Đại Tây Dương
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Năm đại dương của Trái Đất |
---|
|
Đại Tây Dương là đại dương lớn thứ 2 trên Trái Đất và chiếm khoảng 1/5 diện tích hành tinh, được bao quanh bởi châu Mỹ về phía Tây, châu Âu và châu Phi về phía Đông. Nó được nối liền với Thái bình dương bởi Bắc Băng Dương về phía Bắc và hành lang Drake về phía Nam. Đại tây dương còn ăn thông với Thái bình dương qua một công trình nhân tạo là kênh đào Panama, và được ngăn với Ấn Độ Dương bởi kinh tuyến 20 độ Đông. Nó được ngăn cách với Bắc băng dương bởi một đường kéo dài từ Greenland đến Tây bắc của Iceland và từ phía Đông bắc của Iceland đến cực Nam của Spitsbergen và North Cape về phía Bắc của Na uy. Đại Tây Dương có hình chữ S kéo dài từ Bắc xuống Nam và được chia ra làm hai phần: Bắc và Nam Đại Tây Dương bởi dòng nước ngược vùng xích đạo vào khoảng 8 vĩ độ Bắc.
Đại Tây Dương có một bờ biển khúc khuỷu với rất nhiều vịnh và biển như: biển Ca-ri-bê, vịnh Mễ tây cơ, vịnh St. Lawrence, biển Địa Trung Hải, biển Đen, biển Bắc, biển Labrador, biển Baltic, và biển Na uy-Greenland.