Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Singapore – Wikipedia tiếng Việt

Singapore

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Republik Singapura
Republic of Singapore
新加坡共和国
சிங்கப்பூர் குடியரசு
Tân Gia Pha Cộng hòa quốc
Quốc kỳ của Singapore Quốc huy của Singapore
(Quốc kỳ) (Quốc huy)
Khẩu hiệu quốc gia: Majulah Singapura
("Tiến lên, Singapore")
Quốc ca: Majulah Singapura
Bản đồ với nước Singapore được tô đậm
Thủ đô Singapore

1°17′N 103°51′E

Thành phố lớn nhất Singapore
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Mã Lai (quốc ngữ), Anh, tiếng phổ thông (Trung Quốc), Tamil
Chính phủ
 • Tổng thống
 • Thủ tướng
Nghị viện Cộng hòa
Sellapan Ramanathan
Lý Hiển Long
Độc lập
 • Đơn phương tuyên bố
(từ Anh)
 • Chính thức từ Anh
(sáp nhập với Malaysia)
 • Từ Malaysia

31 tháng 8, 1963

16 tháng 9, 1963

8 tháng 9, 1965
Diện tích
 • Tổng số
 • Nước (%)
 
692,7 km² (hạng 175)
1,444%
Dân số
 • Ước lượng năm 2005
 • Thống kê dân số 2000
 • Mật độ
 
4.425.720 (hạng 118)
4.017.700
6.389 người/km² (hạng 2)
HDI
GDP (2005)
 • Tổng số (PPP)
 • Trên đầu người (PPP)
 
124 tỷ USD (hạng 55)
$28.228 (hạng 22)
Đơn vị tiền tệ Đôla Singapore (SGD)
Múi giờ
 • Quy ước giờ mùa hè
SST (UTC+8)
Không áp dụng (UTC+8)
Tên miền Internet .sg
Mã số điện thoại +65¹
¹ +02 khi gọi từ Malaysia

Cộng hòa Singapore (tiếng Hán: 新加坡共和国, Pinyin: Xīnjiāpō Gònghéguó, tức là Tân Gia Ba Cộng Hòa Quốc; tiếng Mã Lai: Republik Singapura; tiếng Tamil: சிங்கப்பூர் குடியரசு Ciŋakappūr Kudiyarasu), là quốc gia nhỏ nhất của Đông Nam Á, nằm phía nam của bán đảo Malaysia, phía nam bang Johor của Malaysia và phía bắc đảo Riau của Indonesia. Singapore nằm cách xích đạo chỉ 137 km về hướng bắc.

Singapore từng là một làng cá của người Mã Lai khi nó bị chiếm làm thuộc địa của Anh vào thế kỷ 19. Sau đó, quân đội Nhật chiếm đóng Singapore trong Thế chiến thứ hai, và sau nữa nước này là một phần trong sự liên kết tạo thành Liên bang Mã Lai. Khi Singapore dành được độc lập, với rất ít tài nguyên thiên nhiên, đây là một nước không ổn định về chính trị xã hội và không phát triển về kinh tế. Đầu tư nước ngoài và sự công nghiệp hóa do nhà nước chỉ đạo đã tạo ra một nền kinh tế dựa chủ yếu trên xuất khẩu hàng điện tử và gia công.

Hơn 90% dân cư Singapore sống trong các khu nhà xây dựng sẵn của Ban Phát triển Nhà ở và gần một nửa dân cư sử dụng phương tiện giao thông công cộng hàng ngày. Chính nhờ các phương tiện giao thông công cộng này cùng với sự chủ động của chính phủ trong các vấn đề môi trường đã làm cho sự ô nhiễm môi trường ở Singapore chỉ còn lại ở vùng công nghiệp nặng ở đảo Jurong. Theo hiến pháp, Singapore là một nước dân chủ đại nghị. Ban đầu, Singapore theo thể chế xã hội chủ nghĩa dân chủ sau khi độc lập, sử dụng một hệ thống kinh tế phúc lợi. Tuy nhiên sau đó chính phủ Singapore đã nghiêng dần về phía cánh hữu. Hiện nay, Singapore đang phải đối mặt với những chỉ trích về suy giảm dân chủ do hệ thống độc đảng và đã thu hút nhiều tranh cãi về chính sách.

Mục lục

[sửa] Lịch sử

Tên Singapore xuất phát từ Singapura trong tiếng Malaysia (hay tiếng Malay), vốn được lấy từ nguồn gốc của chữ PhạnsiMha (sư tử) và pura (thành phố). Từ đó Singapore được biết với cái tên Thành phố Sư Tử. Tên gọi này bắt nguồn từ một vị hoàng tử tên là Sang Nila Utama. Theo truyền thuyết, vị hoàng tử này nhìn thấy một con sư tử là sinh vật sống đầu tiên trên hòn đảo và do đó đặt tên cho hòn đảo là Thành phố Sư Tử (Singapura).[1]

Những bằng chứng đầu tiên về sự tồn tại của hòn đảo được tìm thấy trong những văn bản của Trung Quốc từ thế kỉ thứ 3. Hòn đảo là nơi chiếm đóng của đế chế Sumatran Srivijaya và khởi đầu có tên theo tiếng Java là Temasek. Temasek phát triển thành một thành phố thương mại thịnh vượng nhưng sau đó dần dần suy tàn. Từ thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 19, Singapore là một phần của Vương quốc Johor.

Năm 1819, ông Thomas Stamford Raffles, một viên chức của công ty East India (của Anh), đã kí một thỏa thuận với vua của Johor. Ông đồng thời thiết lập Singapore trở thành một trạm thông thương buôn bán và nơi định cư, sau này đã nhanh chóng phát triển và thu hút sự di dân từ nhiều chủng tộc khác nhau. Singapore sau đó đã trở thành thuộc địa của Anh năm 1867. Sau một chuỗi các hoạt động mở mang lãnh thổ, Đế quốc Anh nhanh chóng đưa Singapore trở thành một trung tâm tập trung và phân phối dựa vào vị trị rất quan trọng của nó trên con đường biển nối giữa châu ÂuTrung Quốc.

Tượng của ông Thomas Stamford Raffles, được dựng tại nơi ông đầu tiên đặt chân lên Singapore. Ông được xem là người tìm ra Singapore mới.
Tượng của ông Thomas Stamford Raffles, được dựng tại nơi ông đầu tiên đặt chân lên Singapore. Ông được xem là người tìm ra Singapore mới.

Trong Thế chiến thứ hai, quân đội Đế quốc Nhật xâm chiếm Malaya và những vùng lân cận trong Cuộc chiến Malaya, lên đến cực điểm tại Cuộc chiến Singapore. Quân Anh không được chuẩn bị và nhanh chóng thất thủ mặc dù có lực lượng đông hơn. Anh giao nộp Singapore cho quân Nhật vào ngày 15 tháng 2 năm 1942. Người Nhật đổi tên Singapore sang tiếng Nhật thành Syonan-to, nghĩa là "Ánh sáng Miền Nam", và chiếm đóng nó cho đến khi quân Anh trở lại chiếm hòn đảo một tháng sau sự đầu hàng của Nhật vào tháng 9 năm 1945.

Singapore trở thành một nhà nước tự chủ năm 1959 với người đứng đầu nhà nước đầu tiên là Yusof bin Ishak và thủ tướng đầu tiên là Lý Quang Diệu sau cuộc bầu cử năm 1959. Cuộc trưng cầu dân ý về việc sát nhập Singapore vào Liên bang Mã Lai đã đạt được năm 1962, đưa Singapore trở thành một thành viên của liên bang Mã Lai cùng với Malaya, Sabah và Sarawak như là một bang có quyền tự trị vào tháng 9 năm 1963. Singapore bị tách ra khỏi liên bang vào ngày 7 tháng 8 năm 1965 sau những bất đồng quan điểm chính trị chính phủ của bang và hội đồng liên bang tại Kuala Lumpur. Singapore dành chủ quyền 2 ngày sau đó, vào ngày 9 tháng 8 năm 1965, sau này đã trở thành ngày Quốc khánh của Singapore. Malaysia là nước đầu tiên công nhận nền độc lập của Singapore.[2]

Độc lập đồng nghĩa với tự túc, Singapore đã phải đối mặt với nhiều khó khăn trong giai đoạn này, bao gồm nạn thất nghiệp, thiếu nhà ở, đất đai và tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ. Trong nhiệm kỳ thủ tướng của mình từ năm 1959 đến 1990, Lý Quang Diệu đã nhanh chóng kiềm chế thất nghiệp, tăng mức sống và thực hiện một chương trình nhà ở công cộng với quy mô lớn. Các cơ sở hạ tầng kinh tế của đất nước được phát triển, mối đe dọa của căng thẳng chủng tộc được loại bỏ và một hệ thống phòng vệ quốc gia được thiết lập. Singapore từ một nước đang phát triển trở thành một nước phát triển vào cuối thế kỷ 20.[3]

Năm 1990, Goh Chok Tong kế nhiệm chức thủ tướng, đối mặt với nhiều khó khăn bao gồm ảnh hưởng kinh tế từ cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997, sự lan tràn của SARS năm 2003 cũng như những đe dọa khủng bố từ Jemaah Islamiah, hậu 11 tháng 9 và các vụ đánh bom ở Bali. Năm 2004, Lý Hiển Long, con trai cả của Lý Quang Diệu, trở thành thủ tướng thứ ba.[4]

[sửa] Chính trị và chính phủ

  • Ngày quốc khánh: 9 tháng 8
  • Tổng thống: Sellapan Ramanathan, nhậm chức ngày 1 tháng 9 năm 1999, nhiệm kỳ 6 năm
  • Thủ tướng: Lý Hiển Long (Lee Hsien Loong), nhậm chức ngày 12 tháng 8 năm 2004
  • Phó Thủ tướng: Tony Tan Keng Yam, từ tháng 1 năm 1996 đến nay
  • Chủ tịch Quốc hội: Abdullah Tarmugi, nhậm chức ngày 26 tháng 3 năm 2002
  • Thể chế nhà nước: chế độ cộng hoà
  • Chính trị: Singapore theo chế độ đa đảng. Từ khi giành độc lập đến nay, Đảng Hành động Nhân dân (People's Action Party) liên tục cầm quyền. Lý Quang Diệu là cựu Tổng thư ký của đảng và từ tháng 12 năm 1992 đến nay Tổng thư ký Đảng là Goh Chok Tong. Chủ tịch đảng hiện nay là Tony Tan.

[sửa] Địa lý

Xem chi tiết: Địa lý và khí hậu Singapore
Singapore được chia thành 55 khu vực quy hoạch
Singapore được chia thành 55 khu vực quy hoạch
Vườn Thực vật Singapore, khu vườn thực vật 52 hectare của Singapore, nơi có Vườn Lan Quốc gia với hơn 3,000 loài hoa phong lan
Vườn Thực vật Singapore, khu vườn thực vật 52 hectare của Singapore, nơi có Vườn Lan Quốc gia với hơn 3,000 loài hoa phong lan

Singapore là một hòn đảo có hình dạng một viên kim cương bao quanh bởi nhiều đảo nhỏ khác. Có hai con đường nối giữa Singapore và bang Juhor của Malaysia — một con đường nhân tạo có tên Đường nối Johor-Singapor ở phía Bắc, băng qua eo biển Tebrau và chỗ nối thứ hai Tuas, một cầu phía Tây nối với Juhor. Đảo Jurong, Pulau Tekong, Pulau Ubin và Sentosa là những đảo lớn nhất của Singapore, ngoài ra còn có nhiều đảo nhỏ khác. Vị trí cao nhất của Singapore là đồi Bukit Timah với độ cao 166 m.

Vùng thành thị trước đây chỉ tập trung ở khu vực phía Bắc Singapore bao quanh sông Singapore, hiện nay là trung tâm buôn bán của Singapore, trong khi đó những vùng còn lại rừng nhiệt đới ẩm hoặc dùng cho nông nghiệp. Từ thập niên 1960, chính phủ đã xây dựng nhiều đô thị mới ở những vùng xa, tạo nên một Singapore với nhà cửa san sát ở khắp mọi miền, mặc dù Khu vực Trung tâm vẫn là nơi hưng thịnh nhất. Ủy ban Quy hoạch Đô thị là một ban của chính phủ chuyên về các hoạt động quy hoạch đô thị với nhiệm vụ là sử dụng và phân phối đất hiệu quả cũng như điều phối giao thông. Ban đã đưa ra quy hoạch chi tiết cho việc sử dụng đất ở 55 khu vực.

Singapore đã mở mang lãnh thổ bằng đất lấy từ những ngọn đồi, đáy biển và những nước lân cận. Nhờ đó, diện tích đất của Singapore đã tăng từ 581,5 km² ở thập niên 1960 lên 697,25 km² ngày nay (xấp xỉ diện tích huyện Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh)), và có thể sẽ tăng thêm 100 km² nữa đến năm 2030.

Singapore có khí hậu nhiệt đới ẩm với các mùa không phân biệt rõ rệt. Đặc điểm của loại khí hậu này là nhiệt độ và áp suất ổn định, độ ẩm cao và mưa nhiều. Nhiệt độ thay đổi trong khoảng 22°C đến 34°C (72°–93°F). Trung bình, độ ẩm tương đối khoảng 90% vào buổi sáng và 60% vào buổi chiều. Trong những trận mưa lớn kéo dài, độ ẩm tương đối thường đạt 100%. Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất đã từng xuất hiện là 18,4°C (65,1°F) và 37,8°C (100,0°F).

Sự đô thị hóa đã làm biến mất nhiều cánh rừng mưa nhiệt đới một thời, hiện nay chỉ còn lại một trong số chúng là Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bukit Timah. Tuy nhiên, nhiều công viên đã được gìn giữ với sự can thiệp của con người, ví dụ như Vườn Thực vật Quốc gia. Không có nước ngọt từ sông và hồ, nguồn cung cấp nước chủ yếu của Singapore là từ những trận mưa rào được giữ lại trong những hồ chứa hoặc lưu vực sông. Mưa rào cung cấp khoảng 50% lượng nước, phần còn lại được nhập khẩu từ Malaysia hoặc lấy từ nước tái chế - một loại nước có được sau quá trình khử muối. Nhiều nhà máy sản xuất nước tái chế đang được đề xuất và xây dựng nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu.

[sửa] Kinh tế

Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài. Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, do vậy nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước. Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi. Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á. Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân). Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức.

[sửa] Giao thông

Hệ thống giao thông công chánh ở Singapore rất phát triển. Chất lượng đường bộ của đảo quốc này được đánh giá là vào loại tốt nhất thế giới. Giao thông tại Singapore được vận hành theo mô hình của Anh, trái với giao thông tay phải của châu Âu lục địa.

Singapore có nhiều loại phương tiện giao thông công cộng, trong đó hai phương tiện phổ biến nhất là xe bus và tàu điện ngầm mà người Singapore thường gọi là MRT (Mass Rapid Transit). Người đi xe bus trả tiền mua vé cho từng chặng, ngoại trừ trường hợp họ có thẻ từ tự động EZlinnk (thẻ này cho phép họ sử dụng dịch vụ của xe bus giá rẻ và trong một thời gian dài). Hệ thống tàu điện ngầm của Singapore có 42 ga (hiện vẫn tiếp tục phát triển) và có giờ làm việc là từ 06:00 tới 24:00. Taxi cũng là một phương tiện giao thông khá phổ biến ở Singapore và không quá đắt.

Do Singapore có diện tích rất hẹp, nên chính quyền Singapore thường có những biện pháp đặc biệt để tránh tình trạng nghẽn xe, tắc đường. Chẳng hạn họ đã thiết lập các "khu vực giao thông hạn chế" nhằm ngăn chặn các phương tiện giao thông chở dưới bốn hành khách trong các giờ cao điểm, ngoại trừ trường hợp họ có giấy phép đặc biệt.

Singapore cũng có phương tiện giao thông đường thủy phổ biến là thuyền máy nhỏ, tuy nhiên đa só chúng chỉ được dùng cho mục đích du lịch. Các du khách tới Singapore có thể tham quan thành phố bằng đường thủy trên sông Singapore trong những tour kéo dài khoảng 30 phút.

[sửa] Dân số

Tổng số dân của nước này là 4.452.732 người (tính đến tháng 7 năm 2002) trong đó 76,7% là người Hoa, 14% người Mã Lai, 7,9% người Ấn Độ, PakistanSri Lanka; 2% người gốc khác.

[sửa] Văn hóa

Xã hội Singapore là một xã hội đa sắc tộc gồm nhiều nền văn hoá khác nhau như Trung Quốc, Ấn độ, Mã Lai... Trẻ em bắt đầu đi học khi 6 tuổi, hệ thống giáo dục cơ bản của Singapore là 10 năm, 6 năm cấp I và 4 năm cấp II. Sau đó, học sinh có thể chọn tiếp dự bị đại học (pre-university) hoặc vào các trường kỹ thuật (polytechnic).

[sửa] Chủ đề liên quan

Trại Tị Nạn Singapore

Vào thập niên 1980, Singapore có Trại tị nạn cho thuyền nhân Việt Nam bỏ nước ra đi. Nhiều nước phương Tây có chương trình cứu vớt những thuyền nhân này với sự trợ giúp của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR - dịch thuật nguyên thủy là Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc). Trong số những nước có tàu vớt người vượt biển có Hoa Kỳ với tàu Akuna (do ông Jack Bailey làm thuyền trưởng), Đức với tàu Cap Anamur. Trại tị nạn có địa chỉ là Hawkins Road, Singapore 2775. Trong văn phòng của trại có treo dọc hai quốc kỳ thật lớn trên tường: cờ Singapore bên trái, cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa bên phải. Mỗi người tị nạn được chụp một phô ảnh trắng đen có cầm biển số trước mặt; một bản của phô ảnh này được dán vào thẻ căn cước của từng người. Thẻ căn cước này có tên là Indochinese Displaced Persons Registration Card; bên trái thẻ là phô ảnh có đóng dấu triện tròn của Cao ủy bằng mực tím, bên phải thẻ là dấu ngón cái tay phải bằng mực đen. Mặt sau của thẻ căn cước được đánh máy vào [bằng mực đen trên đỏ dưới] những chi tiết cá nhân (Registration No., Tên, Giới tính, Sinh nhật, Sinh quán, Quốc quán [Country of origin], Tên tàu vớt, Ngày nhập trại, Địa chỉ trại). Sau một thời gian tạm trú tại Trại tị nạn Singapore, những thuyền nhân này được đi định cư ở một nước thứ ba theo tiêu chuẩn của mỗi người.

[sửa] Tham khảo


Toàn cảnh Sông Singapore. Đã từng là trung tâm thương mại trong thời kỳ thuộc địa, hiện nay là một địa điểm du lịch với nhiều quán bar, quán rượu và nhà hàng thức ăn biển dọc sông
Toàn cảnh Sông Singapore. Đã từng là trung tâm thương mại trong thời kỳ thuộc địa, hiện nay là một địa điểm du lịch với nhiều quán bar, quán rượu và nhà hàng thức ăn biển dọc sông
  • Diane K. Mauzy & R. S. Milne (2002). Singapore Politics: Under the People's Action Party, Routledge. ISBN 0415246539.
  • Census 2000. Singapore Department of Statistics. Được truy cập ngày 11 January, 2000.
  • Key Facts & Figures. Ministry of Transport, Singapore. Được truy cập ngày 11 January, 2003.
  • Nation's History. Singapore Infomap. Được truy cập ngày 11 January, 2004.
  • This article incorporates public domain text from the websites of Singapore Department of Statistics, United States Department of State, the United States Library of Congress & CIA World Factbook (2004).

[sửa] Liên kết ngoài

Tìm thêm thông tin về Singapore bằng cách tìm kiếm tại một trong những đồng dự án khác của Wikipedia:

 Wiktionary (từ điển mở)
 Wikibooks (sách giáo khoa mở)
 Wikiquote (trích dẫn)
 Wikisource (thư viện mở)
 Commons (hình ảnh)


Các nước Đông Nam Á

Brunei | Campuchia | Đông Timor | Indonesia | Lào | Malaysia | Myanma | Philippines | Singapore | Thái Lan | Việt Nam

Vùng tranh chấp: Quần đảo Hoàng Sa | Quần đảo Trường Sa


Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) Cờ ASEAN
Brunei | Campuchia | Indonesia | Lào | Malaysia | Myanma | Philippines | Singapore | Thái Lan | Việt Nam | Papua Tân Guinea (thành viên quan sát)


Các nướcchâu Á

Afghanistan | Ai Cập | Armenia1 | Azerbaijan1 | Ả Rập Xê Út | Ấn Độ | Bahrain | Bangladesh | Bhutan | Bờ Tây2 | Brunei | Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất | Campuchia | Dải Gaza2 | Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc)4 | Đông Timor | Gruzia1 | Hàn Quốc | Hồng Kông3 | Indonesia | Iran | Iraq | Israel | Jordan | Kazakhstan1 | Kuwait | Kyrgyzstan | Lào | Liban | Ma Cao3 | Malaysia | Maldives | Mông Cổ | Myanma | Nepal | Nga1 | Nhật Bản | Oman | Pakistan | Palestin | Philippines | Qatar | Singapore | Síp1 | Sri Lanka | Syria | Tajikistan | Thái Lan | Thổ Nhĩ Kỳ1 | Triều Tiên | Trung Quốc | Turkmenistan | Uzbekistan | Việt Nam | Yemen

1. Thường gắn với châu Á về mặt địa lý, tuy nhiên cho là thuộc Châu Âu về mặt văn hóa và lịch sử. 2. Lãnh thổ do Israel kiểm soát, Chính quyền Palestin quản lý. 3. Khu tự trị đặc biệt của CHNDTH. 4. Xem thêm: Vị thế chính trị Đài Loan


Khối Thịnh vượng chung Anh
Antigua và Barbuda | Ấn Độ | Bahamas | Bangladesh | Barbados | Belize | Botswana | Brunei | Cameroon | Canada | Dominica | Fiji | Gambia | Ghana | Grenada | Guyana | Jamaica | Kenya | Kiribati | Kypros (Síp) | Lesotho | Malaysia | Malawi | Maldives | Malta | Mauritius | Mozambique | Namibia | Cộng hòa Nam Phi | Nauru | New Zealand | Nigeria | Pakistan | Papua New Guinea | Saint Kitts và Nevis | Saint Lucia | Saint Vincent và Grenadines | Samoa | Seychelles |
Sierra Leone | Singapore | Quần đảo Solomon | Sri Lanka | Swaziland | Tanzania | Tonga | Trinidad và Tobago | Tuvalu | Úc | Uganda | Vanuatu |
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland | Zambia
Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com