IPA
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bảng mẫu tự phiên âm quốc tế (viết tắt IPA[1] từ tiếng Anh International Phonetic Alphabet) là hệ thống các ký hiệu phiên âm được các nhà ngôn ngữ học tạo ra và sử dụng nhằm thể hiện các âm tiết trong mọi ngôn ngữ của nhân loại một cách chuẩn xác và riêng biệt. Nó được phát triển bởi Hội Ngữ âm Quốc tế (ban đầu là Hội Giáo viên Ngữ âm – Dhi Fonètik Tîcerz' Asóciécon) với mục đích trở thành tiêu chuẩn phiên âm cho mọi thứ tiếng trên thế giới.
Nguyên tắc của IPA nói chung là để cung cấp một ký hiệu độc nhất cho mỗi âm đoạn, trong khi tránh những đơn âm được viết bằng cách kết hợp hai mẫu tự khác nhau (như th và ph trong tiếng Việt) và tránh những trường hợp có hai cách đọc đối với cùng một cách viết. Theo nguyên tắc này, mỗi mẫu tự trong bảng không thể có hơn một cách đọc và không phụ thuộc vào vị trí của nó trong từ. Do đó, hệ thống này đòi hỏi rất nhiều mẫu tự khác nhau.
Mục lục |
[sửa] Các phụ âm pulmonic
[sửa] Một vị trí phát âm
Bảng phụ âm pulmonic bao gồm phần nhiều phụ âm và được xếp từng dòng chỉ cách phát âm và từng cột chỉ vị trí phát âm. Bảng chính của bao gồm các phụ âm chỉ có một vị trí phát âm.
Vị trí phát âm → | Môi | Đầu lưỡi | Mặt lưỡi | Gốc lưỡi | Họng | ||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Cách phát âm ↓ | Đôi môi | Môi răng | Răng | Chân răng | Chân răng sau | Quặt lưỡi | Vòm | Vòm mềm | Lưỡi nhỏ | Yết hầu | Thanh quản | ||||||
Mũi | m | ɱ | n | ɳ | ɲ | ŋ | ɴ | ||||||||||
Tắc | p b | * * | t d | ʈ ɖ | c ɟ | k ɡ | q ɢ | ʡ | ʔ | ||||||||
Sát | ɸ β | f v | θ ð | s z | ʃ ʒ | ʂ ʐ | ç ʝ | x ɣ | χ | ʁ | ħ | ʕ | ʜ | ʢ | h ɦ | ||
Tiếp cận | β̞ | ʋ | ɹ | ɻ | j | ɰ | |||||||||||
Rung | ʙ | r | * | ʀ | * | ||||||||||||
Vỗ | * | ѵ† | ɾ | ɽ | * | ||||||||||||
Sát cạnh | ɬ ɮ | * | * | * | |||||||||||||
Tiếp cận cạnh | l | ɭ | ʎ | ʟ | |||||||||||||
Vỗ cạnh | ɺ | * | * | * |
Lưu ý:
- Các dấu sao (*) chỉ đến những phụ âm chưa có chữ IPA chính thức. Xem các bài được liên kết dùng dấu sao để biết về những chữ ad hoc có sẵn trong các tài liệu.
- Các dấu chữ thập (†) chỉ đến những chữ IPA chưa được hỗ trợ chính thức trong Unicode. Kể từ tháng 5 năm 2005, âm vỗ môi răng có vấn đề này do chữ v đặc biệt mới được chấp nhận: .[2] Trong khi chờ đợi, chữ izhitsa (ѵ) được sử dụng ở đây do nhìn giống chữ chính xác, và những phông ngữ âm học của SIL hỗ trợ ký tự đúng trong Khu vực Sử dụng Cá nhân ().
- Ở những dòng có đôi chữ bên cạnh nhau (các obstruent), chữ bên phải là phụ âm hữu thanh (trừ ra âm thở [ɦ]). Tuy nhiên, không thể phát âm [ʔ] như phụ âm hữu thanh. Ở những dòng kia (các sonorant), chữ duy nhất là phụ âm hữu thanh.
- Tuy mỗi vị trí phát âm phụ âm đầu lưỡi (trừ âm sát) chỉ có một chữ, nhưng khi ấy một ngôn ngữ nào đó, các chữ tiêu biểu cho âm răng, chân răng, và chân răng sau, tùy ngôn ngữ.
- Các ô được tô đậm chỉ đến phụ âm không thể phát âm.
- Các chữ [ʁ], [ʕ], và [ʢ] có thể là âm sát hữu thanh hay âm tiếp cận.
- Các âm sát [ʃ ʒ], [ɕ ʑ], và [ʂ ʐ] được phân biệt phần lớn do hình dạnh của lưỡi, thay vì vị trí của nó.
- Chưa biết đến ngôn ngữ nào có âm mũi môi răng [ɱ] là âm vị.
[sửa] Hơn một vị trí phát âm
ʍ | Âm sát môi vòm mềm |
w | Âm tiếp cận môi vòm mềm |
ɥ | Âm tiếp cận môi vòm |
ɕ | Âm sát chân răng sau vòm hóa (chân răng vòm) vô thanh |
ʑ | Âm sát chân răng sau vòm hóa (chân răng vòm) hữu thanh |
ɧ | Âm sát "vòm – vòm mềm" vô thanh |
Lưu ý:
- [ɧ] được miêu tả là "[ʃ] và [x] cùng lúc". Tuy nhiên, cách giải thích này bị bàn cãi. Xem bài Âm sát vòm – vòm mềm vô thanh để biết thêm chi tiết.
[sửa] Các phụ âm không pulmonic
Mút | Khép | Tống ra | |||
---|---|---|---|---|---|
ʘ | Bilabial | ɓ | Đôi môi | ʼ | Ví dụ: |
ǀ | Chân răng phiến lưỡi ("răng") | ɗ | Chân răng | pʼ | Đôi môi |
ǃ | Chân răng (sau) đầu lưỡi ("quặt lưỡi") | ʄ | Vòm | tʼ | Chân răng |
ǂ | Chân răng sau phiến lưỡi ("vòm") | ɠ | Vòm mềm | kʼ | Vòm mềm |
ǁ | Lưỡi trước cạnh ("cạnh") | ʛ | Lưỡi nhỏ | sʼ | Sát chân răng |
Lưu ý:
- Tất cả những âm mút có hơn một vị trí phát âm và cần hay chữ: một âm tắc vòm mềm hay lưỡi nhỏ, và một chữ cho âm sau: [k͡ǂ, ɡ͡ǂ, ŋ͡ǂ, q͡ǂ, ɢ͡ǂ, ɴ͡ǂ] v.v., hay [ǂ͡k, ǂ͡ɡ, ǂ͡ŋ, ǂ͡q, ǂ͡ɢ, ǂ͡ɴ]. Nếu không có chữ tiêu biểu cho âm lưỡi giữa, thường có thể nhận [k].
- Những chữ tiêu biểu cho các âm khép vô thanh [ƥ, ƭ, ƈ, ƙ, ʠ] không còn được hỗ trợ bởi IPA, tuy nó vẫn còn trong Unicode. Thay vì sử dụng các chữ này, IPA sử dụng chữ tương đương và dấu vô thanh: [ɓ̥, ʛ̥], v.v.
- Tuy nó chưa được nhận trong ngôn ngữ nào, và vì đó không được "nhận rõ ràng" bởI IPA, chữ âm khép quặt lưỡi hữu thanh, [ᶑ], được hỗ trợ trong Phần phụ Ngữ âm Mở rộng Unicode (Unicode Phonetic Extensions Supplement), được thêm vào phiên bản 4,1 của Tiêu chuẩn Unicode, hay có thể được viết bằng hai ký tự [ɗ̢].
- Chữ âm tống ra thường được sử dụng để tiêu biểu cho các âm sonorant họng nhưng pulmonic, như là [mʼ], [lʼ], [wʼ], [aʼ], nhưng cách viết các âm này chính xác hơn là ([m̰], [l̰], [w̰], [a̰]) có dấu kẹt.
[sửa] Các nguyên âm
sửa | Trước | Gần trước | Giữa | Gần sau | Sau |
Đóng | |||||
Gần đóng | |||||
Nửa đóng | |||||
Giữa | |||||
Nửa mở | |||||
Gần mở | |||||
Mở |
Lưu ý:
- Khi nào có hai ký tự bên cạnh nhau, ký tự bên phải là nguyên âm làm tròn; [ʊ] cũng làm tròn. Các ký tự kia không làm tròn.
- Chưa xác định ngôn ngữ nào có [ɶ] là âm vị riêng.
- [a] là nguyên âm trước chính thức, nhưng các nguyên âm mở trước và giữa gần nhau lắm, và [a] thường được sử dụng cho nguyên âm mở giữa.
- [ʊ] và [ɪ] được viết là [ɷ] và [ɩ] trong những phiên bản IPA cũ.
[sửa] Chú thích
- ▲ Tên "IPA" cũng chỉ đến Hội Ngữ âm Quốc tế (International Phonetic Association), nên đôi khi cần phải viết ra tên đầy đủ.
- ▲ Priest, Lorna A.; Peter G. Constable (2005). Proposal to Encode Additional Latin Orthographic Characters. JTC1/SC2/WG2 N2945.
[sửa] Xem thêm
[sửa] Liên kết ngoài
- Trang chủ của Hội Phiên âm Quốc tế
- Gentium, phông chữ quốc tế được vẽ thành thạo, có chữ Latinh, Hy Lạp, và Kirin và kiểu chữ thẳng và xiên; bao gồm IPA, nhưng chưa bao gồm các chữ thanh và chữ âm vỗ môi răng mới.
- Charis SIL, phông chữ quốc tế đầy đủ (chữ Latinh, Hy Lạp, và Kirin; kiểu thẳng, xiên, và đậm) có các chữ thanh và dấu phụ dựng sẵn trên nguyên âm IPA, chữ âm vỗ môi răng, và nhiều ký tự ngữ âm không chuẩn.
- Doulos SIL, phông chữ giống Times hay Times New Roman. Nó bao gồm các ký tự của Charis SIL, nhưng chỉ có kiểu chữ thẳng.
- Bàn phím trên mạng
- Bàn phím và công cụ phát âm máy tính
- Bảng IPA bằng Unicode và XHTML/CSS
Thể loại: Stub | IPA | Hệ thống phiên âm | Hệ thống ngữ âm | Latinh hoá | Unicode