. The remainder are mostly Bihari migrants and indigenous tribal groups. There are 13 tribal groups located in the Chittagong Hill Tracts, the most populous of the tribes are the Chakmas. The region has been a source for ethnic tension since the inception of Bangladesh. [32] Các nhóm bộ tộc lớn nhất ngoài Vùng Đồi núi là Santhals và Garos (Achiks). Buôn bán người đã trở thành một vấn đề kinh niên tại Bangladesh [33] và việc nhập cư bất hợp pháp đang là nguyên nhân gây xích mích với Myanmar [34] and India. [35]

Ngôn ngữ chính, tại Tây Bengal, là Bangla (tiếng Bengal), một ngôn ngữ Indo-Aryan có nguồn gốc tiếng Phạn và có bảng ký tự riêng. Bangla là ngôn gnữ chính thức của Bangladesh. Tiếng Anh được sử dụng như ngôn ngữ thứ hai trong tầng lớp trung và thượng lưu và trong giáo dục cao học. Từ Nghị định Tổng thống năm 1987, Bangla được dùng trong mọi văn bản nhà nước trừ đối ngoại.

Hai tôn giáo chính ở Bangladesh là Hồi giáo (88% ước tính của Bộ nội vụ Hoa Kỳ, 2005) và Hindu giáo (11% ước tính của Bộ nội vụ Hoa Kỳ, 2005). Dân tộc Bihari chủ yếu là người Hồi giáo Shia. Các nhóm tôn giáo khác gồm Phật giáo, Thiên chúa giáo, và Thuyết duy linh.

Mức độ tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục gần đây đã được cải thiện khi mức nghèo khổ giảm bớt. Tuy nhiên, Bangladesh vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Đa số dân Bangladesh làm nông nghiệp, sống nhờ đồng ruộng. Gần một nửa số dân sống với chưa tới 1 USD mỗi ngày. [36] Có rất nhiều vấn đề sức khoẻ, từ ô nhiễm nước mặt tới nước ngầm nhiễm arsen, [37] and diseases including malaria, leptospirosis and dengue. The literacy rate in Bangladesh is approximately 41%. [38] Theo ước tính năm 2004 của Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), có sự chênh lệch về mức độ biết đọc viết giữa hai giới, tỷ lệ này ở nam giới là 50% trong khi ở phụ nữ chỉ là 31%. [39] Tỷ lệ biết chữ đã tăng lên nhờ nhiều chương trình hành động quốc gia. Một trong những chương trình thành công nhất là Lương thực cho Giáo dục (FFE) được đưa ra năm 1993, [40] và một chương trình trả lương cho phụ nữ theo học mức tiểu học và trung học. [41]

[sửa] Văn hoá

Xem chi tiết: Văn hoá Bangladesh
Hình:BanglaNak1.jpg
Những hình Nakshikatha rắc rối, trên một chiếc chăn truyền thống
Bagerhat Shat Gambuj Masjid (thánh đường 60 vòm), do Khan Jahan Ali xây dựng
Bagerhat Shat Gambuj Masjid (thánh đường 60 vòm), do Khan Jahan Ali xây dựng
Tàn tích của một ngôi chùa Phật giáo tại Mahasthangarh, Bogra
Tàn tích của một ngôi chùa Phật giáo tại Mahasthangarh, Bogra

Là một quốc gia mới nhưng bắt nguồn từ một dân tộc có lịch sử dài lâu, Bangladesh có một nền văn hóa bao gồm nhiều yếu tố cả mới và cũ. Ngôn ngữ Bangla có một di sản văn học rất phong phú, đây là di sản chung của Bangladesh với bang Tây Bengal Ấn Độ. Văn bản tiếng Bangla đầu tiên xuất hiện từ thế kỷ thứ tám Charyapada. Văn học Bangla thời trung cổ thường mang tính tôn giáo (như Chandidas), hay phòng theo từ các ngôn ngữ khác (như Alaol). Văn học Bangla phát triển ở mức độ cao nhất vào thế kỷ mười chín. Các biểu tượng lớn nhất của nó là nhà thơ Rabindranath Tagore và Kazi Nazrul Islam. Bangladesh cũng có truyền thống văn học dân gian dài lâu, thể hiện qua Maimansingha Gitika, Thakurmar Jhuli hay các câu chuyện về Gopal Bhar.

Âm nhạc truyền thống Bangladesh có căn bản trữ tình (Baniprodhan), với số lượng nhạc cụ sử dụng tối thiểu. Truyền thống Baul là duy sản duy nhất của âm nhạc dân gian Bangla và có nhiều truyền thống âm nhạc khác tại Bangladesh, khác biệt tùy theo vùng. Gombhira, Bhatiali, Bhawaiya đều là các hình thức âm nhạc ít được biết tới hơn. Âm nhạc dân gian Bengal thường có sử dụng ektara, một nhạc cụ một dây. Các nhạc cụ khác gồm dotara, dhol, sáo, và trống cặp nhỏ. Bangladesh cũng có một di sản Âm nhạc cổ điển Bắc Ấn nổi bật. Tương tự, các hình thức nhảy múa Bangladesh cũng bắt nguồn từ các truyền thống dân gian, đặc biệt là các truyền thống của các nhóm bộ tộc, cũng như ở tầm rộng hơn là truyền thống nhảy múa Ấn Độ. Bangladesh sản xuất khoảng 80 bộ phim mỗi năm.[42] Các bộ phim phim Hindi cũng khá phổ biến, cũng như các bộ phim từ Kolkata, vốn đều thuộc nền công nghiệp phim ảnh Bengal đang phát triển thịnh vượng. Khoảng 200 tờ báo hàng ngày xuất bản tại Bangladesh, cùng với hơn 1800 tờ báo định kỳ. Tuy nhiên, tỷ lệ độc giả thường xuyên khá thấp, khoảng 15% dân số.[43] Người Bangladesh có thể theo dõi nhiều chương trình phát thanh trong nước và nước ngoài từ Bangladesh Betar, cũng như các chương trình tiếng Bangla của BBCVoice of America. Kênh truyền hình trước kia thuộc sở hữu nhà nước đã được tư nhân hóa trong những năm gần đây và đã có một số bước phát triển nhảy vọt.

Truyền thống ẩm thực Bangladesh có quan hệ chặt chẽ với Ấn Độ và ẩm thực Trung Đông cũng như có nhiều nét riêng biệt. Gạo và cá là các món ăn được ưa thích truyền thống; dẫn tới một câu nói rằng "cá và gạo tạo nên người Bengal" (machhe bhate bangali). Tiêu thụ thịt đã tăng lên trong những năm gần đây. người Bangladesh chế tạo ra những sản phẩm bánh kẹo rất đặc trưng từ sữa; một số loại thường gặp là Rôshogolla, ChômchômKalojam.

Sari (shaŗi) là loại trang phục phổ biến nhất của phụ nữ Bangladesh. Tuy nhiên, salwar kameez (shaloar kamiz) cũng khá phổ thông, và tại những vùng thành thị một số phụ nữ mặc trang phục phương Tây. Đối với nam giới, trang phục phương Tây đã được chấp nhận rộng rãi. Nam giới cũng mặc theo kiểu kết hợp kurta-paejama, thường là vào các dịp lễ tôn giáo. Lungi, một kiểu váy dài, cũng được nhiều nam giới Bangladesh sử dụng.

Hai Eid, Eid ul-Fitr và Eid ul-Adha là các lễ hội lớn nhất theo lịch Hồi giáo. Ngày hôm trước Eid ul-Fitr được gọi là Chãd Rat (đêm của Mặt trăng), và thường được chào mừng bằng những tràng pháo. Các ngày lễ Hồi giáo khác cũng được kỷ niệm. Các ngày lễ Hindu giáo là Durga Puja và Saraswati Puja. Buddha Purnima, chào mừng ngày sinh của Gautama Buddha, là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của Phật giáo trong khi Giáng sinh, được gọi là Bôŗodin (ngày Vĩ đại) trong tiếng Bangla được cộng đồng thiểu số Thiên chúa giáo đón mừng. Ngày lễ không tôn giáo quan trọng nhất là Nôbobôrsho hay năm mới của Bengal, ngày khởi đầu của lịch Bengal. Các lễ hội khác gồm Nobanno, Poush parbon (ngày lễ của Poush) ngày lễ kỷ niệm Shohid Dibosh.

Cricket là một trong những môn thể thao nổi tiếng nhất Bangladesh. Năm 2000, Đội tuyển cricket Bangladesh được trao mức Test cricket và gia nhập vào liên đoàn các đội tuyển quốc gia hùng mạnh trong môn thể thao này được Hội đồng Cricket Quốc tế cho phép chơi các trận đấu thử nghiệm. Các môn thể thao khác gồm bóng đá, hockey trên cỏ, tennis, bóng bàn, bóng ném, bóng rổ, cờ, bia carom, và kabadi, một môn thể thao chơi theo đội 7 người, không có bóng cũng như bất kỳ một dụng cụ nào và là môn thể thao quốc gia của Bangladesh. Ủy ban Kiểm tra Thể thao Bangladesh quản lý 29 liên đoàn thể thao khác nhau.

Xem thêm: Những ngày nghỉ lễ tại Bangladesh

[sửa] Xem thêm

Tiêu bản:BangladeshTopics
Tiêu bản:Bangladesh ties



[sửa] Tham khảo

  1. Bharadwaj, G (2003). “The Ancient Period”, Majumdar, RC History of Bengal, B.R. Publishing Corp.
  2. 4000-year old settlement unearthed in Bangladesh”, Xinhua, 2006-March.
  3. (1989) “Early History, 1000 B.C.-A.D. 1202”, James Heitzman and Robert L. Worden Bangladesh: A country study, Library of Congress.
  4. Eaton, R (1996). The Rise of Islam and the Bengal Frontier, University of California Press. ISBN 0-520-20507-3.
  5. 5,0 5,1 5,2 5,3 5,4 5,5 Baxter, C (1997). Bangladesh, From a Nation to a State, Westview Press. ISBN 0-813-33632-5.
  6. 6,0 6,1 Sen, Amartya (1973). Poverty and Famines, Oxford University Press. ISBN 0-198-28463-2.
  7. Collins, L; D Lapierre (1986). Freedom at Midnight, Ed. 18, Vikas Publishers, New Delhi. ISBN 0-706-92770-2.
  8. Salik, Siddiq (1978). Witness to Surrender, Oxford University Press. ISBN 0-195-77264-4.
  9. Genocide in Bangladesh, 1971. Gendercide Watch.
  10. LaPorte, R (1972). “Pakistan in 1971: The Disintegration of a Nation”. Asian Survey 12(2): 97-108.
  11. White, M (Tháng November năm 2005). Death Tolls for the Major Wars and Atrocities of the Twentieth Century.
  12. The Bangladeshi holocaust. VirtualBangladesh.com.
  13. Burke, S (1973). “The Postwar Diplomacy of the Indo-Pakistani War of 1971”. Asian Survey 13 (11): 1036-1049.
  14. 14,0 14,1 Mascarenhas, A (1986). Bangladesh: A Legacy of Blood, Hodder & Stoughton, London. ISBN 0-340-39420-X.
  15. Bangladesh tops most corrupt list - BBC
  16. 16,0 16,1 "Constitutional Amendments". Banglapedia. Asiatic Society of Bangladesh. Retrieved on 2006-07-14.
  17. CIA World Fact Book, 2005.
  18. Local Government Act, No. 20, 1997.
  19. Ali, A (1996). “Vulnerability of Bangladesh to climate change and sea level rise through tropical cyclones and storm surges”. Water, Air, & Soil Pollution 92 (1-2): 171-179.
  20. Summit Elevations: Frequent Internet Errors. Retrieved 2006-04-13.
  21. IUCN (1997). “Sundarban wildlife sanctuaries Bangladesh”. World Heritage Nomination-IUCN Technical Evaluation.
  22. Bangladesh Country Statistics, Unicef
  23. "Jute". Banglapedia. Asiatic Society of Bangladesh. Retrieved on 2006-07-14.
  24. Roland, B. “Bangladesh Garments Aim to Compete”, BBC, 2005.
  25. Rahman, S (2004). “Global Shift: Bangladesh Garment Industry in Perspective”. Asian Affairs 26 (1).
  26. Begum, N (2001). “Enforcement of Safety Regulations in Garment sector in Bangladesh”, Proc. Growth of Garment Industry in Bangladesh: Economic and Social dimension, 208-226.
  27. Bangladesh - Country Brief, World Bank, July 2005
  28. South Korea, Another `BRIC' in Global Wall”, 2005-12-09.
  29. Annual Report 2004-2005, Bangladesh Bank
  30. Schreiner, Mark (2003). “A Cost-Effectiveness Analysis of the Grameen Bank of Bangladesh,”. Development Policy Review 21 (3): 357-382.
  31. World Health Report 2005. World Health Organization.
  32. Rashiduzzaman, M (1998). “Bangladesh's Chittagong Hill Tracts Peace Accord: Institutional Features and Strategic Concerns”. Asian Survey 38 (7): 653-670.
  33. Gazi, R; ZH Chowdhury, SMN Alam, E Chowdhury, F Ahmed, S Begum (2001). Trafficking of Women and Children in Bangladesh, Special Publication No. 11, ICDDR,B.
  34. AI Index: ASA 16/005/2004, Amnesty International
  35. report covering the issue”, BBC News.
  36. Congressional Budget Justification - FY 2005. USAID.
  37. Nickson, R; J McArthur, W Burgess, KM Ahmed, P Ravenscroft, M Rahman (1998). “Arsenic poisoning of Bangladesh groundwater”. Nature (6700): 338.
  38. 2005 Human Development Report. UNDP.
  39. UNICEF: Bangladesh Statistics.
  40. Ahmed, A; C del Nino (2002). The food for education program in Bangladesh: An evaluation of its impact on educational attainment and food security, FCND DP No. 138, International Food Policy Research Institute.
  41. Khandker, S; M Pitt, N Fuwa (2003). Subsidy to Promote Girls’ Secondary Education: the Female Stipend Program in Bangladesh, World Bank, Washington, DC.
  42. Feature film in Banglapedia
  43. Newspapers and periodicals in Banglapedia

[sửa] Liên kết ngoài

Tiêu bản:IndicText

Tìm thêm thông tin về Bangladesh bằng cách tìm kiếm tại một trong những đồng dự án khác của Wikipedia:

 Wiktionary (từ điển mở)
 Wikibooks (sách giáo khoa mở)
 Wikiquote (trích dẫn)
 Wikisource (thư viện mở)
 Commons (hình ảnh)

Chính thức
Khác


Các nướcNam Á

Ấn Độ | Bangladesh | Bhutan | Maldives | Nepal | Pakistan | Sri Lanka


Các nướcchâu Á

Afghanistan | Ai Cập | Armenia1 | Azerbaijan1 | Ả Rập Xê Út | Ấn Độ | Bahrain | Bangladesh | Bhutan | Bờ Tây2 | Brunei | Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất | Campuchia | Dải Gaza2 | Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc)4 | Đông Timor | Gruzia1 | Hàn Quốc | Hồng Kông3 | Indonesia | Iran | Iraq | Israel | Jordan | Kazakhstan1 | Kuwait | Kyrgyzstan | Lào | Liban | Ma Cao3 | Malaysia | Maldives | Mông Cổ | Myanma | Nepal | Nga1 | Nhật Bản | Oman | Pakistan | Palestin | Philippines | Qatar | Singapore | Síp1 | Sri Lanka | Syria | Tajikistan | Thái Lan | Thổ Nhĩ Kỳ1 | Triều Tiên | Trung Quốc | Turkmenistan | Uzbekistan | Việt Nam | Yemen

1. Thường gắn với châu Á về mặt địa lý, tuy nhiên cho là thuộc Châu Âu về mặt văn hóa và lịch sử. 2. Lãnh thổ do Israel kiểm soát, Chính quyền Palestin quản lý. 3. Khu tự trị đặc biệt của CHNDTH. 4. Xem thêm: Vị thế chính trị Đài Loan


Khối Thịnh vượng chung Anh
Antigua và Barbuda | Ấn Độ | Bahamas | Bangladesh | Barbados | Belize | Botswana | Brunei | Cameroon | Canada | Dominica | Fiji | Gambia | Ghana | Grenada | Guyana | Jamaica | Kenya | Kiribati | Kypros (Síp) | Lesotho | Malaysia | Malawi | Maldives | Malta | Mauritius | Mozambique | Namibia | Cộng hòa Nam Phi | Nauru | New Zealand | Nigeria | Pakistan | Papua New Guinea | Saint Kitts và Nevis | Saint Lucia | Saint Vincent và Grenadines | Samoa | Seychelles |
Sierra Leone | Singapore | Quần đảo Solomon | Sri Lanka | Swaziland | Tanzania | Tonga | Trinidad và Tobago | Tuvalu | Úc | Uganda | Vanuatu |
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland | Zambia


Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com