Angola
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
|||||
Khẩu hiệu quốc gia: Virtus Unita Fortior (Tiếng Latinh: "Đoàn kết gây sức mạnh") |
|||||
Quốc ca: Angola Avante! | |||||
Thủ đô | Luanda
|
||||
Thành phố lớn nhất | Luanda | ||||
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Bồ Đào Nha | ||||
Chính phủ
Tổng thống
Thủ tướng |
Dân chủ đa đảng José Eduardo dos Santos Fernando da Piedade Dias dos Santos |
||||
Độc lập Từ Bồ Đào Nha |
11 tháng 11, 1975 |
||||
Diện tích • Tổng số • Nước (%) |
1.246.700 km² (hạng 22) Không đáng kể |
||||
Dân số • Ước lượng năm 2005 • Thống kê dân số • Mật độ |
11.190.786 (hạng 71) 8,6 người/km² (hạng 213) |
||||
HDI (2003) | 0,445 (hạng 160) – thấp | ||||
GDP (2003) • Tổng số (PPP) • Trên đầu người (PPP) |
Khoảng 31 tỷ Mỹ kim (hạng 83) 2.319 Mỹ kim (hạng 120) |
||||
Đơn vị tiền tệ | Kwanza (AOA ) |
||||
Múi giờ • Quy ước giờ mùa hè |
CET (UTC+1) Không áp dụng |
||||
Tên miền Internet | .ao |
||||
Mã số điện thoại | +244 | ||||
Angola là một quốc gia ở miền nam châu Phi, nằm bên bờ Đại Tây Dương. Nước này có chung biên giới với Namibia, Cộng hoà Dân chủ Congo, và Zambia. Tỉnh Cabinda tách bên ngoài quốc gia của Angola có chung biên giới với Cộng hoà Congo. Là một thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha do đó, còn có tên khác là miền Tây Bồ Đào Nha. Cuộc nội chiến tại vẫn còn tiếp diễn sau khi Angola độc lập cho đến thập niên 2000. Nước này trên danh nghĩa là một nền dân chủ và tên trước kia của nó là Cộng hoà Angola (Tiêu bản:Lang-pt, Đánh vần IPA: [ʁɛ'publikɐ dɨ ɐ̃'gɔlɐ]).
Tên Angola bắt nguồn từ N'gola của nhóm ngôn ngữ Bantu, đây là tên hiệu của người cai trị vùng đất này trước khi bị cai trị bởi Bồ Đào Nha. Luanda là thủ đô và thành phố lớn nhất của Angola. Tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chính thức, các tiếng trong nhóm ngôn ngữ Bantu chỉ được dùng trong các vùng hẻo lánh.
Angola là một trong những quốc gia giàu nhất châu Phi về nhiều mặt nhất là tài nguyên thiên nhiên. Quốc gia này có nguồn dầu mỏ, khí thiên nhiên, các trang trại, kim cương và nhiều loại khoáng sản khác.
Angola lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1975. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có đại sứ quán mà chỉ có lãnh sự quán ở đây. Khoảng 2.000 người Việt đang sinh sống ở Angola với nhiều nghề như bán quần áo may sẵn, làm ảnh và các chuyên gia giáo dục và y tế.
Mục lục |
[sửa] Lịch sử
Những người dân đầu tiên sống ở vùng này là những người săn bắn hái lượm Khoisan. Sau này họ đã bị các bộ tộc Bantu thay thế trong những cuộc di cư của bộ tộc này. Tại Angola hiện nay, người Bồ Đào Nha đã tới định cư từ năm 1483 tại sông Congo, nơi tồn tại của các vương quốc Kongo, Ndongo và Lunda. Vương quốc Kongo trải dài từ Gabon hiện nay ở phía bắc cho tới Sông Kwanza ở phía nam. Năm 1575 Bồ Đào Nha đã thành lập một vùng thuộc địa tại Luanda để buôn bán nô lệ. Người Bồ Đào Nha dần nắm quyền kiểm soát vùng bờ biển trong suốt thế kỷ 16 qua hàng loạt các hiệp ước và những cuộc chiến tranh giành thuộc địa ở Angola. Người Hà Lan đã chiếm Luanda từ 1641 đến 1648, đây là minh chứng để nhiều vương quốc Châu Phi nổi lên chống lại người Bồ Đào Nha.
[sửa] Thời kỳ thuộc địa
Năm 1648 Bồ Đào Nha tái chiếm Luanda và khởi động quá trình tái chinh phục những vùng đất đai đã mất, và đã hoàn toàn khôi phục quyền kiểm soát năm 1650. Những hiệp ước về quan hệ với Kongo năm 1649 và Vương quốc Matamba của Njinga cũng như Ndongo năm 1656. Cuộc chinh phục Pungo Andongo năm 1671 là cuộc mở rộng lớn cuối cùng của người Bồ Đào Nha, bởi những nỗ lực chinh phục Kongo năm 1670 và Matamba năm 1681 không thành công.
Bồ Đào Nha đã mở rộng lãnh thổ quả mình phía sau thuộc địa Benguela ở thế kỷ mười tám, và bắt đầu nỗ lực chiếm các vùng khác vào giữa thế kỷ mười chín. Quá trình này mang lại ít thắng lợi cho tới tận những năm 1880. Quyền kiểm soát hành chính hoàn toàn của Bồ Đào Nha ở vùng phía trong chỉ thực sự diễn ra từ đầu thế kỷ 20. Năm 1951 thuộc địa được đổi thành một tỉnh hải ngoại, cũng được gọi là Tây Phi Bồ Đào Nha.
Bồ Đào Nha đã hiện diện tại Angola trong gần 500 năm, và những phản ứng đầu tiên của người dân ở đây nhằm kêu gọi một nền độc lập rất pha tạp.
[sửa] Độc lập
Sau khi lật đổ chính phủ phát xít Bồ Đào Nha bằng một cuộc đảo chính mang hơi hướng xã hội chủ nghĩa, các đảng quốc gia Angola bắt đầu đàm phán về độc lập vào tháng 1 năm 1975. Một thỏa thuận với chính phủ Bồ Đào Nha được đưa ra, theo đó độc lập cho Angola sẽ được tuyên bố vào tháng 11 năm 1975. Hầu như ngay lập tức, một cuộc nội chiến nổ ra giữa MPLA, UNITA và FNLA, và ngày càng trầm trọng thêm với sự can thiệp từ bên ngoài. Ngay khi độc lập khỏi Bồ Đào Nha năm 1975, thủ đô và chính phủ danh nghĩa của Angola rơi vào Phong trào Giải phóng Nhân dân độc đảng trị.
Để bảo vệ 1,376 kilômét biên giới với Tây Nam Mỹ của Angola chống lại sự xâm nhập của du kích Tổ chức Nhân dân Tây Nam Mỹ (SWAPO) có cơ sở tại Angola, các lực lượng quân đội Nam Phi đã dọn một dải trắng rộng một kilômét tại Angola với chiều dài gần một nửa đường biên giới. Zaire, vốn từng cung cấp hỗ trợ cho các du kích FNLA, nhanh chóng cung cấp viện trợ cho cả UNITA. Tới lượt mình, Liên bang Xô viết tăng mạnh viện trợ quân sự cho MPLA với các thiết bị quân sự như xe bọc thép, máy bay, cố vấn, trong khi một số lượng lớn quân đội Cuba được máy bay Liên xô đưa tới Angola trong một nỗ lực công khai nhằm thiết lập sự cân bằng quân sự có lợi cho MPLA. Tới tháng 10, 1975, MPLA và các lực lượng Cuba đã kiểm soát Luanda, và đa phần cơ sở hạ tầng đất nước, buộc các lực lượng UNITA phải chuyển sang chiến thuật du kích. MPLA đơn phương tuyên bố mình là chính phủ thực tế của đất nước khi độc lập được tuyên bố chính thức vào tháng 11, và Agostinho Neto trở thành tổng thống đầu tiên.
Năm 1976, FNLA bị quân đội Cuba đánh bại, chỉ còn lại MPLA và UNITA (khi ấy được Hoa Kỳ và Nam Phi hẫu thuẫn) cạnh tranh quyền lực. Từ năm 1979,Jose Eduardo dos Santos đã nắm quyền lãnh đạo chính trị đất nước. Dù hệ thống đa đảng đã được áp dụng từ năm 1991, Đảng Lao động của Phong trào Giải phóng Nhân dân vẫn nắm quyền lực.
[sửa] Nội chiến
Cuộc xung đột giữa MPLA và UNITA diễn ra ở vùng nông thôn, được tiếp thêm sức lực bởi cuộc xung đột địa chính trị thời Chiến tranh lạnh và bởi khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên Angola của cả hai bên. MPLA dựa vào nguồn tài chính từ dầu mỏ ngoài khơi, trong khi UNITA lại có được nguồn kim cương dễ dàng buôn lậu được qua vùng biên giới (LeBillon, 1999).
Năm 1991, hai bên đồng ý với Hiệp ước Bicesse với ý định chuyển đổi Angola từ một nước độc tài một đảng thành một chế độ đa đảng với các cuộc bầu cử dân chủ năm 1992. Tổng thống dos Santos dẫn đầu sau vòng một cuộc bỏ phiếu với hơn 49% số phiếu bầu, trong khi Jonas Savimbi đạt 40%. Sau những tuyên bố gian lận bầu cử, cuộc nội chiến tiếp diễn, và vòng bầu cử tiếp theo không bao giờ diễn ra.
Một hiệp ước hòa bình năm 1994 (nghị định thư Lusaka) giữa chính phủ và UNITA tạo cơ hội cho lực lượng UNITA phiến loạn cũ tham gia chính phủ. Một chính phủ hợp nhất quốc gia được thành lập năm 1997, nhưng nhiều trận đánh đẫm máu lại tái diễn cuối năm 1998, khiến hàng trăm nghìn người mất nhà cửa. Tổng thống dos Santos một lần nữa lại ngừng kế hoạch về một chính phủ thống nhất. Dù có lời hứa về một chính phủ bầu cử dân chủ và một hệ thống đa đảng, Đảng Lao động của Mặt trận Giải phóng Nhân dân (PLM) vẫn nắm quyền lực.
[sửa] Ngừng bắn với UNITA
Ngày 22 tháng 2, 2002, Jonas Savimbi, lãnh đạo UNITA, đã bị giết trong một trận đánh với quân chính phủ, và một thỏa thuận ngừng bắn diễn ra giữa hai phe. UNITA từ bỏ nhánh vũ trang và nắm vai trò đảng đối lập chính. Dù tình thế chính trị trong nước bắt đầu ổn định, Tổng thống dos Santos vẫn từ chối tiến hành các quá trình gây dựng các định chế dân chủ. Trong số những vấn đề lớn của Angola có sự khủng hoảng nhân đạo (kết quả của cuộc chiến tranh kéo dài), số lượng mìn sát thương to lớn, và những hoạt động du kích đòi độc lập của tỉnh phía bắc Cabinda (Frente para a Libertação do Enclave de Cabinda).
Như nhiều quốc gia Hạ Sahara khác, Angola là nơi thường xuyên bùng phát các loại bệnh dịch lây nhiễm theo định kỳ. Tháng 4 năm 2005, Angola nằm ở trung tâm cuộc bùng phát virus Marburg nhanh chóng trở thành vụ dịch sốt xuất huyết tồi tệ nhất trong lịch sử, với hơn 237 người chết trong số 261 người mắc bệnh, và đã lan ra 7 trên 18 tỉnh vào ngày 19 tháng 4, 2005.
[sửa] Chính trị
- Bài chính về chính trị và chính quyền của Angola có thể tìm đọc tại Loạt bài về chính trị và chính quyền của Angola.
Khẩu hiệu quốc gia của Angola là "Virtus Unita Fortior", một câu tiếng La tinh nghĩa "Đoàn kết mang lại Sức mạnh".
Nhánh hành pháp của chính phủ gồm Tổng thống, Thủ tướng (hiện tại là Fernando da Piedade Dias dos Santos) và Hội đồng Bộ trưởng. Hiện nay, quyền lực chính trị tập trung trong tay Tổng thống. Hội đồng Bộ trưởng, gồm toàn bộ các bộ trưởng và thứ trưởng trong chính phủ, nhóm họp thường xuyên để bàn bạc các vấn đề chính sách. Toàn quyền 18 tỉnh được chỉ định và hành động theo chỉ đạo của Tổng thống. Luật Hiến pháp năm 1992 phác thảo cơ cấu chính phủ và mô tả các quyền cũng như nghĩa vụ công dân. Hệ thống pháp luật dựa trên mô hình Bồ Đào Nha và luật phong tục nhưng nó còn yếu kém và chưa thống nhất, tòa án chỉ có mặt tại 12 trên tổng số 140 thành phố. Tòa án Tối cao đồng thời là tòa phúc thẩm; một Tòa án Hiến pháp với quyền lực phán xét nhưng chưa bao giờ thực thi quyền của mình. Những người chỉ trích đã so sánh chính quyền một đảng trị hiện nay tại Angola với chế độc độc tài của António de Oliveira Salazar tại Bồ Đào Nha, dưới thời cầm quyền của ông này người dân Angola đã bắt đầu đứng lên đòi độc lập từ nhiều năm trước.
Sau cuộc Nội chiến Angola kéo dài 27 năm, tàn phá nền chính trị và các định chế xã hội đất nước. Liên hiệp quốc ước tính có 1.8 triệu người đã phải chuyển chỗ ở trong nước, trong khi con số người bị ảnh hưởng bởi chiến tranh được nhiều bên chấp nhận là 4 triệu người. Những điều kiện sinh hoạt hàng ngày của người dân trên khắp nước và đặc biệt tại Luanda (với số dân gần 4 triệu người) phản ánh sự sụp đổ của hạ tầng hành chính cũng như nhiều định chế xã hội. Tình hình kinh tế nguy ngập hiện nay đã ngăn cản bất kỳ nỗ lực nào của chính phủ nhằm hỗ trợ các định chế xã hội. Bệnh viện không có thuốc hay những trang thiết bị căn bản, trường học không có sách, và những công chức thường thiếu thiết bị làm việc cần thiết hàng ngày.
Chính phủ hiện nay đã thông báo ý định tổ chức bầu cử vào năm 2006. Các cuộc bầu cử đó là lần đầu tiên kể từ năm 1992 và sẽ chọn ra một tổng thống và Quốc hội mới. Tiêu bản:Seealso
[sửa] Khu vực hành chính
Angola được chia thành mười tám tỉnh (províncias) và 158 khu vực đô thị (municípios). Các tỉnh gồm: Tiêu bản:Columns
[sửa] Địa lý
Tiêu bản:MapLibrary
Với diện tích 1,246,700 km² (481,321 dặm² ([1]), Angola là nước lớn thứ hai ba thế giới (sau Niger). Nó có kích cỡ tương tự Mali và gần gấp hai lần bang Texas của Hoa Kỳ.
Angola có chung biên giới với Namibia ở phía nam, Zambia ở phía đông, Cộng hòa Dân chủ Congo ở phía đông bắc, và Nam Đại Tây Dương ở phía tây. Tỉnh ngoài lãnh thổ Cabinda có chung biên giới với Cộng hòa Congo ở phía bắc. Thủ đô Angola, Luanda, nằm trên bờ Đại Tây Dương ở phía tây bắc đất nước. Nhiệt độ trung bình vùng bờ biển của Angola là 16 °C (60 độ Fahrenheit) vào mùa đông và 21 °C (70 độ Fahrenheit) vào mùa hè.
[sửa] Kinh tế
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Angola đã trải qua một giai đoạn chuyển đổi, từ tình trạng lộn xộn do một phần tư thế kỷ chiến tranh sang một nền kinh tế phát triển nhanh tại Châu Phi và là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Năm 2004, ngân hàng Eximbank của Trung Quốc đã đồng ý cho Angola vay 2 tỷ dollar. Khoản tiền này sẽ được dùng để tái xây dựng cơ sở hạ tầng trong nước, dù nó vẫn bị giới hạn do ảnh hưởng từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế trong nước. [2] Tăng trưởng hầu như chỉ dựa vào sản xuất dầu mỏ, đã vượt mức 1.4 tỷ barrel mỗi ngày vào cuối năm 2005 và dự tính sẽ đạt 2 tỷ barrel mỗi ngày năm 2007. việc kiểm soát ngành công nghiệp dầu khí vẫn được tập trung vào tay Sonangol Group, một liên doanh có phần sở hữu của chính phủ Angola. Nền kinh tế tăng trưởng 18% năm 2005; và dự kiến sẽ đạt 26% năm 2006 và tiếp tục ở mức trên 10% trong thập kỷ này. An ninh có được nhờ những cuộc đàm phán hòa bình năm 2002 đã dẫn tới việc tái định cư cho 4 triệu người phải rời bỏ nhà cửa trước kia, dẫn tới tăng trưởng mạnh trong sản xuất nông nghiệp. Với nguồn thu tăng mạnh từ xuất khẩu dầu mỏ, chính phủ đã bắt đầu đưa ra các chương trình phát triển đầy tham vọng trong xây dựng đường xá và các cơ sở hạ tầng căn bản khác của quốc gia.
[sửa] Văn hoá
[sửa] Xem thêm
Tiêu bản:Columns
[sửa] Các danh sách
- Danh sách các công ty Angola
- Danh sách các nhà văn Angola
- Danh sách các chủ đề liên quan tới Angola
[sửa] Tham khảo
- Đa số thông tin trong bài này đều lấy từ CIA World Factbook 2000 và website 2003 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
[sửa] Liên kết ngoài
- Chính phủ
- Republic of Angola (official government portal)
- Tiêu bản:Pt icon National Assembly of Angola
- Embassy of Angola in Washington DC
- Embassy of Angola in Ottawa, Canada
- Tin tức
- Canal Angola ONLINE News about music from Angola and events
- children of Angola - a web documentary on the forgotten children of Angola.
- allAfrica - Angola - News headline links
- Angola Press - Government-controlled news agency (in Portuguese, French and English)
- Angonoticias (in Portuguese) - A popular news source in Angola
- Mangole (in Portuguese) - A full news source in Angola and web directory of Angolan sites online
- Jornal de Angola (in Portuguese) - A popular newspaper in Angola
- 400 Years Ago - Washington Post news story on the possible fate of the first African slaves taken to US.
- Chính trị
- Tổng quan
- BBC - Country profile: Angola
- Tiêu bản:CIA World Factbook link
- US State Department - Angola includes Background Notes, Country Study and major reports
- OECD DEV/AfDB - Country Study: Angola
- Chỉ dẫn
- Columbia University Libraries - Angola directory category of the WWW-VL
- Open Directory Project - Angola directory category
- Stanford University - Africa South of the Sahara: Angola directory category
- www.angolinks.com - webdirectory of Angolan sites online
- Encyclopedia of the Nations : Angola
- Du lịch
- Tiêu bản:Wikitravel
- Khác
- Angola Conflict Briefing
- Angola Constitution
- www.luandamap.com - streetsearch in Luanda and other maps related to Angola
- www.cidadeluanda.com - Portal and Directory of Luanda
Các nước châu Phi | |
---|---|
Ai Cập | Algérie | Angola | Bénin | Botswana | Burkina Faso | Burundi | Cabo Verde | Cameroon | Comores | Cộng hoà Congo | Cộng hoà Dân chủ Congo | Côte d'Ivoire | Djibouti | Eritrea | Ethiopia | Gabon | Gambia | Ghana | Guiné-Bissau | Guinea Xích Đạo | Guinée | Kenya | Lesotho | Liberia | Libya | Madagascar | Malawi | Mali | Maroc | Mauritanie | Mauritius | Mozambique | Namibia | Cộng hòa Nam Phi | Niger | Nigeria | Rwanda | São Tomé và Príncipe | Sénégal | Seychelles | Sierra Leone | Somalia | Somaliland | Sudan | Swaziland | Tanzania | Tây Sahara | Tchad | Togo | Cộng hoà Trung Phi | Tunisia | Uganda | Zambia | Zimbabwe |
|
Các lãnh thổ phụ thuộc: Quần đảo Canary | Ceuta và Melilla | Quần đảo Madeira | Mayotte | Réunion | Quần đảo Saint Helena |
Tiêu bản:Các nước Nam Phi
Tiêu bản:Nam Đại Tây Dương Tiêu bản:Quốc gia thành viên SADC Tiêu bản:Quốc gia thành viên Liên minh Châu Phi Tiêu bản:CPLP Tiêu bản:Latinunion Tiêu bản:Niger-Congo-speaking