Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions Tội lỗi – Wikipedia tiếng Việt

Tội lỗi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Theo định nghĩa phổ biến nhất, tội lỗi là sự vi phạm luật lệ tôn giáo hay đạo đức. Nói cách khác, bất kỳ ý tưởng, lời nói, hành động nào bất xứng, đáng hổ thẹn, gây tổn thương cho người khác, hoặc làm xa cách người này với người kia là tội lỗi.

Theo quan điểm Cơ Đốc, tội lỗi là bất cứ điều gì không phù hợp với ý chỉ của Thiên Chúa; đặc biệt là sự cố ý xem thường những chuẩn mực được mặc khải bởi Thiên Chúa, và làm con người xa cách Thiên Chúa. Qua tội lỗi xảy ra sự phạm tội, và xứng hiệp với tội đã phạm là sự trừng phạt. Sự đền tội là một ý niệm về sự công bình và lòng thương xót, là sự trả giá thay cho tội lỗi của một người. Ý nghĩa của sự đền tội được thể hiện trong truyền thống dâng sinh tế trong Do Thái giáo. Sự đền tội thay cho loài người qua Đấng Messiah như đã hứa cho dân Do Thái được ứng nghiệm trong sự chết của Chúa Giê-xu theo niềm tin Cơ Đốc. Ăn năn là hành động dứt khoát tránh xa tội lỗi và quay trở lại với Thiên Chúa.

Mục lục

[sửa] Từ nguyên

[sửa] Trong các ngôn ngữ ở châu Âu

Từ tội lỗi trong tiếng Anh, sin, đến từ tiếng Anh cổ synn. Trong các ngôn ngữ thuộc họ German như tiếng Bắc Âu cổsynd, hoặc Sunde trong tiếng Đức, có nghĩa là “thật như vậy”, ấy là “sự cáo buộc đã được chứng thực”. Từ này trong tiếng Hi Lạp hamartia, thường được dịch là tội lỗi trong Tân Ước, mang ý nghĩa “bất xứng” hoặc “không đạt yêu cầu”.

[sửa] Do Thái giáo

Theo quan điểm Do Thái giáo (Judaism), tội lỗi là vi phạm điều răn của Thiên Chúa. Do Thái giáo dạy rằng tội lỗi là một hành động, không phải là một trạng thái. Nhân loại được tạo dựng vốn có khuynh hướng về tội lỗi (“vì tâm tánh loài người vẫn xấu xa từ khi còn tuổi trẻ”, Sáng thế ký 8. 21), nhưng cũng có khả năng khống chế khuynh hướng này (“tội lỗi rình đợi trước cửa, thèm ngươi lắm; nhưng ngươi phải thắng hơn”, Sáng thế ký 4.7), và có quyền tự do chọn lựa giữa điều tốt và cái xấu (“Hãy tránh điều dữ và làm điều lành, thì sẽ được ở đời đời” Thi thiên 37.27). Do Thái giáo sử dụng thuật ngữ “tội lỗi” bao hàm sự vi phạm luật pháp Do Thái, không đồng nghĩa với sự suy đồi đạo đức. Theo bách khoa toàn thư Do Thái, “Con người chịu trách nhiệm về tội lỗi bởi vì con người được ban cho ý chí tự do (“behirah”); nhưng bản chất con người là yếu đuối: “Vì tâm tánh loài người vẫn xấu xa từ khi còn tuổi trẻ” (Sáng thế ký 8.21; Yoma 20a; Sanh. 105a). Vì vậy, Thiên Chúa, bởi lòng thương xót của Ngài, cho phép con người ăn năn và được tha thứ. Do Thái giáo cho rằng mọi người đều phạm tội vào những thời điểm khác nhau trong suốt cuộc đời, và tin rằng Thiên Chúa vừa công bình vừa thương xót.

Từ aveira trong tiếng Hebrew chỉ mọi loại tội lỗi. Lập nền trên Kinh Thánh Hebrew, Do Thái giáo miêu tả ba cấp độ của tội lỗi.

  • Pesha hay Mered – tội cố ý; hành động phạm tội xuất phát từ tấm lòng chống nghịch Thiên Chúa;
  • Avon - Tội do dâm dục hoặc do cảm xúc không kềm chế được. Ấy là sự phạm tội có ý thức, nhưng không phải từ sự phản nghịch Thiên Chúa;
  • Cheit - Tội lỗi do vô tình.

Do Thái giáo tin rằng không ai là trọn vẹn, mọi người đều phạm tội và phạm tội nhiều lần. Dù vậy, có một vài tội (avon hoặc cheit) không bị đoán phạt đến nỗi hư mất; chỉ có một hoặc hai trọng tội là có thể dẫn con người đến sự đoán phạt trong hoả ngục theo khái niệm được miêu tả trong Kinh Thánh. Theo quan điểm của Rabbeinu Tam trong kinh Talmud Babylon (tractate Rosh HaShanah 17b), Thiên Chúa có mười ba thuộc tính của lòng thương xót:

  1. Thiên Chúa thương xót trước khi một người phạm tội, ngay cả khi Thiên Chúa biết người ấy có khả năng phạm tội.
  2. Thiên Chúa thương xót tội nhân ngay cả sau khi người ấy phạm tội.
  3. Thiên Chúa bày tỏ lòng thương xót trong những trường hợp mà con người không dám mong đợi được thương xót hoặc không xứng đáng với sự thương xót.
  4. Thiên Chúa đầy lòng thương xót và luôn gia ơn để giảm nhẹ sự trừng phạt tội lỗi.
  5. Ân sủng của Thiên Chúa dành cho những người không xứng đáng.
  6. Thiên Chúa chậm giận.
  7. Sự nhân từ của Thiên Chúa là dư dật.
  8. Thiên Chúa là đấng chân thật, do đó chúng ta có thể tin cậy vào lời hứa của Ngài tha thứ người có tội biết ăn năn.
  9. Sự nhân từ của Thiên Chúa dành cho hậu duệ của người công chính, như trong trường hợp của các tổ phụ (Abraham, Isaac và Jacob), dòng dõi của các vị này hưởng phước lành từ tổ phụ của mình.
  10. Thiên Chúa tha thứ những tội cố tình nếu người phạm tội ăn năn.
  11. Thiên Chúa tha thứ tội cố tình chọc giận Ngài nếu tội nhân ăn năn.
  12. Thiên Chúa tha thứ tội lỗi do sai lầm.
  13. Thiên Chúa xoá sạch mọi tội khi tội nhân ăn năn.

Bởi vì người Do Thái được đòi hỏi phải trở nên giống Thiên Chúa, imitatio Dei, các rabbi đem mười ba thuộc tính kể trên vào bộ luật Do Thái cùng các ứng dụng dành cho bộ luật.

Trong một tác phẩm tôn giáo kinh điển, Midrash, Avot de Rabbi Natan viết:

Một lần ở Jerusalem, khi Rabban Yochanan ben Zakkai đang rảo bước với Rabbi Yehoshua đến Đền thờ tại Jerusalem, khi ấy chỉ còn là một phế tích. “Khốn nạn cho chúng ta”, Rabbi Yehosua than khóc, “vì ngôi nhà này, nơi đại lễ chuộc tội được hiến tế cho dân tộc Israel, nay chỉ là một nơi hoang tàn!”. Nhưng Rabban Yochanan đáp lời, “Còn có một lễ chuộc tội khác cho chúng ta, cũng quan trọng không kém, ấy là thực hành gemilut hasadim (lòng nhân ái), như đã được chép trong Kinh Thánh, ‘Ta muốn lòng nhân từ, không muốn của tế lễ’”.

Kinh Talmud Babylon dạy rằng “Rabbi Yochanan và Rabbi Eleazar giải thích rằng khi đền thờ chưa bị phá huỷ, bàn thờ là nơi dâng tế lễ chuộc tội cho Israel, nhưng nay, có một bàn thờ chuộc tội khác, ấy là khi người nghèo được mời làm khách viếng nhà” (Tractate Berachot, 55a).

Giáo nghi truyền thống của Những ngày Kính sợ - Days of Awe (những ngày lễ trọng: Rosh Hashanah và Yom Kippur) chép rằng cầu nguyện, ăn năn và làm từ thiện (tzedakak) là cách bày tỏ sự ăn năn tội lỗi. Trong Do Thái giáo, tội lỗi phạm với người khác (không phải phạm với Thiên Chúa hoặc chỉ phạm tội trong lòng) trước tiên phải được sửa chữa bằng hết sức mình; nếu không chịu tận lực sống ngay thật và từ bỏ tội lỗi, thì không thể được xem là ăn năn thật.

[sửa] Khái niệm về chuộc tội

Khái niệm về sự chuộc tội được luận giải trong Kinh Thánh Hebrew, tức Cựu Ước của Cơ Đốc giáo. Nghi lễ chuộc tội được thực hiện trong Đền thờ tại Jerusalem, cử hành bởi các tư tế Do Thái (Kohanim). Thánh lễ bao gồm ngân tụng, cầu nguyện và dâng hiến sinh tế (korbanot). Lễ Yom Kippur, Đại lễ Chuộc tội, được miêu tả trong chương 15 của sách Lê vi ký. Sinh tế là một con dê đực gọi là Azazel, bị đuổi vào hoang mạc là một phần trong nghi thức (Lê vi ký 16. 20-22)

[sửa] Cơ Đốc giáo

Loạt bài
Kitô giáo

Lịch sử
Chúa Giê-xu
Mười hai Sứ đồ
Cải cách Kháng Cách

Ba Ngôi
Chúa Cha
Chúa Con
Chúa Thánh Linh

Thần học
Ân điển
Tội lỗi
Cứu rỗi
Đức tin
Tái sinh
Thiên đàng
Thiên sứ
Bài giảng trên núi
Mười điều răn

Kinh thánh
Cựu Ước
Tân Ước
Thứ kinh

Giáo hội
Công giáo
Chính Thống giáo
Kháng Cách

Các phong trào

sửa

[sửa] Tổng quan

Theo Cơ Đốc giáo phương Tây, tội lỗi được xem là phạm luật pháp (của Thiên Chúa) hoặc vi phạm giao ước, do đó sự cứu rỗi thường được nhìn nhận trong khía cạnh luật pháp, trong khi theo Cơ Đốc giáo phương Đông, tội lỗi được xem xét theo sự tác động của nó vào mối tương giao, giữa người và người, giữa người và Thiên Chúa. Nguyên ngữ Hi văn của từ “tội lỗi” trong Tân Ước là hamartia, dịch sát nghĩa là trượt mục tiêu. Do đó, sự cứu rỗi nên được xem xét trong khuôn khổ của sự phục hoà và trong mối quan hệ đã được cải thiện. Hai khía cạnh này không cần thiết phải loại trừ lẫn nhau. 1Giăng 3.4 viết:”Ai phạm tội tức là trái luật pháp; và tội lỗi tức là trái luật pháp”.

[sửa] Công giáo

Thần học Công giáo phân biệt tội cá nhân với tội tổ tông (nguyên tội). Trong tội cá nhân có trọng tội và khinh tội.

Tội chết là trọng tội, khi người phạm tội ý thức về hành vi phạm tội và biết là nghiêm trọng, mà vẫn hành động với sự đồng thuận có ý thức. Tội đáng chết loại trừ tội nhân khỏi ân điển của Thiên Chúa; nó chính là hành động khước từ Thiên Chúa. Nếu không được phục hoà với Thiên Chúa, người phạm tội chết sẽ bị trừng phạt nơi Hoả ngục.

Khinh tội là tội không đến nỗi chết. Đây không phải là tội trọng, còn nếu là tội trọng, người phạm tội không nhận thức đó là tội trọng, hoặc hành động mà không có sự đồng thuận. Người phạm tội không bị chia lìa khỏi ân điển như trường hợp của người khước từ Thiên Chúa. Dù vậy, khinh tội làm tổn thương mối quan hệ giữa người phạm tội và Thiên Chúa, như thế người ấy cần được phục hoà với Thiên Chúa, hoặc qua thánh lễ hoà giải hoặc nhận Bí tích Thánh thể.

Cả trọng tội lẫn khinh tội đều dẫn đến sự trừng phạt trong hai phương diện: sự đoán phạt đời đời và sự đoán phạt trong đời này. Ngục luyện tội và phép giải tội là giải pháp cho sự đoán phạt trong đời này mà vẫn bảo đảm sự công chính của Thiên Chúa.

[sửa] Chính Thống giáo Đông phương

Theo Chính Thống giáo Đông phương, tội lỗi là hậu quả của sự sa ngã của loài người, mà cũng là hành động phạm tội của cá nhân. Trong nhiều phương diện, quan điểm về tội lỗi của Cơ Đốc giáo phương Đông tương tự với Do Thái giáo, mặc dù Chính Thống giáo không phân biệt rạch ròi các “cấp độ” của tội lỗi.

[sửa] Kháng Cách

Thần học Kháng Cách dạy rằng, do nguyên tội (tội tổ tông), con người đánh mất mọi khả năng hoà giải với Thiên Chúa [1] [2] [3]. Thật vậy, tội lỗi bẩm sinh này đã chia lìa loài người khỏi Thiên Chúa mà khiến con người tự tôn chính mình và tham dục của mình [4]. Như thế, chỉ nhờ sự cứu chuộc của Thiên Chúa dành cho tội nhân đang sống trong vô vọng, người ấy mới có thể phục hồi mối tương giao với Thiên Chúa qua sự chết chuộc tội của Chúa Giê-xu[5] [6]. Được cứu rỗi là chỉ bởi đức tin (sola fide); chỉ bởi ân điển (sola gratia); được khởi đầu và hoàn tất chỉ bởi Thiên Chúa qua Chúa Giê-xu [7]. Luận điểm này về nguyên tội (Romans 5. 12-19) nối kết chặt chẽ với thần học Calvin (sự sa ngã hoàn toàn) và Giáo hội Luther. Thần học Calvin công nhận sự tốt lành của con người qua đức tin vào ân điển chung của Thiên Chúa. Thần học Giám Lý chấp nhận ý niệm cho rằng con người, dù hoàn toàn tội lỗi và suy đồi, vẫn có thể làm việc lành qua ân điển tiên kiến của Thiên Chúa.

Quan điểm này khác với giáo huấn Công giáo cho rằng trong khi tội lỗi làm hoen ố sự tốt lành nguyên thuỷ của loài người trước khi sa ngã, lại không dập tắt hoàn toàn sự tốt lành, hoặc ít nhất là vẫn tồn tại sự tốt lành tiềm ẩn, khiến con người đến với Thiên Chúa để chia sẻ sự cứu rỗi mà Chúa Giê-xu đã dành được cho họ.

Mặc dù vẫn còn tranh luận về nguồn gốc của tội lỗi, nhiều người trích dẫn chương 28 của sách Ezekiel trong Kinh Thánh, cho rằng tội lỗi đến từ Satan khi Satan tham muốn địa vị tể trị của Thiên Chúa.

[sửa] Các loại tội

  • Nguyên tội - Hầu hết các giáo phái thuộc Cơ Đốc giáo đều giải thích ký thuật của sách Sáng thế ký về biến cố xảy ra trong vườn Eden là sự sa ngã của loài người. Hành động bất tuân của Adam và Eva là tội lỗi đầu tiên con người phạm phải, nguyên tội này (hoặc hiệu ứng của tội lỗi) truyền cho hậu duệ (hoặc trở nên một phần của môi trường sống). Xem: sự sa ngã toàn diện
  • Dâm dục
  • Khinh tội
  • Trọng tội
  • Tội đời đời - thường gọi là tội không thể tha thứ (Matthew 12. 31 “Nếu ai nói phạm đến Con người, thì sẽ được tha; song nếu ai nói phạm đến Chúa Thánh Linh, thì dù đời này hay đời sau cũng sẽ chẳng được tha”) - có lẽ là điều thu hút nhiều tranh luận nhất - do tội này mà người phạm tội trở nên bội đạo, mãi mãi từ bỏ cuộc sống đức tin và những trải nghiệm về sự cứu rỗi.

[sửa] Về sự chuộc tội hoặc cứu chuộc khỏi tội lỗi

Theo Cơ Đốc giáo, sự chuộc tội là sự cứu rỗi thực hiện bởi Chúa Giê-xu Cơ Đốc qua sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Ngài. Đức tin Cơ Đốc khởi đầu với sự mặc định rằng Chúa Giê-xu chết trên thập tự giá như một sinh tế để giải thoát tội nhân khỏi gánh nặng tội lỗi. Nhưng tại sao Chúa Giê-xu phải chết? Đối với tín hữu Cơ Đốc, biến cố này là một sự huyền nhiệm khó có thể giải thích bằng ngôn ngữ loài người.

Khi con người bị chia lìa khỏi Thiên Chúa qua hành động bất tuân của Adam trong vườn Eden, một sự ngăn cách hiện hữu giữa con người và Thiên Chúa. Đã có ghi chép trong Cựu Ước về những nghi thức hiến tế nhằm chuộc tội cho loài người, là hình ảnh tiên báo về Chúa Giê-xu đến thế gian, theo ý muốn của Thiên Chúa, để loài người có thể phục hoà với Thiên Chúa. Cần có một đấng trung bảo đến để thực hiện sự hoà giải này, và để cất bỏ tội lỗi khỏi nhân gian. Khi con người hoàn toàn tuyệt vọng trong nỗ lực đạt đến sự toàn hảo, Thiên Chúa sai Con Ngài, Chúa Giê-xu Cơ Đốc, đến làm đấng trung bảo.

Có thể minh hoạ điều này bằng cách liên tưởng đến hình ảnh con sông chảy giữa hai dãy núi đá. Một bên là nhân loại, bên kia là Thiên Chúa. Con người không thể xây cầu vượt sông, vì con người là bất toàn, còn Thiên Chúa là trọn vẹn. Vì vậy, Thiên Chúa là đấng bắt cầu nối kết con người với Thiên Chúa, thể hiện tình yêu của Ngài dành cho nhân loại.

[sửa] Chú thích

  1. “Vì mọi người đều đã phạm tội, hụt mất sự vinh hiển của Thiên Chúa” -Romans 3.23
  2. “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết” - Romans 6. 23
  3. "Còn anh em đã chết vì lầm lỗi và tội ác mình, đều là những sự anh em xưa đã học đòi, theo thói quen đời này, vâng phục vua cầm quyền chốn không trung, tức là thần hiện đang hành động trong các con bạn nghịch. Chúng ta hết thảy cũng đều ở trong số ấy, trước kia sống theo tư dục xác thịt mình, làm trọn các sự ham mê của xác thịt và ý tưởng chúng ta, tự nhiên làm con của sự thịnh nộ, cũng như mọi người khác" - Ephesians 2. 1- 3
  4. “Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy” - Isaiah 53. 6a
  5. “Vì xác thịt có những điều ưa muốn trái với những điều của Thánh Linh, Thánh Linh có những điều ưa muốn trái với của xác thịt; hai bên trái nhau dường ấy, nên anh em không làm được điều mình muốn làm” - Galatians 5. 17
  6. "Ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Thiên Chúa”- Ephesians 2. 8
  7. “nên đang khi chúng ta chết vì tội lỗi mình, thì Ngài làm cho chúng ta sống với Chúa Cơ Đốc - ấy là nhờ ân điển mà chúng ta được cứu” - Ephesians 2. 5

[sửa] Tham khảo

  • Hein, David. "Regrets Only: A Theology of Remorse." The Anglican 33, no. 4 (October 2004): 5-6.

[sửa] Liên kết ngoài

THIS WEB:

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - be - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - closed_zh_tw - co - cr - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - haw - he - hi - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - ms - mt - mus - my - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - ru_sib - rw - sa - sc - scn - sco - sd - se - searchcom - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sq - sr - ss - st - su - sv - sw - ta - te - test - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tokipona - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu

Static Wikipedia 2008 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -

Static Wikipedia 2007:

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - be - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - closed_zh_tw - co - cr - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - haw - he - hi - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - ms - mt - mus - my - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - ru_sib - rw - sa - sc - scn - sco - sd - se - searchcom - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sq - sr - ss - st - su - sv - sw - ta - te - test - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tokipona - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu

Static Wikipedia 2006:

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - be - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - closed_zh_tw - co - cr - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - haw - he - hi - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - ms - mt - mus - my - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - ru_sib - rw - sa - sc - scn - sco - sd - se - searchcom - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sq - sr - ss - st - su - sv - sw - ta - te - test - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tokipona - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu