Sóc Trăng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tỉnh Việt Nam |
|
Chính trị và hành chính | |
---|---|
Bí thư tỉnh ủy | Nguyễn Thanh Bình |
Chủ tịch HĐND | Nguyễn Thanh Bình |
Chủ tịch UBND | Huỳnh Thành Hiệp |
Địa lý | |
Tỉnh lỵ | Thị xã Sóc Trăng |
Miền | Tây Nam Bộ |
Diện tích | 3223,3 km² |
Các thị xã / huyện | 1 thị xã và 8 huyện |
Nhân khẩu | |
Số dân • Mật độ |
1213400 người 376,4 người/km² |
Dân tộc | 26 dân tộc chủ yếu là người Kinh, Khmer, Hoa |
Mã điện thoại | |
ISO 3166-2 | VN-64 |
Địa chỉ Web | [1] |
Sóc Trăng là tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam.
Mục lục |
[sửa] Địa lý
Sóc Trăng có phần đất liền nằm trong giới hạn 9°14'-9°56' vĩ độ bắc và 105°34'-106°18' kinh độ đông, phía bắc và tây bắc giáp Hậu Giang, phía nam và tây nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông bắc giáp Trà Vinh, phía đông và đông nam giáp biển 72 km.
Tỉnh lỵ của Sóc Trăng hiện nay là thị xã Sóc Trăng, cách Thành phố Hồ Chí Minh 231 km.
- Tổng diện tích: 322.330 ha
- Đất ở: 4.725 ha
- Đất nông nghiệp: 263.831 ha
- Đất lâm nghiệp: 9.287 ha
- Đất chuyên dùng: 19.611 ha
- Đất chưa sử dụng: 24.876 ha
Sóc Trăng là vùng đất trẻ, được hình thành qua nhiều năm lấn biển nên địa hình bao gồm phần đất bằng, xen kẽ là những vùng trũng và các giồng cát với cao trình phổ biến ở mức 0,5-1,0 m so với mặt biển, nghiêng từ tây bắc xuống đông nam và có hai tiểu vùng địa hình chính: vùng ven sông Hậu với độ cao 1,0-1,2 m, bao gồm vùng đất bằng và những giồng cát hình cánh cung tiếp nối nhau chạy sâu vào giữa tỉnh; vùng trũng phía nam tỉnh với độ cao 0-0,5 m, thường bị ngập úng dài ngày trong mùa lũ.
Ngoài ra, Sóc Trăng còn có những khu vực nằm giữa các giồng cát, không hình thành vùng tập trung với độ cao trung bình 0,5-1,0 m.
Trên địa bàn Sóc Trăng có hai sông lớn là sông Hậu và sông Mỹ Thanh, đổ ra biển qua cửa Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh.
[sửa] Hành chính
Sóc Trăng có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thị xã Sóc Trăng và 8 huyện là: Kế Sách, Long Phú, Cù Lao Dung, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Vĩnh Châu và Ngã Năm với 102 xã, phường và 8 thị trấn.
[sửa] Dân cư
Sóc Trăng có diện tích tự nhiên 3223,3 km². Trên địa bàn tỉnh có 26 dân tộc, chủ yếu là người Kinh, người Khmer và người Hoa. Sóc Trăng có 350.000 người Khmer, đông nhất trong số các địa phương có người Khmer sinh sống, chiếm 28,9% dân số toàn tỉnh và chiếm 32,1% tổng số người Khmer của cả nước.
[sửa] Nguồn gốc tên gọi
Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng Khmer mà ra. Srok tức là "xứ", "cõi", Kh'leang là "kho", "vựa", "chỗ chứa bạc". Srok Kh'leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là "Sốc-Kha-Lang" rồi sau đó thành Sóc Trăng. Dưới triều Minh Mạng, Sóc Trăng bị đổi là Nguyệt Giang tỉnh (chữ Sóc biến thành chữ Sông, Trăng thành Nguyệt nên Sóc Trăng biến thành Sông Trăng rồi bị đổi thành Nguyệt Giang). [2]
[sửa] Thổ nhưỡng
Các nhà thổ nhưỡng chia tài nguyên đất Sóc Trăng làm 6 nhóm chính, nhưng không thấy có nhóm đất sét. Mặc dù vậy, đất sét Sóc Trăng lại được nhiều người nhắc đến vì đã góp phần làm nên sự nổi tiếng của nhiều công trình kiến trúc địa bàn tỉnh, tiêu biểu là Bửu Sơn tự và chùa Mã Tộc.
[sửa] Di tích
[sửa] Bửu Sơn tự (hay chùa Đất Sét)
Đây là một am thờ đã qua nhiều đời của dòng tộc họ Ngô, có tất cả tượng Phật đến linh thú, bảo tháp, đỉnh trầm đều được làm từ đất sét. Phần lớn do ông Ngô Kim Long sáng tạo trong suốt 42 năm (1928-1970).
Ngoài ra, trong chùa còn có 8 cây nến, hai trong đó đã đốt liên tục trong 35 năm kể từ năm 1970 khi ông Ngô Kim Long qua đời. Sáu cây nến lớn chưa đốt, mỗi cây sẽ có thời gian cháy liên tục khoảng 70 năm.
[sửa] Chùa Mã Tộc (hay chùa Dơi)
Chùa được xây dựng cách đây 400 năm, có hàng ngàn bảo vật quý gồm tượng Phật và tứ linh Long-Ly-Quy-Phượng đều được nặn bằng đất sét.
Chùa còn có tên là chùa Dơi vì ngôi chùa này từ lâu đã là nơi trú ẩn của khoảng 1 triệu con dơi, phần lớn có sải cánh 1-1,2 m, những con lớn nhất có sải cánh lên tới 1,5 m.
[sửa] Liên kết ngoài
- http://home.ciren.gov.vn/asp/info.asp?ID=819
- http://www.soctrang-online.net
- http://www.soctrang-online.net/gallery/index.php
Đơn vị hành chính cấp tỉnh thành nước CHXHCN Việt Nam | |||||||
|