Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Liên minh châu Âu – Wikipedia tiếng Việt

Liên minh châu Âu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Liên minh châu Âu
Các thành viên và ứng viên Liên minh châu Âu giai đoạn 2004-2007
Các thành viên và ứng viên Liên minh châu Âu giai đoạn 2004-2007

Liên minh châu Âu (tiếng Anh: European Union; tiếng Pháp: Union européenne; tiếng Đức: Europäische Union) là một tổ chức liên chính phủ của các nước châu Âu, hiện có 25 quốc gia thành viên. Liên minh được thành lập với tên gọi hiện nay theo Hiệp ước về Liên minh châu Âu năm 1992, thường gọi là Hiệp ước Maastricht. Tuy nhiên, nhiều phương diện của Liên minh châu Âu đã có từ trước, kể từ thập niên 1950, thông qua một loạt các tổ chức tiền thân.

Liên minh châu Âu (EU) có trụ sở đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ. Trước ngày 1 tháng 11 năm 1993 tổ chức này được gọi là Cộng đồng Châu Âu (EC).

Mục lục

[sửa] Thành viên

Lịch sử của Liên Minh Châu Âu bắt đầu từ chiến tranh thế giới thứ II.Có thể nói rằng ý tưởng về hội nhập châu Âu đã được nhận thức sẽ giúp ngăn chặn việc giết chóc và phá hủy không xảy ra nữa. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman là người đã nêu ra ý tưởng và đề xuất lần đầu tiên trong một bài phát biểu nổi tiếng ngày 09/05/1950. Cũng chính ngày 09/05/1950 này là ngày mà hiện nay được coi là ngày sinh nhật của EU và được kỉ niệm hàng năm là Ngày Châu Âu. Ban đầu, EU bao gồm 6 quốc gia thành viên là: Bỉ, Đức, Italia, Luych-xam-bua, Pháp và Hà Lan. Các nước Đan Mạch, Ailen, và Anh gia nhập vào năm 1973. Hy Lạp gia nhập 1981. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha gia nhập 1986. Áo, Phần Lan và Thụy Điển gia nhập 1995. Như vậy, tới ngày 1 tháng 1 năm 1995, EU có 15 nước thành viên gồm: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Anh, Ireland, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thuỵ ĐiểnPhần Lan.

Kể từ ngày 1 tháng 5 năm 2004, EU đã chính thức kết nạp thêm 10 thành viên mới là Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, MaltaKypros (Cộng hòa Síp).

Hiện nay, EU có diện tích là 4.000.000 km² với dân số là 455 triệu người; GDP/đầu người là 21.100 USD/năm.

[sửa] Quá trình thành lập

[sửa] Hiệp ước Paris

Hiệp ước Paris (1951) đưa đến việc thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC).

[sửa] Hiệp ước Roma

Hiệp ước Roma (1957) đưa dến việc thành lập Cộng đồng Nguyên tử lượng (Euratom) và thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC).

[sửa] Hội đồng châu Âu

Từ năm 1967 cơ quan điều hành của các cộng đồng trên được hợp nhất và gọi là Hội đồng châu Âu.

[sửa] Thị trường chung châu Âu

Năm 1987, EU bắt đầu triển khai kế hoạch xây dựng "Thị trường nội địa thống nhất Châu Âu" năm 1992.

[sửa] Hiệp ước Maastricht

Hiệp ước Liên hiệp Châu Âu, hay còn gọi là Hiệp ước Maastricht, ký ngày 7 tháng 2 năm 1992 tại Maastricht (Hà Lan), nhằm mục đích:

  • thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ vào cuối thập niên 1990, với một đơn vị tiền tệ chung và một ngân hàng trung ương độc lập,
  • thành lập một liên minh chính trị bao gồm việc thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung để tiến tới có chính sách phòng thủ chung, tăng cường hợp tác về cảnh sát và luật pháp.

Hiệp ước này đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa châu Âu.

[sửa] Liên minh chính trị

  • Tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lại và cư trú trong lãnh thổ của các nước thành viên.
  • Được quyền bầu cử và ứng cử chính quyền địa phương và Nghị viện châu Âu tại bất kỳ nước thành viên nào mà họ đang cư trú.
  • Thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung trên cơ sở hợp tác liên chính phủ với nguyên tắc nhất trí để vẫn bảo đảm chủ quyền quốc gia trên lĩnh vực này.
  • Tăng cường quyền hạn của Nghị viện châu Âu.
  • Mở rộng quyền của Cộng đồng trong một số lĩnh vực như môi trường, xã hội, nghiên cứu...
  • Phối hợp các hoạt động tư pháp, thực hiện chính sách chung về nhập cư, quyền cư trú và thị thực.

[sửa] Liên minh kinh tế và tiền tệ

Được chia làm 3 giai đoạn, từ 1 tháng 7 năm 1990 tới 1 tháng 1 năm 1999, và kết thúc bằng việc giải tán Viện tiền tệ châu Âu, lập Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Điều kiện để tham gia vào liên minh kinh tế và tiền tệ (còn gọi là những tiêu chỉ hội nhập) là:

  • lạm phát thấp, không vượt quá 1,5% so với mức trung bình của 3 nước có mức lạm phát thấp nhất;
  • thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP;
  • nợ nhà nước dưới 60% GDP và biên độ giao động tỷ giá giữa các đồng tiền ổn định trong hai năm theo cơ chế chuyển đổi (ERM);
  • lãi suất (tính theo lãi suất công trái thời hạn từ 10 năm trở lên) không quá 2% so với mức trung bình của 3 nước có lãi suất thấp nhất.

Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2002 đồng Euro đã chính thức được lưu hành trong 12 quốc gia thành viên (còn gọi là khu vực đồng Euro) gồm Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Phần Lan, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban NhaBồ Đào Nha; các nước đứng ngoài là Anh, Đan MạchThuỵ Điển. Hiện nay, đồng Euro đang có có mệnh giá cao hơn đồng đô la Mỹ.

[sửa] Hiệp ước Amsterdam

Hiệp ước Amsterdam (còn gọi là Hiệp ước Maastricht sửa đổi, ký ngày 2 tháng 10 năm 1997 tại Amsterdam) đã có một số sửa đổi và bổ sung trong một số lĩnh vực chính như:

  1. Những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử;
  2. Tư pháp và đối nội;
  3. Chính sách xã hội và việc làm;
  4. Chính sách đối ngoại và an ninh chung.

[sửa] Hiệp ước Schengen

Ngày 19 tháng 6 năm 1990, Hiệp ước Schengen được thoả thuận xong. Đến ngày 27 tháng 11 năm 1990, 6 nước Pháp, Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà LanÝ chính thức ký Hiệp ước Schengen. Hai nước Tây Ban NhaBồ Đào Nha ký ngày 25 tháng 6 năm 1991. Ngày 26 tháng 3 năm 1995, hiệp ước này mới có hiệu lực tại 7 nước thành viên. Hiệp ước quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên. Đối với công dân nước ngoài chỉ cần có visa của 1 trong 9 nước trên là được phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen. Hiện nay, 14 trong 25 nước thành viên EU đã tham gia khu vực Schengen (ngoại trừ cả Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland).

[sửa] Hiệp ước Nice

Hiệp ước Nice (11 tháng 12 năm 2000) tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để đón nhận các thành viên mới đồng thời tăng cường vai trò của Nghị viện châu Âu, thành lập Lực lượng phản ứng nhanh (RRF).

Theo luật của EU, Hiệp ước Nice cần được nghị viện của tất cả các nước thành viên thông qua mới có hiệu lực. Hiện nay, quá trình này đang được tiến hành trong các quốc gia thành viên.

[sửa] Cơ cấu tổ chức

EU có bốn cơ quan chính là:

[sửa] Hội đồng Bộ trưởng

Chịu trách nhiệm quyết định các chính sách lớn của EU, bao gồm các Bộ trưởng đại diện cho các thành viên. Các nước luân phiên làm Chủ tịch với nhiệm kỳ 6 tháng. Giúp việc cho Hội đồng có Uỷ ban Đại diện Thường trực và Ban Tổng Thư ký.

Từ năm 1975, người đứng đầu nhà nước, hoặc đứng đầu chính phủ, các ngoại trưởng, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu có các cuộc họp thường kỳ để bàn quyết định những vấn đề lớn của EU. Cơ chế này gọi là Hội đồng châu Âu hay Hội nghị Thượng đỉnh EU.

Hội đồng Bộ trưởng chính là cơ quan lãnh đạo tối cao của Liên minh châu Âu.

[sửa] Uỷ ban Châu Âu

Là cơ quan điều hành gồm 20 uỷ viên, nhiệm kỳ 5 năm do các chính phủ nhất trí cử và chỉ bị bãi miễn với sự nhất trí của Nghị viện Châu Âu. Chủ tịch hiện nay là Romano Prodi, cựu Thủ tướng Ý (được bầu tại cuộc họp Thượng đỉnh EU bất thường ngày 23 tháng 3 năm 1999 tại Berlin). Dưới các uỷ viên là các Tổng Vụ trưởng chuyên trách từng vấn đề, từng khu vực.

[sửa] Nghị viện Châu Âu

Gồm 732 Nghị sĩ, nhiệm kỳ 5 năm, được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Trong Nghị viện các Nghị sĩ ngồi theo nhóm chính trị khác nhau, không theo quốc tịch.

Nhiệm vụ: thông qua ngân sách, cùng Hội đồng Châu Âu quyết định trong một số lĩnh vực, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách của EU, có quyền bãi miễn các chức vụ uỷ viên Uỷ ban châu Âu.

[sửa] Toà án Châu Âu

Đặt trụ sở tại Luxembourg, gồm 15 thẩm phán và 9 trạng sư, do các chính phủ thoả thuận bổ nhiệm, nhiệm kỳ 6 năm. Toà án có vai trò độc lập, có quyền bác bỏ những quy định của các tổ chức của Uỷ ban Châu Âu văn phòng Chính phủ các nước nếu bị coi là không phù hợp với luật của EU.


Liên Minh Châu Âu
Áo | Ba Lan | Bỉ | Bồ Đào Nha | Cộng hòa Séc | Đan Mạch | Đức | Estonia | Hà Lan | Hungary | Hy Lạp | Ireland | Kypros (Síp) | Latvia | Litva | Luxembourg |
Malta | Phần Lan | Pháp | Slovakia | Slovenia | Tây Ban Nha | Thụy Điển | Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland | Ý








Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com