Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Mao Trạch Đông – Wikipedia tiếng Việt

Mao Trạch Đông

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hình:Mao.JPG
Họ tên
Tên gọi Tên tự
PT 毛澤東 潤芝¹
GT 毛泽东 润芝
Việt Mao Trạch Đông Nhuận Chi
Máo Zédōng Rùnzhī
WG Mao Tse-tung Jun-chih
IPA /mau̯ː˧˥ tsɤ˧˥.tʊŋ˥/ /ʐuənː˥˩ tʂI˥/
Họ: Mao
¹ Nguyên là Vịnh Chi 詠芝 (咏芝)

(26 tháng 12 năm 1893 – 9 tháng 9 năm 1976) là Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1943 đến khi qua đời. Dưới sự lãnh đạo của ông, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giành thắng lợi trong cuộc nội chiến với Quốc Dân Đảng, lập nên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) năm 1949 và trở thành đảng cầm quyền ở Trung Quốc.

Mao đã tạo ra một thứ chủ nghĩa Mác-Lênin Trung Hoa hóa có tên là chủ nghĩa Mao mà ngày nay Ban lãnh đạo Trung Quốc gọi là tư tưởng Mao Trạch Đông. Dưới thời ông, nông nghiệp Trung Quốc được tập thể hóa dưới hình thức công xã nhân dân. Chính sách Bước Nhảy Vọt (ở Việt Nam quen gọi là Đại Nhảy Vọt) trong kinh tế đã để lại những hậu quả tai hại. Mao cũng là người phát động Đại Cách mạng văn hóa vô sản, thường gọi là Cách mạng văn hóa.

Mao được đánh giá là có công lớn trong việc gần như thống nhất được Trung Quốc, đưa Trung Quốc thoát khỏi ách áp bức của ngoại bang kể từ cuộc Chiến tranh Nha phiến cuối thế kỷ 19, nhưng cũng bị phê phán về trách nhiệm của ông trong nạn đói 1959–1961 và những tai họa của Cách mạng văn hóa.

Mao Trạch Đông thường được gọi một cách tôn kính tại CHNDTH là Mao Chủ tịch (毛主席). Vào thời đỉnh cao của sự sùng bái cá nhân, Mao được tôn là người có bốn cái "vĩ đại": Người thầy vĩ đại, Lãnh tụ vĩ đại, Thống soái vĩ đại, Người cầm lái vĩ đại (伟大导师,伟大领袖,伟大统帅,伟大舵手 vĩ đại đạo sư, vĩ đại lãnh tụ, vĩ đại thống soái, vĩ đại đà thủ).

Mục lục

[sửa] Những năm đầu

Là con cả trong một gia đình trung nông, Mao Trạch Đông sinh ngày 19 tháng 11 năm Quý Tị (năm Quang Tự thứ 19) theo âm lịch, tức 26 tháng 12 năm 1893 tại làng Thiều Sơn, huyện Tương Đàm (湘潭縣), tỉnh Hồ Nam. Dòng tộc của ông vào thời nhà Minh đã di cư từ tỉnh Giang Tây đến đây và nhiều đời làm nghề nông.

Trong cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911), Mao đang phục vụ trong quân đội tỉnh Hồ Nam. Sau đó Mao trở về trường học. Sau khi tốt nghiệp Trường Sư phạm số 1 tỉnh Hồ Nam vào năm 1918, Mao cùng với người thầy học và là bố vợ tương lai, giáo sư Dương Xương Tế (杨昌济), lên Bắc Kinh, nơi giáo sư Dương nhận một chân giảng dạy tại Đại học Bắc Kinh. Nhờ sự giới thiệu của giáo sư Dương, Mao được vào làm nhân viên thư viện của trường đại học (thư viện do Lý Đại Chiêu phụ trách). Đồng thời Mao học tại chức tại Đại học Bắc Kinh, nghe nhiều học giả hàng đầu như Trần Độc Tú, Hồ Thích (胡適) và Tiền Huyền Đồng (錢玄同) giảng bài. Sau này Mao kết hôn với Dương Khai Tuệ, con gái giáo sư Dương và cũng là sinh viên Đại học Bắc Kinh. (Khi Mao 14 tuổi, bố ông đã sắp xếp cho ông lấy một cô gái cùng làng là La thị [羅氏], nhưng Mao không bao giờ chịu công nhận cuộc hôn nhân này.)

Mao thời trẻ
Mao thời trẻ

Sau phong trào Ngũ Tứ, Mao về Hồ Nam tổ chức đoàn thanh niên, ra hai tờ báo tuyên truyền cách mạng là Tương Giang bình luậnTân Hồ Nam. Hai tờ báo này bị đóng cửa và Mao bị trục xuất khỏi Hồ Nam. Năm 1920, Mao đã tham gia tiểu tổ cộng sản ở Trường Sa (Hồ Nam).

Ngày 23 tháng 7 năm 1921, Mao đã tham gia Đại hội lần thứ nhất thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Thượng Hải. Hai năm sau, tại Đại hội lần thứ ba (1923), ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương của Đảng chỉ gồm 5 người. Tháng 1 năm 1924, theo chủ trương Quốc–Cộng hợp tác, Mao Trạch Đông tham dự Đại hội lần thứ nhất Quốc dân Đảng họp ở Quảng Châu và được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Quốc dân Đảng. Sau đó ông lên đường đi Thượng Hải làm việc tại cơ quan Ban chấp hành Quốc dân Đảng, rồi sang năm sau lại về Quảng Châu làm quyền trưởng Ban tuyên truyền của Quốc dân Đảng, rồi kiêm thêm một chân trong Ủy ban vận động nông dân của đảng này. Lúc này ông đã bị Trần Độc Tú đẩy ra khỏi Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản tại Đại hội 4 họp vắng mặt ông vào tháng 1 năm 1925. Tại Đại hội lần thứ hai Quốc dân Đảng (tháng 1 năm 1926), ông lại được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Quốc dân Đảng và làm quyền Trưởng ban Tuyên truyền đến tháng 5 năm 1926.

Sau khi Tưởng Giới Thạch quay sang đàn áp Đảng Cộng sản, Mao Trạch Đông chủ trương đấu tranh vũ trang với Tưởng nhưng không được Trần Độc Tú chấp nhận và bị thất sủng. Mao Trạch Đông bèn lui về quê cho ra đời Báo cáo khảo sát phong trào nông dân Hồ Nam, tác phẩm quan trọng đầu tiên của chủ nghĩa Mao.

[sửa] Chiến tranh và cách mạng

Mao thoát được khủng bố trắng vào năm 1927 và lãnh đạo Cuộc khởi nghĩa Vụ gặt Mùa thu ở Trường Sa, Hồ Nam nhưng thất bại. Tàn quân du kích chưa đầy 1000 người của Mao tìm nơi ẩn náu ở vùng núi Tỉnh Cương Sơn, nơi giáp giới giữa hai tỉnh Hồ Nam và Giang Tây. Năm 1928 đội quân này hợp nhất với quân của Chu Đức, lập ra Quân đoàn 4 công nông, do Chu Đức làm Quân đoàn trưởng. Mao đã góp phần xây dựng căn cứ, chính quyền và một quân đội tiến hành chiến tranh du kích có hiệu quả, thực hiện cải cách ruộng đất. Chính tại nơi đây từ 1931 đến 1934, nhà nước Cộng hòa Xô-viết Trung Hoa được lập ra và Mao được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Trung ương lâm thời. Vào thời kỳ này, Mao kết hôn với Hạ Tử Trân, sau khi Dương Khai Tuệ bị lực lượng Quốc dân Đảng giết chết.

Khu Xô-viết này trở thành nơi trú ngụ của Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản chạy trốn sự khủng bố của Tưởng Giới Thạch ở các thành phố lớn, chủ yếu là Thượng Hải. Dưới áp lực của các chiến dịch bao vây càn quét của Quốc dân Đảng, trong nội bộ Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản diễn ra cuộc tranh giành quyền lực và đấu tranh về đường lối và chiến thuật. Phe theo đường lối chính thống của Moskva, mà đại diện là nhóm 28 người Bolshevik, đã thắng thế và Mao dần dần bị gạt ra khỏi các chức vụ quan trọng.

Với quyết tâm tiêu diệt bằng được những người cộng sản, tháng 10 năm 1933 Tưởng Giới Thạch trực tiếp chỉ huy 50 vạn quân bao vây tấn công khu Xô-viết trung ương, buộc Hồng quân phải mở đường máu rời bỏ nơi đây, tiến hành cuộc Vạn lý trường chinh cực kỳ gian khổ, vượt 9600 km trong suốt một năm trời để đến tỉnh Thiểm Tây xây dựng căn cứ mới. Trên đường trường chinh Mao Trạch Đông đã bước lên nắm quyền lãnh đạo từ Hội nghị Tuân Nghĩa họp vào tháng 1 năm 1935. Tại hội nghị này, Chu Ân Lai ngả về phía Mao, Tổng Bí thư Bác Cổ và cố vấn quân sự Otto Braun (tên Trung Quốc là Lý Đức) bị hạ bệ, Mao vào Ban thường vụ Bộ Chính trị, được bầu làm Chủ tịch Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Từ căn cứ mới ở Diên An, Mao đã lãnh đạo những người cộng sản tiến hành cuộc kháng chiến chống Nhật (1937–1945) thông qua hợp tác Quốc–Cộng lần thứ hai. Tại đây, Mao đã củng cố quyền lực trong Đảng Cộng sản bằng cách mở cuộc vận động chỉnh phong. Tại Đại hội lần thứ 7 của Đảng Cộng sản Trung Quốc họp tại Diên An tháng 6 năm 1945, Mao được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Cũng tại Diên An, Mao ly thân với Hạ Tử Trân và lấy Lam Bình, một diễn viên mới tới Diên An mà sau này khuynh đảo chính trường Trung Quốc với tên gọi là Giang Thanh.

Ngay sau khi Chiến tranh Trung–Nhật kết thúc, nội chiến đã diễn ra giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản, kết thúc bằng thắng lợi của Đảng Cộng sản vào năm 1949.

[sửa] Lãnh đạo Trung Quốc

[sửa] Gia đình

Từ trái sang phải: Mao Trạch Đàm, Mao Trạch Dân, Văn Thất Muội, Mao Trạch Đông. Ở Trường Sa năm 1919
Từ trái sang phải: Mao Trạch Đàm, Mao Trạch Dân, Văn Thất Muội, Mao Trạch Đông. Ở Trường Sa năm 1919

Những người vợ:

  • La Thị 羅氏 (1889–1910), do gia đình sắp đặt nhưng Mao không công nhận và hai người chưa hề ăn ở với nhau. Kết hôn năm 1907. Không có con.
  • Dương Khai Tuệ (杨开慧, 1901–1930) ở Trường Sa, kết hôn năm 1921, sống với nhau đến năm 1927, bị Quốc dân Đảng hành quyết năm 1930. Bà sinh được 3 người con trai.
  • Hạ Tử Trân (贺子珍, 1909? / tháng 8 năm 1910 – 19 tháng 4 năm 1984) người Vĩnh Tân, tỉnh Giang Tây, kết hôn từ tháng 5 năm 1928, đến năm 1937 thì bà sang Liên Xô chữa bệnh. Bà sinh nở 6 lần nhưng 5 con chết non hoặc mất tích và chỉ có Lý Mẫn trưởng thành.
  • Giang Thanh: kết hôn từ năm 1938 đến lúc Mao mất. Có 1 con gái là Lý Nạp.

Ông nội và bố mẹ:

  • Mao Di Xương (毛贻昌), bố, tên tự là Mao Thuận Sinh (毛顺生) (15 tháng 10 năm 1870 – 23 tháng 1 năm 1920)
  • Văn Thất Muội (文七妹), mẹ (12 tháng 2 năm 1867 – 5 tháng 10 năm 1919), lấy chồng năm 1885
  • Mao Ân Phổ (毛恩普), ông nội

Anh chị em: Bố mẹ Mao Trạch Đông có cả thảy 5 con trai và 2 con gái. Hai người con trai và cả 2 con gái chết sớm, còn lại 3 anh em Mao Trạch Đông, Mao Trạch Dân, Mao Trạch Đàm. Cũng như Dương Khai Tuệ, Mao Trạch Dân và Mao Trạch Đàm đều bị Quốc dân Đảng giết hại trong thời kỳ nội chiến.

  • Mao Trạch Dân (毛泽民, 1895? / 3 tháng 4 năm 1896 – 27 tháng 9 năm 1943), em trai
  • Mao Trạch Đàm (毛泽覃, 25 tháng 9 năm 1905 – 26 tháng 4 năm 1935), em trai
  • Mao Trạch Oanh, chị gái, bị Quốc dân Đảng giết hại năm 1930

Những người con:

  • Mao Ngạn Anh (毛岸英, 1922-1950): con trai cả của Dương Khai Tuệ, kết hôn với Lưu Tư Tề (刘思齐), tên khai sinh là Lưu Tùng Lâm (刘松林)
  • Mao Ngạn Thanh (毛岸青, 1923): con trai của Dương Khai Tuệ, kết hôn với Thiệu Hoa (邵华), em gái Lưu Tư Tề, sinh ra con trai là Mao Tân Vũ
  • Mao Ngạn Long (1927- 1931?): con trai út của Dương Khai Tuệ, mất tích
  • Lý Mẫn (李敏, 1936): con gái của Hạ Tử Trân, kết hôn với Khổng Lệnh Hoa (孔令华), sinh ra con trai là Khổng Kế Ninh (孔继宁), con gái là Khổng Đông Mai (孔冬梅). Mao từng có biệt danh là Lý Đức Thắng, nên Lý Mẫn lấy họ này?
  • Lý Nạp /Nột (李讷, 1940): con gái của Giang Thanh, kết hôn với Vương Cảnh Thanh (王景清), sinh ra con trai là Vương Hiệu Chi (王效芝). Lý là họ gốc của Giang Thanh

Ngoài ra có nguồn tin cho rằng Mao còn có một số con cái khác trong những ngày hoạt động cách mạng, nên phải gửi lại cho các gia đình nông dân nuôi, chẳng hạn con trai út của ông với Dương Khai Tuệ là Mao Ngạn Long (1927–1931?) bị mất tích ở Thượng Hải.

Lưu ý là tên đệm trong từng thế hệ gia đình Mao là giống nhau, tuần tự các đời là Tổ-Ân-Di-Trạch-Ngạn. Các con của Mao Trạch Dân và Mao Trạch Đàm có tên đệm là Viễn.

[sửa] Di sản

[sửa] Các tác phẩm

  • Thực tiễn luận (Về thực tiễn)
  • Mâu thuẫn luận (Về mâu thuẫn)
  • Luận trì cửu chiến (Bàn về đánh lâu dài)
  • Tân dân chủ chủ nghĩa luận (Bàn về chủ nghĩa dân chủ mới)
  • Mao Trạch Đông ngữ lục

[sửa] Liên kết ngoài


Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com