Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Liban – Wikipedia tiếng Việt

Liban

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

الجمهوريّة اللبنانيّة
Al-Jumhuriyah al-Lubnaniya
Quốc kỳ của Liban Quốc huy của Liban
(Quốc kỳ) (Quốc huy)
Khẩu hiệu quốc gia: Kūllūnā li-l-waṭan, li-l-'ula wa-l-'allam
(Tiếng Ả Rập: "Toàn dân! Vì Tổ quốc, vì Quốc hiệu và Vinh quang!")
Quốc ca: Kulluna lil-watan lil 'ula lil-'alam
Bản đồ với nước Liban được tô đậm
Thủ đô Beirut

33°54′N 35°32′E

Thành phố lớn nhất Beirut
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Ả Rập[1]
Chính phủ
 • Tổng thống
 • Thủ tướng
Cộng hòa
Émile Lahoud
Fouad Siniora
Độc lập
 • Tuyên bố
 • Công nhận
Từ chính phủ Vichy Pháp
26 tháng 11, 1941
22 tháng 11, 1943
Diện tích
 • Tổng số
 • Nước (%)
 
10.452 km² (hạng 161)
1,6%
Dân số
 • Ước lượng năm 2005
 • Thống kê dân số 1932
 • Mật độ
 
3.826.018[2] (hạng 123)
861.399[3]
358 người/km² (hạng 16)
HDI (2003) 0,759 (hạng 81) – trung bình
GDP (2005)
 • Tổng số (PPP)
 • Trên đầu người (PPP)
 
$19,49 tỷ đô la Mỹ (hạng 116)
$5,100 đô la Mỹ (hạng 130)
Đơn vị tiền tệ Bảng Liban (LL, LBP)
Múi giờ
 • Quy ước giờ mùa hè
EET (UTC+2)
EEST (UTC+3)
Tên miền Internet .lb
Mã số điện thoại +961

Cộng hòa Liban (hay Libăng; tiếng Pháp: Liban; tiếng Do Thái: לבנון Lebanon; tiếng Ả Rập: الجمهوريّة اللبنانيّة Al-Jumhuriyah al-Lubnaniya) là một quốc gia nhỏ tại vùng Trung Đông có nhiều núi, nằm cạnh bờ biển đông của Địa Trung Hải. Nó giáp với Syria về phía bắc và đông, và Israel về phía nam, có bờ biển hẹp dọc theo ranh giới tây. Quốc kỳ Liban có cây tuyết tùng Lebanon màu xanh trên nền trắng, và hai đường sọc đỏ có chiều cao một phần tư.

Cái tên Lebanon (viết theo tiếng Anh) (cũng được viết là "Loubnan" hay "Lebnan") có nguồn gốc từ ngôn ngữ Semitic, nghĩa là "trắng", để chỉ đỉnh núi tuyết phủ ở Núi Liban.

Trước Nội chiến Liban (1975–1990), nước này được thịnh vượng đáng kể. Vào tháng 6 năm 2006, sau phần lớn của nước này được ổn định hóa, xung đột với Israel và Hezbollah làm cả lính và thường dân bị thương nặng nề, cơ sở hạ tầng thường dân bị hư nặng nề, và nhiều dân cư bị đuổi ra nhà cửa.

Mục lục

[sửa] Lịch sử

Xem chi tiết: Lịch sử Liban

[sửa] Lịch sử Liban từ buổi đầu tới khi độc lập năm 1943

Liban là quê hương của người Phoenicia, một dân tộc đã di cư tới đây bằng đường biển ngang qua Địa Trung Hải trước khi Alexander Đại đế lên ngôi. Carthage, mối đe dọa của La Mã, từng một thời là thuộc địa của người Phoenicia. Alexander đã đốt thành Tyre, thành phố hàng đầu của Phoenicia, chấm dứt thời kỳ độc lập của họ. Đất nước này trở thành một phần của nhiều đế chế tiếp sau, trong số đó có Ba Tư, La Mã, Byzantine, Ả Rập, Thập tự chinhĐế chế Ottoman.

Liban từng là một phần của Đế chế Ottoman trong hơn 400 năm, nhưng sau Thế chiến thứ nhất, vùng này thuộc nước Syria, ủy trị của Pháp. Sau đó Pháp chia Syria thành nhiều vùng đất theo sắc tộc, Liban trở thành vùng đa số Thiên Chúa giáo. Khi ấy nó cũng bao gồm nhiều vùng có người Hồi giáo và người Druze sinh sống.

Liban và Syria cùng giành được độc lập năm 1943, trong khi Pháp đang bị Đức xâm chiếm. Tướng Henri Dentz, Cao uỷ của chính quyền Vichy tại Syria và Liban đóng vai trò quan trọng trong việc giành độc lập của cả hai nước. Sau khi độc lập, Anh lo ngại nước Đức Phát xít sẽ tìm cách lôi kéo Liban và Syria rồi xâm lược Ai Cập cũng như Kênh Suez từ phía sau, cho quân đổ bộ xuống gần Beirut. Các trận chiến ít xảy ra, nhưng lực lượng đồng minh giữ được quyền kiểm soát vùng này cho tới tận cuối Thế chiến thứ hai. Những người lính Pháp cuối cùng rút đi năm 1946. Bản Hiệp ước Quốc gia năm 1943 của Liban quy định Tổng thống nước này phải là một người Thiên chúa giáo và Thủ tướng phải là người Hồi giáo. Lịch sử Liban từ khi giành lại độc lập được đánh dấu bởi những giai đoạn thay đổi giữa ổn định và hỗn loạn chính trị (gồm cả cuộc xung đột dân sự năm 1958) cùng với sự thịnh vượng nhờ vị trí trung tâm tài chính và thương mại của Beirut ở trong vùng.

[sửa] Chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1948

Xem chi tiết: Chiến tranh Ả Rập-Israel 1948

Năm 1947, Thủ tướng Hồi giáo của Liban, Riad Solh, thúc giục Liên đoàn Ả Rập ngăn chặn sự chia cắt của Palestine, và ủng hộ sự thàh lập Quân đội giải phóng Ả Rập. Ngày 15 tháng 5 năm 1948, các đơn vị quân đội Liban vượt biên giới Palestine tại Rosh HaNikra để tấn công vào Israel vừa thành lập. Cuộc tấn công thất bại.

Sau một loạt các thắng lợi của Israel tại Thung lũng Jordan, Quân đội giải phóng Ả Rập, do tướng Fawzi Kaukji chỉ huy bị chia cắt khỏi các căn cứ tại Syria, và Liban đảm nhận việc cung cấp hậu cần cho họ. Ngày 31 tháng 10 năm 1948, Quân đội giải phóng Ả Rập bị đánh bại nặng nề tại Trận Sasa và buộc phải rút chạy vào Liban, Các lực lượng quốc phòng Israel vừa thành lập đuổi theo. Liban nhanh chóng chấp nhận ngừng bắn và quân đội rút đi. Biên giới tiếp tục bị đóng cửa, nhưng yên tĩnh, cho tới tận sau cuộc Chiến tranh sáu ngày năm 1967.

[sửa] Cái gọi là "nội chiến"; một thuật ngữ bình phong

Xem chi tiết: Nội chiến Liban

Cho tới khi xảy ra cái gọi là nội chiến Liban, thuật ngữ bình phong về một loạt các trận đánh nhưng đa số do nguyên nhân ảnh hưởng từ nước ngoài chứ không phải bên trong, Beirut, thủ đô Liban nổi tiếng về các đại lộ rộng lớn, kiến trúc kiểu Pháp, hiện đại và được gọi là "Paris của Trung Đông". Liban từng được ví với Thụy Sĩ của Trung Đông (Swisra Ash Shark), vì có cùng quy chế trung lập trong các cuộc xung đột tương tự như cả Costa Rica ở Trung Mỹ và (cho tới gần đây) UruguayNam Mỹ.

[sửa] Khởi đầu cuộc chiến

Sau Chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1948, Liban trở thành nơi sinh sống của hơn 110.000 người tị nạn Palestine chạy trốn khỏi Israel. Sau Chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1967 và vụ Tháng chín đen thêm nhiều người tị nạn nữa tới đây. Tới năm 1975 con số này lên tới 300.000 người và Tổ chức giải phóng Palestine của Yassir Arafat chịu trách nhiệm về các hoạt động chính trị và quân sự của họ. Đầu thập niên 1970, những rắc rối nảy sinh khi nhiều người tị nạn Palestine tới phương nam. Ban đầu những trận chiến xảy ra giữa những người Palestine đó (được một số bên gọi là "dân quân chống Liban") và những người dân Liban "cánh tả" sống tại đó (những người thuộc các đảng cộng sản và xã hội). Khi các cuộc chiến ngày càng khốc liệt, các bên ngày càng có quan điểm xa nhau. Một bên là những người Thiên chúa giáo kháng chiến ban đầu do Bachir Gemayel lãnh đạo và sau này là Samir Geagea. Bên kia gồm liên minh những người tị nạn Palestine, người Hồi giáo Sunni, và các lực lượng Druze thống nhất với nhau từ sau khi cùng phản đối Hiệp ước quốc gia năm 1943. Cái gọi là "cuộc nội chiến" khiến nước này không thể có được một chính phủ trung ương thật sự.

[sửa] Sự can thiệp của Syria và sự chiếm đóng Liban

Tháng 6 năm 1976 Syria gửi 40.000 quân vào Liban để giúp các chiến binh Maronite khỏi bị các lực lượng Ezzat Palestine đè bẹp. Cùng với quân Syria, các chiến binh Maronite đẩy lùi người Palestine ra khỏi Beirut về phía nam Liban. Trong vài năm sau đó, không khí chính trị thay đổi khi Syria liên minh với người Palestine khiến một số quân Maronite quay sang liên minh với Israel. Các lực lượng Syria tiếp tục ở lại Liban, áp chế chính phủ nước này cho tới tận năm 2005 và tiêu diệt hoàn toàn các quyền tự do cá nhân. Một số tù nhân chính trị người Liban hiện vẫn đang nằm trong các nhà tù Syria.

[sửa] Cuộc tấn công xâm chiếm đầu tiên của Israel

Sau nhiều vụ tấn công qua biên giới do các nhóm Palestine tiến hành ở miền nam Liban chống lại thường dân bên trong lãnh thổ Israel, Các lực lượng quốc phòng Israel xâm chiếm nước này ngày 14 tháng 3 năm 1978 trong cái gọi là Chiến dịch sông Litani. Vài ngày sau, Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua các nghị quyết 425 và 426, kêu gọi các lực lượng Do Thái rút lui, trừ bỏ các lực lượng Palestine và thành lập một lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế tại nam Liban, Lực lượng lâm thời Liên Hiệp Quốc tại Liban (UNIFIL). Năm 1978 Israel hoàn thành việc rút quân đội và chuyển giao quyền kiểm soát miền nam Liban cho Quân đội Nam Liban lực lượng của những người Thiên chúa giáo địa phương ủng hộ họ. Các lực lượng ủng hộ Palestine tiếp tục ở lại trong vùng vi phạm vào hiệp ước ngừng bắn của Liên Hiệp Quốc.

[sửa] Cuộc tấn công xâm chiếm lần hai của Israel

Các lực lượng vũ trang của Tổ chức giải phóng Palestin (PLO) tiếp tục sử dụng Liban làm căn cứ tấn công Israel bằng tên lửapháo, và những cuộc tấn công qua biên giới nhằm vào thường dân Israel. Ngày 6 tháng 6 năm 1982 Israel một lần nữa xâm chiếm Liban với mục tiêu tiêu diệt PLO. Các lực lượng Israel chiếm các vùng Ezzat ở phía nam biên giới Liban cho tới tận vùng Beirut. Kế hoạch của Israel ở Liban bắt đầu giảm xuống ngày 14 tháng 9 năm 1982, với cuộc ám sát lãnh đạo Phalangist và Tổng thống dân bầu Bachir Gemayel, người được coi là ngầm ủng hộ Israel. Những ngày sau đó, dân quân Phalangist dưới sự chỉ huy của Elie Hobeika, tiến vào các trại tị nạn Sabra và Shatila và thực hiện vụ Thảm sát Sabra và Shatila đầu tiên với sự ưng thuận của Lực lượng quốc phòng Israel khi ấy do Ariel Sharon Bộ trưởng quốc phòng chỉ huy, sau này ông bị Ủy ban Kahan coi là phải chịu trách nhiệm cá nhân vì đã không ngăn chặn cuộc thảm sát. Hezbollah, một nhóm quân đội và chính trị Hồi giáo Shi'a người Liban được thành lập từ năm 1982 chống lại sự xâm chiếm của Israel. Cũng trong năm 1983 các chiến binh đã giết hại 241 người Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ trong vụ đánh bom Beirut năm 1983.

Bản đồ Liban

Israel đã rút lui khỏi "vùng an ninh" vào mùa xuân năm 2000, theo lệnh của Thủ tướng Ehud Barak, người từng phục vụ tại vùng an ninh với tư cách Chỉ huy Nhân sự. Israel tiếp tục kiểm soát một vùng nhỏ được gọi là Shebaa Farms, mà Liban và Syria tuyên bố là thuộc lãnh thổ Liban nhưng Israel cho rằng nó là lãnh thổ cũ của của Syria và có cùng quy chế như Cao nguyên Golan. Liên Hiệp Quốc đã quyết định rằng Shebaa Farms không phải là một phần của Liban. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc kết luận rằng, vào ngày 16 tháng 6 năm 2000, Israel đã rút lực lượng của mình khỏi vùng Ezzat ở Liban theo đúng Nghị quyết 425 Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc năm 1978, khiến, theo ý kiến của Liên Hiệp Quốc, cuộc xâm chiếm năm 1982 đã chấm dứt.

Dù vậy, không hề có tuyên chiến chính thức giữa Liban và Israel trong những cuộc xung đột đã qua trong lịch sử, dù vào ngày 13 tháng 7 năm 2006 quan chức cả hai nước đã gọi những trận đánh gần đây là những "hành động chiến tranh". Hai nước không hề có bất kỳ một quan hệ mở nào thông qua một bên thứ ba để làm trung gian trong các cuộc xung đột.

[sửa] Hòa giải quốc tế

Một lực lượng đa quốc gia đã tới Beirut ngày 20 tháng 8 năm [1982]] để giám sát sự triệt thoái của PLO khỏi Liban, và sự tham gia hòa giải của Hoa Kỳ dẫn tới việc rút quân đội Syria và các chiến binh PLO khỏi Beirut.

Đây là giai đoạn phát triển của chủ nghĩa cấp tiến bên trong các bè cánh ở Liban và một số cuộc tấn công lớn vào các lực lượng Hoa Kỳ, gồm cả vụ đánh bom xe vào Đại sứ quán Hoa Kỳ và một vụ khác đẫm máu hơn, vụ đánh bom Beirut năm 1983.

Năm 1988 và 1989 tình trạng hỗn loạn lên cực điểm. Nghị viện không thể bầu ra người kế nhiệm Tổng thống Amine Gemayel (đã lên thay thế anh trai là Bachir năm 1982), và sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào ngày 23 tháng 9. Mười lăm phút trước khi kết thúc nhiệm kỳ, Gemayel chỉ định một bộ máy hành chính lâm thời do chỉ huy quân đội, tướng Michel Aoun, lãnh đạo. Người tiền nhiệm của ông, Selim al-Hoss, từ chối chấp nhận việc đề cử Aoun. Vì thế Liban rơi vào tình trạng không có tổng thống, với hơn 40 đội quân du kích cùng một chính phủ lâm thời do tướng Aoun cầm đầu. Chính phủ này muốn thực hiện một cuộc tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của bất kỳ bên nào, Syria cũng như các lực lượng chiếm đóng Israel. Để thực hiện điều đó, cả hai lực lượng chiếm đóng đều phải rút quân hay Liên Hiệp Quốc phải tham gia giám sát quá trình bầu cử.

[sửa] Chấm dứt xung đột quân sự, tiếp tục sự chiếm đóng của Syria

Thỏa thuận Taif năm 1989 được Liên đoàn Ả Rập hậu thuẫn đã đánh dấu những giai đoạn cuối cùng của cuộc xung đột quân sự, nhưng sự chiếm đóng của Syria và cuộc chiến kinh tế chống Liban thì vẫn còn đó. Các con số ước tính cho thấy trong 15 năm xung đột quân sự hơn 100.000 người đã thiệt mạng và 100.000 người bị thương.

[sửa] Phong trào giải phóng Liban

Tính hợp pháp của Thỏa thuận Taif năm 1989 đã bị nghi ngờ khi một tỷ lệ dân chúng coi đó như là các phương tiện để hợp pháp hóa một hệ thống chính trị kiểu xưng tội. Một số cuộc phản kháng nhân dân nổ ra trong giai đoạn 1989 và 1990 ủng hộ quan điểm của thủ tướng lâm thời Liban năm 1989, tướng Michel Aoun. Tướng Michel Aoun yêu cầu các lực lượng Syria và Israel phải rút lui, coi đó là điều kiện để có được những cuộc bầu cử nghị viện tự do; mục tiêu của chính phủ lâm thời khi ấy. Ông coi hai lực lượng chiếm đóng đó tương tự như cái gọi là "internal confessional conflict", với những âm mưu và sự lôi kéo từ các thế lực quân sự bên ngoài. Tháng 10 năm 1990 lực lượng chiếm đóng Syria lật đổ chính phủ lâm thời, buộc tướng Aoun phải sang Paris và phong trào yêu nước do ông lãnh đạo phải chuyển qua hoạt động bí mật cho tới khi Syria rút quân năm 2005.

Ngày 25 tháng 5 năm 2000, Israel đơn phương rút quân khỏi miền nam Liban theo Hiệp ước 425 năm 1978 của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc. Ngày 2 tháng 9 năm 2004, Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc hủy bỏ các nghị quyết trước đó, đặc biệt là các nghị quyết 425 (1978), 520 (1982) và 1553 (tháng 7 năm 2004), thông qua Nghị quyết 1559, do Hoa Kỳ và Pháp hậu thuẫn. Nghị quyết đề xuất rằng "tất cả các lực lượng nước ngoài phải rút lui khỏi Liban" để cho phép tổ chức các cuộc bầu cử tự do. Dù không rõ ràng đề cập tới, mục tiêu của nghị quyết này ám chỉ tới sự rút lui của các lực lượng Syria. Tuy nhiên, những bên đã ký kết vào Thỏa thuận Taif không đưa ra điều luật yêu cầu quân đội chiếm đóng Syria phải rút khỏi Liban, hay phải lưu ý tới quyết định của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc. Từ năm phong trào yêu nước Liban thông qua các nước phương Tây đã yêu cầu quân đội chiếm đóng Syria phải rút lui. Việc rút quân Syria càng bị thúc ép với vụ ám sát Thủ tướng Hariri năm 2005.

[sửa] Tái thiết, hay nợ nần?

Sau khi chấm dứt cuộc xung đột quân sự, sự chiếm đóng của Syria đã góp phần làm phát triển nền kinh tế Liban. Đất nước này được coi là đã hồi phục từ các ảnh hưởng chiến tranh, với các khoản đầu tư nước ngoài và tăng trưởng du lịch, tuy thế vẫn còn phải gánh chịu nhiều khoản nợ nần và tiêu chuẩn cuộc sống của người dân giảm sút. Các lực lượng chiếm đóng Syria chiếm nhiều vùng rộng lớn đất nước cho tới tận tháng 4 năm 2005 (xem Cách mạng Cedar bên dưới), và Iran thiết lập một ảnh hưởng rất lớn tới các lực lượng Hezbollah tại Thung lũng Beqaa và Nam Liban. Chính phủ Liban cảm thấy hài lòng với ảo giác hòa bình và ổn định. Xã hội dân sự Liban có khá nhiều tự do so với bất kỳ một xã hội nào khác trong thế giới Ả rập, nhưng một số người Liban vẫn còn bị cách ly khỏi xã hội và một số khác vẫn là các tù nhân chính trị tại Syria. Chính phủ đưa ra chương trình tái thiết khu kinh doanh Beirut trong thời gian 12 năm và đã hoàn thành phần lớn công việc.

[sửa] Cách mạng Cedar (Phong trào giải phóng Liban cuối cùng đã được một bộ phận dân cư còn lại miễn cưỡng gia nhập)

Xem chi tiết: Cách mạng Cedar

Ghi chú: Truyền thông quốc tế đưa ra thuật ngữ "Cách mạng Cedar", nhưng báo chí Liban thường dùng thuật ngữ "(Cuộc nổi dậy) giành độc lập Intifada."

[sửa] Vụ ám sát Hariri

Rafik Hariri (1944-2005)
Rafik Hariri (1944-2005)

Trong thời kỳ cầm quyền bằng khủng bố của mình, quân chiếm đóng Syria đã ám sát các nhà chính trị và các nhân vật truyền thông Liban, và vụ ám sát cuối cùng đã gây phản ứng tiêu cực từ bộ phận rộng lớn dân chúng Liban. Yếu tố cuối cùng này chính là phản ứng sau vụ ám sát Hariri, sự kiện này đã thức tỉnh tình cảm yêu nước của người dân Liban thể hiện qua phong trào yêu nước (giải phóng) Liban, xuất hiện từ năm 1989, và yêu cầu việc rút quân đội Syria ra khỏi lãnh thổ Liban.

Sự kiện mấu chốt này diễn ra ngày 14 tháng 2 năm 2005, sau 10 năm chiếm đóng của Syrian, một cuộc tranh giành quyền lực được che đậy dưới vỏ bọc tình trạng ổn định chính trị bị bóc trần, khi nhân dân Liban bàng hoàng trước vụ ám sát cựu Thủ tướng Rafik Hariri trong một vụ đánh bom xe. Đa số mọi người tin rằng Syria chịu trách nhiệm về vụ này, bởi sự hiện diện quân đội và tình báo rộng khắp của họ trên lãnh thổ Liban, và sự chia rẽ rõ rệt giữa Hariri và Damascus về vấn đề sửa đổi hiến pháp được Syria hậu thuẫn cho phép kéo dài nhiệm kỳ của Tổng thống Lahoud's, người ủng hộ Syria. Tuy nhiên, Syria đã bác bỏ mọi sự dính líu.

Một số người cho rằng có thể Mossad của Israel và/hay CIA của Hoa Kỳ có dính dáng vào vụ này, với mục đích làm căng thẳng tình hình quan hệ Liban-Syria nhằm mở đường cho cuộc xâm lược năm 2006 của Israel, sau khi đã buộc người Syria phải rút đi. Nhưng cũng cần nhớ rằng vụ ám sát diễn ra ngay sau ngày công bố kết quả cuộc bầu cử tạm thời ở Iraq, trong đó ứng cử viên được Hoa Kỳ hậu thuẫn không giành được chiến thắng và vì thế có thể vụ ám sát này diễn ra vào thời điểm đó để đánh lạc hướng dư luận.

Bản Báo cáo Mehlis của Liên hiệp quốc về vụ ám sát cho rằng diễn biến của sự kiện trong một thời điểm nhạy cảm như vậy chỉ có thể được thực hiện với sự hậu thuẫn và từ các nguồn của một tổ chức chính phủ. Vì thế mọi người thường cho rằng có một âm mưu đằng sau vụ ám sát này.

Một thời gian ngắn sau vụ ám sát, các công tố viên Liban đã đưa ra những giấy phép bắt giữ sáu người mang quốc tịch Australia, họ đã bỏ chạy khỏi Beirut tới Sydney Australia chỉ vài giờ sau vụ nổ. Các quan chức an ninh Liban tuyên bố những ghế ngồi nơi các công dân Australia từng sử dụng được kiểm nghiệm dương tính với các dấu vết chất nổ. Cảnh sát Liên bang Australia đã thẩm vấn mười cá nhân tại Sydney ngay khi họ đặt chân tới nơi sau chuyến bay từ Beirut và và kiểm tra chất nổ trên ba người. Trong khi những chú chó nghiệp vụ đầu tiên đã phát hiện mùi vị nghi vấn trên ghế ngồi của những vị khách đó, thì những thử nghiệm sau này lại cho thấy không có sự liên quan. Trong vòng 48 giờ, Cảnh sát Liên bang Australia đã tuyên bố không có bất kỳ sự liên quan nào của các các cá nhân đang bị Liban truy nã với vụ ám sát trên.

Bản Báo cáo Mehlis thực tế có ghi chú rằng những người Australia là những nghi phạm và lưu ý "rằng có sáu SIM card đã được sử dụng có liên quan tới vụ ám sát và việc sử dụng các SIM card đó đã chấm dứt vào thời điểm vụ nổ. Lưu ý rằng có sáu nghi phạm người Australia và sáu SIM card nghi vấn, một sự trùng hợp bất thường, Ủy ban tin rằng cần thận trọng cân nhắc các cuộc điều tra của Australia và Liban về vụ này." Ngay khi nhận được báo cáo điều tra của Australia, báo cáo Mehlis đã đưa ra kết luận như sau "...cuộc điều tra do chính quyền Australia tiến hành và những phát hiện có được phải được coi là mang tính quyết định." Kết luận cuối cùng của bản báo cáo nói chắc chắn có sự dính líu của các cơ quan an ninh Syria và Liban tới vụ ám sát.

Ngày 2 tháng 6, 2005, nhà báo và là nhà sử học Samir Kassir, cũng là một thành viên sáng lập Phong trào Dân chủ Cánh tả đã bị ám sát bởi một vụ đánh bom xe.

Chưa tới một tháng sau, ngày 21 tháng 6, 2005, George Hawi, cựu Tổng Thư ký Đảng Cộng sản Liban cũng bị ám sát bởi một vụ đánh bom xe tại Beirut.

Ngày 25 tháng 9, 2005, đã có những vụ ám sát bất thành nhắm vào một nhà báo thuộc Liên đoàn Phát thanh Liban, trong đó May Chidiac đã mất cẳng chân trái và bị nhiều vết thương trầm trọng ở tay trái, sau này bà đã phải cắt cụt tay trái. Vì thế, May Chidiac được trao giải UNESCO/Guillermo Cano World Press Freedom Prize 2006.

Ngày 12 tháng 12, 2005, nhà báo Gebran Tueni, tổng biên tập và là giám đốc điều hành tờ báo An-Nahar đã bị ám sát trong một vụ đánh bom xe ở ngoại ô Beirut.

[sửa] Những cuộc biểu tình

Vụ ám sát Hariri mở đầu cho những cuộc biểu tình to lớn chống Syria của những người dân Liban tại Beirut, yêu cầu chính phủ thân Syria từ chức. Sau những ví dụ như Cách mạng Hồng và Cách mạng Cam năm 2004, hành động phản kháng này của dân chúng nhanh chóng được Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đặt tên "Cách mạng Cedar", và cái tên này nhanh chóng được sử dụng trên các phương tiện truyền thông quốc tế. Khá trùng hợp, một cuộc nổi dậy tương tự đã diễn ra năm 1989 cùng phản đối sự chiếm đóng của Syria đã bị những người yêu nước Liban coi là không phù hợp. Tuy nhiên, các sự kiện năm 1989 đã bị truyền thông quốc tế ỉm đi. Ngày 28 tháng 2, 2005, đối mặt với hơn 70,000 người biểu tình tại Quảng trường Martyrs, Thủ tướng Omar Karami và nội các đã phải từ chức. Họ tạm thời ở lại chức vụ trong khi chờ đợi việc chỉ định những ứng cử viên mới, theo quy định của hiến pháp.

Đáp lại, Hezbollah đã tổ chức những cuộc phản biểu tình lớn với 1.2 triệu người tham dự [1], ngày 8 tháng 3 tại Beirut, ủng hộ Syria và buộc tội Israel cùng Hoa Kỳ can thiệp vào công việc nội bộ của Liban. Sự bất đồng này giữa Hezbollah và người dân Liban đã được dàn xếp tháng 2 năm 2006 khi phong trào yêu nước Liban, vì muốn vận động tình cảm yêu nước của mọi người dân, đã ký kết một thỏa thuận giải giáp với Hezbollah. Tuy nhiên, sáng kiến ngoại giao này đã không được chính phủ Liban chấp thuận, bởi vì đa số thành viên vẫn đang trong cuộc đối đầu giữa phe cánh Hồi giáo sunnite/shiite, cũng như về Ả rập, Đạo hồi và các quốc gia Israel. Ý tưởng về toàn thể nhân dân Liban, một khái niệm thế kỷ 21 trái ngược với sự xác định theo họ tộc, dường như chỉ giới hạn với phong trào yêu nước Liban, dù Hezbollah cũng có cùng mong muốn, như đã được thể hiện trong sáng kiến mà họ đồng thuận (và sau này đã bị hủy bỏ).

Ngày 14 tháng 3, một tháng sau vụ ám sát Hariri, những đoàn người diễu hành tại Quảng trường Martyrs ở Liban đã lên tới 1.5 triệu người, [2]. Những người phản kháng thuộc mọi phe phái (thậm chí gồm cả một số người Shiites) yêu cầu điều tra sự thực vụ ám sát và giành lại độc lập từ tay Syria. Những người biểu tình tái yêu cầu chủ quyền, dân chủ, và một quốc gia thống nhất, tự do khỏi Syria.

Trong các tuần lễ sau các vụ biểu tình, nhiều vụ đánh bom xảy ra tại các vùng Thiên chúa giáo gần Beirut. Dù chủ yếu gây thiệt hại vật chất, những hành động đó thể hiện mối nguy tái phát xung đột phe phái tại Liban.

Cuối cùng, và dưới sức ép từ cộng đồng quốc tế, Syria đã rút 15,000 quân chính quy của mình khỏi Liban. Những người lính Syria chính thức cuối cùng rút đi ngày 26 tháng 4, 2005. Ngày 27 tháng 4, 2005, Liban kỷ niệm ngày tự do đầu tiên khỏi Syria của họ.

[sửa] Cuộc bầu cử nghị viện không thành công

Sau nhiều tuần đàm phán thành lập một chính phủ mới không thành công, Thủ tướng Omar Karami đã lần thứ ba trong sự nghiệp chính trị của mình, từ chức ngày 13 tháng 4, 2005. Hai ngày sau, Najib Mikati, một doanh nhân triệu phú được giáo dục tại Hoa Kỳ và là cựu Bộ trưởng Giao thông vận tải và Công trình công cộng, đã được chỉ định làm Thủ tướng tạm quyền. Là người theo đường lối ôn hòa và ủng hộ Syria là Mikati đã củng cố được quyền lực nhờ sự ủng hộ của Phe đối lập, vốn từng tẩy chay các cuộc đàm phán trước đó.

Trong cuộc bầu cử nghị viện đầu tiên được tổ chức sau khi Syria rút quân khỏi Liban tháng 5 năm 2005, liên minh chống Syria của những người Hồi giáo Sunni, Druze và các đảng Thiên chúa giáo do Saad Hariri, con trai của cựu thủ tướng Rafik Hariri đã bị ám sát trước đó giành được đa số ghế tại nghị viện mới. Tuy nhiên, đảng yêu nước Liban không liên minh với các nhóm đó mà vẫn trung thành với tư tưởng bè phái của mình. Phong trào yêu nước chiếm đa số trong nghị viện trong khi họ kêu gọi đa số các tỉnh không đi bầu, vì cáo buộc có những gian lận trong bầu cử. Hai phần ba dân số đã tẩy chay cuộc bầu cử. Điều này khiến chính phủ Liban chỉ đại diện cho một phần ba nhân dân nước mình.

Sự hợp tác lẫn nhau kỳ lạ tới mức ở một số vùng những người phản đối Syria liên minh với Hezbollah còn những người khác lại liên minh với Đảng Amal. They did not win the two-thirds majority required to force the resignation of Syrian-appointed President Lahoud voted for by Rafic Hariri parliamentary bloc, due to the unexpectedly strong showing of retired army general Michel Aoun's Free Patriotic Movement party in Mount Lebanon. Aoun is arguably the strongest Lebanese figure in the new parliament. The majority in the parliament call him a "christian figure" although he and his party insist on his belonging to Lebanon first. Such is the intellectual gap found between those with a Lebanese sense of belonging, and those belonging to other than Lebanon, such as sectarian clans. The General Aoun is known previously for his anti-Syrian sentiment, Aoun aligned with politicians who were friendly to the Syrians in the past decade: Soleiman Franjieh Jr and Michel Murr. Their alliance dominated the north and the Metn District of Mount Lebanon. Saad Hariri and Walid Joumblat joined forces with the two staunchly pro-Syrian Shiite movements, Hezbollah and Amal, to secure major wins in the South, Bekaa, and Baabda-Aley district of Mount Lebanon. This alliance proved temporary and the last vestiges of civility between Joumblatt, who has called for the disarmament of Hezbollah, and the Shi'ite coalition came crashing down in December 2005. On February 6, 2006, Hezbollah signed an understanding of disarmement with Michel Aoun, which fell on deaf ears among all other parliament coalitions, eventhough it was an opportunity to save Lebanese from future horrid attacks by Israel.

[sửa] New government, old mentalities

After the elections, Hariri's Future Movement party, now the country's dominant political force, nominated Fouad Siniora, a former Finance Minister, to be Prime Minister. His newly formed representative government has obtained the vote of confidence from the parliament despite the lack of representation of Gen. Aoun.

On July 18, 2005, Lebanon has a newly elected parliament. It is dominated by an anti-Syrian coalition, yet which is pro-sectarian in its thinking, and in its disdain to Hezbollah's diplomatic intiative to disarm and join the socio-political structure. This parliament approved a motion to free Samir Geagea, who had spent most of the past 11 years in solitary confinement in an underground cell with no access to news. The motion was endorsed by pro-Syrian Lebanese President Emile Lahoud the next day. The following months proved the government's inability to begin the economic and political reforms promised to the people. Little has been done to pull the country out of the economic crisis in which it lingers still. Whilst the government loses credibility, the opposition, mainly comprised of Amal and Hezbollah (who are part of the government) and Gen. Aoun, is growing in popularity, even amongst other communities than Christians and Shi'as, not that this movement ever identified itself to religion, but only to Lebanon. Since the beginning of May, a series of demonstrations and strikes began to appear, proof of the people's discontent. [3]

[sửa] Criminal investigation

On September 1, 2005, four current and former officials of Lebanon -- the former head of General Security Maj Gen Jamil Sayyad, the former chief of police Maj Gen Ali Hajj, the former military intelligence chief Brig Gen Raymond Azar, and the commander of the Republican Guard Brig Gen Mustafa Hamdan -- were charged in connection with Hariri's assassination.[4]

On October 21, Detlev Mehlis, lead investigator in the UN Hariri Probe, released the report of the investigation. The report said that "many leads point to the direct involvement of Syrian Officials". [5]

Following the appointment of Mehlis' successor, the Belgian Serge Brammertz, in January 2006 the investigation has taken a different course after the new investigator decided to throw out evidence upon which Melhis had earlier relied. Brammertz' investigation has been conducted in a far more discreet manner and has been marked by a considerable more positive tone between the UN team and Damascus. Brammertz' 30-page report of June 2006 accused no specific party of perpetrating the crime, while asking for the investigation's mandate to be extended for another year [6].

[sửa] Withdrawal of Syrian troops

Major General Jamil Sayyed, the top Syrian ally in the Lebanese security forces, resigned on April 25, 2005. The following day the last 250 Syrian troops withdrew from Lebanon.

During the departure ceremonies, Syria's Chief of Staff Gen Ali Habib said that Syria's president had decided to recall his troops after the Lebanese army had been "rebuilt on sound national foundations and became capable of protecting the state."

UN forces led by Senegalese Brig Gen Mouhamadou Kandji were sent to Lebanon to verify the military withdrawal which was mandated by UN Security Council Resolution 1559.

[sửa] 2006 conflict with Israel

Xem chi tiết: 2006 Israel-Lebanon conflict
see also: 1982-2000 South Lebanon conflict

Tiêu bản:Current section The 2006 Israel-Lebanon conflict or 2006 Hezbollah-Israel conflict is a series of ongoing military actions and clashes in northern Israel and southern and central Lebanon between Hezbollah's armed wing and the state of Israel. Israeli shelling and airstrikes have resulted in the significant destruction of Lebanese infrastructure that have dual use as Hezbollah and Civilian infrastructure, including the main Beirut airport and national highway system. This has caused difficulty for the international community when responding with humanitarian aid to people not involved with Hezbollah. The Israeli state has repeatedly asked Lebanese civilians to leave southern Lebanon so that continued shelling and air strikes can pinpoint Hezbollah outposts and bunkers without hurting innocent people. Both Israeli and Hezbollah actions have left many Lebanese civilians trapped in the warzone; Israeli forces have destroyed bridges used to transport rockets and other ordnance from Syria to Hezbollah positions in southern Lebanon, and Hezbollah personnel have blocked village exits and stopped civilians from crossing the Litani river in an effort to maintain the presence of human shields.


[sửa] Current situation

See also: Israel's unilateral disengagement plan

On 12 July 2006, Lebanon became once again a battleground for regional and world powers, this time a confrontation between Israel and Hezbollah. The allegedly Iranian-backed Hezbollah attacked Israeli Defense Forces patrolling the "Blue Line," drawn by the UN as the official and final Lebanese-Israeli border. Eight Israeli soldiers were killed and two others were captured, as a result [7] [8]. The captured soldiers were removed further into Lebanon, and their condition remains unknown. Israeli Prime Minister Ehud Olmert called the soldiers' capture "an act of war," and his Cabinet prepared to approve more military action in Lebanon [9]. The UN has condemned the attack on and capture of Israeli soldiers by Hezbollah, considering the action as a "blatant breach of Security Council resolutions 425, 1559, 1655 and 1680."[10].

On 16 July 2006, the leaders of the G8, meeting at a summit in St. Petersburg, Russia, issued a joint statement on the crisis. In the statement, these leaders blamed Hezbollah for "reversing the positive trends that began with the Syrian withdrawal in 2005, and undermining the democratically elected government of Prime Minister Fouad Siniora". The statement also urges Israel "while exercising the right to defend itself, be mindful of the strategic and humanitarian consequences of its actions". It also states that Israel "exercise utmost restraint, seeking to avoid casualties among innocent civilians and damage to civilian infrastructure and to refrain from acts that would destabilize the Lebanese government"[11].

The U.S. and Israel consider Hezbollah a terrorist organization, and the U.S. has supported Israel's right to self defense. It is also important to note that much of the Arab world considers Hezbollah to be a legitimate resistance group (see main page). Lebanese Prime Minister Fouad Siniora said Beirut was unaware of the Hezbollah attack [12]. Lebanon's critics respond that under U.N. Resolution 1559, Lebanon was responsible for exercising sovereignty over its territory, and should have reigned in Hezbollah, although the Lebanese government had been effectively under Syrian control until only a year ago. Israel continued its response with Operation Just Reward[4], later renamed Operation Change of Direction.

The Israeli military strikes, aimed at Hezbollah facilities and civil infrastructure used to transport rockets and other ordnance from Syria, claimed the lives of over 750 Lebanese civilians and fighters and wounded at least 600. The continued rocket attacks by Hezbollah forces (at least 2500 by some estimates[5]) have killed approximately 70, (half of them civilians) and wounded hundreds.

The Israeli operation has resulted in the destruction of a large percentage of the Lebanese civil infrastructure including Lebanon's only international airport, certain sea ports, many roads, dozens of bridges on the Beirut - Damascus international highway and on other major roads linking various parts of Lebanon, a lighthouse, wheat silo, petrol stations, factories and fuel storage tanks. Israel claimed the targeting of the infrastructure was to disrupt the supply of arms from Syria and Iran, believed to be the sponsors of Hezbollah.

More than half a million civilians from Lebanon have fled their homes. In Israel, 1.5 million Israeli civilians left their homes in the north or taking shelter in underground bomb shelters due to rocket attacks by Hezbollah on Isreali cities. The non-targeted and generally random volley of Katyusha and RAAD missiles from Southern Lebanon have claimed the lives of over 30 Israelis including Israeli Arabs and has wounded over 400 others.

The level of destruction that has hit Lebanon has been described by the country's Prime Minister Fuad Seniora as "unimaginable." Seniora sent a desperate cry for the world to help stop the violence, and pressure Hezbollah and Israel into an immediate ceasefire so that peaceful negotiations might occur. Israel has said it will only consider a ceasefire offered by the Lebanese government if two goals are met – the removal and disarmament of Hezbollah, and the return of the kidnapped soldiers. [6] Although the government of Lebanon has appealed to the United Nations for aid in an immediate cease fire, several key countries of the United Nations Security Council, including those in the G8, specifically, United States and the United Kingdom, refuse to support such a move. Iran and Syria, the supporters of Hezbollah, also refused the deployment of international troops in Lebanon to maintain the peace.

On 25 July 2006, four unarmed UN observers from Austria, Canada, China and Finland, died after their UN post in the town of Khiam was hit by an Israeli air strike, a day before the Rome-summit which was called to find a solution for the crisis. Hezbollah forces were very close to the UN post. UN peacekeepers in south Lebanon contacted Israeli troops 10 times before an Israeli bomb killed four of them, an initial UN report says. The UN report says each time the UN contacted Israeli forces, they were assured the firing would stop. [13] Kofi Annan initially considered the death of the observers to be premeditated, which led to strong indignation from Israel. Following U.S. demands, the UN Council didn't condemn the Israeli attack on the UN observer post but settled for expressing its shock at the bombing. China, which had one of its peacekeepers killed in the air strike, had wanted a stronger statement condemning the attack.

On 30th July 2006, The UN Security Council expressed its "shock and distress" at an Israeli bomb attack on a residential building in Qana during which 28 Lebanese civilians, most of them children, were killed. A statement agreed by all 15 members said the council "strongly deplores this loss of innocent lives." However, it did not call for an immediate truce as requested by the Secretary General Kofi Annan because the United States and Great Britain didn't agree with the Chinese proposition. Qana is already remembered as the site of a similar incident in 1996 - the Israeli shelling of a UN base where local people were sheltering that killed 100 and wounded another 100. [14]

Israeli Prime Minister Ehud Olmert initially claimed that militants used the building to launch "hundreds of rockets."[15]. However the official Israeli Defense Force's (IDF) inquiry into the incident concluded that the building was targetted because it was believed to be a "hiding place for terrorists," and that the bombing had been a mistake. [16].

In the aftermath of the Qana bombing, a number of right-wing web commentators argued that Hezbollah may have staged the event for the media. [17] However, the Associated Press and other news commentators have attacked these assertions. [18] [19].

As the violence entered its fourth week, a large number of Lebanese have voiced their dismay and concern at Hezbollah’s actions, timing and motives for this war. Many feel that disarming the Hezbollah militia is a necessary component of any lasting solution.

[sửa] Chính trị

Tiêu bản:Chính trị Lebanon

Xem chi tiết: Chính trị Liban

Liban là một nước cộng hoà trong đó ba chức vụ cao nhất được dành cho các thành viên thuộc các nhóm tôn giáo cụ thể:

  • Tổng thống phải là tín đồ Cơ đốc Thiên chúa giáo Maronite.
  • Thủ tướng phải là tín đồ giáo phái Hồi giáo Sunni, và
  • Chủ tịch Nghị viện phải là một tín đồ Hồi giáo Shi'a.

Sự sắp đặt này là một phanà của "Hiệp ước Quốc gia" (tiếng Ả rập: الميثاق الوطني - al Mithaq al Watani), một thỏa thuận không được ghi thành văn bản được đưa ra năm 1943 trong cuộc gặp gỡ giữa tổng thống đầu tiên của Liban (một tín đồ Maronite) và thủ tướng đầu tiên (một tín đồ Sunni), dù nó không được chính thức hóa trong Hiến pháp Libang cho tới tận năm 1990, tiếp sau Thỏa thuận Taif. Hiệp ước gồm cả một lời hứa của những người Thiên chúa giáo không tìm kiếm sự bảo vệ của Pháp và chấp nhận "bộ mặt Ả rập" cho Liban, và lời hứa của người Hồi giáo công nhận sự độc lập và tính hợp pháp của nhà nước Liban trong biên giới được vạch ra năm 1920 và từ bỏ tham vọng liên bang với Syria. Hiệp ước này dù khi ấy chỉ là một thỏa hiệp tạm thời, vẫn rất cần thiết cho tới khi Liban thật sự có được một sự đồng nhất quốc gia. Nó vẫn tiếp tục hiện diện và các cuộc nội chiến tiếp diễn sau đó tiếp tục có ảnh hưởng thống trị tới chính trị Liban.

Hiệp ước cũng quy định rằng số ghế trong Nghị viện phải được phân chia theo tôn giáo và theo vùng, với tỷ lệ 6 thành viên Thiên chúa giáo trên 5 thành viên Hồi giáo, một tỷ lệ dựa trên cuộc điều tra dân số năm 1932, được tiến hành ở thời điểm các tín đồ Thiên chúa giáo vẫn chiếm một đa số nhỏ. Thỏa thuận Taif thêm rằng tỷ lệ số ghế của hai tôn giáo sẽ là ngang nhau.

Hiến pháp cho phép người dân thay đổi chính phủ. Mặc dù, từ giữa thập kỷ 1970 cho tới cuộc bầu cử nghị viện năm 1992, cuộc nôi chiến đã không cho phép người dân thực thi quyền này. Theo hiến pháp, các cuộc bầu cử nghị viện trực tiếp phải được tiến hành bốn năm một lần. Cuộc bầu cử gần đây nhất diễn ra năm 2000; cuộc bầu cử dự định năm 2004 đã bị trì hoãn một năm.

Thành phần nghị viện dựa trên sắc tộc và tôn giáo nhiều hơn ý thức hệ. Sự phân chia số ghế trong nghị viện gần đây đã được thay đổi.

Tiêu bản:Nghị viện Liban Nghị viện bầu ra Tổng thống nước cộng hòa với nhiệm kỳ sáu năm. Tổng thống bị cấm giữ nhiệm kỳ liên tục. Quy định hiến pháp này đã được thông qua bởi hai lần sửa đổi gần đây, tuy nhiên, dưới sức ép của chính phủ Syria. Nhiệm kỳ của Elias Hrawi đúng ra đã kết thúc năm 1995, nhưng được kéo dài thêm ba năm nữa. Việc này lại được lặp lại năm 2004 cho phép Emile Lahoud tiếp tục giữ ghế tới năm 2007. Những người ủng hộ dân chủ đã phản đối những hành động này.

Cuộc bầu cử tổng thống cuối cùng diễn ra năm 1998. Tổng thống chỉ định Thủ tướng dựa trên sự đề xuất của Nghị viện. Liban có nhiều đảng chính trị, nhưng vai trò của chúng kém quan trọng trong đa số các hệ thống nghị viện. Trên thực tế, đa số chỉ đại diện cho quyền lợi của riêng mình; nhiều người trong số họ được lọt vào danh sách ứng cử viên chỉ vì là người nổi tiếng trong nước hay trên thế giới. Phiếu bầu thường dựa theo các cuộc đàm phán giữa các lãnh đạo địa phương, lãnh đạo dòng họ, các nhóm tôn giáo và các đảng chính trị; những liên minh lỏng lẻo này chỉ tồn tại trong thời gian bầu cử và hiếm khi hợp tác chặt chẽ với nhau thành một khối trong Nghị viện sau đó.

Hệ thống tư pháp Liban dựa trên Luật Napoleon. Các bồi thẩm đoàn không hiện diện tại các phiên xử. Hệ thống tòa án Liban có ba mức - tòa sơ thẩm, tòa phúc thẩm, và tòa phá án. Cũng có một hệ thống tòa án tôn giáo có quyền tái phán đối với các cá nhân bên trong cộng đồng của họ, phán xử các vụ như hôn nhân, ly dị, và thừa kế. Luật pháp Liaban không quản lý hôn nhân dân sự (dù nó vẫn quản lý các cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài); những nỗ lực của cựu Tổng thống Elias Hrawi nhằm hợp pháp hóa hôn nhân vào cuối thập kỷ 1990 về vấn đề này chỉ nhận được sự phản đối từ các giáo sĩ Hồi giáo. Ngoài ra, Liban có một hệ thống các tòa án quân sự cũng có quyền tài phán đối với cá nhân dân sự đối với các tội như gián điệp, phản bội, và các tội khác bị coi có liên quan tới an ninh. [20] Các tòa án quân sự này bị các tổ chức nhân quyền như Ân xá quốc tế chỉ trích vì "vi phạm nghiêm trọng các tiêu chuẩn quốc tế về xét xử công bằng" và có "quyền tài phán quá rộng đối với các công dân". [21]

[sửa] Các vùng hành chính

Liban được chia thành sáu vùng thủ hiến (mohafazat, số ít - mohafazah), các vùng này lại được chia thành 25 quận (Aqdya, số ít - qadaa), cũng như thành nhiều khu đô thị bao quanh một nhóm các thành phố hay làng mạc.

  • Vùng thủ hiến Liban
  • Các quận Liban
  • Category:Các thành phố và làng mạc tại Liban
Phân chia hành chính.
Phân chia hành chính.

[sửa] Địa lý

Xem chi tiết: Địa lý Liban

Tiêu bản:Seealso Là một quốc gia ở phía đông vùng Trung Đông, Liban giáp với Địa Trung Hải ở phía tây (bờ biển: 225 km) và phía đông giáp với Vùng trũng Syria-Châu Phi. Liban có 375km biên giới ở phía bắc với Syria và 79km biên giới ở phía nam với Israel. Biên giới với Israel đã được Liên hiệp quốc thông qua (xem Đường Xanh (Liban)), dù một phần lãnh thổ nhỏ, gọi là Shebaa Farms nằm trong Cao nguyên Golan được Liban tuyên bố chủ quyền nhưng bị Israel chiếm đóng, Israel tuyên bố trên thực tế vùng đất này thuộc Syria. Liên hiệp quốc đã chính thức tuyên bố vùng này thuộc Syria và không phải lãnh thổ của Liban, nhưng Hezbollah thỉnh thoảng tung ra các đợt tấn công vào Israeli vào các vị trí bên trong đó, với danh nghĩa giải phóng lãnh thổ Liban.

[sửa] Kinh tế

Xem chi tiết: Kinh tế Liban

Liban có một nền kinh tế dựa trên thị trường. Kinh tế theo định hướng dịch vụ; các lĩnh vực tăng trưởng chính gồm ngân hàng và du lịch. Không hề có hạn chế trao đổi ngoại tệ hay di chuyển đồng vốn, và độ bảo mật ngân hàng rất chặt chẽ. Đặc biệt không hề có hạn chế đối với đầu tư nước ngoài.

Cuộc nội chiến giai đoạn 1975-1991 đã tàn phá nghiêm trọng hạ tầng kinh tế Liban, làm giảm một nửa sản lượng sản xuất, và chấm dứt vị trí trung tâm phân phối vùng đông Trung Đông và đầu mối ngân hàng của nước này. Hòa bình giúp chính phủ trung ương tái kiểm soát quyền lực ở Beirut, bắt đầu thu thuế và tái kiểm soát cảng biển chính và các cơ sở chính phủ. Kinh tế hồi phục nhờ một hệ thống tài chính ngân hàng lành mạnh và nhờ sự phục hồi nhanh chóng các cơ sở sản xuất nhỏ và vừa với các khoản tiền hỗ trợ gia đình gửi về từ nước ngoài, các dịch vụ ngân hàng, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, trợ giúp nước ngoài và các nguồn trao đổi ngoại tệ.

Trong những năm qua Liban đã có bước phát triển đáng kể. Mức tài sản của các ngân hàng đạt tới tới hơn 70 tỷ dollar. Thậm chí với mức giảm sút 10% trong lĩnh vực du lịch năm 2005, hơn 1.2 triệu khách đã tới nước này. Sự tư bản hóa thị trường đang ở mức cao nhất. Tư bản hóa đạt hơn 7 tỷ dollar vào cuối tháng 1 năm 2006. Tuy nhiên, với hậu của những cuộc tấn công từ phía Israel vào tháng 7, 2006, nền kinh tế nước này bắt đầu bước vào giai đoạn suy thoái nghiêm trọng. [cần chú thích]

[sửa] Nhân khẩu học

Xem chi tiết: Nhân khẩu học Liban

Dân số Liban gồm ba nhóm sắc tộc và tông giáo chính: Hồi giáo (Shi'ites, Sunnis, Alawite), Druze, và Thiên chúa giáo (đa số là Thiên chúa Maronite, Nhà thờ chính thống Hy Lạp, Tông đồ Armenia, Thiên chúa Melkite Hy Lạp, cũng như Chính thống Syria, Thiên chúa Armenia, Thiên chúa Syria, Chaldean, Thiên chúa Rôma Nghi thức Latin, Assyria, Thiên chúa giáo Ai Cập và Tin Lành).

Không có số liệu điều tra dân số chính thức nào được tiến hành từ năm 1932, phản ánh sự nhạy cảm chính trị tại Liban về sự cân bằng tôn giáo. Theo ước tính khoảng 35% dân số là tín đồ Thiên chúa giáo, 35% là người Hồi giáo Shia, 25% là người Hồi giáo Sunni và 5% thuộc đạo Druze[22] Từng có một số lượng nhỏ người Do Thái, chủ yếu sống tại trung tâm Beirut. Tương tự, một cộng đồng nhỏ (chưa tới 1%) người Kurds (cũng được gọi là Mhallamis hay Mardins) sống tại Liban. Có gần 15 triệu người Liban sống trên khắp thế giới, chủ yếu là tín đồ Thiên chúa giáo, Brazil là nước có cộng đồng người Liban ở nước ngoài lớn nhất thế giới. Argentina, Australia, Canada, Colombia, Pháp, Mexico, Venezuela và Hoa Kỳ cũng là những nước có số người nhập cư Liban đông đảo.

360,000 người tị nạn Palestin đã đăng ký với Cơ quan cứu trợ và việc làm Liên hợp quốc (UNRWA) tại Liban từ năm 1948, ước tính số người này hiện còn khoảng từ 180,000 đến 250,000.

Dân số thành thị, tập trung chủ yếu tại Beirut và Núi Liban, có số lượng doanh nghiệp thương mại rất đáng chú ý. Một thế kỉ rưỡi di cư rồi quay trở lại khiến mạng lưới thương mại của người Liban mở rộng trên toàn cầu từ BắcNam Mỹ tới Châu Âu, Vịnh Péc xích, và Châu Phi. Liban có lực lượng lao động trình độ và tay nghề cao gần tương đương với đa số các nước Châu Âu.

[sửa] Giáo dục

Tiêu bản:Wikify-date

Xem chi tiết: Giáo dục tại Liban


[sửa] Lịch sử giáo dục Liban

Hai bộ đầu tiên quản lý giáo dục ở Liban là Bộ giáo dục và giáo dục cao học, và Bộ nghề nghiệp và đào tạo kỹ thuật, để thúc đẩy hệ thống giáo dục Liban. Năm 1946, sau khi giành độc lập (26 tháng 11, 1941) chính phủ đã thông báo chương trình giảng dạy cũ, từ thời bảo hộ Pháp, bằng các chương trình đào tạo mới và ngôn ngữ Ả rập được dùng làm ngôn ngữ giảng dạy chính tại mọi trường, mang tính bắt buộc đối với mọi cấp học. Chính phủ cũng cho phép mọi sinh viên quyền tự do chọn lựa ngôn ngữ thứ hai hay thứ ba (tiếng Pháp, tiếng Anh, vân vân…). Sau đó vào năm 1968 và 1971, chương trình giảng dạy lại được sửa đổi một lần nữa. Mỗi bậc giáo dục được quy định với mục tiêu chi tiết và nội dung các kỳ thi cũng được tiêu chuẩn hoá. Trước chiến tranh, năm 1975, Liban có tỷ lệ biết chữ thuộc hàng cao nhất thế giới Ả rập. Hơn 80% người dân Liban biết đọc và viết. Nhưng kể từ đó, Liban trở thành một đất nước hỗn loạn làm héo hon nhân dân, tất cả đều vì lý do nội chiến và sự can thiệp nước ngoài. Khi cuộc chiến được tuyên bố “kết thúc”, người dân Liban đã bắt đầu tái thiết lại xã hội của mình, thúc đẩy giáo dục thông qua các biện pháp tự do hoá và khuyến khích.

[sửa] Trường học tại Liban

Các trường học ở Liban được chia theo ba tiêu chí - trường tư, trường công, và bán công. Các trường công thuộc quyền quản lý của chính phủ (Bộ Giáo dục) và miễn phí, được hỗ trợ từ tiền thuế. Bộ Giáo dục cung cấp cho các trường công mọi cuốn sách cần thiết, đối với mỗi cấp giáo dục, số học phí hầu như không đáng kể và thường là miễn phí. Các trường bán công, đa số là trường của nhà thờ như ‘Ecoles des Saint Coeurs’, hoạt động như các trường tư nhưng cũng không thu học phí giống như trường công. Các trường còn lại có thu học phí nhưng vẫn được hưởng trợ cấp của chính phủ.

Chính phủ buộc mọi trường học ở Liban đều phải theo một chương trình giảng dạy do Bộ giáo dục đưa ra. Các trường tư có thể thêm các môn học khác nhưng phải được sự đồng ý của Bộ Giáo dục. Ví dụ, các tiết học máy tính có tại hầu hết các trường học dù không thuộc trong chương trình giảng dạy chính thức. Đối với các trường học không có cơ sở vật chất dạy môn này, mọi sinh viên quan tâm đều có thể theo học các khoá máy tính tại các học viện hay các trung tâm khác có mặt ở hầu hết các vùng của Liban.

Tổng số trường công là 192 trường trung học và 1,125 trường tiểu học. Trong số trường trung học, 16 trường dành riêng cho nam sinh và 12 cho nữ sinh, 164 trường còn lại cho cả hai giới. Các trường tiểu học có tổng số 238,556 học sinh với 24,463 giáo viên. Ở tất cả các trường, học sinh được học với các giáo viên chuyên trách từng môn, không có giáo viên chung cho tất cả các môn. Mỗi lớp có khoảng 25 học sinh (một số trường công có thể lên tới 40 học sinh vì thiếu giáo viên). Các môn học chính là Toán học, Khoa học, Lịch sử, Công dân, Địa lý, tiếng Ả rập, và tiếng Pháp/tiếng Anh/hay cả hai. Các cơ sở vật chất phục vụ giáo dục khác như Giáo dục thể chất, nghệ thuật, thư viện (không phải ở mọi trường), và chủ yếu tại các trường tư có thêm chuyên gia tư vấn.

[sửa] Chương trình giảng dạy tại các trường Liban

Trường công, trường tư và bán công phải theo một chương trình giảng dạy đồng nhất do Bộ giáo dục đề ra đối với trẻ em từ 6 đến 11 tuổi

  • Trung học cơ sở – Bốn năm, học sinh được cấp Bằng trung học khi hoàn thành
  • Trung học – Ba năm, học sinh qua các kỳ thi chính thức được cấp Bằng tú tài toán, khoa học thực nghiệm và triết học

Giáo dục là miễn phí đối với mọi học sinh và là bắt buộc theo luật. Tuy nhiên, ‘bắt buộc’ không hoàn toàn được tôn trọng. Đã có các kế hoạch nhằm thay đổi vấn đề này trong tương lai gần.

[sửa] Các trường cao đẳng và đại học

Sau Trung học, sinh viên Liban có thể lựa chọn học tập tại một trường đại học, một trường cao đẳng, một học viện hay một “trường kỹ thuật cao cấp”. Số năm học thay đổi tuỳ theo từng trường.

Liban có 15 trường đại học trong số đó Đại học Mỹ tại Beirut (AUB) và Đại học Mỹ-Liban được công nhận quốc tế. AUB là trường đại học sử dụng tiếng Anh đầu tiên mở cửa tại Liban, trong khi trường đại học đầu tiên là Université Saint Joseph của Pháp. 15 trường đại học, cả công và tư đều có sử dụng tiếng Ả rập, tiếng Pháp hay tiếng Anh bởi vì đây là những ngôn ngữ được dùng nhiều nhất ở Liban. Có bốn học viện Pháp, 7 học viện Anh và 1 học viện Armenia. Nói chung, các trường đều dạy tiếng Ả rập và bởi vì đây là ngôn ngữ được dùng nhiều nhất, vì thế nó cũng là ngôn ngữ căn bản trong chương trình học.

Tại các trường đại học dùng tiếng Anh, sinh viên nào đã tốt nghiệp từ một trường sử dụng chương trình dạy kiểu Mỹ vào học sẽ được cấp bằng tương đương với bằng của Bộ giáo dục cao học Liban. Bằng này chứng nhận cho họ được theo học các mức cao hơn. Các sinh viên đó cần có trình độ SAT I, SAT II, và TOEFL để không phải qua các kỳ thi chính thức.

[sửa] Giao thông vận tải

Xem chi tiết: Vận tải tại Liban

[sửa] Văn hoá

Hình:Jupiter Baalbek.jpg
Tàn tích Baalbek
Xem chi tiết: Văn hóa Liban

Liban từng là ngã ba đường giữa các nền văn minh trong nhiều thiên niên kỷ, vì vậy không ngạc nhiên khi một đất nước nhỏ lại sở hữu một nền văn hóa giàu có và mạnh mẽ đến như vậy. Số lượng lớn các nhóm sắc tộc, tôn giáo ở Liban khiến nước này có một nền văn hoá ẩm thực, âm nhạc và các truyền thống văn học cũng như lễ hội rất lớn và đa dạng. Các trường phái nghệ thuật ở Beirut phát triển đầy sinh khí với nhiều cuộc trưng bày nghệ thuật sắp đặt, triển lãm, các buổi trình diễn thời trang, và các buổi hòa nhạc được tổ chức quanh năm tại các gallery, các bảo tàng, nhà hát và các tụ điểm công cộng. Liban có một xã hội hiện đại, giáo dục cao và có lẽ có thể so sánh được với các nước Châu Âu ở vùng Địa Trung Hải. Đa số người Liban có thể sử dụng hai thứ tiếng, tiếng Ả rập và tiếng Pháp, điều này giải thích việc Liban là một thành viên của Tổ chức quốc tế các nước sử dụng tiếng Pháp; tuy nhiên, tiếng Anh cũng đã dần trở nên phổ biến, đặc biệt trong các sinh viên đại học. Đất nước này không chỉ là nơi giao hòa giữa Thiên chúa giáo và Hồi giáo mà Liban còn là cánh cổng nối thế giới Ả rập với Châu Âu cũng như là cây cầu cho Châu Âu tới Ả rập.

Liban cũng có nhiều trường đại học lớn, gồm Đại học Liban, Đại học Hoa Kỳ tại Beirut, Trường Saint-Joseph, và Đại học Liban Hoa Kỳ.

Nhiều lễ hội quốc tế được tổ chức tại Liban, với những nghệ sĩ và khán giả từ Liban cũng như từ nước ngoài. Những lễ hội mùa hè nổi tiếng nhất tại Baalbek, Beiteddine, và Byblos.

[sửa] Xem thêm

Portal Cổng tri thức Liban
  • Viễn thông ở Liban
  • Danh sách các chủ đề liên quan tới Liban: nhằm liệt kê mọi bài viết liên quan tới Liban trên Wikipedia.
  • Danh sách người Liban: danh sách những người Liban nổi tiếng, gồm cả những người nước ngoài có tổ tiên là người Liban.
  • Quân đội Liban
  • Xung đột Nam Liban
  • Vận tải ở Liban

[sửa] Tham khảo

  1. Các tài liệu chính thức cũng được viết bằng tiếng Pháp. Các ngôn ngữ được nói ở Liban bao gồm phương ngôn Liban của tiếng Ả Rập, tiếng Pháp, tiếng Anh, và tiếng Armenia.
  2. Cũng có 10–14 triệu người gốc Liban hải ngoại.
  3. Chính phủ cố tình tránh việc cập nhật điều tra dân số năm 1932, sợ là nó có thể thay đổi hệ biểu diễn.
  4. Israel for rules change in south Lebanon”, United Press International, 2006-07-14.
  5. Hezbollah rockets rain down on Israel”, Mail&Guardian, 2006-07-28.
  6. Israel to Lebanon: No to ceasefire”, Ynetnews.com, 2006-07-16.
  • Fisk, Robert. Pity the Nation: The Abduction of Lebanon. New York: Nation Books, 2002.
  • Holst, Sanford. Phoenicians: Lebanon's Epic Heritage. Los Angeles: Cambridge and Boston Press, 2005.
  • Norton, Augustus R. Amal and the Shi'a: Struggle for the Soul of Lebanon. Austin and London: University of Texas Press, 1987.
  • Riley-Smith, Johnathan. The Oxford Illustrated History of the Crusades. New York: Oxford University Press, 2001.
  • Salibi, Kamal. A House of Many Mansions: The History of Lebanon Reconsidered. Berkeley: University of California Press, 1990.
  • Also see references for History of Lebanon

[sửa] Liên kết ngoài

Tìm thêm thông tin về Liban bằng cách tìm kiếm tại một trong những đồng dự án khác của Wikipedia:

 Wiktionary (từ điển mở)
 Wikibooks (sách giáo khoa mở)
 Wikiquote (trích dẫn)
 Wikisource (thư viện mở)
 Commons (hình ảnh)

Tiêu bản:Cleanup-spam

Web portals

  • Islamic Aid Islamic Aid is an international relif and development organisation working to help alleviate poverty and suffering among the world's poorest communities.
  • Bluleb - Lebanese Web Portal
  • Naharnet
  • LebanonLinks.com - Lebanon Links Lebanon Portal since 1997, Directory, Search Engine and Resource information for Lebanon.

Chính phủ

Tin tức

  • PCH Press Israel To Stop Bombing of Lebanon For 48 Hours

Văn hóa và Giáo dục

Xem thêm: Danh sách các trường Đại học Liban

Du lịch

Thông tin chung

Nhân dân Liban

Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com