Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Thụy Điển – Wikipedia tiếng Việt

Thụy Điển

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Konungariket Sverige
Quốc kỳ của Thụy Điển Quốc huy của Thụy Điển
(Quốc kỳ) (Quốc huy)
Khẩu hiệu quốc gia: không có ¹
Quốc ca: Du gamla, Du fria de facto ²
Bản đồ với nước Thụy Điển được tô đậm
Thủ đô Stockholm

59°21′N 18°4′E

Thành phố lớn nhất Stockholm
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Thụy Điển de facto ³
Chính phủ
 • Quốc vương
 • Thủ tướng
Quân chủ lập hiến
Carl XVI Gustaf
Fredrik Reinfeldt
Thống nhất
900–1200
Diện tích
 • Tổng số
 • Nước (%)
 
449.964 km² (hạng 54)
8,67%
Dân số
 • Ước lượng năm 2004
 • Thống kê dân số 2002
 • Mật độ
 
9.006.405 (hạng 84)
8.940.788 (est.)
20 người/km² (hạng 155)
HDI (2004) 0,949 (hạng 6) – cao
GDP (2005)
 • Tổng số (PPP)
 • Trên đầu người (PPP)
 
267 tỷ Mỹ kim (hạng 34)
29.544 đô la (hạng 20)
Đơn vị tiền tệ Krona (kr, SEK)
Múi giờ
 • Quy ước giờ mùa hè
CET (UTC+1)
CEST (UTC+2)
Tên miền Internet .se
Mã số điện thoại +46
¹ För Sverige i tiden (tiếng Thụy Điển: Cho Thụy Điển – Theo thời gian) được sử dụng bởi Carl XVI Gustaf là khẩu hiệu cá nhân làm vai quốc vương.
² Không có nghị quyết nào tuyên bố rằng bản nhạc này là quốc ca.
³ Xem đoạn về ngôn ngữ.

Vương Quốc Thụy Điển ( bằng tiếng Thụy Điển) là một nước Bắc Âu có cùng biên giới với Na Uy ở phía tây và Phần Lan ở phía đông bắc, phần biên giới còn lại giáp Biển Baltic và Biển Kattegat. Thụy Điển là thành viên của Liên minh châu Âu và của Hội đồng Bắc Âu.

Mục lục

[sửa] Lịch sử

Xem chi tiết: Lịch sử Thụy Điển

Vào cuối thời kỳ băng hà (khoảng 12.000 TCN) những người đầu tiên đã bắt đầu di dân đến các vùng ven biển bằng đường bộ ở giữa Đức và Scania (miền Nam của Thụy Điển ngày nay). Các di chỉ khảo cổ lâu đời nhất có niên đại vào khoảng 13.000 năm trước đây được tìm thấy ở vùng Scania. Khi con đường bộ này biến mất vào khoảng 5.000 năm TCN miền trung và vùng ven biển của Thụy Điển đã có dân cư. Cũng theo các di chỉ khảo cổ, trong thời gian từ Công Nguyên cho đến năm 400 đã có một nền thương mại phát đạt với Đế quốc La Mã. Vùng Scandinavia được nhắc đến lần đầu tiên trong các văn kiện của La Mã từ năm 79 như trong Naturalis Historiae của Gaius Plinius Secundus hay trong De Origine et situ Germanorum của Gaius Cornelius Tacitus.

Đầu thế kỷ 11 vương quốc này là một liên minh lỏng lẻo của các vùng tự trị với các hội đồng, luật lệ và tòa án riêng biệt, chỉ được liên kết với nhau qua cá nhân của vị vua có quyền lực tương đối ít. Vương quốc thật ra được thành lập trong thời kỳ Trung Cổ, giữa năm 1000 và 1300, đồng thời với việc theo đạo Thiên Chúa. Sau năm 1000 danh hiệu vua bắt đầu thành hình ở Götaland (miền nam Thụy Điển) và ở Svealand (miền trung Thụy Điển). Ban đầu chức vị này thường hay bị tranh cãi, không bền vững và thường chỉ có tầm quan trọng trong vùng. Dưới thời của Birger Jarl, người có quan hệ mật thiết với anh rể của ông là vua Erik Eriksson, bắt đầu có những cải cách xã hội và chính trị rộng lớn, mang lại một quyền lực tập trung và một xã hội được tổ chức theo gương của các quốc gia phong kiến châu Âu.

Năm 1388 nữ hoàng Đan Mạch Margarethe I được một phái quý tộc chống đối công nhận là người trị vì Thụy Điển. Năm 1397 cháu của Margarethe là Erik của Pommern lên ngôi vua trị vì 3 vương quốc Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển, thành lập Liên minh Kalma.

Năm 1611, sau khi cha qua đời, Gustav II Adolf lên ngôi lúc 17 tuổi, bắt đầu thời kỳ Thụy Điển vươn lên trở thành cường quốc. Thế nhưng năm 1700 Đan Mạch, Ba LanNga mở đầu cuộc Đại chiến Bắc Âu (1700-1721) chống lại Thụy Điển. Cuộc chiến tranh này và việc Đại công quốc Phần Lan ly khai vào năm 1809 cuối cùng đã dẫn đến sự sụp đổ của cường quốc Thụy Điển.

Vua Karl XIV Johan tranh vẽ của Fredric Westin
Vua Karl XIV Johan tranh vẽ của Fredric Westin

Trong thế kỷ 19 Thụy Điển tham gia vào cuộc chiến chống lại Napoléon và sau đó là chống lại Đan Mạch. Trong Hiệp ước Kiel năm 1814 Đan Mạch bắt buộc phải nhượng Na Uy để đổi lại phần đất Vorpommern của Thụy Điển. Khi Na Uy tuyên bố độc lập sau đó, trong một cuộc chiến ngắn ngủi và gần như không đổ máu vua Karl XIV Johan đã thành công trong việc ép buộc thành lập liên minh Thụy Điển – Na Uy mà trong đó Na Uy vẫn là một vương quốc riêng biệt. Sau cuộc chiến tranh cuối cùng này Karl XIV Johan đã áp dụng một chính sách hòa bình nhất quán, là cơ sở cho nền trung lập của Thụy Điển. Thời gian 200 năm hòa bình của Thụy Điển tính từ thời điểm này cho đến nay là độc nhất trên toàn thế giới ngày nay.

Dân số Thụy Điển tăng rõ rệt trong thế kỷ 19, từ năm 1750 đến 1850 dân số đã tăng gấp đôi. Nhiều người ở vùng nông thôn, là nơi cư ngụ của đa phần người dân, không có việc làm, đi đến nghèo nànnghiện rượu. Vì thế trong thời gian từ 1850 đến 1910 đã có một cuộc di dân lớn mà chủ yếu là đến Mỹ. Mặc dầu vậy khi cuộc Cách mạng công nghiệp bắt đẩu tiến triển tại Thụy Điển, người dân từng bước gia nhập vào thành phố và tổ chức các công đoàn xã hội chủ nghĩa. Một cuộc cách mạng của những người theo chủ nghĩa xã hội đang đe dọa xảy ra được tránh khỏi vào năm 1917, sau đó là việc tái thành lập chế độ nghị viện và quốc gia này trở thành dân chủ.

Trong thế kỷ 20 Thụy Điển trung lập trong Đệ nhất thế chiếnĐệ nhị thế chiến, mặc dầu là sự trung lập của quốc gia này trong Đệ nhị thế chiến vẫn còn bị tranh cãi. Thụy Điển tiếp tục trung lập trong cuộc Chiến tranh lạnh và cho đến ngày nay vẫn không là thành viên của một liên minh quân sự nào. Sau Đệ nhị thế chiến nhờ vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và không bị tàn phá Thụy Điển đã có thể phát triển ngành công nghiệp cung cấp cho công cuộc tái xây dựng châu Âu và vì thế trở thành một trong những quốc gia giàu có nhất trên thế giới vào thập niên 1960. Khi các nền kinh tế khác bắt đầu vững mạnh Thụy Điển tuy đã bị vượt qua vào thập niên 1970 nhưng vẫn thuộc về các quốc gia đứng đầu về mặt hạnh phúc của người dân.

[sửa] Chính trị

Xem chi tiết: Hệ thống chính trị Thụy Điển
Quốc hội Thụy Điển
Quốc hội Thụy Điển

Thụy Điển là một nước có nền quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia từ năm 1973 là vua Carl XVI Gustav. Quốc hội (Rikstag) chỉ có một viện bao gồm 349 nghị sĩ và được bầu 4 năm một lần. Hiện thời trong Quốc hội có 7 đảng: Đảng Ôn hòa (Moderata samlingspartiet) thuộc phái bảo thủ, Đảng Tự do (Folkpartiet liberalerna), Đảng Trung tâm (Centerpartiet), Đảng Dân chủ Thiên Chúa Giáo (Kristdemokraterna), Đảng Xanh (Miljöpartiet de gröna), Đảng Công nhân Dân chủ Xã hội Thụy Điển (Sveriges socialdemokratiska arbetareparti) và Đảng Cánh tả (Vänsterpartiet).

Quốc hội bổ nhiệm Thủ tướng, người bổ nhiệm các bộ trưởng cho chính phủ của ông. Hiện nay chính phủ Thụy Điển là chính phủ thiểu số của Đảng Dân chủ Xã hội với sự ủng hộ của Đảng Xanh và Đảng Cánh tả.

Vương quốc này được chia thành 21 tỉnh (län). Các nhiệm vụ quản lý nhà nước ở cấp tỉnh được thống đốc (hoặc thủ hiến) (landshövding) và chính quyền cấp tỉnh (länsstyrelse) thi hành.

Việc tự quản lý ở cấp làng xã được phân chia thành 2 cấp: các nhiệm vụ của làng xã như hệ thống trường học, phục vụ xã hội, chăm sóc người già và trẻ em và hạ tầng cơ sở của làng xã thuộc về nhiệm vụ của 289 làng (kommun), các khu vực vượt quá khả năng của từng làng xã một như hệ thống y tế, giao thông trong vùng, kế hoạch hóa giao thông,... thuộc về quyền hạn của các hội đồng tỉnh (landsting). Làng xã và các hội đồng tỉnh dùng thuế thu nhập, các khoản thu khác và trợ cấp quốc gia để chi phí cho các hoạt động này.

Tại Thụy Điển có nguyên tắc công khai, tức là giới báo chí và tất cả các cá nhân đều có thể xem các văn kiện của công sở nhà nước, ngoại trừ một số ít trường hợp đặc biệt. Không một người nào phải nêu lý do tại sao muốn xem một văn kiện nhất định và cũng không phải trình chứng minh thư.

Một điều đặc biệt khác là hệ thống các thanh tra viên (obbudsman). Những người này bảo vệ quyền lợi của cá nhân trong khi họ tiếp xúc với chính quyền và theo dõi việc thi hành các luật lệ quan trọng. Người công dân khi cho rằng bị đối xử không công bằng có thể tìm đến thanh tra viên, những người sẽ điều tra trường hợp này và có thể mang vụ việc ra trước tòa án với tư cách là nguyên cáo đặc biệt. Đồng thời họ cũng có nhiệm vụ cộng tác với các cơ quan nhà nước để nắm bắt tình hình trong phạm vi của họ, thi hành các công tác giải thích và đưa ra những đề nghị thay đổi luật lệ. Bên cạnh những thanh tra viên về luật pháp còn có thanh tra viên của người tiêu dùng, thanh tra viên về trẻ em, thanh tra viên về quyền bình đẳng và các thanh tra viên về phân biệt đối xử chủng tộc và phân biệt đối xử vì các khuynh hướng tình dục.

Trong một thời gian dài Thụy Điển đã được xem như là một nước dân chủ xã hội điển hình và nhiều người theo phái tả ở châu Âu đã xem Thụy Điển như là một thí dụ điển hình cho một "con đường thứ ba" giữa chủ nghĩa xã hộikinh tế thị trường.

Vào ngày 14 tháng 9 năm 2003, việc đưa đồng Euro vào sử dụng làm tiền tệ quốc gia được biểu quyết tại Thụy Điển. Những người hoài nghi Euro đã thắng thế (tỷ lệ đi bầu: 81,2%, kết quả bầu cử: 56,1% chống, 41,8% thuận, 2,1% phiếu trắng và 0,1% phiếu không hợp lệ). Theo tuyên bố của chính phủ Thụy Điển sẽ không có trưng cầu dân ý nào khác trước năm 2013.

Thụy Điển lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 11 tháng 1 năm 1969.

[sửa] Phân chia hành chính

21 đơn vị quản lý hành chính (tỉnh), được gọi là län, không trùng hợp hoàn toàn với các vùng đất địa lý, có tên là:

  • Stockholms län
  • Uppsala län
  • Södermanlands län
  • Östergötlands län
  • Jönköpings län
  • Kronobergs län
  • Kalmar län
  • Gotlands län
  • Blekinge län
  • Skåne län
  • Hallands län
  • Västra Götalands län
  • Värmlands län
  • Örebro län
  • Västmanlands län
  • Dalarnas län
  • Gävleborgs län
  • Västernorrlands län
  • Jämtlands län
  • Västerbottens län
  • Norrbottens län

[sửa] Địa lý

Xem chi tiết: Địa lý Thụy Điển
Kebnekaise đỉnh núi cao nhất Thụy Điển
Kebnekaise đỉnh núi cao nhất Thụy Điển

Thụy Điển có biên giới với biển Kattegatt, các quốc gia Na UyPhần LanBiển Đông. Hai đảo lớn của Biển Đông thuộc về Thụy Điển là Gotland (khoảng 3.000 km²) và Öland (khoảng 1.300 km²). Ngoài ra còn có khoảng 221.800 đảo. Chiều dài nhất từ Bắc đến Nam là 1.572 km, từ Đông sang Tây là 499 km.

Trong khi phần lớn đất nước là bằng phẳng hay có đồi thì dọc theo biên giới với Na Uy là dãy núi Bắc Âu (Skanden) cao đến trên 2.000 m với đỉnh cao nhất là Kebnekaise (2.111 m). Có rất nhiều vườn quốc gia rải rác trên toàn nước.

[sửa] Phân chia khu vực

Bản đồ hành chính Thụy Điển

Theo truyền thống Thụy Điển được chia ra thành ba vùng (landsdelar) là Götaland, Svealand và Norrland. Vùng lịch sử thứ tư của Thụy Điển cho đến năm 1809 là Österland, nước Phần Lan ngày nay. Cho đến cuộc cải cách hành chính do Axel Oxenstierna tiến hành năm 1634 các vùng này được chia là 25 khu vực (landskap)

  • Blekinge
  • Bohuslän
  • Dalarna
  • Dalsland
  • Gotland
  • Gästrikland
  • Halland
  • Hälsingland
  • Härjedalen
  • Jämtland
  • Lappland
  • Medelpad
  • Norrbotten
  • Närke
  • Skåne
  • Småland
  • Södermanland
  • Uppland
  • Värmland
  • Västerbotten
  • Västergötland
  • Västmanland
  • Ångermanland
  • Öland
  • Östergötland

21 đơn vị hành chính chính thức (län) không hoàn toàn trùng hợp với các khu vực trên là:

  • Stockholms län
  • Uppsala län
  • Södermanlands län
  • Östergötlands län
  • Jönköpings län
  • Kronobergs län
  • Kalmar län
  • Gotlands län
  • Blekinge län
  • Skåne län
  • Hallands län
  • Västra Götalands län
  • Värmlands län
  • Örebro län
  • Västmanlands län
  • Dalarnas län
  • Gävleborgs län
  • Västernorrlands län
  • Jämtlands län
  • Västerbottens län
  • Norrbottens län

Thành phố lớn nhất là thủ đô Stockholm. Các thành phố quan trọng khác là Göteborg, Malmö, Uppsala, Linköping, Västerås, Örebro và Norrköping.

Nói chung Thụy Điển có thể được chia ra làm vùng phía Nam đông dân cư và phát triển nhiều hơn là vùng miền Bắc rất ít dân cư. Miền Bắc bắt đầu từ phía bắc của các thành phố Borlänge, Falun và Gävle, khoảng trên đường nối Söderhamn-Mora. Vào khoảng năm 1900 miền Bắc Thụy Điển bắt đầu được khai thác. Trong thời gian từ năm 1907 đến 1937 đường sắt Thụy Điển được xây dựng giữa Kristinehamn và Gällivare nhằm để đẩy mạnh công cuộc khai thác này.

[sửa] Địa hình

Miền Nam và Trung Thụy Điển (Götaland và Svealand), hai vùng mà chỉ bao gồm 2/5 Thụy Điển, được chia từ Nam đến Bắc ra thành 3 vùng đất lớn. Miền Bắc Thụy Điển, bao gồm 3/5 còn lại của Thụy Điển được chia từ Đông sang Tây ra thành 3 vùng có phong cảnh khác nhau.

Hồ Vänern
Hồ Vänern

Phần cực Nam, tỉnh Skåne, là phần đất nối tiếp của vùng đồng bằng miền Bắc nước ĐứcĐan Mạch. Điểm thấp nhất của Thụy Điển với 2,4 m dưới mặt biển cũng ở Schonen. Trải dài từ phía bắc của vùng này là cao nguyên Nam Thụy Điển, miền đất nhiều đồi với rất nhiều hồ có hình dáng dài được hình thành qua xói mòn của thời kỳ băng hà. Vùng đất lớn thứ ba là vùng trũng Trung Thụy Điển, là một vùng bằng phẳng nhưng lại bị chia cắt nhiều với các đồng bằng lớn, đồi núi, vịnh hẹp và nhiều hồ (trong đó có 4 hồ lớn nhất Thụy Điển là Vänern, Vättern, Mälaren và Hjälmaren).

Phía tây của Bắc Thụy Điển là dãy núi Bắc Âu, là biên giới với Na Uy, có chiều cao từ 1.000 m đến 2.000 m trên mực nước biển. Trên dãy núi Bắc Âu là ngọn núi cao nhất Thụy Điển, ngọn núi Kebnekaise (2.111 m). Nối liền về phía Đông là vùng đất lớn nhất của Thụy Điển. Dọc theo dãy núi là các vùng cao nguyên rộng lớn ở độ cao 600 m đến 700 m trên mực nước biển và chuyển tiếp sang thành một vùng đất có nhiều đồi với địa thế mấp mô thấp dần đi về phía Đông. Các mỏ lớn (sắt, đồng, kẽm, chì) của Thụy Điển cũng nằm trong vùng đất này. Các sông lớn của Thụy Điển đều bắt nguồn từ dãy núi Bắc Âu và chảy gần như song song với nhau qua các đồng bằng về hướng Biển Đông. Dọc theo bờ Biển Đông là vùng đất bằng phẳng bị chia cắt giữa Härnösand và Örnsköldsvik bởi một nhánh núi (Höga kusten). Các sông dài nhất của Thụy Điển là Klarälven, Torneälv, Dalälven, Umeälv và Ångermanälven.

[sửa] Khí hậu

So với vị trí địa lý, khí hậu của Thụy Điển tương đối ôn hòa vì trước tiên là do gần Đại Tây Dương với dòng hải lưu Gơn strim ấm áp. Phần lớn nước Thụy Điển có khí hậu ẩm, mưa nhiều và nhiệt độ tương đối ít thay đổi giữa mùa đông và mùa hè. Bên trong vùng cao nguyên Nam Thụy Điển và ở một vài phần trước dãy núi Bắc Âu là khí hậu chịu ảnh hưởng lục địa có ít mưa và nhiệt độ thay đổi nhiều. Khí hậu vùng cực chỉ có trên vùng núi cao ở miền Bắc. Nhiệt độ trung bình trong tháng 1 là từ 0°C đến -2°C ở miền Nam và từ -12°C đến -14°C ở miền Bắc (ngoại trừ vùng núi cao), nhiệt độ trung bình trong tháng 7 là từ 16°C đến 18°C ở miền Nam và từ 12°C đến 14°C ở miền Bắc.

Vì Thụy Điển nằm giữa 55° vĩ độ và 69° vĩ độ và một phần ở trong vòng cực Bắc nên sự cách biệt giữa ánh sáng ban ngày dài trong mùa hè và ban đêm dài trong mùa đông rất lớn.

[sửa] Hệ thực vật và động vật

Một vịnh trên đảo Gotland
Một vịnh trên đảo Gotland

Miền Bắc Thụy Điển có nhiều rừng cây lá kim rộng lớn, càng về phía Nam thì càng có nhiều rừng tạp. Tại miền Nam Thụy Điển các rừng cây lá rộng đã phải nhường chỗ cho canh nông hay được thay thế bằng cây lá kim vì chúng có độ tăng trưởng nhanh hơn. Hai đảo Gotland và Öland có một hệ thực vật đa dạng gây nhiều ấn tượng, đặc biệt là có rất nhiều loài hoa lan.

Heo rừng và hưu đỏ (Cervus elaphus) có nhiều. Heo rừng đã bị tiêu diệt trong tự nhiên vào cuối thế kỷ 19 nhưng sau khi thoát ra khỏi được các khu vực cấm săn bắn đã lại phát triển đến một dân số có thể tự sống được. Các dã thú như gấu, sói và linh miêu đã phát triển trở lại trong những năm gần đây nhờ vào các quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt.

Năm 1910 Thụy Điển là quốc gia đầu tiên của châu Âu thành lập các vùng bảo vệ thiên nhiên và cho đến ngày hôm nay vẫn luôn luôn bảo vệ thiên nhiên của đất nước. Người Thụy Điển có ý thức bảo vệ môi trường rất cao.

[sửa] Kinh tế

Đồng tiền 1 krona của Thụy Điển
Đồng tiền 1 krona của Thụy Điển
Xem chi tiết: Kinh tế Thụy Điển

Trong nửa sau của thế kỷ 19, mặc dầu đã có xây dựng đường sắt, Thụy Điển vẫn còn là một quốc gia nông nghiệp rõ rệt với 90% dân số sống nhờ vào nông nghiệp. Mãi cho đến thập niên cuối cùng của thế kỷ 19 mới có công nghiệp hóa rộng lớn, làm cơ sở cho một xã hội công nghiệp hiện đại cho đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929. Sau Đệ nhị thế chiến Thụy Điển trở thành một trong những quốc gia công nghiệp dẫn đầu của thế giới. Việc phát triển công nghiệp đạt đến đỉnh cao vào giữa thập niên 1960, từ thập niên 1970 số người lao động trong công nghiệp giảm xuống trong khi khu vực dịch vụ tăng trưởng thêm. Trong năm 2002 nông nghiệp chỉ chiếm hơn 2% của tổng sản phẩm quốc nội, tỷ lệ của khu vực công nghiệp là 28% trong khi 70% của tổng sản phẩm quốc nội là do khu vực dịch vụ tạo nên.

[sửa] Nông nghiệp và lâm nghiệp

Nền nông nghiệp Thụy Điển mang dấu ấn của những điều kiện về địa chất và của khí hậu. Khoảng 10% diện tích quốc gia được sử dụng trong nông nghiệp. 90% diện tích trồng trọt là ở miền Nam và miền Trung của Thụy Điển. Một phần lớn các công ty trong nông nghiệp là sở hữu gia đình. Được trồng nhiều nhất là ngũ cốc, khoai tây và các loại cây cho dầu. Thế nhưng hơn phân nửa thu nhập trong nông nghiệp (58%) là từ chăn nuôi mà nhiều nhất là sản xuất sữa. Trợ giá nông nghiệp của Liên minh châu Âu chiếm 24% thu nhập. 3/4 các công ty nông nghiệp đều có rừng và kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp. Do Thụy Điển là một trong những nước giàu rừng nhất thế giới (25% diện tích quốc gia là rừng) nên lâm nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

[sửa] Khai thác mỏ và công nghiệp

Khai thác quặng sắt tại Kiruna
Khai thác quặng sắt tại Kiruna

Thụy Điển giàu về khoáng sản và đã bắt đầu khai thác từ thời kỳ Trung Cổ. Sau cuộc khủng hoảng sắt và thép của thập niên 1970, quặng sắt chỉ còn được khai thác ở Norrland (thành phố Kiruna) và được xuất khẩu. Đồng, chìkẽm đều vượt quá nhu cầu trong nước gấp nhiều lần và cũng được xuất khẩu trong khi bạc chỉ đáp ứng được 60% và vàng 80% nhu cầu trong nước. Cũng còn có nhiều dự trữ quặng nhưng việc khai thác trong thời gian này không có hiệu quả kinh tế.

Điểm đặc biệt của nền công nghiệp Thụy Điển là thành phần của các công ty lớn tương đối cao. Sau một cuộc khủng hoảng vào đầu những năm 1990 (sản xuất giảm 10% trong vòng 2 năm) công nghiệp bắt đầu phục hồi. Các ngành công nghiệp lớn nhất là chế tạo xe cơ giới (chiếm 13% giá trị sản xuất năm 1996) với các công ty như Volvo, Scania, Saab và Saab AB (máy bay và kỹ thuật du hành vũ trụ), công nghiệp gỗ và giấy (cũng chiếm 13% giá trị sản xuất) với 4 công ty lớn, chế tạo máy (12%) với các công ty như Electrolux, SKF, Tetra-Pak, Alfa-Laval và công nghiệp điện-điện tử (19%) với các công ty chiếm ưu thế là Ericsson và ABB.

[sửa] Dịch vụ

Khu vực dịch vụ đóng góp 70% của tổng sản phẩm quốc nội mà trước tiên là do khu vực nhà nước đã tăng trưởng rất mạnh trong các thập niên gần đây. Mặc dù vậy khu vực dịch vụ tư nhân vẫn chiếm hơn 2/3 sản lượng.

[sửa] Ngoại thương

Kinh tế Thụy Điển phụ thuộc mạnh vào ngoại thương. Các nước xuất khẩu chính là USA (11,9% xuất khẩu trong quý đầu của năm 2004), Đức (10,2%), Na Uy (8,3%) và Anh (7,8%). Các sản phẩm nhập khẩu quan trọng nhất là các sản phẩm điện và điện tử (16,8% của nhập khẩu trong quý đầu của năm 2004), máy móc (11,4%) xe cơ giới và thành phần của xe cơ giới (11,3%).

Tỷ lệ đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Thụy Điển tương đối cao. Nguyên nhân là do một số ít tập đoàn kinh doanh quốc tế chiếm thế áp đảo trong nền kinh tế của Thụy Điển. Vào khoảng 50 tập đoàn chiếm 2/3 xuất khẩu của Thụy Điển.

[sửa] Du lịch

Du lịch tham gia đóng góp vào khoảng 3% (4 tỉ USD năm 2000) trong tổng sản phẩm quốc nội. 4/5 khách du lịch là người trong nước và chỉ có 1/5 là đến từ nước ngoài. Trong số khách du lịch từ nước ngoài năm 1998, 23% đến từ Đức, 19% từ Đan Mạch, 10% từ Na Uy, 9% từ Anh và 9% từ Hà Lan.

[sửa] Dân cư

Thụy Điển có vào khoảng 10 triệu dân. Tỷ lệ sinh 1,7 con cho một người phụ nữ (2002) là một trong những tỷ lệ thấp nhất trong lịch sử của Thụy Điển mặc dầu là vẫn còn trên mức trung bình của châu Âu.

12% dân cư là người di dân, trong đó người Phần Lan là nhóm đông nhất với 100.000 người. Vì cuộc khủng hoảng đang xảy ra ở Iraq nên cũng có rất nhiều người Iraq đến Thụy Điển. Ngoài ra còn có người Na Uy, Đan Mạch, Croatia, Serbia, Bosna, ĐứcBa Lan. Người Ba Lan làm việc với tư cách là khách lao động có rất nhiều trong khu vực y tế.

[sửa] Ngôn ngữ

Ngôn ngữ phổ thông gần khắp mọi nơi là tiếng Thụy Điển. Tiếng Na Uy cũng được hiểu gần như khắp mọi nơi vì rất tương tự như tiếng Thụy Điển. Tiếng Đan Mạch nói chung là không được hiểu vì cách phát âm khác xa tiếng Thụy Điển. Một số vùng nói tiếng Phần Lan và tiếng Sami.

Tại Thụy Điển, tiếng Phần Lan, tiếng Meänkieli, tiếng Jiddisch, tiếng Romani và tiếng Sami có địa vị là các ngôn ngữ thiểu số được công nhận. Gần 80% người Thụy Điển nói tiếng Anh như là ngoại ngữ vì một phần tiếng Anh là ngoại ngữ đầu tiên trong trường học và phần khác là vì tiếng Anh có rất nhiều trong chương trình truyền hình. Đa số học sinh chọn tiếng Đức là ngoại ngữ thứ nhì, nhưng gần đây tiếng Tây Ban Nha đang được ưa chuộng và đã vượt qua tiếng Đức tại một số trường. Thật ra tiếng Đức là ngoại ngữ đầu tiên tại Thụy Điển cho đến năm 1950 cũng như trong phần còn lại của Bắc Âu.

[sửa] Tôn giáo

75% người dân Thụy Điển thuộc về đạo Tin lành Thụy Điển, từ 1527 cho đến 1999 đã là tôn giáo quốc gia. Số người của nhóm lớn thứ nhì, những người Muslim, rất khó được đoán chính xác. Tổng số những thành viên là vào khoảng 250.000 người. Công giáo La Mã có vào khoảng 150.000 người và Chính Thống giáo Đông phương 100.000 người. Bên cạnh đó tại Thụy Điển có khoảng 23.000 người của Nhân chứng Jehova và vào khoảng 10.000 người theo đạo Do Thái.

[sửa] Cuộc sống xã hội

Khu phố cổ của Stockholm
Khu phố cổ của Stockholm
Xem chi tiết: Hệ thống phúc lợi xã hội Thụy Điển
Xem chi tiết: Hệ thống đào tạo Thụy Điển

"Mô hình Thụy Điển", một khái niệm của thập niên 1970, ám chỉ hệ thống phúc lợi xã hội, một hệ thống phúc lợi và chăm lo xã hội rộng khắp, là kết quả của sự phát triển hằng trăm năm. Trong thời gian từ năm 1890 đến 1930 một phần cơ sở cho một hệ thống phúc lợi xã hội đã thành hình, nhưng mãi đến những năm của thập niên 1930, đặc biệt là từ khi Đảng Công nhân Dân chủ Xã hội Thụy Điển thành lập chính phủ năm 1932, việc xây dựng một quốc gia phúc lợi xã hội mới trở thành một dự án chính trị và được đẩy mạnh. Hệ thống phúc lợi xã hội Thụy Điển cuối cùng đã bao gồm tất cả mọi người từ trẻ em (thông qua hệ thống chăm sóc trẻ em của làng xã) cho đến những người về hưu (thông qua hệ thống chăm sóc người già của làng xã).

Mãi đến thập niên vừa qua mới có những thay đổi lớn. Một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng đầu thập niên 1990 đã dẫn đến việc cắt giảm các phúc lợi xã hội và sự phát triển nhân khẩu như đã dự đoán đã buộc phải xây dựng lại toàn bộ hệ thống hưu trí, hệ thống mà từ nay được gắn liền vào phát triển kinh tế. Thế nhưng các cuộc bầu cử vừa qua đã cho thấy là chính những phần cốt lõi của hệ thống phúc lợi xã hội rất được người công dân yêu mến.

[sửa] Văn hoá

Xem chi tiết: Văn hoá Thụy Điển

[sửa] Văn học

Vào đầu Phong trào Cải cách nền tảng cho một tiếng Thụy Điển thống nhất bắt đầu hình thành. Văn học mang tính chất tôn giáo chiếm lĩnh ưu thế trong suốt thời kỳ này.

Vào năm 1732 số đầu tiên của tờ tuần báo đầu tiên, Then swänska Argus, được phát hành. Olof Dalin, người phát hành tờ tuần báo này, chủ yếu hướng về giới bạn đọc là người thường dân. Trong những người cùng thời với Dalin nổi bật nhất là bà Hedvig Charlotta Nordenflycht. Thơ của bà một phần mang tính chất cá nhân và trữ tình, một phần khác mang dấu ấn của cuộc đấu tranh vì các quyền trí thức của phụ nữ.

Erik Gustaf Geijer cũng như người sau ông là Esaias Tegnér là những người đại diện cho trường phái lãng mạn quốc gia trong Thời kỳ Lãng mạn. Với bài thơ Vikingen Geijer đã đưa hình tượng của người Viking đi vào văn học. Cũng trong thời kỳ này các tiểu thuyết đầu tiên bắt đầu được phát hành, đáng kể nhất là Carl Jonas Love Almqvist với quyển tiểu thuyết Drottningens juvelsmycke (Châu báu của hoàng hậu).

Selma Lagerlöf, tranh vẽ của Carl Larsson (1909)
Selma Lagerlöf, tranh vẽ của Carl Larsson (1909)

August Strindberg và Selma Lagerlöf là hai nhà văn nổi bật nhất trong thời gian từ cuối thế kỷ 19 cho đến Đệ nhất thế chiến. Với hai tác phẩm Fadren (Cha) năm 1887 và Fröken Julie (Người con gái tên Julie) Strindberg đã đạt đến giới bạn đọc quốc tế. Người đoạt giải Nobel Selma Lagerhöf bắt đầu được giới công khai biết đến qua quyển tiểu thuyết Gösta Berlings saga.

Nền văn học sau năm 1914 hướng về các đề tài xã hội nhiều hơn thời gian trước đó. Sigfrid Siwertz, Elin Wägner và Hjalmar Bergman miêu tả đất nước Thụy Điển đương thời trong thời gian chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp.

Thời kỳ Hiện đại trong văn học Thụy Điển bắt đầu trong những thập niên sau Đệ nhị thế chiến. Giữa những năm 1960 bắt đầu có một cuộc đổi hướng trong văn học Thụy Điển. Nhận thức mới về chính trị thế giới đòi hỏi một nền văn học phê bình xã hội. Per Olov Enquist viết quyển tiểu thuyết mang tính chất tài liệu về việc trục xuất những người Balt từ Thụy Điển về Liên bang Xô viết. Các nhà văn khác như Pär Westberg và Sara Lidman viết về tình trạng của thế giới bên ngoài. Trong những năm của thập kỷ 1970 văn học Thụy Điển trở về đề tài sử thi. Trong nhiều tác phẩm cùng chủ đề, từng vùng đất của Thụy Điển đã được miêu tả lại trong lúc chuyển đổi giữa cũ và mới. Lars Norén với bi kịch gia đình Modet att döda (Can đảm để giết người) năm 1980 đã trở thành nhà viết bi kịch nổi tiếng nhất của những thập niên kế tiếp.

[sửa] Phim

Xem chi tiết: Phim Thụy Điển

Vào khoảng năm 1910 Thụy Điển bắt đầu sản xuất phim thường xuyên. Chẳng bao lâu phim Thụy Điển đạt chất lượng đến một mức độ làm cho cả thế giới biết đến. Thế nhưng khi phim có âm thanh ra đời và kèm theo đó là việc tự giới hạn trong thị trường nhỏ nói tiếng Thụy Điển, phim Thụy Điển giảm sút xuống mức độ thấp về nghệ thuật. Mãi đến sau Đệ nhị thế chiến phim Thụy Điển mới trãi qua một cuộc đổi mới về chất lượng nghệ thuật. Trước tiên là trong thể loại phim tài liệu, thí dụ như phim Con người trong thành phố của Arne Sucksdorf đã đoạt được giải thưởng Oscar. Thể loại phim thiếu niên và nhi đồng cũng đạt được sự quan tâm của thế giới.

[sửa] Âm nhạc

Thụy Điển nổi tiếng về thể loại nhạc Pop với các ban nhạc được cả thế giới biết đến như ABBA, Roxette, Ace of Base và Army of Lovers. Thuộc về các ban nhạc nổi tiếng hiện nay là Looptroop và The Hives. Bên cạnh đó, Thụy Điển cũng là một đất nước có nền nhạc Metal phát triển cực kì mạnh mẽ với những cái tên đã quá quen thuộc với các rockfan trên toàn thế giới như Dark Funeral, Dark Tranquillity hay Pain Of Salvation.

[sửa] Kiến trúc

Xem chi tiết: Kiến trúc Thụy Điển

[sửa] Các lễ hội và phong tục tập quán đặc trưng

Lễ hội giữa hè (tranh vẽ của Anders Zorn 1897)
Lễ hội giữa hè (tranh vẽ của Anders Zorn 1897)
Cây nêu của lễ hội giữa hè
Cây nêu của lễ hội giữa hè

Ngày 6 tháng 1 là ngày lễ Trettondedag jul (lễ Ba Vua còn gọi là lễ Hiển Linh), đây là ngày lễ quốc gia tại Thụy Điển chủ yếu theo đạo Tin Lành.

Vào ngày 13 tháng 1, Tjugondedag jul (còn gọi là Tjugondag jul hay Knut), mùa Giáng Sinh chấm dứt. Thỉnh thoảng có lễ hội cuối cùng, nến và các vật trang hoàng được tháo gở xuống và cây Nô en được mang ra ngoài.

Valborgsmässoafton được chào mừng vào ngày 30 tháng 4. Người dân quay quanh các lửa trại lớn, có phát biểu chào mừng mùa Xuân và hát các bài ca về mùa Xuân. Đặc biệt ở tại Lund và Uppsala thì Valborg vào đêm trước ngày 1 tháng 5 là một lễ hội sinh viên quan trọng. Đúng 15 giờ tất cả mọi người đều đội mũ sinh viên lên là hát những bài ca sinh viên. Vào đêm đó thường người ta uống nhiều rượu.

Ngày 6 tháng 6, Svenska flaggans dag, là ngày lễ quốc khánh của Thụy Điển. Đầu tiên là "Flaggentag" (Ngày Quốc kỳ), ra đời vào năm 1916, ngày 6 tháng 6 là lễ quốc khánh từ năm 1983 và từ năm 2005 cũng là ngày lễ chính thức.

Lễ hội giữa hè (Midsommarfest) được mừng vào đêm rạng sáng ngày thứ Bảy đầu tiên sau ngày 21 tháng 6. Lễ hội này được ăn mừng lớn chỉ có thể so sánh được với lễ Giáng Sinh. Thụy Điển đẹp nhất vào đêm "midsommarafton" cuối tháng 6, khi ánh sáng mặt trời có thể nhìn thấy 24 tiếng liên tục ở miền Bắc và ở miền Nam chỉ có vài tiếng là hoàng hôn và rạng sáng. Ngày lễ này có truyền thống rất lâu đời và có nguồn gốc từ các lễ hội chào mừng mùa Hè từ thời kỳ Tiền Lịch sử. Trên khắp mọi nơi ở Thụy Điển người dân ca hát và nhảy múa chung quanh cây nêu tháng 5 được trang hoàng bằng cành cây và bông hoa, có lẽ là biểu tượng quốc gia Thụy Điển nổi tiếng nhất.

Vào tháng 8 bắt đầu có tôm cua tươi đầu mùa ở chợ. Lễ hội chào mừng được gọi là Kräftskiva và được tổ chức không có thời điểm nhất định. Người dân ăn tôm cua luộc cho đến khi no và uống kèm theo đó là rượu mạnh.

Tại miền Bắc Thụy Điển còn có Surströmmingsfest vào cuối mùa Hè. Việc ăn cá trích được ủ trước cùng với khoai tây hay với tunnbröd (một loại bánh mì khô) trong dịp lễ này đòi hỏi phải có khẩu vị "cứng cáp".

Lễ Lucia (Luciafest) bắt đầu vào sáng ngày 13 tháng 12 và tại Thụy Điển là ngày của Nữ hoàng ánh sáng. Người con gái đầu trong gia đình xuất hiện với một váy trắng và mang trên đầu một vòng hoa được làm từ cành cây của một loài cây việt quất (Vaccinium vitis-idaea) và nến, đánh thức gia đình và mang thức ăn sáng đến tận giường. Trường học và nơi làm việc trên toàn nước được các đoàn diễu hành đến thăm viếng vào sáng sớm. Các cô gái trẻ mang váy trắng dài đến gót chân cùng với nến trên đầu và tay, đi cùng là các nam thiếu niên mang quần áo trắng và đội nón chóp dài được trang điểm bằng nhiều ngôi sao.

[sửa] Thể thao

Xem chi tiết: Thể thao Thụy Điển

Thể thao là một phong trào quần chúng tại Thụy Điển với khoảng độ một nửa dân số tham gia tích cực. Hai môn thể thao chính là bóng đá và khúc côn cầu trên băng. Zlatan Ibrahimovic, Henrik Larsson và Fredrik Ljungberg thuộc về những ngôi sao bóng đá của Thụy Điển và trong số những người nổi tiếng trong bộ môn khúc côn cầu trên băng phải kể đến Markus Näslund, Peter Forsberg, Mats Sundin, Daniel Alfredsson, Niklas Lidström, Börje Salming và Pelle Lindbergh.

Số người chơi các môn thể thao cưỡi ngựa nhiều chỉ sau bóng đá, phần lớn là phụ nữ. Tiếp theo sau đó là golf, điền kinh và các môn thể thao đồng đội như bóng ném, khúc côn cầu trong nhà (tiếng Anh: Floorball), bóng rổ và ngoài ra là bandy tại các vùng phía Bắc.

Các vận động viên quần vợt thành công bao gồm Björn Borg, Mats Wilander và Stefan Edberg.

Rất nhiều người Thụy Điển đã lập thành tích quốc tế trong điền kinh, thí dụ như Patrik Sjöberg - kỷ lục nhảy cao nam châu Âu, hay Kajsa Bergqvist - kỷ lục nhảy cao nữ, và người đoạt huy chương vàng Thế vận hội Stefan Holm. Hai vận động viên Thụy Điển khác đoạt huy chương vàng tại Thế vận hội mùa Hè 2004 là Carolina Klüft trong bộ môn điền kinh nữ bảy môn và Christian Olsson trong bộ môn nhảy ba bước.

Các vận động viên nổi tiếng khác của Thụy Điển bao gồm Ingemar Johansson (đấm bốc hạng nặng), Annika Sörenstam (đánh golf), Jan-Ove Waldner (nguyên vô địch bóng bàn 5 lần) và Tony Rickardsson (đua mô tô).

Trong trường học, trên bãi cỏ hay trong công viên brännboll, một bộ môn thể thao tương tự như bóng chày, thường hay được chơi để giải trí. Trong các thế hệ lớn tuổi các bộ môn thể thao giải trí khác là kubb và boules.

[sửa] Những ngày lễ

Xem chi tiết: Những ngày lễ của Thụy Điển
Ngày Tên Tên bằng tiếng Thụy Điển Ghi chú
1 tháng 1 Tết Dương Lịch Nyårsdagen
6 tháng 1 Lễ Ba Vua Trettondagen
Thứ sáu (không nhất định) Thứ sáu Tuần Thánh Långfredag Vào thứ sáu trước Phục Sinh
Chủ nhật (không nhất định) Lễ Phục Sinh Påskdagen
Thứ hai (không nhất định) Hậu Phục Sinh Annandag påsk Vào thứ hai sau Phục Sinh
1 tháng 5 Ngày Lao động Första maj Xem phần nói về lễ hội tại Thụy Điển
Thứ năm (không nhất định) Lễ Thăng Thiên Kristi himmelsfärdsdag 40 ngày sau Phục Sinh
Chủ nhật (không nhất định) Lễ Hạ Trần Pingstdagen 50 ngày sau Phục Sinh
Thứ hai (không nhất định) Whitmonday Annandag Pingst 51 ngày sau Phục Sinh
Thứ sáu thứ ba của tháng sáu Giao thừa Hạ chí Midsommarafton Bán chính thức
Thứ bảy thứ ba của tháng sáu Hạ chí Midsommardagen
Thứ bảy đầu tiên của tháng mười một Lễ Toàn Thiện Alla helgons dag
24 tháng 12 Giao thừa Giáng Sinh Julafton Bán chính thức
25 tháng 12 Giáng Sinh Juldagen
26 tháng 12 Ngày tặng quà (Boxing Day) Annandag jul
31 tháng 12 Giao thừa dương lịch Nyårsafton Bán chính thức
Tất cả chủ nhật Ngày nghỉ chính thức

[sửa] Xem thêm

  • Truyền thanh và truyền hình tại Thụy Điển
  • Danh sách các trường Đại học tại Thụy Điển
  • Quan hệ quốc tế của Thụy Điển
  • Quân đội Thụy Điển
  • Danh sách các cuộc chiến tranh của Thụy Điển
  • Viện Hàn lâm Hoàng gia Thụy Điển
  • Giao thông tại Thụy Điển
  • Danh sách các công ty Thụy Điển
  • Danh sách báo chí Thụy Điển

[sửa] Liên kết ngoài


Các nước châu Âu
Albania | Andorra | Áo | Azerbaijan1 | Ba Lan | Belarus | Bỉ | Bosna và Hercegovina | Bồ Đào Nha | Bulgaria | Croatia |
Cộng hòa Séc | Đan Mạch | Đức | Estonia | Hà Lan | Hy Lạp | Hungary | Iceland | Ireland | Kypros (Síp)2 | Latvia | Liechtenstein | Litva | Luxembourg |
Macedonia | Malta | Moldova | Monaco | Montenegro | Na Uy | Nga1 | Phần Lan | Pháp | Romania | San Marino | Serbia | Slovakia | Slovenia |
Tây Ban Nha | Thổ Nhĩ Kỳ1 | Thụy Điển | Thụy Sỹ | Ukraina | Thành Vatican (Toà Thánh) | Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland | Ý
Các lãnh thổ phụ thuộc: Akrotiri2 | Dhekelia2 | Quần đảo Faroe | Gibraltar | Guernsey | Jan Mayen | Jersey | Đảo Man | Svalbard
1. Nước nằm một phần ở châu Á. 2. Về địa lý thì ở châu Á, nhưng được coi là châu Âu vì các lý do văn hoá và lịch sử.


Liên Minh Châu Âu
Áo | Ba Lan | Bỉ | Bồ Đào Nha | Cộng hòa Séc | Đan Mạch | Đức | Estonia | Hà Lan | Hungary | Hy Lạp | Ireland | Kypros (Síp) | Latvia | Litva | Luxembourg |
Malta | Phần Lan | Pháp | Slovakia | Slovenia | Tây Ban Nha | Thụy Điển | Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland | Ý



Hội đồng Bắc Âu Biểu trưng của Hội đồng Bắc Âu
Đan Mạch | Phần Lan | Iceland | Na Uy | Thuỵ Điển
Thành viên phụ
Åland | Quần đảo Faroe | Greenland


Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com