Gia Lai
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tỉnh |
|
Chính trị và hành chính | |
---|---|
Bí thư tỉnh ủy | Hà Sơn Nhin |
Chủ tịch HĐND | Ksor Nham |
Chủ tịch UBND | Phạm Thế Dũng |
Địa lý | |
Tỉnh lỵ | Thành phố Pleiku |
Miền | Tây Nguyên |
Diện tích | 15.494,9 km² |
Các thị xã / huyện | 1 thị xã và 13 huyện |
Nhân khẩu | |
Số dân • Mật độ |
1.095.900 người 70,7 người/km² |
Dân tộc | 39 dân tộc trong đó có: Việt, Gia-rai, Ba Na, Xơ-đăng, Giẻ-triêng |
Mã điện thoại | 59 |
ISO 3166-2 | VN-30 |
Địa chỉ Web | [1] |
Gia Lai là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Nguyên Việt Nam.
Mục lục |
[sửa] Vị trí địa lý
Với diện tích 15.494,9 km², tỉnh Gia Lai trải dài từ 15°58'20" đến 14°36'36" vĩ Bắc, từ 107°27'23" đến 108°94'40" kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía tây giáp Campuchia với 90 km đường biên giới quốc gia, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.
[sửa] Khí hậu
Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, một năm có hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vùng Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình từ 2.200 đến 2.500 mm, vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 đến 1.750 mm. Nhiệt độ trung bình năm là 22-25ºC.
[sửa] Sông ngòi
Gia Lai là nơi đầu nguồn nguồn của nhiều con sông đổ về vùng duyên hải miền Trung Việt Nam và về phía Campuchia như sông Ba, sông Sê San và nhiều con suối lớn nhỏ.
[sửa] Tài nguyên
[sửa] Khoáng sản
[sửa] Kim loại đen
- Crom
[sửa] Kim loại màu
[sửa] Kim loại quý
- Vàng
- Vonframit - Molipdenit - Caxiterrit
[sửa] Động vật
[sửa] Thú rừng
[sửa] Thủy sản
- Cá lúi
- Cá phá
- Cá sóc
- Cá trạch
- Cá lăng
- Cá chép
[sửa] Chim
[sửa] Vật nuôi
[sửa] Thực vật
[sửa] Hành chính
Tỉnh Gia Lai bao gồm 1 thành phố trực thuộc, 1 thị xã và 13 huyện:
- Thành phố Pleiku
- Thị xã An Khê
- Huyện Ayun Pa
- Huyện Chư Păh
- Huyện Chư Prông
- Huyện Chư Sê
- Huyện Đắk Đoa
- Huyện Đắk Pơ
- Huyện Đức Cơ
- Huyện Ia Grai
- Huyện Ia Pa
- Huyện KBang
- Huyện Kông Chro
- Huyện Krông Pa
- Huyện Mang Yang
[sửa] Lịch sử
[sửa] Dân số
Dân số tỉnh Gia Lai gần 1,1 triệu người (năm 2004) bao gồm nhiều cộng đồng dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, người Kinh chiếm 52% dân số. Còn lại là các dân tộc Gia-rai (33,5%), Ba Na (13,7%), Giẻ-triêng, Xơ-đăng, Cơ-ho, Thái, Mường ...
STT | Tên đơn vị hành chính | Diện tích (km²) |
Dân số trung bình (năm 2003) |
Dân số (ngày 31/12/2003) |
---|---|---|---|---|
01 | Thành phố Pleiku | 260,59 | 184.397 | 186.763 |
02 | Thị xã An Khê | 199,12 | 63.014 | 63.663 |
03 | Huyện Ayun Pa | 789,70 | 92.594 | 93.769 |
04 | Huyện Chư Păh | 981,30 | 62.379 | 62.751 |
05 | Huyện Chư Prông | 1.687,50 | 75.363 | 76.455 |
06 | Huyện Chư Sê | 1.350,98 | 124.288 | 126.070 |
07 | Huyện Đắk Đoa | 980,41 | 85.072 | 86.169 |
08 | Huyện Đắk Pơ | 499,61 | 35.160 | 35.522 |
09 | Huyện Đức Cơ | 717,20 | 43.595 | 44.609 |
10 | Huyện Ia Grai | 1.122,38 | 74.620 | 75.593 |
11 | Huyện Ia Pa | 870,10 | 43.551 | 44.162 |
12 | Huyện KBang | 1.845,23 | 56.671 | 57.397 |
13 | Huyện Kông Chro | 1.441,88 | 34.478 | 35.074 |
14 | Huyện Krông Pa | 1.623,63 | 61.576 | 62.280 |
15 | Huyện Mang Yang | 1.126,07 | 43.125 | 43.855 |
Tổng cộng | 15.495,70 | 1.709.883 | 1.094.132 |
- Tham khảo [2]
[sửa] Cơ sở hạ tầng
[sửa] Đường bộ
Quốc lộ 14 nối Gia Lai với Kon Tum, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng về phía Bắc và Đắk Lắk, Đắk Nông, các tỉnh vùng Đông Nam Bộ về phía Nam. Quốc lộ 19 nối với cảng Quy Nhơn,Bình Định dài 180Km về phía Đông và các tỉnh Đông Bắc Campuchia về hướng Tây. Quốc lộ 25 nối với Phú Yên. Ngoài ra, đường Hồ Chí Minh cũng đi qua địa bàn tỉnh Gia Lai.
Các quốc lộ 14, 25 nối Gia Lai với các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải miền Trung rất thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa đến cảng để xuất khẩu và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
Hiện nay, tất cả các tuyến đường xuống các trung tâm huyện đã được trải nhựa hầu hết các trung tâm xã đã có đường ôtô đến.
[sửa] Đường hàng không
Sân bay Pleiku (còn gọi là sân bay Cù Hanh) là một sân bay tương đối nhỏ,có từ thời Pháp.Sân bay Pleiku đang hoạt động, mỗi tuần có 6 chuyến từ thành phố Hồ Chí Minh đi Pleiku - Đà Nẵng - Hà Nội và ngược lại.
[sửa] Thủy điện
Với địa hình cao và nhiều sông suối, Gia Lai là một trong những nơi tập trung khá nhiều các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ:
- Thủy điện Yaly
- Thủy điện An Khê
- Thủy điện Ayun Hạ
- Thủy điện Sê San 1
- Thủy điện Sê San 2
- Thủy điện Sê San 3
- Thủy điện Sê San 4
[sửa] Kinh tế
[sửa] Công nghiệp
Trên cơ sở nguồn tài nguyên nông lâm nghiệp và khoáng sản, mở ra triển vọng phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông lâm sản với quy mô vừa và lớn.
Trong sản xuất vật liệu xây dựng, trước hết với nguồn đá vôi tại chỗ có thể phát triển sản xuất xi măng phục vụ cho một phần nhu cầu các tỉnh phía Bắc Tây Nguyên và các tỉnh Đông bắc Campuchia. Hiện có 2 nhà máy sản xuất xi măng với công suất 14 vạn tấn/năm. Với nguồn đá Granit sẵn có, phong phú về màu sắc có thể chế biến ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong tỉnh và xuất khẩu; Từ nguồn đất sét tại chỗ, đạt tiêu chuẩn để xây dựng các cơ sở sản xuất gạch ngói với công nghệ tiên tiến phục vụ cho nhù cầu xây dựng trên địa bàn.
Trong chế biến nông lâm sản, với trữ lượng gỗ lớn trong tỉnh và khả năng nhập khẩu gỗ từ các nước Đông Nam Á đảm bảo ổn định nguyên liệu cho sản xuất chế biến các mặt hàng gỗ lâu dài, chế biến song mây, sản xuất bột giấy. Từ mủ cao su có thể chế biến các sản phẩm cao su dân dụng và công nghiệp chất lượng cao; Chế biến cà phê xuất khẩu, chế biến đường, chế biến dầu thực vật, chế biến sắn, chế biến hoa quả và súc sản đóng hộp.
Ngoài ra còn có thể phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng khi đã xác định được địa bàn và trữ lượng cho phép.
[sửa] Dịch vụ
[sửa] Du lịch
Ai đã đến Gia Lai chắc đã từng biết đến những con dốc cao và dài, với con đường mờ trong sương vào những sáng mùa đông, đã từng đi vào lời ca tiếng hát (bài hát: "Thành phố sương mù"). Những điểm du lich trong thành phố không nhiều, ngoài khu vui chơi giải trí là hồ Đức An, sân vận động và rạp chiếu phim, và rất nhiều quán cà phê đậm đà mang hơi thở của Tây Nguyên. Chúng ta có thể tham quan một khung canh tự nhiên và lãng mạn đó là Biển Hồ - được xem như là một đôi mắt của thành phố núi Pleiku. Nó long lanh và tràn đầy cảm xúc. Nếu bạn muốn có những buổi dã ngoại với khung canh tự nhiên, những bữa ăn nhẹ sau khi leo núi dưới một thác nước bạn có thể tham quan rất nhiều thác quanh thành phố như: thác Dakthoa, thác Phú Cường, thác Lồ Ô, thác Chín tầng,... và rất nhiều con thác khác. Hay đến tham quan thủy điện Yaly - niềm tự hào của nguồn điện đất nước, niềm tự hào của anh em các dân tộc Gia Lai, chắc chắn sau chuyến tham quan bạn sẽ cảm thấy được sức mạnh của con người khi đứng bên cạnh sức mạnh của thiên nhiên.
[sửa] Lâm nghiệp
[sửa] Nông nghiệp
Do đặc trưng là đất đỏ bazal (vì Biển Hồ là miệng của một núi lửa tạm ngừng hoạt động), ở thành phố PleiKu và các huyện vùng cao của Gia Lai có thể canh tác các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, điều... Riêng huyện Đăk Pơ và thị xã An Khê thì thích hợp cho việc trồng cây ngắn ngày, do chịu ảnh hưởng khí hậu của vùng giáp ranh (Bình Định). Huyện Đăk Pơ là vựa rau của cả vùng Tây Nguyên, hàng ngày cung cấp trên 100 tấn rau cho các khu vực ở miền Trung và Tây Nguyên.
[sửa] Du lịch
Xuất phát từ điều kiện địa lý, là vùng núi cao có nhiều cảnh quan tự nhiên cũng như nhân tạo, Gia Lai có tiềm năng du lịch rất phong phú. Đó là những khu rừng nguyên sinh với hệ thống động thực vật phong phú, nhiều ghềnh thác, suối, hồ như Biển Hồ là một thắng cảnh nổi tiếng.
Nhiều núi đồi như Cổng Trời MangYang, đỉnh Hàm Rồng. Cảnh quang nhân tạo có các rừng cao su, đồi chè, cà phê bạt ngàn. Kết hợp vời các tuyến đường rừng, có cácc tuyến dã ngoại bằng thuyền trên sông, cưỡi voi xuyên rừng, trekking...
Bên cạnh sự hấp dẫn của thiên nhiên hùng vĩ, ở Gia Lai còn có nền văn hóa lâu đời đầm đà bản sắc núi rừng của đồng bào các dân tộc, chủ yếu là Jarai và banah thể hiện qua kiến trúc nhà Rông, nhà sàn, nhà mồ, qua lễ hội truyền thống, qua y phục và nhạc cụ...
Thêm vào đó, Gia Lai có bề dày lịch sử và truyền thống cách mạng hào hùng được thể hiện đậm nét qua các di tích lịch sử văn hóa như khu Tây Sơn thượng đạo, di tích căn cứ địa của anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ; Đó là quê hương của anh hùng Núp, các địa danh Pleime, Che reo, là răng đã đi vào lịch sử.
[sửa] Văn hóa - Xã hội
[sửa] Âm nhạc
Có các nhạc cụ đặc trưng của các dân tộc thiểu số:
- Cồng chiêng
- Đàn đá
- Đàn K'ni
- Đàn Krông-pút
- Đàn Goong
- Đàn T'rưng
- Đàn Ting-ning
- Sáo Ala
[sửa] Ẩm thực
- Rượu cần
[sửa] Điêu khắc
[sửa] Lễ hội
- Lễ hội Đâm Trâu
- Lễ ăn cơm mới
[sửa] Sân khấu
- Đoàn Nghệ thuật Đam San: nghiên cứu, sưu tầm, chỉnh lý, biên soạn và biểu diễn...
- Các dân tộc thiểu số có tín ngưỡng vạn vật hữu linh, đời sống văn hóa của họ gắn liền với các lễ hội, ở đó họ trình diễn các loại nhạc cụ, các điện múa (xoang) diễn ngâm trường ca (kể khan). Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung có các trường ca nổi tiếng như trường ca Đăm San, Xinh Nhã, Hơmon...
[sửa] Thể dục thể thao
- Gia Lai có Câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai hiện đang tham dự và đã hai lần vô địch giải bóng đá chuyên nghiệp V-League của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
[sửa] Liên kết ngoài
- UBND tỉnh Gia Lai
- Gia Lai
- Gia Lai - tiềm năng & triển vọng đầu tư
- Âm nhạc Tây nguyên đương đại
- Dân ca Banar
- Văn hoá Tây Nguyên
Đơn vị hành chính cấp tỉnh thành nước CHXHCN Việt Nam | |||||||
|