Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Đăng-châu Gia-mục-thố – Wikipedia tiếng Việt

Đăng-châu Gia-mục-thố

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ảnh Đạt-lại Lạt-ma thứ 14 Đăng-châu Gia-mục-thố, người được giải Nobel hoà bình năm 1989. Sư là tác giả của nhiều sách dạy về cách sống và là người đóng góp rất lớn cho sự phát triển Phật giáo ở Tây Phương
Ảnh Đạt-lại Lạt-ma thứ 14 Đăng-châu Gia-mục-thố, người được giải Nobel hoà bình năm 1989. Sư là tác giả của nhiều sách dạy về cách sống và là người đóng góp rất lớn cho sự phát triển Phật giáo ở Tây Phương

Đăng-châu Gia-mục-thố (zh. 登珠嘉穆錯, bo. Tenzin Gyatso, བསྟན་འཛིན་རྒྱ་མཚོ་; sinh năm 1935) là tên của Đạt-lại Lạt-ma thứ 14, là nhà lãnh đạo thế quyền và giáo quyền của nhân dân Tây Tạng. Theo công trình nghiên cứu cá nhân vừa qua của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia thì trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á, đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Mahātma Gandhi (1869-1948) và chính vị Đạt-lại Lạt-ma thứ 14 này.

Mục lục

[sửa] Nguyên quán & cơ duyên

Sư chào đời tại làng Taktser, vùng Đông Bắc Tây Tạng vào ngày 6 tháng 7 năm 1935 (Ất Hợi) trong một gia đình nông dân. Sư được thừa nhận là Đạt-lại Lạt-ma vào năm 2 tuổi theo truyền thống Tây Tạng như là Hoá thân của Đạt-lại Lạt-ma thứ 13, cũng là hiện thân của Bồ Tát Quán Thế Âm, hiện thân của lòng từ bi.

Theo truyền thống của người Tây Tạng, Đạt-lại Lạt-ma là hiện thân lòng từ của chư Phật và Bồ Tát, người chọn con đường tái sinh trở lại kiếp người để cứu giúp chúng sanh. Danh hiệu Đạt-lại Lạt-ma cũng được hiểu là Hộ Tín, "Người bảo vệ đức tin" (Defender of the Faith), Huệ Hải, "Biển lớn của trí tuệ" (Ocean of Wisdom), Pháp vương, "Vua của Chánh Pháp" (King of Dharma), Như ý châu, "Viên bảo châu như ý" (Wishfulfilling Gem)...

Đạt-lại Lạt-ma được tấn phong tước vị vào ngày 22 tháng 2 năm 1940 tại Lhasa, thủ đô của Tây Tạng, chính thức là người lãnh đạo chính trị và tôn giáo cho 6 triệu người Tây Tạng.

[sửa] Quá trình tìm kiếm Đạt-lại Lạt-ma

Đạt-lại Lạt-ma, 1994
Đạt-lại Lạt-ma, 1994

Khi Đạt-lại Lạt-ma thứ 13 viên tịch vào năm 1933, chính phủ Tây Tạng gặp khủng hoảng trong việc tìm kiếm một người thừa kế. Năm 1935, vị nhiếp chính đi đến hồ thiêng Lhamo Lhatso ở Chokhorgyal, khoảng 90 dặm từ thủ đô Lhasa. Theo truyền thống của Tây Tạng, người ta có thể nhìn thấy mọi việc ở tương lai từ hồ linh thiêng này. Lúc bấy giờ vị nhiếp chính thấy ba chữ Tây Tạng Ah, KaMa hiện lên giữa mặt nước trong vắt của hồ thiêng, theo sau ba mẫu tự này là bức tranh của một ngôi chùa ba tầng với mái ngói màu xanh lục và một căn nhà có chiếc máng xối kỳ lạ.

Năm 1937, chính phủ Tây Tạng đã gởi những hình ảnh thiêng liêng ấy từ hồ thiêng đến các tỉnh thành của Tây Tạng để tìm kiếm nơi tái sinh của Đạt-lại Lạt-ma. Một phái đoàn tìm kiếm tái sanh được thành lập và đi về hướng Đông Bắc Tây Tạng, vị trưởng phái đoàn là Lạt-ma Kewtsang Rinpoche, Tu viện trưởng Tu viện Sera. Khi phái đoàn đến làng Amdo, họ thấy quang cảnh nơi này giống y như hình ảnh đã thấy dưới hồ thiêng. Lobsang Tsewang cải trang thành người trưởng đoàn, và Lạt-ma Kewtsang cải trang thành người thị giả và họ vào thăm một căn nhà với chiếc máng xối kỳ lạ. Bấy giờ Lạt-ma Kewtsang có mang một xâu tràng hạt (rosary) của Đạt-lại Lạt-ma thứ 13 và chú bé trong căn nhà ấy đã nhận ra nó và yêu cầu được cầm xem. Lạt-ma Kewtsang hứa sẽ cho nếu chú đoán được ngài là ai. Và chú bé liền trả lời ngay bằng một loại tiếng lóng của địa phương là "Sera aga", nghĩa là "Lạt-ma ở tu viện Sera". Tiếp đó, sư hỏi chú bé vị trưởng đoàn là ai và chú bé đã trả lời đúng, và chú cũng cho biết tên chính xác của người thị giả. Theo sau đó là một loạt trắc nghiệm khác để chú bé chọn lựa những đồ dùng thường ngày của Đạt-lại Lạt-ma thứ 13 và chú bé cũng nhận ra tất cả và nói: "của tôi, của tôi". Chú bé ấy chính là Đạt-lại Lạt-ma hiện nay.

Từ những kết quả của cuộc kiểm tra này giúp họ đoán chắc rằng họ đã tìm ra hóa thân mới và niềm tin của họ càng được vững mạnh thêm bởi những ý nghĩa từ ba mẫu tự Tây Tạng đã từng thấy dưới hồ thiêng: Ah là hàm nghĩa cho tỉnh lmdo, nơi chú bé chào đời, Ka là chỉ cho Tu viện Kumbum, một ngôi Tu viện lớn nhất với ba tầng gần nhà của chú bé và Ma là ám chỉ cho ngôi tu viện Karma Rolpai Dorje ở trên ngọn núi của ngôi làng gần bên. Cuối cùng phái đoàn quyết định chú bé ấy là hậu thân của vị Đạt-lại Lạt-ma thứ 13.

[sửa] Quá trình tu học tại Tây Tạng

Phật giáo Tây Tạng

Tông phái

Giáo lí & Khái niệm

Nhân vật

Đạt-lại Lạt-ma bắt đầu sự nghiệp học vấn của mình vào năm 6 tuổi và hoàn tất học vị cao nhất của Phật giáo Tây Tạng là Geshe Lharampa, tương đương với Tiến sĩ triết học Phật giáo (Doctorate of Buddhist Philosophy) ở tuổi 25 vào năm 1959. Năm 24 tuổi, Sư đã tham dự kỳ thi đầu tiên tại các đại học Phật giáo Drepung, Sera và Ganden. Kỳ thi cuối cùng được tổ chức tại Jokhang, thủ đô Lhasa trong thời gian lễ hội Monlam, tháng giêng theo lịch Tây Tạng.

Trước đó Sư phải học tất cả các môn học chính như Luận lý (logic) văn hóa và nghệ thuật Tây Tạng (Culture & Tibetan Art), Phạn ngữ (sanskrit), Y học (medicine), Triết học Phật giáo (Buddhist philosophy). Riêng môn Phật học này là khó nhất, được chia ra làm năm phần là Bát-nhã-ba-la-mật-đa (sa. prajñāpāramitā), Trung quán (sa. mādhyamika), Giới luật (sa. vinaya), A-tì-đạt-ma và Lượng học (sa. pramāṇa) . Và các môn học phụ khác là: biện luận (dialetics), thi ca (poetry), âm nhạc (music) và kịch nghệ (drama), thiên văn (astrology), văn phạm (metre and phrasing).

[sửa] Vai trò và trách nhiệm lãnh đạo

Vào ngày 17 tháng 11 năm 1950, Đạt-lại Lạt-ma 14 đã khoác lên mình một trọng trách là người lãnh đạo thế quyền của người dân Tây Tạng (head of the State and Government) sau khi có khoảng 80.000 quân lính của Trung Quốc tấn công vào Tây Tạng.

Năm 1954, Sư đã đến Bắc Kinh để thương thuyết hòa bình với chủ tịch Mao Trạch Đông và những nhà lãnh đạo Trung Hoa khác, gồm Chu Ân LaiĐặng Tiểu Bình. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán trong chuyến đi này không mang lại kết quả, cuối cùng Sư đã quyết định muốn cứu vãn cho Tây Tạng, đành phải ra nước ngoài.

[sửa] Đào thoát khỏi Tây Tạng

Nỗ lực mang lại một giải pháp hòa bình của Sư cho người dân Tây Tạng đã bị cản trở bởi một chính sách tàn bạo của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Cũng trong lúc đó, tại miền Đông Tây Tạng, dân chúng đã đứng lên kháng cự mạnh mẽ chống đối sự đàn áp của Trung Hoa. Sự kháng cự này đã lan ra trên nhiều tỉnh thành của Tây Tạng. Vào ngày 10 tháng 3 năm 1959, một cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử của Tây Tạng tại thủ đô Lhasa để kêu gọi binh lính Trung Quốc phải rút khỏi Tây Tạng và tái xác định rằng Tây Tạng là một quốc gia độc lập. Cuộc biểu tình ôn hòa này đã bị bẻ gãy một cách tàn nhẫn của quân đội điên cuồng của Hoa lục. Kết quả của cuộc xâm lăng này đã giết chết hàng triệu người Tây Tạng vô tội và phá hủy 6 triệu chùa chiền tại đất nước này. Để tìm con đường giải phóng nỗi khổ đau ấy, 80.000 người dân Tây Tạng cùng với Đạt-lại Lạt-ma 14 vượt qua dãy Hy Mã Lạp Sơn để đến tị nạn tại miền bắc Ấn Độ vào năm 1959.

[sửa] Chính phủ lưu vong tại Dharamsala, Bắc Ấn Độ

Ngày nay, với hơn 120.000 người Tây Tạng lưu trú tại vùng đất Dharamsala, Ấn Độ, được biết như là một "Lhasa nhỏ", lập thành một chính quyền lưu vong Tây Tạng với một Hội đồng Dân cử Tây Tạng (Commission of Tibetan People's Deputies) vào năm 1960.

Trong những năm đầu lưu vong, Đạt-lại Lạt-ma đã kêu gọi Hoa Kỳ lên tiếng về vấn đề của Tây Tạng, kết quả ba quyết nghị đã được thông qua tại Hội đồng Lập Pháp của Hoa Kỳ vào năm 1959, 1961 và 1965, kêu gọi nhà cầm quyền Bắc Kinh phải tôn trọng nhân quyền của người Tây Tạng và ước muốn tự trị của họ. Với việc thành lập một chính phủ lưu vong Tây Tạng, Đạt-lại Lạt-ma thấy rằng công việc khẩn cấp phải làm là cứu nguy dân tị nạn và nền văn hóa của Tây Tạng. Các lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế, văn hóa, giáo dục đã dần được tái hoạt động tại Ấn Độ. Trẻ em Tây Tạng được đi học và một Đại học Tây Tạng được thành lập tại Ấn Độ. Có khoảng 200 tu viện Tây Tạng được xây dựng tại Ấn Độ để tăng chúng tu học, duy trì và bảo vệ văn hóa và tôn giáo của Tây Tạng.

Năm 1963, Đạt-lại Lạt-ma đã ban hành một hiến pháp dân chủ (democratic constitution) hoàn toàn dựa trên giới luật của nhà Phật và bản Hiến chương Nhân quyền của Liên hiệp quốc để biên soạn và chuẩn bị cho một mô hình đất nước Tây Tạng tự do ở tương lai.

Năm 1965, Sư đến tham dự đại lễ Phật Đản Phật lịch 2500 tại Ấn Độ, đã gặp được Thủ tướng Ấn Độ là ông Jawaharlal Nehru, và ông Chu Ân Lai, đàm phán về vấn đề của Tây Tạng.

Ngày nay, thành viên của quốc hội Tây Tạng sẽ được bầu cử bởi dân chúng. Hội đồng nội các được bầu cử bởi quốc hội. Đạt-lại Lạt-ma nhấn mạnh rằng nhiệm vụ chính của chính quyền Tây Tạng là chăm lo cho đời sống người dân và Sư cũng nói thêm, khi Tây Tạng giành lại nền độc lập, Sư sẽ không còn ngồi ở văn phòng chính phủ nữa.

Năm 1987, Đạt-lại Lạt-ma tham dự một hội nghị nhân quyền tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ. Sư đề xuất một Chương trình Hòa bình Năm điểm bao gồm:

  1. Biến Tây Tạng thành một khu vực hòa bình;
  2. Chấm dứt việc di dân Trung Hoa đang de dọa sự tồn tại của dân tộc Tây Tạng;
  3. Tôn trọng các quyền dân chủ, tự do và quyền làm người của dân Tây Tạng;
  4. Phục hồi và bảo vệ môi sinh của Tây Tạng và chấm dứt việc sử dụng đất Tây Tạng để sản xuất vũ khí nguyên tử và bỏ đồ phế thải nguyên tử; và
  5. Khởi sự thương thảo ngay về quy chế tương lai của Tây Tạng và bang giao giữa Tây Tạng với Trung Hoa.

Ngày 15 tháng 6 năm 1988, tại Strassbourg, Pháp, Sư nhắc lại Chương trình Hòa bình Năm điểm và yêu cầu nhà cầm quyền Bắc Kinh trao trả lại nền độc lập cho Tây Tạng. Ngày 9 tháng 10 năm 1991, trong khi phát biểu tại Đại học Yale, Hoa Kỳ, Sư bày tỏ ý định muốn trở về thăm Tây Tạng để đích thân đánh giá tình hình chính trị nơi ấy. Sư nói: Tôi thật sự lo lắng vì tình cảnh bạo động có lẽ sẽ bùng nỗ. Tôi muốn làm cái gì đó để chận đứng lại... chuyến viếng thăm của tôi sẽ là một cơ hội mới để làm tăng thêm sự cảm thông và tạo ra một nền tảng để giải quyết.

[sửa] Các giải thưởng

Từ chuyến viếng thăm phương Tây đầu tiên của Sư vào năm 1973, một số trường đại học và viện nghiên cứu đã trao tặng Sư những Giải thưởng về Hòa bình và bằng Tiến sĩ danh dự (Honorary Doctorate Degree) để tuyên dương những tác phẩm xuất sắc của Sư viết về triết học Phật giáo, giải pháp cho những xung đột của quốc tế, vấn đề nhân quyền và môi sinh toàn cầu. Trong lần trao giải thưởng cho Đạt-lại Lạt-ma tại Ủy hội Nhân quyền Raoul Wallenberg, dân biểu Mỹ Tom Lantos đã nói:

"sự đấu tranh dũng cảm của Đức Đạt-lại Lạt-ma đã tạo ra một sự chú ý đặc biệt về nhân quyền và hòa bình thế giới. Sự kiên trì đấu tranh của Sư để chấm dứt khổ đau cho dân tộc Tây Tạng qua những cuộc đàm phán hòa bình và hòa giải".

[sửa] Giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1989

Huy chương giải Nobel

Ủy ban Hòa bình Na Uy quyết định trao tặng Giải thưởng Nobel Hòa bình cho Sư vào năm 1989 sau khi được cả thế giới tán dương và tán thành, ngoại trừ Trung Hoa. Trong quyết định ấy có đoạn viết:

"Ủy ban muốn nhấn mạnh rằng Đức Đạt-lại Lạt-ma với sự đấu tranh cho tự do cho Tây Tạng vẫn kiên quyết không sử dụng bạo lực. Sư đã ủng hộ giải pháp hòa bình dựa trên tinh thần khoan dung và tôn trọng lẫn nhau để bảo vệ lịch sử và tài sản văn hóa của con người.

Vào ngày 10 tháng 12 năm 1989, Đạt-lại Lạt-ma đã tiếp nhận giải thưởng hòa bình trên tinh thần nhân danh những người bị đàn áp ở khắp mọi nơi, tất cả những ai đấu tranh cho tự do và hòa bình thế giới và đặc biệt là nhân dân Tây Tạng. Trong lời phát biểu tại buổi lễ nhận giải, Sư đã nói:

Giải thưởng đã tái xác nhận một lần nữa lòng quyết tâm của chúng tôi rằng chân lý, lòng dũng cảm và quyết tâm của chúng tôi như là những vũ khí, Tây Tạng sẽ được tự do. Cuộc đấu tranh của chúng tôi vẫn phải theo đuổi đường hướng bất bạo động và loại bỏ hận thù (The prize reaffirms our conviction that with truth, courage and determination as our weapons, Tibet will be liberated. Our struggle must remain nonviolent and free of hatred).

[sửa] Tiếp xúc Đông Tây

Đạt-lại Lạt-ma với Mao Trạch Đông, 1954
Đạt-lại Lạt-ma với Mao Trạch Đông, 1954

Từ năm 1967, Đạt-lại Lạt-ma đã khởi hàng loạt chuyến viếng thăm, đến nay đã được 46 quốc gia. Vào mùa thu năm 1991, Sư đến thăm vùng Baltic khi nhận được lời mời của Tổng thống Litva, ông Vytautas Landsbergis, và Sư đã trở thành vị khách ngoại quốc đầu tiên đọc diễn văn tại quốc hội của Liva. Sư đã gặp Giáo hoàng Paul VI tại Vatican vào năm 1973 và Giáo hoàng John Paul II vào năm 1980 tại Roma và các năm khác là 1980, 1982, 1986, 1988 và 1990.

Sau đây là bản liệt kê danh sách các quốc gia mà Đức Đạt Lai Lạt đã viếng thăm:

[sửa] Những nhà lãnh đạo Đạt-lại Lạt-ma đã tiếp xúc

Đạt-lại Lạt-ma đàm luận với tổng thống Bush, 23.05.2001
Đạt-lại Lạt-ma đàm luận với tổng thống Bush, 23.05.2001
  • Năm 1999:
    Ngày 16 tháng 6: ông Josckha Fischer, Bộ trưởng Ngoại giao Đức
    Ngày 12 tháng 5: ông Robin Cook, Bộ trưởng Ngoại giao Anh
    Ngày 13 tháng 5: ông Tony Blair, Thủ tướng Anh
    Ngày 4 tháng 5: ông Jean Luc Dehaene, Thủ tướng Bỉ
    Ngày 14 tháng 4: ông Edwardo Frei, Tổng thống Cộng hòa Chile
    Ngày 7 tháng 4: ông Fernando Henrique Cardoso, Tổng thống Brasil
  • Năm 1998:
    Ngày 8 tháng 12: ông Jacques Chirac, Tổng thống Pháp
    Ngày 8 tháng 12: ông Lionel Jospin, Thủ tướng Pháp
    Ngày 8 tháng 12: ông Kofi Annan, Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc
    Ngày 10 tháng 12: ông William J. Clinton, Tổng thống Mỹ
    Ngày 10 tháng 12: ông Albert Gore, Phó Tổng thống Mỹ
    Ngày 10 tháng 12: bà Madeleine Albright, Ngoại trưởng Mỹ
    Ngày 20 tháng 12: ông Claes Anderson, Bộ trưởng Văn hóa Phần Lan
    Ngày 16 tháng 12: bà Elisabeth Guigou, Bộ trưởng Tư pháp Pháp
    Ngày 9 tháng 12: ông Wolfgang Schuessel, Bộ trưởng Ngoại giao Áo
  • Năm 1997:
    Ngày 23 tháng 4: bà Madeleine Albright, Ngoại trưởng Mỹ
    Ngày 23 tháng 4: ông William J. Clinton, Tổng thống Mỹ
    Ngày 23 tháng 4: ông Albert Gore, Phó Tổng thống Mỹ
    Ngày 24 tháng 3: ông Lâm Phong Chánh, Bộ trưởng Nội vụ Đài Loan
    Ngày 26 tháng 3: ông Liên Chiến, Phó Tổng thống Đài Loan
    Ngày 27 tháng 3: ông Lý Đăng Huy, Tổng thống Đài Loan
    Ngày 26 tháng 9: ông John Howard, Thủ tướng Úc
  • Năm 1996:
    Ngày 23 tháng 10: ông Van Mierlo, Ngoại trưởng Phần Lan
    Ngày 23 tháng 10: Tiến sĩ Klaus Hansch, Chủ tịch Nghị viện châu Âu
    Ngày 23 tháng 10: ông Jacques Santer, Chủ tịch Liên minh châu Âu
    Ngày 29 tháng 10: ông Jacues Toubon, Bộ trưởng Tư pháp Pháp
    Ngày 26 tháng 9: ông John Howard, Thủ tướng Úc
    Ngày 14 tháng 9: ông Alexander Downer, Ngoại trưởng Úc
    Ngày 11 tháng 9: ông Jim Bolger, Thủ tướng New Zealand
    Ngày 11 tháng 9: ông Don McKinnon, Phó Thủ tướng Tân Tây Lan
    Ngày 22 tháng 6: ông Nelson Mandela, Tổng thống Cộng hòa Nam Phi
    Ngày 17 tháng 7: ông Malcom Rifkind, Ngoại trưởng Anh
    Ngày 28 tháng 5: ông Bjørn Godal, Ngoại trưởng Na Uy
    Ngày 27 tháng 5: ông Pekka Haavisto, Bộ trưởng Môi sinh Phần Lan
    Ngày 23 tháng 5: bà Lena Hjelm-Walln, Ngoại trưởng Thụy Điển
    Ngày 20 tháng 5: Giáo hoàng John Paul II
    Ngày 15 tháng 5: ông Niels Petersen, Ngoại trưởng Đan Mạch
    Ngày 30 tháng 4: Hoàng tử Albert, xứ Monaco
    Ngày 26 tháng 9: ông John Howard, Thủ tướng Úc
  • Năm 1995:
    Ngày 13 tháng 9: ông William J. Clinton, Tổng thống Mỹ
    Ngày 13 tháng 9: ông Albert Gore, Phó Tổng thống Mỹ
    Ngày 4 tháng 5: Tiến sĩ Klaus Kinkel, Ngoại trưởng Đức
    Ngày 23 tháng 6: ông Flavio Cotti, Ngoại trưởng Thụy Sĩ
  • Năm 1994:
Ngày 8 tháng 10: bà Gro Harlem Brundtland, Thủ tướng Na Uy
  • Ngày 3 tháng 7: bà Violeta Chamorro, Tổng thống Nicaragua
    Ngày 17 tháng 6: ông Silvio Berlusconi, Thủ tướng Ý
    Ngày 16 tháng 6: ông Oscar Luigi Scalfaro, Tổng thống Ý
    Ngày 9 ttháng 6: ông Marin Gonzalez, Phó Chủ tịch Liên minh châu Âu
    Ngày 7 tháng 6: ông Jean Luc Dehene, Thủ tướng Bỉ
    Ngày 6 tháng 6: ông Pleter Kooilmans, Ngoại trưởng Hà Lan
    Ngày 5 tháng 6: ông Wim Kok, Tổng trưởng Tài chính Hà Lan
    Ngày 29 tháng 4: Giáo sư Karl-Hans Laermann, Tổng trưởng Giáo dục Đức
    Ngày 28 tháng 4: ông William J. Clinton, Tổng thống Mỹ
    Ngày 28 tháng 4: ông Albert Gore, Phó Tổng thống Mỹ
    Ngày 21 tháng 3: ông Yossi Sarid, Bộ trưởng Môi sinh Israel
  • Năm 1993:
    Ngày 16 tháng 11: ông Francois Mitterrand, Tổng thống Pháp
    Ngày 16 tháng 11: ông Alain Juppe, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp
    Ngày 14 tháng 11: ông Philippe Douste Blazy, Bộ trưởng Y tế Pháp
    Ngày 30 tháng 10: ông Alain Carignon, Tổng trưởng Thông tin Pháp
    Ngày 28 tháng 10: ông Michel Barnier, Bộ trưởng Môi sinh Pháp
    Ngày 14 tháng 6: Tiến sĩ Thomas Klestil, Tổng thống Áo
    Ngày 14 tháng 6: Tiến sĩ Alois Mock, Bộ trưởng Ngoại giao Áo
    Ngày 14 tháng 6: Tiến sĩ Nikolaus Michalek, Bộ trưởng Tư pháp Áo
    Ngày 15 tháng 6: ông Franz Vranitzky, Thủ tướng Áo
    Ngày 15 tháng 6: Tiến sĩ Erhard Buiek, Phó Thủ tướng Áo
    Ngày 29 tháng 6: bà Barbara McDougal, Bộ trưởng Nội vụ Canada
    Ngày 12 tháng 5: ông Douglas Hurd, Bộ trưởng Ngoại giao Anh
    Ngày 27 tháng 4: ông William J. Clinton, Tổng thống Mỹ
    Ngày 27 tháng 4: ông Albert Gore, Phó Tổng thống Mỹ
    Ngày 26 tháng 4: ông Warren Christopher, Ngoại trưởng Mỹ
  • Năm 1992:
    Ngày 6 tháng 4: ông Gareth Evan, Bộ trưởng Ngoại giao Úc
    Ngày 8 tháng 4: ông Paul Keating, Thủ tướng Úc
    Ngày 14 tháng 4: ông Don McKinnon, Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand
    Ngày 11 tháng 4: ông Carlos Menem, Tổng thống Argentina
    Ngày 17 tháng 5: ông Patiricio Aylwin, Tổng thống Chile
    Ngày 16 tháng 7: Tiến sĩ Thomas Klestil, Tổng thống Áo
    Ngày 26 tháng 7: ông Franz Vranitzky, Thủ tướng Áo
  • Năm 1991:
    Ngày 22 tháng 3: bà Mary Rohinson, Tổng thống Ireland
    Ngày 16 tháng 4: ông George Bush, Tổng thống Mỹ
    Ngày 16 tháng 8: Hans Adam, Hoàng thân Lichtenstein
    Ngày 19 tháng 8: ông Rene Felber, Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Sĩ
    Ngày 16 tháng 8: ông Ronald Dumas, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp
    Ngày 2 tháng 9: ông Kurt Waldheim, Tổng thống Áo
    Ngày 2 tháng 9: ông Alois Mock, Bộ trưởng Ngoại giao Áo
    Ngày 3 tháng 9: ông Franz Vranitzky, Thủ tướng Áo
    Ngày 29 tháng 9: ông Vytautas Landsbergis, Tổng thống Litva
    Ngày 30 tháng 9: ông Gediminas Vagnorius, Thủ tướng Litva
    Ngày 1 tháng 10: ông Kazimieras Motieka, Phó Tổng thống Litva
    Ngày 2 tháng 10: ông Anatolijs Gorbunvos, Tổng thống Latvia
    Ngày 3 tháng 10: ông Andregs Krastins, Phó Tổng thống Latvia
    Ngày 4 tháng 10: ông Bronius Kuzmickas, Phó Tổng thống Estonia
    Ngày 5 tháng 10: ông Zhelyn Zhelev, Tổng thống Bulgaria
    Ngày 2 tháng 12: ông John Major, Thủ tướng Anh
    Ngày 4 tháng 12: bà Margaretha af Ugglas, Tổng thống Thụy Điển
    Ngày 5 tháng 12: ông Uffe Ellemann-Jensen, Bộ trưởng Ngoại giao Đan Mạch
    Ngày 8 tháng 12: ông Torvald Stoltenberg, Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy
  • Năm 1990:
    Ngày 2 tháng 2: ông Václav Havel, Tổng thống Tiệp Khắc
    Ngày 24 tháng 24: Hon Lizin, Bộ trưởng Thương mại và Hợp tác Pháp
    Ngày 1 tháng 6: Đức Giáo hoàng John Paul II
    Ngày 2 tháng 9: ông Gerry Weiner, Ngoại trưởng Canada
    Ngày 10 tháng 9: ông H. van den Broek, Bộ trưởng Ngoại giao Hà Lan
    Ngày 7 tháng 10: ông Richard von Weizsacher, Tổng thống Đức
  • Năm 1989:
    Ngày 27 tháng 6: Tiến sĩ Oscar Arias, Tổng thống Costa Rica
    Ngày 3 than1g 7: ông Carlos Salinas de Gortari, Tổng thống Mexico
    Ngày 6 tháng 12: ông Jurgen Wohlrabe, Tổng thống Tây Đức
    Ngày 9 tháng 12: ông Kjell Magne Bondevik, Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy
    Ngày 10 tháng 12: Vua Olav, Na Uy
    Ngày 11 tháng 12: ông Jan P. Syse, Thủ tướng Na Uy
  • Năm 1986:
    Ngày 13 tháng 5: Tiến sĩ Rudolf Kirchschlaeger, Tổng thống Áo
    Ngày 27 tháng 5: ông Jacques Chirac, Thủ tướng Pháp
  • Năm 1982:
    Ngày 27 tháng 7: ông Tunku Abdul Rahman, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia
    Ngày 26 tháng 7: ông A. Ratu Perwiranegasa, Tổng trưởng Tôn giáo Malaysia
    Ngày 2 tháng 8: Ông Adam Malik, Phó Tổng thống Indonesia
  • Năm 1980:
    Ông Suzuki Zenko, Thủ tướng Nhật Bản
  • Năm 1978:
    Bà J.R. Jayewardene, Phu nhân Tổng thống Sri Lanka
  • Năm 1973:
    Ngày 1 tháng 9: Giáo hoàng Paul V
    Ngày 10 tháng 10: ông Erskine Chidlers, Tổng thống Ireland
    Ngày 10 tháng 10 ông Liem Cosgrade, Thủ tướng Ireland
    Ngày 10 tháng 10: ông Frank Aiken, Bộ trưởng Ngoại giao Ireland
  • Năm 1967:
    Ngày 13 tháng 11: ông Field Marshal T. Kittikachorn, Thủ tướng Thái Lan
    Ngày 14 tháng 11: Vua Bhumibol Adulyadej, Thái Lan
  • Năm 1956:
    Tất cả các vị Thủ tướng, Tổng thống, Phó Tổng thống Ấn Độ

[sửa] Một Tu sĩ Phật Giáo bình thường

Đạt-lại Lạt-ma 14 thường nói rằng: Tôi chỉ là một tu sĩ Phật giáo bình thường, không hơn, không kém (I am just a simple Buddhist monk - no more, no less). Sống trong một tịnh thất nhỏ ở Dharamsala, Sư thức dậy vào lúc 4 giờ sáng, ngồi thiền, rồi tiếp tục làm việc theo thời khóa biểu của văn phòng chính phủ, tiếp khách và diễn giảng giáo lý cho các khóa tu hoặc chứng minh các đại lễ.

[sửa] Trước tác (tóm lược)

Mặc dù bận rộn với nhiều công tác của chính phủ và hoằng Pháp, nhưng Đức Đạt-lại Lạt-ma cũng dành những thời gian nhất định để viết những tác phẩm Phật học, lịch sử, tự truyện... để phổ biến những tinh túy trong giáo lý của Phật Đà. Khởi viết cuốn Đất nước và Con người của Tôi (My Land and My People) vào năm 1964 sau khi Sư đến tị nạn tại Ấn Độ, tính đến nay đã có trên dưới 50 tác phẩm các loại, do chính ngài tự tay viết hoặc do đệ tử ghi chép những bài giảng của Sư hoặc họ viết về ngài. Đáng chú ý trong số tác phẩm này là:

  1. Khai mở con mắt trí tuệ (The opening of the Wisdom eye, xuất bản năm 1972);
  2. Phật giáo Tây Tạng (The Buddhism of Tibet, xb năm 1975);
  3. Dalai Lama: Chính sách của Lòng Từ (The Dalai Lama: A Policy of Kindness, xb năm 1990);
  4. Tự do nơi lưu đầy (Free in Exile, xb năm 1991);
  5. Ý nghĩa của cuộc sống (The meaning of Life, xb năm 1992);
  6. Tia sáng trong bóng đêm (Flash of Lightning in the Dark of Night, xb năm 1994);
  7. Cuộc đối thoại về trách nhiệm chung và giáo dục (Dialogues on Universal Responsibility and Education, xb năm 1995);
  8. Sức mạnh của lòng từ (The power of compassion, xb năm 1995);
  9. Con đường giải thoát (The Path of Enlightenment, xb năm 1995);
  10. Bạo lực và Lòng từ bi-Sức mạnh của Phật giáo (Violence and Compassion/ Power of Buddhism, xb năm 1995);
  11. Bốn Chân Lý Mầu Nhiệm (The Four Noble Truths, xb năm 1998);
  12. Nghệ thuật hạnh phúc (The art of Happiness, xb năm 1998);
  13. Thời luân Đát-đặc-la (KALACHAKRA TANTRA, Xb 1999);
  14. Ý Nghĩa cuộc cuộc sống (THE MEANING OF LIFE, Xb 1999);
  15. Khoa học Tâm Linh, Cuộc đối thoại Đông-Tây (MIND SCIENCE, An East-West Dialogue, xb 1999);
  16. Ngủ, nằm mơ và chết, một cuộc khám phá của Tâm thức (SLEEPING, DREAMING, AND DYING, An Exploration of Consciousness, Xb 1999);
  17. Thế giới Phật giáo Tây Tạng, khái quát về triết lý và thực hành (THE WORLD OF TIBETAN BUDDHISM, An Overview of Its Philosophy and Practice, Xb 1999) .v.v.

Địa chỉ liên lạc để thỉnh sách của Sư là:

  • Snow Lion, PO Box 6483. Thaca, NY 14851, USA. Tel: 001-607-273-8519. Fax: 001-607-273-8508. e-mail: Snow Lion.
  • http://www.snowlionpub.com. Wisdom Publication, 361 Newbury Street, Boston, Ma. 02115, USA. Tel: 001-617-536-3358, Fax: 001-617-536-1897.
  • http://www.snowlionpub.com; Dharma Publishing, 2910 San Pablo Ave, Berkeley, CA 94702, USA. Tel: 001-510-548-5407. Fax: 001-510-548-2230.
  • Wisdom Books, 402 Hoe Street, London E17 9AA, UK. Tel: 0044-181-520-5588. Fax: 0044-181-520-0932.
  • http://www.demon.co.uk/wisdom. Địa chỉ liên lạc với tác giả: His Holiness the Dalai-Lama's Religious and Cultural Society. Gangchen Kyishong, Dharamsala 176215, District Kangra, Himachal Pradesh INDIA.

[sửa] Kết luận

Như sự miêu tả của giáo sư Eric Sharpe thánh nhân là người suốt đời chú trọng đến việc mang lại an lạc cho con người và cuộc đời. Trong khi theo đuổi lý tưởng ấy, họ thường phải hứng chịu những trở ngại, đau đớn hoặc nguy hiểm đến sinh mạng. Đạt-lại Lạt-ma thứ 14 đã hiện thân cho những gì đã được miêu tả ấy. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, sự xuất hiện của ngài như là một định mệnh, đã thừa kế tước vị Đạt-lại Lạt-ma ở trong một giai đoạn bấp bênh nhất trong toàn bộ lịch sử cao quý này. Hiện nay, vẫn trong thân phận người tị nạn lưu vong, tuy nhiên, Sư rất lạc quan và hy vọng cho tương lai độc lập và tự do cho thế giới và xứ sở của Sư như lời Sư đã nhắc tới trong bức Thông Điệp 2000:

"Thế kỷ 20 đầy xung đột và chiến tranh. Từng bước, chúng ta bảo đảm thế kỷ tới sẽ có đặc tính bất bạo động và đối thoại, là điều kiện tiên quyết để cùng hiện hữu bên nhau trong hòa bình".
"Xã hội nào cũng có những khác biệt và xung đột. Tuy vậy, chúng ta cần phát triển niềm tin tưởng rằng: đối thoại và tình bạn là một đường lối chính chắn để tránh bạo động. Trước thiên kỷ mới, điều mọi người cần thực hiện là tăng cường tinh thần trách nhiệm đối với quốc tế".

[sửa] Tổng hợp theo các tài liệu

  • Mary Craig (1997): Kundun, A biography of the Family of the Dalai Lama, Harper Collins Publishers, London.
  • Roger Hicks & Ngakpa Chogyam (1984): Great Ocean, An Authories Biography of the Buddhist Monk Tenzin Gyatso His Holiness The 14th Dalai Lama, Element Books, Great Britain.
  • Tenzin Gyatso Dalai Lama (1998): Freedom in Exile, Snow Lion Publications, New York.
  • Thich Nguyen Tang: Phật Giáo Khắp Thế Giới, http://www.quangduc.com/quocte/01pgkhaptg3-datlailatma.html
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Hàn Quốc |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán
Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com