Aung San Suu Kyi
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
Aung San Suu Kyi sinh ngày 19 tháng 6 năm 1945 tại Rangoon, Mianma (Miến Điện). Trong những năm 1895-1995 bà hoạt động đòi tự do nhân quyền cho Mianma và bị chính quyền Minama giam lỏng. Bà được tặng giải Nobel Hòa Bình năm 1991. Tháng 9 năm 2006, theo bình chọn của tạp chí Forbes, Aung San Suu Kyi ở vị trí thứ 47 trong số 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới[1].
[sửa] Tiểu sử - Quá trình hoạt động [1]
[sửa] 1945 - 1964
- 1942: Sĩ quan chỉ huy của quân đội độc lập Miến Điện Aung San, làm quen Ma Khin Kyi, nữ y tá cao cấp của nhà thương lớn tại Rangoon, nơi ông ta hồi phục sau cuộc hành quân. Hai ngưới kết hôn vào ngày 6 tháng Chín.
- 1945: Con thứ ba của Aung San, Suu Kyi, ra đời tại Rangoon ngày 19 tháng Sáu. Người anh kế bị chết đuối khi Suu Kyi còn nhỏ. Anh cả định cư tại Hoa Kỳ.
- 1947: Tướng Aung San bị ám sát ngày 19 thánh 07. Suu Kyi mới hai tuổi. Mẹ là Daw Khin Ky trở thành một nhân vật trong chính trường, lãnh đạo một số cơ quan về kế hoạch và xã hội.
- 1948: Liên Hiệp Độc Lập Miến Điện thành lập ngày 4 tháng.
- 1960-1964: Suu Kyi theo học trường trung học và trường Lady Shri Ram College tại New Delhi.
[sửa] 1965 - 1985
- 1964-1967: Học bằng Cử nhân triết, chính trị và kinh tế tại Đại học Oxford. Khi ở Anh, Suu Kyi sống chung với gia đình "cha nuôi" là Ngài Gore-Booth, cựu đại sứ và cao ủy Anh quốc tại Miến Điện, và qua đó làm quen với Michael Aris, một sinh viên khảo cứu về văn minh Tibet.
- 1969-1971: Suu Kyi lên New York để học cho xong, sống chung với bạn là Ma Than E, một nhân viên của Liên Hiệp Quốc. Qua đó, Suu Kyi tạm ngưng việc học, theo làm phụ tá thư ký, ban tham vấn về điều hành hành chánh tại Liên Hiệp Quốc. Ngoài giờ làm việc thì làm việc thiện nguyện tại nhà thương,an ủi và đọc sách cho bệnh nhân.
- 1972: 1 tháng 1. Suu Kyi và Michael Aris kết họn. Theo chồng đi Bhutan, một vương quốc nhỏ trong Hy mã lạp sơn. Michael là thầy dạy anh ngữ cho hoàng gia và là trưởng phòng thông dịch. Suu Kyi sau đó làm nhân viên khảo cứu cho bộ ngoại giao.
- 1973: Hai vọ chồng trở về London. Suu Kyi sanh con đầu lòng Alexander.
- 1977: sanh con thứ nhì là Kim, tại Oxford. Trong khi ờ nhà nuôi con nhỏ, Suu Kyi bắt đầu viết sách, nghiên cứu về cha của bà vá giúp chông khảo cứu về văn hoá vùng Hy mã lạp sơn.
- 1984: Xuất bản bài về cha mình Aung San trong phần "Các lãnh tụ Á châu" của báo định kỳ Đại học Queensland. (Xem "Freedom from Fear", pp. 3-38.)
- 1985: Xuất bản "Đi thăm Miến Điện" cho giới đọc giả trẻ. Xuất bản sách về Nepal và Bhutan (NXB: Burke, London)
[sửa] 1985 - 1988
- 1985-1986: Là học giả nội trú tại trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á Đại học Kyoto, Suu Kyi tìm hiểu về cha bà trong thời gian ông ở Nhật.
- 1986: Hằng năm, hai contrai của Suu Kyi, Alexander và Kim, về Rangoon thăm bà ngoại và dần dần học hỏi về tu hành đạo Phật.
- 1987: Sau khi được trao bằng thành viên của trường nghiên cứu văn hóa Ấn, Suu Kyi theo chồng con về cư trú tại Simla. Sao đó về London khi mẹ bà cấn mổ mắt cho bệnh cườm thủy tinh thể mắt. Xuất bàn "Thời sự xã hội chính trị Miến Điện trong những năm 1910-1940" trong báo của Đại học Tokyo.(Xem "Freedom from Fear", pp. 140-164.) . Tháng Chín. Gia đình trở về Oxford. Suu Kyi ghi danh học tại trường London nghiên cứu về châu Á và châu Phi.
[sửa] Hoạt động chính trị
[sửa] 1988
- 31 tháng 3 - Khi nghe tin mẹ bị tai biến mạch máu não trầm trọng, Suu Kyi về Rangoon chăm sóc cho bà.
- 23 tháng 7 - Tướng Ne Win, nhà độc tài Miến Điện từ năm [1962]], từ chức. Những cuộc biểu tình chống đối tiếp tục xảy ra.
- 8 tháng 8 - Nhiều cuộc nổi dậy khắp nơi. Chính quyền dùng vũ lựv đàn áp, cả ngàn người vong mạng.
- 15 tháng 8 - Suu Kyi bắt đầu hoạt động chính trị. Bà gửi thư cho chính phủ, kêu gọi thành lập ủy ban cố vấn độc lập về vấn đề bầu cử đa đảng.
- 26 tháng 8 - Trong bản tuyên bố đầu tiên trước hàng trăm ngàn công chúng bên ngoài chùa Shwedagon, bà kêu gọi thành lập chính phủ tự do dân chủ. Chồng và hai con trai bà cũng có mặt hôm ấy.
- 18 tháng 9 - Chính phủ quân phiệt Miến Điện (SLORC) ban ra hình luật để áp chế các cuộc biểu tình.
- 24 tháng 9 - Đảng Liên kết Quốc gia Dân chủ (NLD) thành lập do Suu Kyi làm tổng thư ký. Chủ trương bất bạo động.
- Tháng 10 - 12 - Mặc dù bị nhá nước cấm, Suu Kyi tiếp tục đi khắp nới phát huy, cổ động nhân dân về phong trào tự do, dân chủ.
- 27 tháng 12 - mẹ Suu Kyi, bà Daw Khin Kyi chết (thọ 76 tuổi).
[sửa] 1989
- 2 tháng 1 - tang lễ của Daw Khin Kyi rất lớn. Suu Kyi thề sẽ theo bước mẹ cha phục vụ đồng bào Miến Điện cho đến chết.
- Tháng 1 - tháng 7 - Suu Kyi tiếp tục tranh đấu mặc dù bị đàn áp, đe dọa, bắt bớ bởi quân lính nhà nước.
- 17 tháng 2 - Suu Kyi bị nhà nước cấm không cho tranh cử
- 5 tháng 4 - Sự kiện tại khu Irawaddy Delta, Suu Kyi can đảm đi thẳng tới trước những nòng súng của quân đội chính phủ đang chĩa vào bà.
- 20 tháng 7 - Suu Kyi bị giam lỏng trong nhà, không có án kết. Hai con trai đang sống cùng bà. Chồng bà là Michael bay từ Rangoon về thăm sau khi nghe tin bà tuyệt thực ba ngày để đòi được đem vào tù chung với những học sinh bị bắt tại tư gia của bà. Bà ngưng tuyệt thực khi chính quyền hứa sẽ đối xử tốt với học sinh.
[sửa] 1990
- 27 tháng 5 - Đảng NLD thắng cử (82% phiếu) mặc dù Suu Kyi đang bị giam lỏng. Nhà nước SLORC không chấp nhận kết quả bầu cử.
- 12 tháng 10 - Suu Kyi lãnh giải thưởng Nhân Quyền Rafto
[sửa] 1991
- 10 tháng 7 - Các quốc gia châu Âu trao tặng Suu Kyi giải Nhân Quyền Shakarov
- 14 tháng 10 - Suu Kyi được trao giải Nobel Hòa Bình
- Tháng 12 - Sách tựa đề "Thoát vòng sợ hãi" (Freedom from Fear) được nhà xuất bản Penguin phát hành tại Hoa Kỳ, Anh Quốc, Canada, Úc, New Zealnad và được dịch ra tiếng Pháp, Na Uy, Tây Ban Nha.
- 10 tháng 12 - Hai con trai bà sang Oslo thay mặt mẹ lãnh giải Nobel. Bà quyết định không rời Miến Điện khi nhà nước khuyên bà nên ra khỏi nước và thôi làm chính trị.
[sửa] 1992
Suu Kyi công bố bà sẽ dành tiền thưởng (1,3 triệu đô Mỹ) để tái thiết các trụ sở giáo dục và y tế cho đồng bào Miến Điện.
[sửa] 1993
- Nhóm người lãnh giải Nobel Hòa bình xin gặp bà nhưng bị nhà nước Miến Điện từ chối. Họ sang thăm dân Miến Điện tỵ nạn tại Thái Lan và kêu gọi nhà nước Miến Điện trả tự do cho Suu Kyi. Sau đó lời kêu gọi này được lập lại tại Liên Hiệp Quốc.
[sửa] 1994
- Tháng 2 - Những người không bà con được thăm Suu Kyi gồm có : đại diện LHQ, Nghị viên Mỹ, phóng viên báo New York Times.
- Tháng 9 - 10. Các nhà lãnh đạo chính quyền Miến Điện gặp Suu Kyi - bà vẫn đòi một cuộc đối thoại công khai.
[sửa] 1995
- 10 tháng 7. SLORC thả Suu Kyi sau 6 năm giam lỏng.
[sửa] Thời gian gần đây
Trong vài năm qua, Suu Kyi vẫn bị kềm chế về vấn đề đi lại. Bà có cơ hội gọi điện thoại cho thân nhân ở Anh quốc nhưng ngoài ra không hoạt động gì được. Báo chí do nhà nước quản chế liên tục bôi nhọ bà và nhiều người lo sợ cho an ninh của bà. Mọi nỗ lực để phát huy đảng NLD đều bị dập tắt, nhiều thành viên bị đánh đập và bỏ tù. Một vài tháng sau khi lệnh quản thúc tại gia kết thúc, Suu Kyi có cố gắng tuyên bố trước đám đông công chúng tụ tập tại nhà bà, nhưng sau đó hoạt động này bị dẹp. Tuy nhiên bà vẫn được nhiều người ngưỡng mộ và ủng hộ.
Suu Kyi vẫn tiếp tục có tiếng nói trên thời sự quốc tế. Phóng viên, ký giả vẫn có thể quay phim và phỏng vấn bà. Tại cuộc hội thảo quốc tế về phụ nữ do Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Bắc Kinh tháng 8 năm 1995, bà gửi video để tường trình các vấn đề chính yếu với diễn đàn các tổ chức phi chính phủ.
Trong khi đó, SLORC đổi tên thành Ủy ban Hòa bình và Xây Dựng Quốc Gia, nhưng vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền như trước.
Suu Kyi khuyến khích thế giới đừng du lịch và ngưng liên hệ ngoại giao với Myanma cho đến khi nào nước này có tự do chân chính. Tuy Hoa Kỳ có ra biện pháp cấm vận kinh tế với Myanma, những nước láng giềng vẫn có liên hệ ngoại giao với nước này và Myanma đã được nhận vào Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
Ngày 27 tháng 3 năm 1999, chồng Suu Kyi qua đời tại London vì bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Lần cuối cùng ông bà gặp nhau là vào lễ Giáng sinh năm 1995. Chính phủ Myanma không cho phép ông sang thăm vợ và luôn khuyên bà rời nước đi thăm chồng, nhưng bà từ chối vì biết rằng một khi bà ra khỏi nước, chính phủ Myanma sẽ không bao giờ được cho phép bà vào lại. Suu Kyi xem sự đau khổ xa cách chồng, ngay cả khi ông chết, là một hy sinh bà phải nhận trong quá trình tranh đấu cho tự do dân tộc Myanma.
Năm 2004, đặc sứ Liên hiệp quốc Razali Ismali đến Myanma, thăm bà Suu Kyi, nhưng trong 2 năm sau đó không có người nước ngoài nào được tới gặp bà.
Tháng 5 năm 2006, Phó tổng thư ký Liên hiệp quốc phụ trách chính trị Ibrahim Gambari đến Myanma để thảo luận với chính quyền quân sự về vấn đề nhân quyền cũng như việc lập lại dân chủ. Ông đã gặp bà Suu Kyi, tuy nhiên nội dung cuộc trò chuyện không được công bố.
[sửa] Tin mới nhất
Theo tin trên trang web của Aung San Suu Kyi [2]:
- Bà Condoleezza Rice đề nghị đổi luật để chấp nhận dân tỵ nạn Miến Điện.
[sửa] Chú thích
[sửa] Tham khảo
Do Aung San Suu Kyi viết:
- Freedom from Fear and Other Writings. Edited with introduction by Michael Aris. 2nd ed., revised. New York and London: Penguin, 1995. (Includes essays by friends and scholars.)
- Voice of Hope: Conversations. London: Penguin, 1997 and New York City: Seven Stories Press, 1997 (Conversations beginning in November 1995 with Alan Clements, the founder of the Burma Project in California who helped with the script for the film based on her life, “Beyond Rangoon”.)
Other Sources
- “Aung San Suu Kyi”, in Current Biography, February 1992.
- Clements, Alan and Leslie Kean. Burma’s Revolution of the Spirit: The Struggle for Democratic Freedom and Dignity. New York: Aperture, 1994. (Many colour photographs with text, Includes essay by Aung San Suu Kyi.)
- Clements, Alan. Burma: The Next Killing Fields. Tucson, Arizona; Odonian Press, 1992. (With a foreword by the Dalai Lama.)
- Lintner, Bertil. Burma in Revolt: Opium and Insurgency since 1948. Boulder. Colorado: Westview, 1994. (By a well-informed Swedish journalist.)
- Lintner, Bertil. Outrage: Burma’s Struggle for Democracy. 2nd ed., Edinburgh: Kiscadale, 1995.
- Mirante, Edith T. Burmese Looking Glass. A Human Rights Adventure and a Jungle Revolution. New York: Grove, 1993.
- Smith, Martin J. Burma: Intrangency and the Politics of Ethnicity. London: Zed Books, 1991. (A detailed and well-organised account by a journalist of the violent conflict between the military government and the many minorities.)
- Victor, Barbara. The Lady: Aung San Suu Kyi: Nobel Laureate and Burma’s Prisoner. Boston and London: Faber & Faber, 1998. (A sympathetic account by a wellpublished author and journalist, whose research in Burma included interviews with government leaders.)