Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Lễ Phục Sinh – Wikipedia tiếng Việt

Lễ Phục Sinh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Lễ Phục Sinh thường được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo – có lẽ là lễ quan trọng nhất – thường diễn ra vào tháng 3 hoặc 4 mỗi năm để tưởng niệm sự kiện Phục Sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá (xem Thứ Sáu Tốt Lành), được người Kitô tin là xảy ra vào khoảng thời gian này trong năm 30–33 CN. (Phục Sinh cũng được dùng để chỉ một mùa trong năm phụng vụ gọi là Mùa Phục Sinh, kéo dài 50 ngày từ lễ Phục Sinh đến lễ Hiện Xuống.)

Mục lục

[sửa] Ngày của lễ Phục Sinh

Ngày Chủ Nhật Phục Sinh, 2000–2020

2000: 23 tháng 4 (Tây phương); 30 tháng 4 (Đông phương)
2001: 15 tháng 4
2002: 31 tháng 3 (Tây phương); 5 tháng 5 (Đông phương)
2003: 20 tháng 4 (Tây phương); 27 tháng 4 (Đông phương)
2004: 11 tháng 4
2005: 27 tháng 3 (Tây phương); 1 tháng 5 (Đông phương)
2006: 16 tháng 4 (Tây phương); 23 tháng 4 (Đông phương)
2007: 8 tháng 4
2008: 23 tháng 3 (Tây phương); 27 tháng 4 (Đông phương)
2009: 12 tháng 4 (Tây phương); 19 tháng 4 (Đông phương)
2010: 4 tháng 4
2011: 24 tháng 4
2012: 8 tháng 4 (Tây phương); 15 tháng 4 (Đông phương)
2013: 31 tháng 3 (Tây phương); 5 tháng 5 (Đông phương)
2014: 20 tháng 4
2015: 5 tháng 4 (Tây phương); 12 tháng 4 (Đông phương)
2016: 27 tháng 3 (Tây phương); 1 tháng 5 (Đông phương)
2017: 16 tháng 4
2018: 1 tháng 4 (Tây phương); 8 tháng 4 (Đông phương)
2019: 21 tháng 4 (Tây phương); 28 tháng 4 (Đông phương)
2020: 12 tháng 4 (Tây phương); 19 tháng 4 (Đông phương)

Trong Kitô giáo Tây phương, ngày lễ Phục Sinh tất cả rơi vào một Chủ Nhật giữa 22 tháng 325 tháng 4. Ngày kế tiếp, Thứ Hai Phục Sinh, được công nhận là ngày nghỉ lễ chính thức của hầu hết các quốc gia có truyền thống Kitô giáo, nhưng không được quy định tại Hoa Kì, ngoại trừ trước kia ở một số tiểu bang, tất cả đã được bãi bỏ từ thập niên 1980.

Lễ Phục Sinh và các ngày nghỉ liên hệ tới nó là những ngày lễ di động, tức chúng không rơi vào một ngày cố định trong lịch Gregorian hay lịch Julian (là những lịch dựa theo sự vận hành của mặt trời và mùa). Thay vào đó nó dựa trên lịch mặt trăng tương tự – nhưng không giống hệt – lịch Do Thái. Ngày chính xác của lễ Phục Sinh thường vẫn còn là đề tài tranh luận.

Vào Công đồng Nicaea thứ nhất năm 325, lễ Phục Sinh được quyết định tổ chức vào cùng một Chủ Nhật trên toàn giáo hội, nhưng có lẽ chưa có phương pháp nào được chỉ định bởi Công đồng (không may là hiện không tìm thấy nguyên văn các quyết định của Công đồng). Thay vào đó, việc chọn ngày dường như tham khảo từ giáo hội ở Alexandria, một thành phố nổi danh về sự thông thái vào lúc đó. Thành phố này tổ chức lễ Phục Sinh vào Chủ Nhật đầu tiên sau ngày thứ 14 đầu tiên của tháng âm lịch xảy ra vào hoặc sau 21 tháng 3.Trong suốt thời trung cổ, cách tính này được diễn đạt ngắn gọn là Lễ Phục Sinh xảy ra vào Chủ Nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên vào hoặc sau ngày xuân phân. Giáo hội La Mã dùng cách riêng để tính ngày Phục Sinh cho đến thế kỉ 6, sau đó có lẽ họ chuyển sang phương pháp Alexandria khi đổi sang lịch Julian bởi Dionysius Exiguus (không có bằng chứng rõ ràng về việc này cho đến thế kỉ 9). Hầu hết giáo hội trên các đảo Anh dùng phương pháp La Mã cuối thế kỉ 3 cho đến khi họ áp dụng cách tính Alexandria vào Công đồng Whitby năm 664. Các giáo hội trên lục địa châu Âu ở phía tây dùng cách tính La Mã đến cuối thế kỉ 8 trong triều đại Charlemagne, và cuối cùng họ cũng chuyển sang dùng phương pháp Alexandria. Vì các giáo hội Tây phương hiện nay dùng lịch Gregorian để tính ngày, còn các giáo hội Chính thống Đông phương dùng lịch Julian, nên ngày lễ Phục Sinh của họ thường không trùng nhau.

Tại hội nghị thượng đỉnh ở Aleppo, Syria năm 1997, Hội đồng các giáo hội thế giới đề nghị cải cách phương pháp tính ngày lễ Phục Sinh dựa trên các tính toán theo quan sát thiên văn trực tiếp; điều này giúp loại bỏ khác biệt giữa các giáo hội Tây phương và Đông phương. Cải cách này được đề nghị áp dụng từ năm 2001, nhưng cuối cùng nó không được các thành viên sử dụng.

[sửa] Vị trí trong năm phụng vụ

[sửa] Kitô giáo Tây phương

Con thỏ Phục Sinh
Con thỏ Phục Sinh

Trong Kitô giáo Tây phương, lễ Phục Sinh đánh dấu việc kết thúc 40 ngày chay tịnh (mùa chay), giai đoạn ăn kiêng và sám hối để chuẩn bị cho lễ Phục Sinh bắt đầu vào Thứ Tư Lễ Tro và chấm dứt vào Chủ Nhật Phục Sinh.

Tuần trước ngày Phục Sinh là tuần rất đặc biệt trong truyền thống Kitô giáo (Tuần Thánh): Chủ Nhật trước đó là Chủ Nhật Lễ Lá, và 3 ngày cuối cùng trước ngày Phục Sinh là: Thứ Năm Rửa Chân (Thứ Năm Tuần Thánh), Thứ Sáu Tốt Lành (Thứ Sáu Tuần Thánh) và Thứ Bảy Yên Tĩnh (Thứ Bảy Tuần Thánh). Chủ Nhật Lễ Lá, Thứ Năm Rửa Chân và Thứ Sáu Tốt Lành tương ứng tưởng nhớ đến các sự kiện Chúa Giêsu vào thành Jerusalem, Bữa Tiệc Cuối Cùng| và Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập tự giá. Thứ Sáu Tốt Lành, Thứ Bảy Thánh và Chủ Nhật Phục Sinh đôi khi được gọi là Tam Nhật Phục Sinh (hay Tam Nhật Vượt Qua). Ở một số nước, lễ Phục Sinh kéo dài 2 ngày, với ngày thứ hai gọi là "Thứ Hai Phục Sinh". Nhiều giáo hội bắt đầu lễ Phục Sinh vào cuối buổi tối ngày Thứ Bảy Thánh với lễ Vọng Phục Sinh.

Mùa Phục Sinh bắt đầu từ Chủ Nhật Phục Sinh và kéo dài đến lễ Hiện Xuống vào 7 tuần sau đó.

[sửa] Kitô giáo Đông phương

Biểu tượng Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô của Giáo hội Chính thống Nga vào thế kỉ 16
Biểu tượng Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô của Giáo hội Chính thống Nga vào thế kỉ 16

Trong Kitô giáo Đông phương, sự chuẩn bị bắt đầu với mùa Đại Chay. Theo sau chủ nhật thứ năm của mùa Đại Chay là Tuần Lá, kết thúc vào Thứ Bảy Lazarus. Thứ Bảy Lazarus chính thức bế mạc mùa Đại Chay, mặc dù việc ăn kiêng vẫn tiếp tục cho tuần kế tiếp đó. Sau Thứ Bảy Lazarus đến Chủ Nhật Lá, Tuần Thánh và cuối cùng là lễ Phục Sinh hay lễ Vượt Qua (Pascha, Πασχα), và việc ăn kiêng chấm dứt ngay sau Phụng Vụ Thánh (Divine Liturgy). Lễ Phục Sinh theo ngay sau Tuần Sáng (Bright Week), không ăn kiêng trong tuần này kể cả thứ tư và thứ sáu.

Phụng Vụ Thánh Vượt Qua nói chung diễn ra vào khoảng nửa đêm, vào sáng sớm của ngày Vượt Qua. Việc đặt Phụng Vụ Thánh Vượt Qua vào nửa đêm bảo đảm rằng không có Phụng Vụ Thánh khác vào buổi sáng, khiến lễ này trở thành "Lễ của mọi lễ" trong năm phụng vụ.

Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com