Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Napoléon Bonaparte – Wikipedia tiếng Việt

Napoléon Bonaparte

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Mục từ Napoleon dẫn đến bài này. Xin đọc về các nghĩa khác tại Napoleon (định hướng).
Napoléon Bonaparte
Napoléon Bonaparte

Napoléon Bonaparte (15 tháng 8 năm 1769 – 5 tháng 5 năm 1821; phát âm như Na-pô-lê-ông; Hán-Việt: Nã Phá Lôn hoặc Nã Phá Luân) là vị tướng của Cách mạng Pháp và là người cai quản nước Pháp như là Quan tổng tài số một (Premier Consul) của Cộng hòa Pháp từ 11 tháng 11 năm 1799 đến 18 tháng 5 năm 1804, sau đó là Hoàng đế Pháp (Empereur des Français) và vua Ý với tên Napoléon I (Napoléon đệ nhất) từ 18 tháng 5 năm 1804 đến 6 tháng 4 năm 1814, và tiếp tục từ 20 tháng 3 đến 22 tháng 6 năm 1815.

Napoléon được biết đến không chỉ qua những đóng góp về mặt quân sự mà cả qua Bộ luật Dân sự Pháp (còn được gọi là "bộ luật Napoléon").

Mục lục

[sửa] Tiểu sử

Napoléon Bonaparte sinh năm 1769 tại Ajaccio, thuộc đảo Corsica, với tên là Napoleone di Buonaparte (viết theo phương ngữ đảo Corsica là Nabolione hay Nabulione) trong một gia đình quý tộc sa sút. Về sau ông lấy tên là Napoléon Bonaparte cho có vẻ Pháp hơn. Napoléon từ nhỏ đã thể hiện tính cách cứng rắn và có tinh thần dũng cảm cũng như mưu trí. Cha ông phát hiện thấy tích cách đó của Napoléon nên đã cho ông sang Pháp học tại trường quân sự ở Brienne-le-Château. Lúc đầu ông muốn học về hải quân nhưng do ý muốn của mẹ, ông quyết định học ngành pháo binh, chính đây là cái nôi đầu tiên tạo ra một vị chỉ huy lục quân tài giỏi cho nước Pháp.

Bất hạnh đến với gia đình Napoléon khi ông vào học được bốn tháng thì cha ông qua đời. Tại trường quân sự, Napoléon đã thể hiện rõ tài năng của mình. Với thành tích học tập ưu tú, ông được giới thiệu vào học tại Trường Quân sự Hoàng gia Pháp tại Paris. Sau đó được cử đi thực tập tại một trung đội với chức danh thiếu úy.

[sửa] Gia đình

Napoléon sinh ra ở đảo Corsica. Đảo có đặc điểm địa hình khúc khuỷu, bảo đảm sự an toàn của đảo. Chính vì thế mà đảo thường được chọn làm nơi diễn ra chiến tranh phòng thủ. Khi Napoléon ra đời, đảo Corsica là thuộc địa của nước Cộng hòa Genova sau đó đã được bán cho nước Pháp. Thống đốc của đảo là bá tước Mac-bớp đã giúp Joseph Bonaparte, anh của Napoléon, và Napoléon có được hai suất học bổng vào chủng viện của thành phố, và giúp Élisa Bonaparte, em gái của Napoléon, vào trường hoàng gia Xanh Tia - trường giành cho những tiểu thư quí tộc nghèo.

Ngôi nhà của gia đình Bonaparte nằm ở quảng trường Letiaza; nhà được thiết kế theo kiến trúc Ý gồm 3 tầng, mỗi tầng trổ 6 cửa sổ. Đến nay, ngôi nhà vẫn được gìn giữ để du khách tham quan.

[sửa] Mẹ

Mẹ của Napoléon là Letizia Ramolino, sinh năm 1750 ở Ajaccio, con một gia đình quí tộc, có tài, có sắc. Năm 17 tuổi, Letizia kết hôn với Carlo Buonaparte. Bà là người có ảnh hưởng rất lớn tới Napoléon.

Napoléon đã nói: "Chính nhờ mẹ tôi, nhờ những nguyên lý đúng đắn của người, nhờ sự nghiêm khắc người thường thể hiện, mà tôi đã có cơ nghiệp ngày nay, và đã làm nên tất cả những gì tốt đẹp." Ví dụ như một lần nhìn thấy Napoléon trêu tức bà nội, Letizia đã quật cậu bé bằng chiếc roi da.

Lúc Napoléon trở thành Đệ nhất tổng đài và Lucien Bonaparte, em của Napoléon, trở thành Bộ trưởng bộ nội vụ, bà dã nói: "Đáng lẽ các con tôi không nên dính líu đến chính trị. Chỗ của Napoléon không phải là ở điện Tuy-lơ-ri, nới đó không thích hợp vói nó."

Khi Napoléon lên ngôi hoàng đế, ban tặng cho người thân nhiều của cải, bà Letizia đã phản đối kịch liệt. Bà không cho phép con bà sử dụng chúng. Bà thắt chặt chi tiêu hơn và nói: "Tôi giàu có hơn con tôi. Mỗi năm tôi có một triệu franc Pháp, nhưng tôi không chi tiêu hết. Tôi để tiết kiệm hơn nữa. Tôi chẳng bao giờ quên rằng một thời gian dài tôi đã nuôi các con tôi theo khẩu phần."

Khi Công tước Đăng-ghiên (cư trú tại Đức) bị bắt về Pháp và bị hội đồng quân sự kết tội phản quốc và âm mưu sát hại Tổng đài, rồi kết án tử hình. Trước khi lĩnh án, ông đã gửi một bức thư cho Napoléon, nhưng vẫn không thoát được án.

Tin tưởng rằng Đăng-ghiên vô tội, ngay sau khi nghe tin Đăng–ghiên bị tử hình, bà Letizia đã chuyển sang Ý sinh sống.

Khi Napoléon bị đi đày ở đảo Saint Helena (tiếng Pháp: Île Sainte-Hélène), bà đã phải một mình nuôi con của Napoléon là Napoléon II.

Bà mất vào tháng 1 năm 1836, 15 năm sau khi Napoléon I mất. Khi Napoléon III lên ngôi, ông đã chuyển mộ bà vào nhà thờ Ajaccio, theo nguyện ước của bà.

[sửa] Cha

Huy hiệu của dòng họ Buonaparte
Huy hiệu của dòng họ Buonaparte

Cha của Napoléon là Carlo Buonaparte, làm nghề luật sư, có tài đua ngựa, bắn cung và tài hùng biện. Ông là bạn của thống đốc đảo Corsica, Mác-bóp.

Dưới lệnh của Mac-bop, đầu năm 1785, Carlo đến Versailles làm đại diện cho giới quí tộc Corsia tại triều đình Pháp. Đến Versailles, ông bị phát hiện ung thư dạ dày. Ông được đưa đến tỉnh Montpellier để chữa chạy. Nhưng căn bệnh quá hiểm nghèo. Ông đã mất tại tỉnh này. Năm đó ông 39 tuổi.

[sửa] Anh em

  • Joseph Bonaparte (anh trai): Joseph hơn Napoléon 1 tuổi, được Napoléon phong làm vua của Napoli và vua của Tây Ban Nha
  • Lucien Bonaparte (em trai): bộ trưởng Bộ nội vụ
  • Élisa Bonaparte (em gái): vợ của Felice Bacciocchi, một ông hoàng của Lucca, được Napoléon phong làm Nữ Đại công tước của Toscana
  • Louis Bonaparte (em trai): được Napoléon phong làm vua của Hà Lan
  • Pauline Bonaparte (em gái): được Napoléon gả cho Charles Leclerc, một vị tướng của Napoléon; sau khi Leclerc chết lại gả Pauline cho Camillo Filippo Ludovico Borghese, công tước của Guastalla
  • Caroline Bonaparte (em gái): vợ Thống chế Pháp Joachim Murat, sau trở thành vua xứ Napoli từ năm 1808 đến năm 1815
  • Jérôme Bonaparte (em út): được Napoléon phong làm vua của Westfalen nhưng bị Napoléon buộc phải li dị người vợ đầu tiên, Elizabeth Patterson, một người Mỹ

[sửa] Sự nghiệp

[sửa] Con đường vinh quang

Ngày 14 tháng 7 năm 1789, Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ lật đổ chế độ quân chủ, Napoléon đã tham gia tích cực vào Câu lạc bộ Jacobin, lúc này ông mang quân hàm trung úy. Để tránh thế lực thân Anh tại đảo Corsica, Napoléon đưa gia đình mình về Marseille. Cách mạng Pháp đã làm chấn động cả châu Âu, các thế lực phong kiến châu Âu liên kết để tấn công nước Pháp. Quân đội cách mạng tiến đến đâu đều giành được thắng lợi nhưng còn quân cảng Toulon nằm ở miền Nam nước Pháp vẫn bị quân bảo hoàng và quân Anh chiếm đóng. Napoléon lúc ấy là thượng úy chỉ huy một đội pháo binh được điều đến chiến trường Toulon. Tại đây lần đầu tiên Napoléon đã chỉ huy pháo binh lập nên kỳ công đánh tan tác hạm đội Anh, lập nên chiến công trác tuyệt. Ông được ủy ban cứu quốc nước cộng hòa đặc cách phong quân hàm chuẩn tướng (Général de brigade).

Nhưng không bao lâu cuộc đảo chính tháng nóng (hay tháng Thermidor) diễn ra, phái Jacobin bị lật đổ. Do từng là người ủng hộ phái Jacobin, ông bị điều tra trong mấy tháng và chính quyền mới không trọng dụng ông.

Năm 1795, sau một thời gian không được trọng dụng, vận may lại đến với Napoléon. Do quân bảo hoàng tiến hành bạo loạn tại Paris, tình hình trở nên hết sức nghiêm trọng, chính phủ quyết định bổ nhiệm Napoléon làm phụ tá cho Tử tước Barras, tư lệnh quân cảnh vệ Paris. Với pháo binh trong tay, Napoléon đã nhanh chóng dập tắt cuộc bạo loạn. Kể từ đó con đường công danh của ông đã rộng mở.

Năm 1796 các nước Anh, Nga, Áo liên kết với nhau tập trung tấn công nước Pháp. Chính phủ Pháp phái 4 đạo quân tiến đánh. Napoléon được bổ nhiệm làm tư lệnh đạo quân thứ 4 tiến đánh nước Ý để kiềm chế quân Áo. Chỉ trong một thời gian ngắn, ông đã đánh tan tác quân Áo tại Ý và tiến quân vào bản thổ nước Áo tới sát kinh đô Wien làm Áo phải ký hiệp định đình chiến. Đoàn quân chiến thắng của Napoléon trở về Paris trong vinh quang rực rỡ.

Để triệt để đánh bại nuớc Anh, năm 1798, chính phủ Pháp quyết định đánh Ai Cập để ngăn quân Anh tiến sang Ấn Độ. Napoléon được cử làm tư lệnh quân Đông chinh, đã nhanh chóng đánh chiếm Ai Cập. Nhưng tại châu Âu tình hình lại chuyển biến theo chiều hướng xấu cho nước Pháp, quân Pháp bị đánh bại trên chiến trường, các vùng đất tại Ý đều bị mất. Napoléon quyết định trở về Pháp.

Tại đây, được sự ủng hộ của các nhà tư sản và quân đội, ngày 11 tháng 11 (tháng sương mù Brumaire) năm 1799, Napoléon làm cuộc chính biến, trở thành chấp chính quan cao nhất của nước Pháp.

Năm 1800, Napoléon thân chinh cầm quân vượt dãy Alps đánh vào Ý, quân Áo tại Ý bị Napoléon đánh tan tác, tại trận Marengo, quân đội Áo bị đánh bại hoàn toàn.

Sau những thất bại nặng nề, liên quân Anh, Áo, Nga phải ký Hòa ước Amiens, công nhận những vùng đất mà Napoléon chiếm được thuộc về nước Pháp. Anh còn phải trả lại cho Pháp những thuộc địa bị mất trong thời gian chiến tranh.

Ông đã nhanh chóng đánh bại những kẻ thù của Pháp và đầu năm 1804, ông được đề cử làm hoàng đế của nước Pháp hiệu là Napoléon đệ nhất.

[sửa] Uy chấn châu Âu

Năm 1806, Anh không cam chịu thất bại đã thành lập một liên minh chống Pháp mới nhưng liên quân đã bị quân đội Pháp do Napoléon chỉ huy đánh bại tại Austerlitz, thừa thắng ông chiếm kinh đô của Áo là Wien, xóa bỏ Đế quốc La Mã thần thánh, Áo phải gả công chúa Marie Louise cho Napoléon để cầu hòa.

Kế tiếp ông đánh bại nước Phổ, chiếm Berlin, làm Nga và Phổ phải ký hiệp ước cầu hòa, Napoléon được cử làm "bảo hộ của liên bang sông Rhein" tại Đức, đồng thời ông còn mang danh hiệu vua của Ý.

Napoléon đã phong người em mình là Louis Bonaparte làm vua Hà Lan, người anh Joseph Bonaparte được phong làm vua của Napoli. Trong thời gian này ông ra lệnh phong tỏa kinh tế đối với nước Anh. Năm 1810, Napoléon tranh thủ lúc hoàng gia Tây Ban Nha rối loạn đưa 30 vạn quân xâm chiếm Tây Ban Nha và cử anh mình là Joseph làm quốc vương Tây Ban Nha, quân Pháp còn đánh chiếm Bồ Đào Nha.

[sửa] Thất bại tại Nga

Nhận thấy Nga vẫn còn giao thương với Anh, năm 1812 Napoléon chỉ huy 61 vạn quân tiến đánh nước Nga. Quân Pháp mau chóng chiếm được Moskva nhưng chỉ là một ngôi thành trống vắng, quân Nga đã rút lui để bảo toàn lực lượng, và thường xuyên tập kích quân Pháp. Trong năm tháng đóng quân tại Moskva, Napoléon nhiều lần cử sứ giả đề nghị cầu hòa với Nga hoàng Aleksander I nhưng không được chấp nhận. Cuối cùng Napoléon buộc phải hạ lệnh rút quân khỏi Nga. Trên đường rút quân, quân Pháp bị quân Nga truy kích quyết liệt nên bị thiệt hại nặng nề. Khi ra khỏi lãnh thổ nuớc Nga, trong tay Napoléon chỉ còn hai vạn bảy nghìn quân.

Sau khi quân Pháp thất bại, trên toàn châu Âu các nước đã liên kết với nhau để chống lại Napoléon. Không khí chống Pháp nổi lên khắp nơi, năm 1814, liên quân Anh, Nga, Áo, Phổ và quân Pháp đánh nhau dữ dội tại Leipzig. Quân Pháp bại trận. Thừa thắng liên quân đã tấn công chiếm thủ đô Paris. Napoléon phải thoái vị và bị đày ra đảo Elba (một hòn đảo nhỏ ở Địa Trung Hải). Triều đình phong kiến Bourbon trở về nước Pháp, bắt đầu chiếm lại những đất đai đã bị mất trong cuộc Cách mạng. Tuy vậy nhân dân và binh lính Pháp luôn mong mỏi Napoléon trở về.

[sửa] Vương triều 100 ngày

Một buổi tối tháng 3 năm 1815 Napoléon từ đảo Elba bí mật trở về Lyon. Triều đình Bourbon phái nhiều quân đoàn đến đánh nhưng hết quân đoàn này đến quân đoàn khác hô to "Hoàng đế vạn tuế" rồi chạy theo Napoléon. Napoléon không tốn một viên đạn để trở lại ngôi vị hoàng đế Pháp. Tin tức Napoléon quay trở về khiến các nước châu Âu hốt hoảng, họ vội vàng liên minh với nhau kéo quân từ bốn phương tám hướng đổ về nước Pháp. Napoléon chỉ huy quân Pháp đánh bại nhiều cánh của liên quân tại Bỉ.

[sửa] Kết cục đáng buồn

Cuối cùng tháng 6 năm 1815, trong trận chiến tại Waterloo, quân Pháp bại trận trước liên quân Anh, Hà Lan và Phổ, Napoléon buồn bã kéo quân trở về Paris, lần thứ hai ông bị buộc thoái vị và đày ra đảo Saint-Helena (tại Đại Tây Dương) tại đây ông đã sống cho đến năm 1821. Ngày 5 tháng 5 năm 1821 vị hoàng đế Pháp một thời uy chấn châu Âu Napoléon I qua đời.

Đến năm 1840 chính phủ Pháp đưa thi hài ông trở về Paris.

[sửa] Chiều cao của Napoléon

Không như mọi người vẫn nghĩ, Napoléon không thấp. Sau cái chết của ông vào năm 1821, họ đã đo được chiều cao của ông là 5 feet 2 inch theo đơn vị feet của Pháp, hay 5 feet 6,5 inch theo feet Anh (Imperial), có nghĩa là bằng 1,686 mét, và như vậy, chiều cao của ông còn hơn chiều cao trung bình của người Pháp ở thế kỷ 19. Có việc hiểu lầm rằng Napoléon thấp là do có người lại dùng đơn vị đo trên theo hệ thống đo của Anh, trong khi 1 inch của Pháp bằng 2,71 cm còn 1 inch của Anh thì bằng 2,54 cm. Thêm một lý do cho sự hiểu lầm này là Napoléon có biệt hiệu là là Le petit caporal, nhiều người sẽ nghĩ petit có nghĩa là "nhỏ", hoặc "lùn". Ông cũng thường xuyên bị che khuất bởi các lính bảo vệ xung quanh, những người mà thường cao từ 6 feet trở lên.

[sửa] Danh ngôn

Trong buổi lễ xác nhận vào trường quân sự Paris, giám mục hỏi: "Sao tên thánh của con ở Pháp không ai biết đến?". Napoléon trả lời: "Thưa đức cha, các vị thánh trên thiên đường nhiều hơn số ngày trong năm. Tên của các vị không thể có hết trong tấm lịch chỉ gồm 365 vị của giáo hội".

[sửa] Tham khảo

  • Những bà mẹ của các danh nhân (Nguyễn Xuân Dương)

[sửa] Liên kết ngoài

Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com