Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Martin Luther – Wikipedia tiếng Việt

Martin Luther

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chân dung của Martin Luther

Martin Luther (còn có tên là Martin Luder hay Martinus Luther; 10 tháng 11 năm 1483 – 18 tháng 2 năm 1546) là nhà thần học người Đức, tu sĩ dòng Augustine. Tư tưởng của ông đã soi dẫn Cuộc Cải cách Kháng Cách (Protestant Reformation) và ảnh hưởng sâu đậm đến nền thần học của các giáo hội thuộc cộng đồng Kháng Cách cũng như các trào lưu Cơ Đốc giáo khác. Nỗ lực của ông nhằm kêu gọi giáo hội trở về với sự dạy dỗ của Kinh Thánh đã dẫn đến sự hình thành những trào lưu mới trong Cơ Đốc giáo. Bản dịch Kinh Thánh của ông đã giúp chuẩn hoá Đức ngữ. Các bài thánh ca do ông sáng tác đã góp phần thay đổi cung cách thờ phụng tại các nhà thờ. Hôn nhân của ông với Katherina von Bora vào năm 1525 đã khởi đầu thông lệ cho phép các chức sắc giáo hội kết hôn.

Mục lục

[sửa] Tuổi trẻ

Martin Luther sinh ngày 10 tháng 11 năm 1483 tại Eisleben (Đức), con của Hans và Margaretha Luther. Ông chịu rửa tội vào ngày lễ thánh Martin và được đặt tên theo vị thánh này. Cha ông sở hữu một mỏ đồng gần Mansfeld. Xuất thân nông dân, Hans quyết tâm biến con trai của mình thành một công chức và ông gởi chàng Martin trẻ tuổi đến học tại các trường ở Mansfeld, Magdeburg và Eisenach. Năm 1501, vào tuổi 17, Martin Luther theo học tại Đại học Erfurt, ông nhận văn bằng cử nhân vào năm 1502 và bằng thạc sĩ vào năm 1505. Chiều theo ước muốn của cha minh, ông theo học luật cũng tại Đại học Erfurt.

Nhưng mọi sự đã thay đổi khi Martin Luther bị kẹt trong một cơn giông bão với sấm sét dữ dội mùa hè năm 1505. Trong kinh hoàng ông đã cầu thánh Anne giải cứu và hứa nguyện trở thành tu sĩ.

Sống sót sau cơn giông, ông rời bỏ trường luật và gia nhập một tu viện tại đó.

[sửa] Tìm kiếm hoà giải với Thiên Chúa

Martin Luther hết lòng hiến mình cho cuộc đời khổ hạnh tại tu viện, tận tụy với mọi việc lành hầu làm vui lòng Thiên Chúa và phục vụ người khác bằng cách cầu nguỵện cho sự cứu rỗi linh hồn của họ. Ông thường xuyên kiêng ăn, tự hành xác, dành nhiều thì giờ để cầu nguyện cũng như đi hành hương và thường xuyên xưng tội. Nhưng nỗ lực càng nhiều ông càng cảm thấy mình tội lỗi nhiều hơn.

Cha bề trên của Martin Luther, Johann von Staupitz, tin rằng chàng tu sĩ trẻ cần phải thoát khỏi trạng thái trầm tư u uất, ra lệnh cho ông tập chú vào nghiên cứu học thuật. Năm 1507 ông được thụ phong linh mục. Năm 1508 ông bắt đầu dạy thần học tại Đại học Wittenberg. Ông nhận bằng cử nhân về nghiên cứu Kinh Thánh năm 1508 và cử nhân tu từ học (môn học bắt buộc cho ngành thần học vào thời Trung Cổ) vào năm 1509. Đại học Wittenberg cấp bằng tiến sĩ thần học cho ông năm 1512.

[sửa] Khám phá ân sủng của Thiên Chúa

Những yêu cầu trong thời gian học tập cũng như khi chuẩn bị giáo trình giảng dạy sau này đã dẫn Martin Luther vào việc nghiên cứu Kinh Thánh một cách chuyên sâu. Ảnh hưởng bởi học thuyết nhân văn (humanism) phải đi đến tận gốc rễ của vấn đề đang nghiên cứu, ông đắm mình trong lời dạy của Kinh Thánh và của các giáo phụ.

Ông thuật lại rằng bước đột phá sâu sắc đến với ông vào năm 1513, lúc ông đang dạy sách Thi thiên (Thánh vịnh). Ông nhận ra rằng mệnh đề "sự công chính của Thiên Chúa" trong Rôma 1.17 không có nghĩa là sự công chính chủ động, theo đó con người được xưng công chính bởi Thiên Chúa dựa trên công đức của chính họ, nhưng là sự công chính thụ động, theo đó con người nhận lãnh sự công chính từ Thiên Chúa qua công đức trọn vẹn, sự sống, sự chết và sự phục sinh của Chúa Giê-xu. Chỉ bởi sự công chính này mà con người mới được Thiên Chúa chấp nhận. Những thuật ngữ như sám hối và công chính chỉ có thể được hiểu theo nghĩa ấy. Càng nghiên cứu Kinh Thánh, Martin Luther càng tin rằng giáo hội đã đánh mất khả năng nhận biết những chân lý căn cốt này. Và đối với ông, quan trọng hơn hết thảy là học thuyết xưng nghĩa chỉ bởi đức tin.

Với niềm vui tìm ra chân lý, ông bắt đầu giảng dạy niềm xác tín rằng cứu rỗi là sự ban cho bởi ân điển của Thiên Chúa, được nhận lãnh bởi đức tin và lòng tin cậy vào lời hứa của Thiên Chúa tha thứ tội lỗi, dựa trên sự chết của Chúa Giê-xu trên thập tự giá.

[sửa] Tranh luận về phép giải tội

Lần đầu tiên Martin Luther công khai thách thức quyền lực của giáo hoàng là vào năm 1517 về việc bán phép giải tội (indulgence). Câu hỏi được đặt ra là liệu giáo hoàng (hoặc bất kỳ ai khác ngoài Chúa Cơ Đốc) có quyền lực hoặc thẩm quyền sử dụng công đức của Chúa Giê-xu và các thánh để cứu những người đang bị giam trong ngục luyện tội (purgatory) hay không.

Martin Luther căm ghét việc bán phép giải tội, ông tin rằng phép giải tội chẳng có ích lợi gì cho việc cứu rỗi linh hồn ngoài mục đích làm đầy túi các chức sắc của giáo hội. Ông cũng tin rằng việc mua bán bùa xá tội khuyến khích phạm tội vì người ta tin có thể dùng tiền mua được sự xá tội. Ông cũng hành hương đến La Mã vào năm 1510 nhưng chỉ để cảm thấy ghê tởm nơi chốn đầy dẫy sự tham lam và thối nát.

Năm 1517 tổng giám mục Magdeburg và Halberstadt, Albert von Hohenzollern, muốn có thêm tước vị tổng giám mục Mainz (tước vị này mang lại nhiều lợi lộc và quyền lực của một vương hầu), nhưng theo luật giáo hội không ai có thể cai quản cùng lúc hai giáo phận. Tuy nhiên, vì cần tiền để xây dựng đại giáo đường thánh Peter, Giáo hoàng Leo X cho phép Albert nhận lãnh tước vị sau khi nộp tiền phạt vì vi phạm giáo luật. Vì phải vay mượn để nộp phạt nên Albert được phép bán phép giải tội nhằm có tiền trả nợ. Một tu sĩ dòng Dominican tên Johann Tetzel được sai đi khắp giáo phận của Albert bán phép giải tội, và ông đã tỏ ra rất thành công trong công việc được giao phó. Frederick Hiền nhân, vương hầu xứ Saxony mà Luther là một thần dân, sở hữu một bộ sưu tập lớn các thánh tích. Bộ sưu tập này thu hút đông người đến chiêm ngưỡng vào ngày lễ Các thánh. Nhân dịp này Tetzel cũng đến Wittenberg để bán phép giải tội.

Tại đây Martin Luther bắt đầu thuyết giảng bác bỏ phép giải tội, và theo truyền thuyết, ông treo 95 "luận đề" tại cửa nhà thờ của lâu đài Wittenberg (nơi treo các thông báo của viện đại học) theo thông lệ vào thời ấy nhằm mở ra cuộc tranh luận về bùa xá tội. Những luận đề của ông tố cáo sự tham lam và tinh thần thế tục đang phổ biến trong giáo hội (thể hiện qua việc bán bùa xá tội) và yêu cầu mở ra tranh luận về thần học. Ngay tức khắc các luận đề này được sao chép và in lại, chỉ trong vòng hai tuần lễ chúng đã được phổ biến rộng rãi trên toàn nước Đức, và chỉ trong hai tháng chúng được tìm thấy trên toàn lãnh thổ Âu châu.

[sửa] Phản ứng của Giáo hoàng

Sau khi tỏ ra xem thường "gã người Đức viết các luận đề khi say rượu, khi tỉnh ra anh ta sẽ đổi ý", Giáo hoàng Leo X vào năm 1518 chỉ thị Silvester Mazzolini, giáo sư thần học dòng Dominican, xem xét vấn đề này. Nhận thấy Luther là một mối nguy hiểm tiềm tàng, Mazzolini công bố Martin Luther là kẻ dị giáo và viết một bài phản bác các luận đề nhằm khẳng định thẩm quyền của giáo hoàng trên giáo hội Công giáo và khuyến cáo bất cứ sự chệch hướng nào cũng bị coi là dị giáo.

Khi đang tham dự một hội nghị của dòng Augustine tại Heidelberg, Martin Luther nhận được lệnh triệu tập đến La Mã. Trong khi vẫn tỏ ý trung thành với giáo hội, ông bắt đầu bác bỏ quyền lực tuyệt đối của giáo hoàng.

Vì muốn giữ sự hoà hảo với vương hầu Frederick, người có khả năng được bầu chọn làm hoàng đế cho Thánh chế La Mã và đang tỏ ra muốn bảo vệ Martin Luther, Giáo hoàng chọn giải pháp ôn hoà nhằm thuyết phục Martin Luther ngưng đả kích giáo hội rồi viết thư tỏ ý thuận phục giáo hoàng và soạn một luận văn nhằm tôn vinh giáo hội La Mã. Bức thư được viết nhưng không được gởi đi vì ông vẫn giữ nguyên ý kiến, sau này ông cũng viết một luận văn nhưng nhằm mục đích bác bỏ mọi linh nghiệm của phép giải tội dù ông vẫn thừa nhận ngục luyện tội, phép giải tội và sự cầu thay của các thánh.

Cùng với Carlstadt, một người bạn của ông, Martin Luther tham dự vào cuộc tranh luận với John Eck tại Leizpig từ 27 tháng 6 – đến 18 tháng 7 năm 1519. Tại đây ông đã bác bỏ quyền lực tối thượng của ngai giáo hoàng, cho rằng "quyền cầm giữ chìa khoá nước Trời" là được ban cho toàn thể Hội thánh (nghĩa là cho tất cả tín hữu), ông cũng khẳng định rằng giáo hội La Mã không giữ vai trò ưu việt nào trong sự cứu rỗi.

[sửa] Bất đồng gia tăng

Trong khi đó, các tác phẩm của Martin Luther ngày càng được phổ biến rộng rãi hơn, đến Pháp, AnhÝ vào đầu năm 1519. Nhiều sinh viên tìm đến Wittenberg để nghe các bài thuyêt giảng của Martin Luther và Philipp Melancthon, người tìm đến để cộng tác với ông vào năm 1518.

Trong Thư gửi giới quý tộc Đức, ấn hành vào tháng Tám năm 1520, Luther tin rằng cuộc cải cánh đến từ ý muốn của Thiên Chúa nhưng đã bị khước từ bởi giáo hoàng và giới tăng lữ và kêu gọi cải cách nhiều lãnh vực từ trong giáo hội ra ngoài xã hội. Trong Đường dẫn đến sự lưu đày tại Babylon của giáo hội ông luận bàn về các thánh lễ, bác bỏ chủ nghĩa hình thức trong cử hành các thánh lễ và, theo ông, chỉ có Tiệc ThánhBáp têm nên được kể là thánh lễ.

Sau khi thẳng thừng khước từ vâng phục mạng lịnh của giáo hoàng, theo đó ông phải bác bỏ thuyết của mình, Martin Luther bị khai trừ khỏi giáo hội vào ngày 3 tháng 1 năm 1521.

[sửa] Nghị viện Worms

Hoàng đế Charles V khai mạc Nghị viện của đế chế tại Worms ngày 22 tháng 1 năm 1521. Martin Luther được triệu tập để xác nhận lập trường của mình trước hoàng đế và nghị viện. Ông được hoàng đế cam kết bảo vệ an toàn trong thời gian này.

Tại đây, John Eck, như là phát ngôn nhân của hoàng đế, đối diện ông với câu hỏi: "Ông có đồng ý bác bỏ các cuốn sách của ông cùng những điều lầm lạc được chép ở trong?". Câu trả lời của Luther là: "Trừ khi được thuyết phục bởi Thánh Kinh và lý trí – tôi không công nhận thẩm quyền của các giáo hoàng và các công đồng vì họ tự mâu thuẫn với nhau – lương tâm của tôi chỉ thuận phục Lời của Thiên Chúa, vì chống lại lương tâm thì không đúng và cũng không an toàn". Các phiên họp kín được triệu tập để quyết định số phận của ông, nhưng ngay khi ấy ông rời khỏi Worms. Trên đường trở về Wittenberg, ông đột nhiên biến mất.

Hoàng đế ban hành chiếu chỉ Worms ngày 25 tháng 5 năm 1521 kết tội Martin Luther là dị giáo, đặt ông ra ngoài vòng pháp luật và cấm lưu hành các tác phẩm của ông.

[sửa] Ẩn náu tại lâu đài Wartburg

Việc Martin Luther mất tích trên đường về nằm trong kế hoạch của vương hầu Frederick nhằm bảo vệ ông. Một nhóm gồm năm kỵ sĩ bịt mặt chận bắt Martin Luther khi ông vừa rời khỏi Nghị viện Worms và đưa ông về lâu đài Wartburg. Tại đây ông phải mặc trang phục hiệp sĩ, để râu dài và được gọi dưới tên Junker Jorg (Hiệp sĩ George). Trong thời gian ẩn dật tại đây Luther vẫn tiếp tục làm việc cật lực, lần này ông bắt tay dịch bản Kinh thánh Tân Ước nổi tiếng (được ấn hành năm 1522).

Trong khi đó thành phần cực đoan bắt đầu gây dựng thanh thế bên trong phong trào cải cách và đặt phong trào còn non trẻ này vào nguy cơ bị dẫn đi lệch hướng khỏi tôn chỉ ban đầu, đặc biệt là khi những người Anabaptist đến từ Zwickau gia nhập để đẩy nhanh tình trạng hỗn loạn bộc phát từ khi ông vắng mặt. Ông phải trở về Wittenberg để ổn định tình hình.

[sửa] Cuộc nổi dậy của nông dân

Xét trên nhiều khía cạnh cuộc nổi dậy này là sự đáp ứng của nông dân đang sống dưới áp bức đối với lời giảng của Martin Luther và các nhà cải cách khác. Dù đã có nhiều cuộc nổi dậy ở qui mô nhỏ từ thế kỷ 14, nhưng khi nhiều nông dân tin rằng việc Martin Luther đả kích giáo hội và hệ thống giáo quyền có nghĩa là các nhà cải cách sẽ ủng hộ một cuộc tấn công vào bộ máy cầm quyền của đế chế thì họ bắt đầu tiến hành cuộc nổi dậy. Các cuộc nổi dậy khởi phát từ Swabia, Franconia và Thuringia vào năm 1524, nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ nhiều nông dân và một số quý tộc bất mãn. Bắt đầu vững mạnh cùng lúc với sự xuất hiện của nhà lãnh đạo mới Thomas Munzer, các cuộc nổi dậy lẻ tẻ trở nên một cuộc chiến tranh toàn diện.

Lúc đầu Martin Luther tỏ ra có thiện cảm với nông dân, kết án các áp bức của giới quí tộc. Nhưng khi chiến sự gia tăng, ông quay sang chống đối cuộc nổi dậy. Vì ông tìm kiếm sự ủng hộ và bảo vệ từ các vương hầu, ông tránh né đối đầu với họ. Ông khuyến khích giới quí tộc đối xử nặng tay với những người nổi dậy. Từ đó nhiều người trong giới nông dân nhìn Martin Luther như một kẻ phản bội. Cuộc cách mạng nông dân kết thúc vào năm 1525 khi lực lượng nổi dậy bị tiêu diệt bởi các đạo quân của Liên minh Swabia.

[sửa] Kinh Thánh tiếng Đức

Việc Martin Luther dịch Tân Ước ra tiếng Đức giúp người dân thường dễ tiếp cận hơn với Kinh Thánh đồng thời làm suy giảm ảnh hưởng của giới tăng lữ. Ông đã sử dụng bản tiếng Hy Lạp của Erasmus để dịch. Trong thời gian dịch thuật, ông thường đến các thị trấn lận cận và vào các ngôi chợ để lắng nghe người dân nói chuyện với nhau hầu có thể đưa ngôn ngữ đại chúng vào bản dịch của ông.

Với bản dịch Cựu Ước ấn hành năm 1534, Martin Luther hoàn tất công trình dịch thuật toàn bộ Kinh Thánh. Công trình này giúp chuẩn hoá ngôn ngữ Đức và được xem là dấu mốc quan trọng trong lịch sử văn học Đức.

[sửa] Xem thêm

[sửa] Liên kết ngoài


Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com