Dioxin
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dioxin là tên gọi chung của một nhóm hàng trăm các hợp chất hóa học tồn tại bền vững trong môi trường cũng như trong cơ thể con người và các sinh vật khác. Trong nhóm hóa học đó, thành phần độc nhất là TCDD (2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin). Dioxin là sản phẩm phụ của nhiều quá trình sản xuất chất hóa học công nghiệp liên quan đến clo như các hệ thống đốt chất thải, sản xuất hóa chất và thuốc trừ sâu và dây truyền tẩy trắng trong sản xuất giấy.
Dioxin và furan là các hóa chất độc nhất được biết đến hiện nay trong khoa học. Trong bản báo cáo sơ thảo của Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) năm 1994 đã miêu tả dioxin như là một mối tác nhân đe doạ nguy hiểm đối với sức khoẻ cộng đồng. Cũng theo EPA, dường như không có mức độ phơi nhiễm dioxin nào được coi là an toàn.
Ngoài chiến tranh Việt Nam, dioxin trong chất độc màu da cam gây nên thảm hoạ sinh thái ở Seveso (Ý), và Times Beach (Missouri), Love Canal (New York), ...
Mục lục |
[sửa] Tác hại của dioxin đối với cơ thể người và động vật
Xem thêm: Danh sách các bệnh có liên quan đến dioxin
Chính các báo cáo của EPA đã công nhận dioxin là một chất gây ung thư cho con người. Năm 1997, Tổ chức quốc tế về nghiên cứu ung thư (IARC) thuộc WHO đã công bố 2,3,7,8-TC DD là chất gây ung thư nhóm 1 (nghĩa là nhóm đã được công nhận là gây ung thư). Đồng thời, tháng 1 năm 2001, chương trình Độc học Quốc gia Hoa Kỳ đã chuyển dioxin vào nhóm "các chất gây ung thư cho người". Cuối cùng, trong một nghiên cứu kiểm định năm 2003, các nhà khoa học cũng khẳng định không có một liều lượng nào là an toàn hoặc ngưỡng dioxin mà dưới nó thì không gây ung thư [1]. Điều này có thể hiểu là nếu một người phơi nhiễm dioxin dù lượng nhỏ nhất thì đã mang trong mình hiểm họa ung thư!
Ngoài ung thư, dioxin còn có thể liên quan đến một số bệnh nguy hiểm khác như bệnh rám da, bệnh đái tháo đường, bệnh ung thư trực tràng không Hodgkin, thiểu năng sinh dục cho cả nam và nữ, sinh con quái thai hoặc thiểu năng trí tuệ, đẻ trứng (ở nữ) ..v.v
Cơ chế phân tử của dioxin tác động lên các tế bào và cơ thể người, động vật vẫn đang còn nhiều tranh cãi về chi tiết. Thời gian bán phân huỷ của dioxin trong cơ thể động vật là 7 năm hoặc có thể lâu hơn. Thông thường, dioxin gây độc tế bào thông qua một thụ thể chuyên biệt cho các hydratcarbon thơm có tên là AhR (Aryl hydrocarbon Receptor). Phức hợp dioxin - thụ thể sẽ kế hợp với protein vận chuyển ArnT (AhR nuclear Translocator) để xâm nhập vào trong nhân tế bào. Tại đây dioxin sẽ gây đóng mở một số gene giải độc quan trọng của tế bào như Cyp1A, Cyp1B,... Đồng thời, một số thí nghiệm trên chuột cho thấy dioxin làm tăng nồng độ các gốc ion tự do trong tế bào. Điều này, có thể là làm phá huỷ các cấu trúc tế bào, các protein quan trọng và, quan trọng hơn cả, nó có thể gây đột biến trên phân tử DNA.
Trong một đánh giá về rủi ro và nghiên cứu các vấn đề chính sách được đưa ra trong Hội nghị Quốc tế về Dioxin tổ chức tại Berlin, 2004, nhóm tác giả đến từ Cục Môi trường Liên bang Đức (Federal environmental agency) đã đưa ra kiến nghị không có mức phơi nhiễm dioxin tối thiểu nào có độ an toàn cho phép [2] (theo WHO 2002 thì mức phơi nhiễm dioxin cho phép qua thức ăn của mỗi người là 1-10 pg đương lượng độc (TEQ)/ngày).
[sửa] Quá trình nhiễm độc dioxin ở Việt Nam
Ở miền Nam Việt Nam, chất độc màu da cam và các loại thuốc diệt cỏ khác bắt đầu được thử nghiệm bởi quân đội Hoa Kỳ vào năm 1961 và được sử dụng rộng rãi với hàm lượng cao trong chiến tranh vào các năm 1967 – 1968, rồi giảm xuống và ngừng sử dụng năm 1971. Các loại hợp chất này được trộn vào dầu hỏa hoặc nhiên liệu điêzen rồi rải bằng máy bay hoặc các phương tiện khác.
Theo công bố của một nhóm tác giả trên tạp chí Nature thì có thể nói chiến dịch dùng hóa chất ở Việt Nam là một cuộc chiến tranh hóa học lớn nhất thế giới [3]. Trong thời gian 10 năm đó, quân đội Mỹ và quân đội Nam Việt Nam đã rải 76,9 triệu lít hóa chất xuống rừng núi và đồng ruộng Việt Nam. Trong số này có 64% là chất độc màu da cam, 27% là chất màu trắng, 8,7% chất màu xanh và 0,6% chất màu tím.
Tổng số lượng dioxin Việt Nam hứng chịu là vào khoảng 370kg. (Trong khi đó vụ nhiễm dioxin ở Seveso, Ý, 1976 chỉ với 30kg dioxin thải ra môi trường mà tác hại của nó kéo dài hơn 20 năm [1]). Tổng số diện tích đất đai bị ảnh hưởng hóa chất là 2,63 triệu hécta. Có gần 5 triệu người Việt Nam sống trong 25.585 thôn ấp chịu ảnh hưởng độc chất màu da cam.
[sửa] Mối quan tâm của thế giới đến vấn đề dioxin
Tiến sĩ James Clary, một nhà khoa học quân đội Hoa Kỳ, đã công nhận sự thật năm 1988 "Khi chúng tôi khởi đầu chương trình sử dụng thuốc diệt cỏ vào những năm 1960, chúng tôi đã ý thức được tiềm năng độc hại của dioxin trong thuốc diệt cỏ. Tuy nhiên, vì hóa chất sẽ được dùng đối với kẻ thù nên không ai trong chúng tôi quá quan tâm" [4].
Hậu quả của Dioxin không chỉ có người Việt Nam quan tâm, nó là vấn đề chung của nhiều nước. Trong đó, chính các cựu binh Hoa Kỳ cũng là nạn nhân. Đồng thời, trong Hội nghị Dioxin Quốc tế năm 2004, các nghiên cứu về ảnh hưởng của dioxin đối với các cựu chiến binh Úc trong chiến tranh Việt Nam đã bắt đầu [5].
[sửa] Xem thêm
[sửa] Tài liệu tham khảo
- 1. Drew, C.H., D.A. Grace, S.M. Silbernagel, E.S. Hemmings, A. Smith, W.C. Griffith, T.K. Takaro, and E.M. Faustman, Nuclear waste transportation: case studies of identifying stakeholder risk information needs. Environ Health Perspect, 2003. 111(3): p. 263-72.
- 2. Gies, A., G. Neumeier, M. Rappolder, and R. Konietzka. Risk assessment of Dioxins and Dioxin-like PCBs in Food – Comments by the German Federal Environmental Agency. in 24th International Symposium on Halogenated Environmental Organic Pollutants and Persistent Organic Pollutants (POPs) — "DIOXIN 2004". 2004. Berlin, Germany.
- 3. Stellman, J.M., S.D. Stellman, R. Christian, T. Weber, and C. Tomasallo, The extent and patterns of usage of Agent Orange and other herbicides in Vietnam. Nature, 2003. 422(6933): p. 681-7.
- 4. Dauenhauer, K., A little bit of help, for some, in Middle East. 2003, Asia Time Online.
- 5. Wilson, E., K. Horsley, and R. van der Hoek. Cancer Incidence in Australian Vietnam Veterans. in 24th International Symposium on Halogenated Environmental Organic Pollutants and Persistent Organic Pollutants (POPs) — "DIOXIN 2004. 2004. Berlin, Germany.
[sửa] Liên kết ngoài
- "Dioxins and Dioxin-like Compounds in the Food Supply: Strategies to Decrease Exposure", a 2003 report by the National Academy of Sciences
- "Rhodes Remediation" Website about remediation of dioxin contaminated Homebush Bay and land in Rhodes, a suburb of Sydney, NSW, Australia. Union Carbide was the polluter.
- [2] Thông tin tổng hợp về Dioxin của Hiệp Hội Greenfacts.
- [3] Nghiên cứu về hậu quả dioxin ở Seveso.
[sửa] Liên kết về vấn đề sức khoẻ
- "Assesment of the Health Risks of Dioxins", a 1998 report by the World Health Organisation.
- Environment and Health 5:87 The risks of dioxin to human health (Review article) Re-evaluation of the health hazards posed by dioxins
- Ind. Health 41(3): 149-157 (2003) Impact of Agent Orange exposure among Korean Vietnam veterans. Scientific article that corroborates the increased risk of diabetes among Korean Vietnam veterans.
- Env. Health Persp. 109(8): 865-869 (2001) Severe 2,3,7,8-Tetrachlorodibenzo-p-dioxin (TCDD) Intoxication: Clinical and Laboratory Effects. Case study of a TCDD poisoning.
- Regulatory Toxicology and Pharmacology 38(3): 378-388 (2003) Dioxin and cancer: a critical review. Review article that questiones the carcinogenity of dioxins.
- Environmental Health Perspectives 112(13): 1265-1268 (2004) Dioxin Revisited: Developments Since the 1997 IARC Classification of Dioxin as a Human Carcinogen. Review article that provides evidence for the carcinogenity of dioxins.
- Treatment of dioxin poisoning with olestra.
- Assessment of the health risk of dioxins 1998 by the WHO and the IPCS (pdf).
- A summary of the previous report by the industry lobbying group GreenFacts.
Các ngành của sinh học |
---|
Giải phẫu học | Sinh học vũ trụ | Hóa sinh | Tin sinh học | Thực vật học | Tế bào học | Sinh thái học | Sinh học phát triển | Di truyền học | Sinh học biển | Sinh học người | Vi sinh vật học | Sinh học phân tử | Nguồn gốc sự sống | Cổ sinh vật học | Miễn dịch học | Sinh lý học | Phân loại học | Động vật học | Trang chính Sinh học |