Hưng Yên
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tỉnh |
|
Chính trị và hành chính | |
---|---|
Bí thư tỉnh ủy | Nguyễn Đình Phách |
Chủ tịch HĐND | Nguyễn Đình Phách |
Chủ tịch UBND | Nguyễn Văn Cường |
Địa lý | |
Tỉnh lỵ | Thị xã Hưng Yên |
Miền | Đồng bằng sông Hồng |
Diện tích | 923,1 km² |
Các thị xã / huyện | 9 huyện |
Nhân khẩu | |
Số dân • Mật độ • Nông thôn • Thành thị |
1.120.300 người 1.213,6 người/km² 86% 14% |
Dân tộc | Việt, Tày, Nùng, Hoa |
Mã điện thoại | 321 |
ISO 3166-2 | VN-66 |
Địa chỉ Web | [1] |
Hưng Yên là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là thị xã Hưng Yên nằm cách thủ đô Hà Nội 64 km về phía tây nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía đông bắc. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía tây giáp tỉnh Hà Tây, phía tây bắc giáp thủ đô Hà Nội, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam.
Mục lục |
[sửa] Hành chính
Hưng Yên bao gồm 1 thị xã và 9 huyện:
- Thị xã Hưng Yên
- Huyện Ân Thi
- Huyện Khoái Châu
- Huyện Kim Động
- Huyện Mỹ Hào
- Huyện Phù Cừ
- Huyện Tiên Lữ
- Huyện Văn Giang
- Huyện Văn Lâm
- Huyện Yên Mỹ
[sửa] Lịch sử
Thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, thị xã Hưng Yên, khi đó có tên Phố Hiến, đã từng là một thương cảng quan trọng ở Đàng Ngoài. Do vậy đã có câu: "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến"
[sửa] Điều kiện tự nhiên
Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, là tỉnh đồng bằng không có rừng, núi và biển.
Hưng Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Mùa mưa kéo dài từ cuối tháng tư đến tháng mười hàng năm. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 70% tổng lượng mưa cả năm.
- Diện tích
- 923,09 km²
- Lượng mưa trung bình hàng năm
- 1.450 – 1.650 mm
- Nhiệt độ trung bình
- 23,2 °C
- Số giờ nắng trong năm
- 1.519 giờ
- Độ ẩm tương đối trung bình
- 85 – 87%
[sửa] Tọa độ
- Vĩ độ
- 20°36′đến 21°01′vĩ độ bắc
- Kinh độ
- 105°53′đến 106°17′kinh độ đông
[sửa] Dân số
Năm 2003 Hưng Yên có 1.116.000 người với mật độ dân số 1.209 người/km²
[sửa] Thành phần dân số
Tỷ lệ dân số làm nông nghiệp rất cao, ước tính 80-90%. Tuy nhiên, gần đây tỷ lệ này có xu hướng giảm do tốc độ phát triển của công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng nhanh hơn.
[sửa] Kinh tế
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2003 ước đạt 4.169 tỷ đồng (chỉ số giá năm 1994). Cơ cấu: Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ là 35,34% - 33,17% - 31,48%
[sửa] Giao thông
Trên địa bàn Hưng Yên có các quốc lộ sau chạy qua:
- 5A: Như Quỳnh - Minh Đức
- 39A: Phố Nối - Triều Dương
- 38: Cống Tranh - Trương Xá, thị xã Hưng Yên - cầu Yên Lệnh
- 38B (39B cũ): Cầu Tràng - Chợ Gạo
Đường sắt: tuyến đường sắt Hà Nội-Hải Phòng chạy qua địa phận Hưng Yên 17 km, từ Như Quỳnh tới Lương Tài.
Đường thủy: Sông Hồng là ranh giới của Hưng Yên với các tỉnh, thành phía tây, dài 57 km. Sông Luộc là ranh giới với tỉnh Thái Bình dài 25 km. Sông Luộc và Sông Hồng giao nhau tại địa phận thị xã Hưng Yên. Ngoài ra còn các sông nhỏ khác như: sông Sặt, sông Chanh, sông Cửu Yên, sông Tam Đô, sông Điện Biên v.v Hệ thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp tỉnh này.
[sửa] Văn hóa-xã hội, các di tích lịch sử
Năm 2003, theo số liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên, Hưng Yên có 95.160 học sinh tiểu học, 98.240 học sinh trung học cơ sở và 39.459 học sinh trung học. Số trường học tương ứng theo ba cấp là 168, 166 và 27.
[sửa] Di tích lịch sử
Hưng Yên có các di tích lịch sử sau:
- Quần thể di tích Phố Hiến: (đền Thiên Hậu, Đông Đô Quảng Hội, Võ Miếu, chùa Nễ Châu, đền Mây, Văn Miếu, Phố Hiến xưa, hội ả đào...)
- Hồ bán nguyệt
- Di tích Chử Đồng Tử - Tiên Dung: (đền Đa Hòa, đền Dạ Trạch, các di tích liên quan đến Triệu Việt Vương)
- Nhà tưởng niệm Hải Thượng Lãn Ông.
- Cụm di tích Phù Ủng (Ân Thi) liên quan đến danh tướng Phạm Ngũ Lão, di tích Tống Trân - Cúc Hoa (Phù Cừ).
[sửa] Liên kết bên ngoài
Đơn vị hành chính cấp tỉnh thành nước CHXHCN Việt Nam | |||||||
|