Đá vôi
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đá vôi là loại một loại đá trầm tích, về thành phần hóa học chủ yếu là khoáng chất canxit (tức cacbonat canxi CaCO3). Đá vôi ít khi ở dạng tinh khiết, mà thường bị lẫn các tạp chất như đá phiến silíc, silica trong các dạng và đá lửa cũng như đất sét, bùn và cát, bitum... Nên nó có màu sắc từ trắng đến màu tro, xanh nhạt, vàng và cả màu hồng xẫm, màu đen. Trong thành phần của đá vôi còn có một lượng nhỏ . Đá vôi có độ cứng 3, khối lượng thể tích 1700 ÷ 2600 kg/m3, cường độ chịu nén 1700 ÷ 2600kg/cm2, độ hút nước 0,2 ÷ 0,5%. Đá vôi nhiều silic có cường độ cao hơn, nhưng giòn và cứng. Đá vôi đôlômit có tính năng cơ học tốt hơn đá vôi thường. Đá vôi chứa nhiều sét (lớn hơn 3%) thì độ bền nước kém. Đá vôi không rắn bằng đá granit, nhưng phổ biến hơn, khai thác và gia công dễ dàng hơn, nên được dùng rộng rãi hơn. Đá vôi thường được dùng làm cốt liệu cho bê tông, dùng rải mặt đường ô tô, đường xe lửa, và dùng trong các công trình thuỷ lợi nói chung, cũng như để chế tạo tấm ốp, tấm lát và các cấu kiện kiến trúc khác. Đá vôi là nguyên liệu để sản xuất vôi và xi măng.
Mục lục |