Vladimir Putin
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiêu bản:Tổng thống/Nga
|
||
Nhiệm kỳ: | 31 tháng 12, 1999 – đương nhiệm | |
Tiền nhiệm: | Boris Yeltsin | |
Kế nhiệm: | đương nhiệm | |
Ngày sinh: | 7 tháng 10, 1952 | |
Nơi sinh: | Leningrad (hiện là Saint Petersburg) | |
Đệ nhất phu nhân: | Ludmila Putina | |
Đảng: | Nước Nga thống nhất (không chính thức là một thành viên) |
tiếng Nga: Влади́мир Влади́мирович Пу́тин; sinh ngày 7 tháng 10 năm 1952) là một chính trị gia người Nga và là Tổng thống hiện tại của Liên bang Nga từ cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 26 tháng 3 năm 2000 cho đến nay. Ông đảm nhiệm chức vụ này thể theo hiến pháp từ ngày 31 tháng 12 năm 1999 sau khi nguyên tổng thống Boris Yeltsin từ chức.
([sửa] Cuộc đời và sự nghiệp
Putin sinh tại Leningrad (Saint Petersburg từ 1991 và trước 1914). Cuốn tiểu sử của ông, Ot Pervogo Litsa, dịch sang tiếng Anh dưới tiêu đề First Person (Người số Một) dựa trên các cuộc phỏng vấn được thực hiện với Putin năm 2000 và lấy chi phí từ chiến dịch tranh cử của ông. Cuốn sách nói về xuất thân bình dân của vị tổng thống, gồm cả những năm đầu tiên cuộc đời trong một căn hộ chung cư nhỏ bé. Theo tiểu sử, thời tuổi trẻ ông rất thích theo dõi các âm mưu trong các bộ phim trinh thám của Điện ảnh Sô viết do các diễn viên như Vyacheslav Tikhonov và Georgiy Zhzhonov thủ vai.
Cũng trong cuốn sách này, Putin nói rằng ông nội ông, một bếp trưởng, đã được đưa tới các khu ngoại ô Mátxcơva nấu ăn trong một trong những căn nhà nông thôn (dacha) của Stalin. Trong cuốn sách "The Court of the Red Tsar" (Triều đình của Sa hoàng Đỏ) của Simon Sebag Montefiore có một chú thích tại trang 300 ghi rằng Putin đã nói ông nội mình ít khi đề cập tới công việc, nhưng ông đã kể lại việc chuẩn bị các bữa ăn cho Rasputin khi ông này còn là một cậu bé và cả Lenin. Mẹ ông là công nhân trong nhà máy và cha ông làm việc trong lực lượng hải quân, tại hạm đội tàu ngầm đầu thập niên 1930. Cha ông sau này chuyển sang lực lượng bộ binh trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Hai người anh của ông ra đời giữa thập kỷ 1930; một người chết vài tháng sau khi sinh; người thứ hai chết vì bệnh bạch hầu trong thời gian phong tỏa Leningrad.
Putin tốt nghiệp Ban quốc tế Khoa luật Đại học quốc gia Saint Petersburg năm 1975 và được tuyển dụng vào KGB. Trong cuốn First Person, Putin đã kể lại với các nhà báo về những nhiệm vụ đầu tiên của mình trong KGB, gồm cả những hoạt động đàn áp đối lập tại Leningrad.
Từ 1985 đến 1990 KGB chuyển Putin sang làm việc tại Dresden, Đông Đức, ở vị trí mà ông cho là hạng thấp. Sau khi chế độ Đông Đức sụp đổ, Putin được gọi về Liên bang xô viết và quay trở lại Leningrad, nơi vào tháng 6, 1990 ông được trao một chức vụ tại ban Quan hệ quốc tế của Đại học quốc gia Leningrad, trực tiếp dưới quyền Hiệu phó. Tháng 6, 1991, ông được chỉ định làm lãnh đạo Ủy ban quốc tế trong văn phòng thị trưởng St Petersburg, với trách nhiệm tăng cường quan hệ quốc tế và đầu tư nước ngoài.
Putin đã chính thức thôi chức vụ bên trong ngành an ninh quốc gia ngày 20 tháng 8, 1991, khi KGB ủng hộ cuộc đảo chính sớm thất bại chống lại Tổng thống Sô viết Mikhail Gorbachev. Năm 1994 ông trở thành Phó chủ tịch thứ nhất thành phố Saint Petersburg, vị trí ông giữ cho tới tận khi được gọi tới Mátxcơva, tháng 8, 1996, để nhận nhiều chức vụ cao cấp bên trong bộ máy Chính quyền thứ hai của Boris Yeltsin . Ông là lãnh đạo dân sự của FSB (cơ quan kế tục KGB) từ tháng 7, 1998 đến tháng 8, 1999, và giữ chức vụ Thư ký Ủy ban An ninh từ tháng 3 đến tháng 8, 1999.
Trong thập kỷ 1990, Putin được nhận bằng phó tiến sĩ kinh tế học tại học viện mỏ ở St Petersburg. Bài luận văn của ông mang chủ đề "Hoạch định chiến lược các nguồn tài nguyên vùng trong bối cảnh thành lập các mối quan hệ thị trường".
[sửa] Chức vụ Thủ tướng và nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên
Putin được Tổng thống Boris Yeltsin chỉ định làm Chủ tịch (predsedatel', hay thủ tướng) Chính phủ Liên bang Nga vào tháng 8, 1999, khiến ông trở thành thủ tướng thứ năm của nước Nga trong chưa tới mười tám tháng. Khi được chỉ định, rất ít người tin rằng Putin, một khuôn mặt rõ ràng ít tiếng tăm, có thể giữ ghế lâu hơn so với những người tiền nhiệm. Những đối thủ chính và có thể là người kế nhiệm của Yeltsin như Thị trưởng Mátxcơva Yuriy Luzhkov và cựu Thủ tướng Nga Yevgeniy Primakov, đã tiến hành các chiến dịch vận động nhằm thay thế vị tổng thống già yếu, và có phản ứng mạnh mẽ nhằm ngăn cản Putin xuất hiện với tư cách một đối thủ tiềm năng. Hình ảnh nhân viên ngành an ninh cũng như cách tiếp cận xử lý vấn đề khủng hoảng Chechnya (xem bên dưới) một cách cứng rắn của Putin nhanh chóng lôi cuốn sự ủng hộ của dân chúng, cho phép ông dần vượt xa các đối thủ. Trong khi chính thức không hề liên kết với một đảng nào, Putin nhận được sự ủng hộ của phe Edinstvo (thống nhất) mới thành lập, phe này chiếm đa số lớn nhất trong cuộc bầu cử Duma tháng 12 năm 1999. Putin được tái chỉ định làm Thủ tướng chính phủ và dường như đang ở vị trí thuận lợi nhất cho cuộc bầu cử tổng thống trong mùa hè sau đó. Quá trình thăng tiến của ông tới chức vụ cao nhất nước Nga thậm chí còn nhanh chóng hơn: ngày 31 tháng 12, 1999, Yeltsin bất ngờ từ chức, và theo hiến pháp, Putin được chỉ định làm Tổng thống (tạm quyền), trở thành vị tổng thống thứ hai của nhà nước Liên bang Nga. Cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức ngày 26 tháng 3, 2000, trong đó Putin đã thắng cử ngay từ vòng đầu tiên. Sau này Putin đã trao cho vị cựu tổng thống và gia đình của ông quyền hoàn toàn miễn trừ truy tố (thông qua nghị định tổng thống). Ngay trước đó, Yeltsin và gia đình mình đang bị các cơ quan chức năng Nga và Thụy Sĩ đặt nghi vấn về các trách nhiệm liên quan tới những vụ chuyển tiền.
Sau nhiều năm bê bối, thay đổi chính sách liên tục khiến dân chúng bất mãn với Yeltsin, vị tổng thống già cả, vụng về và ốm yếu, việc Putin thắng cử và lên nhậm chức đã đánh dấu một bước khởi đầu mới cho nước Nga trong giai đoạn lịch sử hậu Sô viết. Tuy nhiên, việc vị tổng thống mới được thắng cử không tránh khỏi những biện pháp ảnh hưởng hậu trường không nhỏ do nhóm ủng hộ Yeltsin tiến hành, họ đã lựa chọn và ủng hộ Putin nhằm bảo vệ quyền lực riêng cũng như giữ vững các quyền lợi ưu tiên của mình. Khi bộ máy chính phủ mới của Putin hình thành, các bộ mặt nhiều ảnh hưởng cũ thời Yeltsin – gồm cả Lãnh đạo Nhân sự Alexander Voloshin và Thủ tướng Mikhail Kasyanov – vẫn giữ được nhiều quyền kiểm soát đối với các chính sách và sự chỉ đạo của chính phủ mới. Mặt khác, Putin cũng được hậu thuẫn bởi một nhóm các nhà cải cách kinh tế từ quê hương St Petersburg của ông, và có thể tin cậy cũng như có được ủng hộ từ siloviki. (Nhóm này được gọi là những thành viên vẫn giữ nhiều quyền lực bên trong các cơ quan an ninh Nga, họ tự coi mình là những người bảo vệ quyền lợi quốc gia khỏi các chính trị gia và các quan chức tham lam, và thường được cung cấp đầy đủ thông tin về mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị Nga.) Sự đấu tranh – và hợp tác – giữa nhiều nhóm đó là đặc trưng lớn nhất của nhiệm ký thứ nhất của Tổng thống Putin.
Ngay khi trúng cử, Putin đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm tái lập quyền lực tuyệt đối của Kremlin đối với đời sống chính trị Nga. Thời Yeltsin, 89 vùng lãnh thổ chính trị cấp dưới liên bang ở nước Nga (các nước cộng hoà, vùng, krai, Mátxcơva và St Petersburg) đều được trao những quyền tự trị rất lớn. Trong khi hành động cải cách triệt để này có mục tiêu nhằm giúp cho các thủ đoạn chính trị của Yeltsin trong giai đoạn đầu thập niên 1990, nó cũng dẫn tới tình trạng phá vỡ các quy tắc liên bang và góp phần làm lớn mạnh các phong trào li khai, nổi tiếng nhất như tại Chechnya. Vì thế, một trong những đạo luật đầu tiên của Putin, nhằm tái lập lại cái mà ông gọi là "quyền lực theo chiều dọc" – nghĩa là quay trở lại với hệ thống liên bang từ trên xuống theo truyền thống. Trong hành động đầu tiên, Putin thông báo chỉ định bảy vị "đại diện toàn quyền" của tổng thống. Họ chịu trách nhiệm điều phối hoạt động của liên bang tại các siêu vùng vừa mới được thành lập. Trong khi được coi là hành động thức hai nhằm phá vỡ kiểu nhà nước liên bang thời Yeltsin, vì nhiều lý do hệ thống đại diện toàn quyền đã mang lại một số thành công. Một hành động khác còn mang ý nghĩa quan trọng hơn, Putin cũng đã tiến hành cải cách triệt để hệ thống Thượng viện Nga, Ủy ban Liên bang. Putin và bộ máy của mình trực tiếp đối đầu với nhiều vị Thống đốc bất tuân bị buộc tội tham nhũng, dù không phải lúc nào cũng là người chiến thắng.
Những tháng đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống thứ nhất của Putin được đánh dấu bằng sự dàn xếp quan hệ với các nhóm tài chính-công nghiệp lớn, mà các nguồn tài chính cũng như các đế chế truyền thông của họ từng là những vũ khí quan trọng trong cuộc chiến tranh chính trị xảy ra trong nước những năm trước đó. Các thành viên chủ chốt trong bộ máy cũ của Yeltsin – thường được gọi thông tục là "the Family" (Gia đình) – quyết tâm trừng phạt phe thất bại, do Vladimir Gusinsky, người từng ủng hộ bộ đội Primakov/Luzhkov cầm đầu. Gusinsky đã rơi vào tình thế nguy ngập từ khi đế chế truyền thông của ông ta liên tục làm ăn thua lỗ và rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất, chỉ tồn tại nhờ các khoản trợ cấp từ Gazprom và Ngân hàng Mátxcơva do Luzkhov kiểm soát. Trong vòng một năm từ khi Putin lên nắm quyền, Gusinsky từ lúc là một kẻ buôn vua trở thành người bị đi đày; đế chế truyền thông từng một thời đầy ảnh hưởng của ông (Media-MOST) bị chia rẽ vì phá sản do các mối làm ăn với những công ty nhà nước hay liên minh với nhà nước bị hủy bỏ cũng như dưới sức nặng của những phán quyết hình sự hay dân sự do tòa án đưa ra.
Cuộc khủng hoảng lớn nhất Putin phải đối mặt trên cương vị tổng thống xảy ra tháng 8 năm 2000, khi chiếc tàu ngầm nguyên tử Nga Kursk đắm ngoài khơi bán đảo Kola, làm thiệt mạng 118 thủy thủ trên tàu. Rất nhiều người thuộc đủ mọi tầng lớp trong xã hội Nga tức giận với sự thất bại của chính phủ và quân đội trong việc cung cấp những thông tin đáng tin cậy về mức độ và sự chắc chắn của thạm hỏa trong những ngày đầu tiên. Sau nhiều ngày để dân chúng tức giận và ngày càng hoang mang, Putin cắt ngắn kì nghỉ của mình, quay trở lại Mátxcơva nhận trách nhiệm trực tiếp giải quyết cuộc khủng hoảng. Cho tới khi chiếc tàu ngầm được kéo lên, ủy ban điều tra của chính phủ về vụ tai nạn này đã đưa ra rất nhiều giả thuyết về nguyên nhân, gồm cả việc va chạm với tàu ngầm "NATO" (một giả thuyết không bao giờ được các bằng chứng ủng hộ và bị các nước thuộc liên minh bác bỏ). Tuy Putin bị chỉ trích trên các phương tiện thông tin đại chúng Nga vì sự bất lực của mình trong những giai đoạn đầu cuộc khủng hoảng, nhưng nó không để lại những hậu quả lâu dài đối với hình ảnh ông trong lòng nhân dân.
Putin từng không ủng hộ việc xóa bỏ quá khứ Liên bang xô viết ra khỏi lịch sự nước Nga — chính sách trước kia của Boris Yeltsin có mục đích chính là đối phó với các đối thủ Cộng sản. Ông đã miêu tả niềm tin của mình rằng dù những tội ác của chế độ cộng sản trước kia có như thế nào chăng nữa, tuy vậy đó vẫn là một phần quan trọng trong Lịch sử Nga và có một ảnh hưởng lớn trên việc hình thành xã hội Nga hiện đại. Vì thế, một số biểu tượng thời Sô viết đã được phép quay trở lại nước Nga, như thương hiệu lá cờ đỏ của Hồng quân, tiêu ngữ "Ngôi sao Sô viết", và Quốc ca Liên xô (dù đã được sửa chữa lời) – tất cả những thứ đó đã tạo được ấn tượng tốt với đa số dân chúng Nga. Trả lời những lời chỉ trích các hành động đó, Putin đã đưa ra lý lẽ rằng ông là tổng thống của mọi người Nga - gồm cả những người về hưu đã mất mọi thứ cùng với sự chuyển tiếp thời hậu Sô viết, những người trung thành một cách có thể thông cảm được với những biểu tượng của quá khứ.
Đảng Nước Nga thống nhất ủng hộ Putin đã giành được một thắng lợi vô tiền khoáng hậu trong cuộc Bầu cử Nghị viện Nga 2003. Các nhà quan sát chính thức từ nước ngoài đã gọi đó là một cuộc bầu cử tự do nhưng ghi chú rằng các cơ quan truyền thông lớn do nhà nước kiểm soát, đặc biệt là Truyền hình quốc gia Nga, đã tiến hành các chiến dịch truyền thông rộng lớn và không công bằng dành riêng cho đảng cầm quyền. Quả vậy, đa số các đài truyền hình Nga hiện dưới quyền quản lý trực tiếp hay gián tiếp của Kremlin. Trong khi có số độc giả hạn chế hơn, các tờ báo hiện đa dạng hơn; một số tờ chỉ trích chính phủ Kremlin, trong khi số khác ủng hộ đường lối chính phủ. Một trong hai tờ báo thương mại chính chính, Kommersant, do Boris Berezovsky trực tiếp kiểm soát, trong khi tờ kia – tờ Vedomosti vốn được độc giả rất tin tưởng – thuộc sự đồng sở hữu của hai tờ Financial Times và Wall Street Journal.
Những lời chỉ trích trong nước và quốc tế buộc tội Putin đã đạo diễn các phiên tòa xử các nhân vật đầu sỏ chính trị như Boris Berezovsky, Vladimir Gusinsky, và sau này là Mikhail Khodorkovsky như một phần trong nỗ lực của Kremlin nhằm kiểm soát toàn bộ phương tiện truyền thông Nga và các lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế Nga. Về phần mình, chính quyền của Putin đã đưa ra lý lẽ rằng những hành động của họ chống lại các nhân vật đầu sỏ trên dựa trên tin thần pháp luật và nhằm kìm chế cũng như hủy bỏ những vấn đề xung đột nghiêm trọng trong nền kinh tế Nga sau nhiều năm có được đặc quyền đặc lợi.
Ngày 24 tháng 2, 2004, chưa tới một tháng trước cuộc bầu cử, Putin đã cách chức Thủ tướng Kasyanov và toàn bộ chính phủ Nga và chỉ định Viktor Khristenko làm quyền thủ tướng. Ngày 1 tháng 3, ông chỉ định Mikhail Fradkov vào vị trí này.
[sửa] Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai
Ngày 14 tháng 3, 2004, Putin thắng cử nhiệm kỳ hai với 71 phần trăm số phiếu bầu. Một lần nữa các kênh truyền hình lại thực hiện một chiến dịch tuyên truyền một phía ủng hộ Putin, đa số chúng đều là các kênh do nhà nước sở hữu hay kiểm soát. Tuy nhiên, chiến dịch tranh cử và việc kiểm phiếu đều được các phái đoàn của Văn phòng vì các Thể chế dân chủ và Nhân quyền thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu tuyên bố là "tự do và công bằng".
Ngày 13 tháng 9, 2004, sau vụ Khủng hoảng con tin trường học tại Beslan, và những vụ tấn công hầu như đồng thời của những kẻ khủng bố Cherchnia vào Mátxcơva, Putin đã đưa ra một sáng kiến nhằm thay thế cuộc bầu cử các thống đốc vùng bằng một hệ thống theo đó họ sẽ được Tổng thống đề cử và được chấp nhận hay không bởi các cơ quan hành pháp địa phương. Những người phản đối sáng kiến này, gồm cả Mikhail Gorbachev, Boris Yeltsin, và Colin Powell, chỉ trích coi đó là một bước xa rời dân chủ ở Nga và quay lại với bộ máy tập trung trung ương thời kỳ Sô viết. Cùng ngày hôm đó, Putin đã công khai ủng hộ kế hoạch của Ủy ban Bầu cử Trung ương về việc bầu các đại biểu Duma dựa hoàn toàn trên sự giới thiệu từ các vùng, chấm dứt một nửa các cuộc bầu cử đại biểu tại các đơn vị chỉ bầu một người.
Ngày 25 tháng 4, 2005, Putin đã gây ra một số cuộc tranh luận, khi trong một bài phát biểu trước Quốc hội, được phát trên truyền hình quốc gia đã coi sự sụp đổ của Liên bang xô viết như là "thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ." Lời nói này được phương Tây và một số nước xung quanh nhìn nhận với thái độ chỉ trích; sau này Putin đã nói rõ rằng ông không ca ngại Liên bang xô viết cũ mà chỉ muốn nhấn mạnh tới ảnh hưởng mạnh mẽ của sự sụp đổ này trên thế giới, đặc biệt với kinh tế và đời sống người dân từ các nước cộng hòa thuộc Liên xô cũ [1] và sự dịch chuyển dân cư một phần gây ra từ tình cảm chống Nga tại nhiều nước cộng hòa đó [2].
Một trong những khía cạnh gây tranh luận nhiều nhất trong nhiệm kỳ thứ hai của Putin là việc truy tố người giàu nhất nước Nga, Mikhail Khodorkovsky, Chủ tịch công ty dầu mỏ Yukos. Trong khi đa phần phương tiện truyền thông quốc tế coi đó là một hành động chống lại một người từng cung cấp tài chính cho các đối thủ chính trị của Kremlin, cả phe cộng sản và tự do, chính phủ Nga tuyên bố rằng Khodorkovsky trên thực tế đã thực hiện hành vi mua chuộc phần lớn đại biểu Duma, ngăn chặn việc đưa ra những sửa đổi về thuế nhằm kiếm lợi ích riêng. Chắc chắn rằng, những vụ tư nhân hóa trước đó, gồm cả việc tư nhân hoá Yukos, đều được coi là có sự gian dối (Yukos, được định giá 30 tỷ dollar năm 2004, từng được định giá bán có 110 triệu dollar), và giống như những nhóm chính trị đầu sỏ khác, cái tên Yukos-Menatep luôn gắn liền với những lời buộc tội có liên quan tới các tổ chức tội phạm. Những đầu sỏ chính trị khác, từng thiết lập được quan hệ tốt với Kremlin, như Roman Abramovich và Vladimir Potanin, không bị đặt vấn đề nghi vấn tài sản ở mức độ như vậy.
[sửa] Chechnya
- Xem thêm: Cuộc chiến Chechnya lần hai.
Việc Putin lên nắm quyền chỉ đạo chính phủ vào tháng 8 năm 1999 trùng khớp với sự tái hiện tình trạng gây hấn của cuộc xung đột hầu như đã yên tĩnh tại Bắc Caucasus, khi những kẻ quá khích Chechnya tập hợp với nhau và xâm chiếm nước Daghestan láng giềng. Cả trong nước Nga và bên ngoài, uy tín của Putin trước công chúng ngày càng tăng qua cách xử lý cứng rắn nhiệm vụ khó khăn này. Trong chiến dịch vận động bầu cử Duma mùa thu năm 1999, các phương tiện truyền thông đại chúng do Kremlin kiểm soát hoặc có liên minh với họ đã cáo buộc các đối thủ chính của Putin không cương quyết với chủ nghĩa khủng bố. Khi đã lên nắm quyền tổng thống ngày 31 tháng 12 năm 1999, Putin đã thực hiện một cuộc viếng thăm chưa từng có tới doanh trại quân đội Nga ở Chechnya; một trong những hình ảnh sớm nhất mà dân chúng Nga thấy được là vị tổng thống tạm quyền của họ đang giới thiệu những con dao săn cho các binh sĩ. Suốt mùa đông năm 2000, chính phủ Putin thường xuyên tuyên bố thắng lợi đã ở gần tầm tay. Trong những năm gần đây, khi tình hình trở nên bế tắc, Putin đã tự tách mình khỏi trách nhiệm giải quyết cuộc xung đột đang tiếp diễn đó.
[sửa] Chính sách đối ngoại
Trong khi tổng thống Putin bị một số nhân vật đồng nhiệm phương Tây chỉ trích là chuyên quyền, các mối quan hệ của ông với Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush, cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schröder, Tổng thống Pháp Jacques Chirac, và cựu Thủ tướng Italia Silvio Berlusconi rõ ràng là thân thiện. Mối quan hệ của Putin với Thủ tướng mới của Đức, bà Angela Merkel, được cho là "lạnh" và theo "kiểu thương mại" hơn so với quan hệ với Gerhard Schröder [3].
Trong thời gian nhiệm kỳ của mình, Putin đã tìm cách tăng cường quan hệ vvới các nước thành viên khác thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập. Vùng "đệm" với ảnh hưởng truyền thống của Nga một lần nữa lại trở thành chính sách đối ngoại ưu tiên thời Putin, khi EU và NATO đã mở rộng ảnh hưởng ra đa phần các quốc gia vùng Trung Âu và gần đây là cả các nước Baltic. Trong khi khôn khéo chấp nhận sự mở rộng của NATO tới các nước Baltic, Putin tìm cách tăng cường ảnh hưởng của Nga tại Belarus và Ukraine.
Putin đã làm nhiều người theo chủ nghĩa quốc gia Nga và cả bộ trưởng quốc phòng của ông bất ngờ, khi ngay sau Các vụ tấn công ngày 11 tháng 9, 2001 tại Hoa Kỳ, đồng ý thành lập các căn cứ quân sự liên minh tại Trung Á trước và trong khi diễn ra cuộc tấn công quân sự do Mỹ tiến hành vào Afghanistan. Những người theo chủ nghĩa quốc gia Nga phản đối bất kỳ sự hiện diện quân sự Hoa Kỳ nào tại lãnh thổ thuộc Liên xô cũ, và đã hy vọng rằng Putin sẽ giữ người Mỹ bên ngoài các nước cộng hòa Trung Á, hay ít nhất buộc Washington phải đảm bảo rút quân ngay lập tức khi hoàn thành sứ mệnh.
Trong cuộc Khủng hoảng Iraq năm 2003, Putin phản đối hành động xâm lược Iraq của Washington khi chưa có một nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc cho phép rõ ràng một sự sử dụng quân sự như vậy. Sau cuộc chiến này được chính thức tuyên bố kết thúc, Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đã yêu cầu Liên hiệp quốc dỡ bỏ lệnh cấm vận Iraq. Putin ủng hộ thực hiện việc này theo đúng trình tự, cho rằng phái bộ Liên hiệp quốc đầu tiên phải có cơ hội hoàn thành công việc tìm kiếm vũ khí hủy diệt hàng loạt tại Iraq.
Trong cuộc Bầu cử tổng thống Ukraine, 2004, Putin đã tới thăm Ukraine hai lần trước đó để bày tỏ sự ủng hộ Thủ tướng Ukraine Viktor Yanukovych và đã chúc mừng ông trong cái gọi là chiến thắng trước khi các kết quả bầu cử chính thức được ông bố. Sự ủng hộ trực tiếp của Putin với ứng cử viên thân Nga Yanukovych đã bị chỉ trích rộng rãi và bị coi là sự can thiệp trái phép vào các công việc nước Ukraine hậu Sô viết.
Năm 2005, Putin và cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schröder đã đàm phán việc xây dựng một đường ống dẫn dầu chính qua Baltic của riêng Nga và Đức. Schröder cũng đa tham dự lễ sinh nhật lần thứ 53 của Putin tại Saint Petersburg cùng năm ấy.
[sửa] Gia đình và đời sống nghề nghiệp
Vợ Putin là Lyudmila Putina, một cựu tiếp vviên hàng không và giáo viên dạy tiếng Đức, sinh tại Kaliningrad, (trước kia là Königsberg). Họ có hai con gái, Maria (sinh 1985) và Yekaterina (Katya) (sinh 1986 tại Dresden). Hai người theo học Trường Đức tại Mátxcơva (Deutsche Schule Moskau) cho tới khi ông được chỉ định làm thủ tướng.
Putin là một thành viên của Nhà thờ chính thống Nga. Sự cải đạo của ông, mà đa số các nhà quan sát đồng thuận là thành thật, diễn ra sau một đám cháy lớn tại ngôi nhà vùng nông thôn dacha của ông đầu thập niên 1990. Khá bất thường đối với những người cộng sản Nga, mẹ ông từng là một người rất sùng tín nhà thờ. Cha ông cũng là một người cộng sản và vô thần (dù ông có vẻ không công kích đức tin của vợ mình).
Putin nói tiếng Đức hầu như tương đương tiếng mẹ đẻ, và tiếng Anh ở mức trung bình.
[sửa] Sự ủng hộ của dân chúng thế giới cho Putin
Dù có nhiều lời chỉ trích trên các phương tiện truyền thông đại chúng phương Tây về những cuộc cải cách đã và đang diễn ra ở nước Nga ngày nay dưới thời Putin, không ai có thể bác bỏ sự thực rằng quá trình chuyển tiếp đã gây được ấn tượng mạnh mẽ và/hay được nhiều sự ủng hộ của dân chúng bên trong và ngoài nước Nga.
Như được minh chứng tại một cuộc khảo sát ý kiến dân chúng doÝ kiến dân chúng Thế giới tại Hoa Kỳ, 26 tháng 6-2 tháng 7 2006 và Levada Center tại Nga, 9-14 tháng 6, 2006 tiến hành. World Public opinion Chính phủ của Tổng thống Putin được đa số dân chúng trong nước ủng hộ thậm chí cho cả những cải cách "gây tranh cãi nhất" của ông.
[sửa] Lung tung
[sửa] Judo
Putin dành phần lớn thời gian rảnh để luyện tập.[cần chú thích] Một trong những môn thể thao ưa thích của Putin là môn võ judo. Putin đã bắt đầu tập judo khi mới 13 tuổi và tiếp tục tập luyện tới tận ngày nay. Putin đã thắng trong những cuộc tỉ thí tại quê nhà Leningrad (hiện nay là Saint Petersburg), gồm cả giải vô địch giành cho trẻ em tại Leningrad. Ông là chủ tịch của Yawara Dojo, võ đường tại St. Petersburg nơi ông từng luyện tập thời trẻ. Một cuốn sách do Putin đồng tác giả về môn thể thao ưa thích của mình, đã được xuất bản bằng tiếng Anh với tựa đề Judo: Lịch sử, Lý thuyết, Thực hành.[1]
Dù ông không phải là lãnh đạo thế giới đầu tiên luyện tập judo, Putin là nhà lãnh đạo thứ nhất đạt tới những cấp bậc cao trong môn này. Hiện nay ông mang đai đen (dan thứ 6) và giỏi nhất môn Harai goshi, một cách quật ném bằng hông.[2]
Sau một chuyến thăm nhà nước tới Nhật Bản, Putin đã được mời tới Học viện Kodokan để trình diễn trước các học viên và quan chức Nhật Bản nhiều kỹ thuật judo.[2]
[sửa] Quần áo
Putin đeo một chiếc đồng hồ Patek Philippe Calatrava trị giá 60,000 dollar Mỹ, gần tương đương mức lương tổng thống của ông.[3] Dù là người thuận tay phải, ông đeo đồng hồ trên tay phải bời vì "...nếu tôi đeo nó trên cổ tay trái, cái núm nhỏ để lên giây cót sẽ chạm vào tay và cọ sát vào nó."[4]
[sửa] Trích dẫn
[sửa] Chủ nghĩa khủng bố và Chechnya
- Putin nói về những kẻ cực đoan Chechnya, ngày 24 tháng 9, 1999: "Chúng tôi sẽ theo bước những kẻ khủng bố ở bất kỳ đâu. Nếu cần phải phải bắt chúng trong toilet (shithouse), chúng tôi sẽ tấn công chúng trong toilet." ("мочить в сортире" in Russian):[5]
- Trả lời những người kêu gọi Putin đàm phán với những kẻ li khai Chechnya sau vụ Khủng hoảng con tin trường học tại Beslan, tháng 9 năm 2004: "Sao bạn không gặp Osama bin Laden, mời hắn tới Brussels hay Nhà Trắng và bắt đầu đàm phán, hỏi hắn muốn gì và trao cho hắn những thứ đó để hắn cho bạn được sống hòa bình? Bạn sẽ thấy rằng có thể đặt ra một số giới hạn khi bạn phải giải quyết vấn đề với những tên con hoang (bastard) đó, vì thế tại sao chúng tôi phải đàm phán với những kẻ giết hại trẻ em? Không ai có đủ quyền đạo đức để nói với chúng tôi đàm phán với những kẻ giết hại trẻ em."[6]
- "Nếu bạn là một tín đồ Thiên chúa giáo, bạn đang gặp nguy hiểm. Thậm chí nếu bạn là một người vô thần, bạn đang gặp nguy hiểm, và nếu bạn quyết định cải sang đạo Hồi thì bạn vẫn gặp nguy hiểm, bởi vì Hồi giáo truyền thống trái ngược với những điều kiện và những mục tiêu do bọn khủng bố đặt ra. Nếu bạn đã chuẩn bị để trở thành một người Hồi giáo cực đoan và đang chuẩn bị cắt bao quy đầu, tôi mời bạn tới Mátxcơva. Tôi sẽ hướng dẫn bạn làm cuộc phẫu thuật đó theo cách để bạn không gặp phải một vấn đề gì cả." Putin cáu kỉnh tyar lời một nhà báo tờ Le Monde hỏi ông một câu có ý chỉ trích về việc tiến hành chiến tranh ở Chechnya, tháng 10, 2002. Đoạn trích dẫn được phiên dịch của ông biểu hiện lại một cách vô thưởng vô phạt, nhưng lời ông đã được ghi lại vào băng và được tái bản nhiều lần ở Nga.[cần chú thích]
- Khi một phóng viên hỏi Putin tại sao chính phủ của ông không đàm phán với các lãnh đạo li khai Chechnya, Putin đã trả lời "Nước Nga không đàm phán với những kẻ khủng bố. Nước Nga tiêu diệt chúng."[cần chú thích]
- Khi một nhà báo hỏi tại sao ông mời Hamas tới Kremlin để đàm phán, Putin đã trả lời "Thiêu cháy những cây cầu – đặc biệt trong chính trị – là cách dễ dàng nhất, nhưng không phải là điều hiệu quả nhất để thực hiện. Đó là lý do tại sao chúng tôi không vội vàng tuyên bố một tổ chức là khủng bố, và tìm cách làm việc với mọi người trong vùng nhiều nguy cơ này."
- Sau thảm kịch Beslan, Putin đã giải thích sự thất bại của Cơ quan An ninh Nga bằng câu "Chúng tôi yếu kém. Và sự yếu kém đang bị đào thải."
Xem thêm Bài phát biểu của Putin với nhân dân nước Cộng hòa Chechnya ngày 17 tháng 3, 2003.
[sửa] Dân chủ
Trả lời sự chỉ trích từ phía nhà báo Mỹ Mike Wallace rằng kế hoạch của ông chấm dứt các cuộc bầu cử thống đốc trực tiếp và chỉ định họ đi ngược lại tinh thần dân chủ, Putin đã trả lời:
- "Nguyên tắc chỉ định các lãnh đạo vùng không phải là một dấu hiệu của sự thiếu dân chủ. Ví dụ, Ấn Độ được gọi là nền dân chủ lớn nhất thế giới. Nhưng những thống đốc của họ luôn được chỉ định bởi chính phủ trung ương và không ai tranh cãi rằng Ấn Độ là một nước dân chủ."
- "Tại Hoa Kỳ, đầu tiên bạn lựa chọn các đại cử tri sau đó họ sẽ bầu ra các tổng thống. Tại Nga, tổng thống được chọn lựa thông qua cuộc bầu cử trực tiếp của toàn dân. Việc ấy thậm chí còn dân chủ hơn," Putin nói. "Và nước bạn hiện đang gặp phải vấn đề với những cuộc bầu cử của mình," ông nói với Wallace. "Bốn năm trước cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ phải đưa ra tòa án giải quyết. Hệ thống tòa án đã phải dính vào đó. Nhưng chúng tôi không chọc mũi vào hệ thống dân chủ của nước bạn, điều đó tùy thuộc vào nhân dân Hoa Kỳ." Toàn bộ cuộc phỏng vấn...
Trả lời câu hỏi trên đài truyền hình Hà Lan "Ông có thể tưởng tượng một tình huống theo đó ông sẽ ở lại chức vụ thêm một nhiệm kỳ thứ ba?", Putin nói: [4]
- "Tôi nhận ra rằng 2008 sẽ là một cuộc thử nghiệm quan trọng cho nước Nga, và không hề dễ dàng.
- Cùng lúc ấy, Hiến pháp Liên bang Nga quy định rằng Tổng thống, lãnh đạo nhà nước, được bầu với nhiệm kỳ bốn năm thông qua bỏ phiếu kín trực tiếp và không được tại nhiệm quá hai nhiệm kỳ liên tục.
- Tất nhiên tôi không dửng dưng với câu hỏi ai sẽ đứng ra đảm đương vận mệnh quốc gia Tôi đã cống hiến đời mình để phục vụ. Nhưng nếu mỗi lãnh đạo quốc gia đều thay đổi hiến pháp để phục vụ mình, chúng tôi sẽ nhanh chóng thấy rằng mình không còn là một quốc gia nữa. Tôi nghĩ rằng các lực lượng chính trị khác nhau ở Nga đã đủ trưởng thành để nhận thấy trách nhiệm của họ trước nhân dân Liên bang Nga. Trong bất kỳ trường hợp nào, người nhận được đa số phiếu bầu của các công dân Nga sẽ trở thành tổng thống đất nước."
Tại cuộc họp báo chung với Tổng thống George Bush năm 2005 ở Slovakia, Putin nói:
- "Nước Nga đã đưa ra lựa chọn của mình theo hướng dân chủ. Mười bốn năm trước, một cách độc lập, không bị bất cứ một sức ép nào từ bên ngoài, nó đã đưa ra quyết định đó trên cở sở lợi ích của chính mình và lợi ích của người dân - những công dân của nó. Đó chính là lựa chọn cuối cùng của chúng tôi, và chúng tôi không có con đường quay trở lại. Không thể có sự trở lại với ngày xưa. Và sự bảo đảm cho điều đó là sự lựa chọn của người dân Nga, chính họ. Không, những sự bảo đảm từ bên ngoài không thể được thực hiện. Đó là điều bất khả thi. Nó sẽ là điều không thể đối với nước Nga ngày nay. Bất kỳ một hình thức quay trở lại nào với chế độ chuyên chế với nước Nga đều là điều không thể, vì điều kiện của xã hội Nga.
- Khi mà các vấn đề vẫn còn đang được thảo luận trên các phương tiện truyền thông giữa các đối tác của chúng tôi, tôi chỉ có thể nhắc lại điều đã từng được Tổng thống Hoa Kỳ nói. Đầu tiên, chúng tôi không chuẩn bị tạo nên - sáng tạo bất kỳ một kiểu dân chủ đặc biệt nào của Nga; chúng tôi đang chuẩn bị đưa ra các nguyên tắc căn bản của một nền dân chủ từng được thành lập trên thế giới. Nhưng tất nhiên, tất cả các định chế dân chủ hiện đại - các nguyên tắc dân chủ phải tương xứng với tình trạng phát triển hiện tại của nước Nga, với lịch sử và truyền thống của chúng tôi.
- Không hề có điều gì bất bình thường ở đây. Tại mọi quốc gia, các nguyên tắc đó đều được thể hiện theo cách này hay cách kia. Về luật bầu cử, chúng tôi có thể so sánh với Hoa Kỳ và một số nước Châu Âu. Về hoạt động của các thể chế dân chủ chính, có thể có một số sự khác biệt, nhưng các nguyên tắc căn bản và nền tảng đang được áp dụng theo cách thức để chúng sẽ được phát triển bởi một xã hội hiện đại và văn minh.
- Trong giai đoạn trước kia của chúng tôi, không thể nghi ngờ sự thực rằng giai đoạn phát triển đó của Liên bang Nga với những nhà chính trị lớp trước, dù có những khó khăn xuất hiện khi có những thay đổi, họ đã mang lại điều chủ yếu cho người dân Nga - đó là tự do. Nhưng tôi tin rằng rất nhiều người sẽ đồng ý với tôi, việc áp dụng những nguyên tắc và tiêu chuẩn dân chủ không thể đi liên với sự sụp đổ quốc gia và sự nghèo đói của nhân dân.
- Chúng tôi tin tưởng, và cá nhân tôi tin tưởng rằng việc áp dụng và tăng cường dân chủ trên đất nước Nga sẽ không hủy hoại khái niệm dân chủ. Cần tăng cường vị thế quốc gia và cần cải thiện mức sống của người dân. Đây chính là phương hướng chúng tôi đang hành động."
Và, sau khi nói về tự do thông tin,
- "Khi chúng tôi thảo luận các vấn đề đó, rất thẳng thắn, chúng tôi, và đặc biệt là tôi, không nghĩ rằng phải đặt vấn đề đó với tầm quan trọng quá lớn, các vấn đề mới đó được tạo ra không từ cái gì cả. Và tôi không nghĩ rằng chúng tôi phải hủy hoại quan hệ Nga-Mỹ, bởi vì chúng tôi quan tâm tới sự phát triển mối quan hệ đó. Chúng tôi rất chú trọng tới mọi lời bình luận của báo chí hay các lực lượng đối lập, nhưng trách nhiệm của chúng tôi là, dù có rất nhiều vấn đề như vậy, trách nhiệm của chúng tôi là phát triển một cách chắc chắn mối quan hệ Nga-Mỹ."
[sửa] Cuộc sống tại Nga
Putin nói về việc nhân tài đang di cư khỏi nước Nga, ngày 6 tháng 6, 2003: "Nếu chất xám đang bị chảy máu, thì thực sự chất xám đang tồn tại. Đó đã là điều tốt. Nó có nghĩa rằng, họ có chất lượng rất cao, nếu không chẳng ai cần đến họ cả."
Trích từ bài phát biểu hàng năm của Putin trước Quốc hội, 2005:
- "Tôi sẽ nhắc lại lịch sử gần đây của nước Nga thêm một lần nữa.
- Trên hết, chúng ta cần biết rằng sự sụp đổ của Liên bang xô viết là một thảm họa địa chính trị lớn của thế kỷ. Đối với quốc gia Nga, nó đã trở thành một bi kịch thực sự. Hàng triệu công dân và những người yêu nước của chúng ta bỗng nhiên thấy họ đang sống bên ngoài lãnh thổ Nga. Hơn nữa, bệnh dịch tan rã ảnh hưởng tới ngay cả nước Nga.
- Các khoản tiết kiệm cá nhân mất giá trị, và các lý tưởng cũ bị phá bỏ. Nhiều thể chế đã bị giản tán hay cải cách một cách cẩn trọng. Sự can thiệp khủng bố và sự đầu hàng của Khasavyurt tiếp sau đó đe dọa sự thống nhất quốc gia. Các nhóm đầu sỏ chính trị - nắm quyền kiểm soát tuyệt đối các kênh thông tin - chỉ phục vụ cho lợi ích của riêng họ. Sự nghèo đói của nhân dân bắt đầu được coi là tiêu chuẩn. Và tất cả mọi điều đó đã xảy ra vì nguyên nhân của sự giảm sút kinh tế, tài chính bất ổn định, và sự tê liệt của các thể chế xã hội.
- Nhiều người nghĩ hay có vẻ nghĩ rằng ở lúc mà nền dân chủ non trẻ của chúng ta không phải là một sự tiếp nối của nước Nga, nhưng là sự sụp đổ sau cùng của nó, sự đau đớn kéo dài của hệ thống Sô viết.
- Nhưng họ đã sai lầm.
- Đó chính là giai đoạn khi những sự phát triển đáng chú ý bắt đầu diễn ra ở Nga. Xã hội của chúng ta không chỉ tạo ra sức mạnh tự cường mà còn cả một lòng tin cho một cuộc sống mới và tự do." Read more...
Trích từ Bài phát biểu hàng năm trước Quốc hội của Putin ngày 10 tháng 5, 2006:
- "Những nỗ lực của chúng ta hiện nay tập trung vào các lĩnh vực trực tiếp quyết định tới chất lượng cuộc sống các công dân của chúng ta. Chúng ta dang tiến hành các dự án quốc gia trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp và xây dựng nhà cửa. Như mọi người biết, các vấn đề trong các lĩnh vực đó đã tích lũy lại không chỉ sau giai đoạn vài năm mà là cả hàng thập kỷ."
- "Trong khi thực hiện kế hoạch quốc gia to lớn với mục tiêu hàng đầu là hạnh phúc cho đại chúng, rõ ràng là bước chân một số người đang đi lên và sẽ đi lên. Nhưng những bước chân đó thuộc về một thiểu số khá nhỏ những người đang tìm cách kiếm địa vị và sự giàu có hay cả hai thứ đó bằng những lối tắt gây hại cho tổng thể đông đảo. Đó là những lời hoa mỹ và đáng tiếc rằng tôi không phải là người nghĩ ra chúng. Đó là những lời nói của Franklin Delano Roosevelt, Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, năm 1934."
- "Chúng ta đã nói rất nhiều về sự cần thiết phải có được tăng trưởng kinh tế cao coi đó là ưu tiên tuyệt đối của đất nước. Bài phát biểu hàng năm năm 2003 lần đầu tiên đã đặt ra mục tiêu tăng gấp đôi GDP trong một thập kỷ. {...} nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng nếu chúng ta không đề cập tới một số vấn đề, không cải thiện các nền tảng kinh tế vi mô của chúng ta, không đảm bảo mức độ tự do cần thiết, không tạo ra được các điều kiện công bằng cho cạnh tranh và không tăng cường quyền sở hữu tài sản, chúng ta sẽ không thể hoàn thành các mục tiêu kinh tế đã đề ra đúng thời hạn."
- "Chúng ta đã bắt đầu những bước vững chắc để thay đổi cơ cấu nền kinh tế và, như chúng ta đã quyết tâm, sẽ mang lại cho nó một chất lượng mang tính đổi mới."
- "Nước Nga phải nhận ra toàn bộ tiềm năng của mình trong các lĩnh vực công nghệ cao như kỹ thuật năng lượng hiện đại, vận tải và thông tin, vũ trụ và chế tạo máy bay. Đất nước chúng ta phải là một nhà xuất khẩu lớn về các dịch vụ tri thức."
- "Sự bảo vệ chắc chắn các quyền sở hữu trí tuệ là một điều kiện quan trọng cho sự phát triển công nghệ mới. Chúng ta phải đảm bảo bản quyền bên trong nước mình - đây cũng là trách nhiệm của chúng ta với các đối tác nước ngoài. Và chúng ta cũng phải đảm bảo sự bảo vệ lớn hơn cho các bản quyền của người Nga ở nước ngoài."
- "Chúng ta cũng phải tiếp tục quá trình ủy thác quyền lực. Đặc biệt, các vùng phải có quyền của mình bên trong những nguồn vốn đầu tư lấy từ ngân sách quốc gia, đó là những cách thức đang được sử dụng hiện nay để cung cấp tài chính cho các cơ cấu quyền lực địa phương. Đã đến lúc tách việc giám sát quá trình xây dựng các trường học, nhà tắm công cộng và các hệ thống thoát nước khỏi Mátxcơva."
- "Mọi người biết rằng dân số nước ta đang giảm bớt với mức trung bình 700,000 người mỗi năm. Chúng ta đã nhiều lần đề cập tới vấn đề này nhưng đa số đều chưa làm gì nhiều để giải quyết nó. Giải quyết vấn đề này đỏi hỏi chúng ta phải tiến hành các bước sau. Đầu tiên, chúng ta cần hạ thấp tỉ lệ tử vong. Thứ hai, chúng ta cần một chính sách nhập cư hữu hiệu. Và thứ ba, chúng ta cần phải tăng mức sinh."
- "Chúng ta đang nói về việc ngăn chặn nhập khẩu và sản xuất rượu lậu. Dự án Chăm sóc sức khỏe quốc gia tập trung vào việc bảo vệ, ngăn chặn và điều trị bệnh tim mạch và các loại bệnh khác gây nên tỷ lệ tử vong cao trong dân số nước ta.
- Về chính sách nhập cư, sự ưu tiên của chúng ta là thu hút những người yêu nước từ bên ngoài. Theo phương hướng này, chúng ta cần khuyến khích những người có trình độ tay nghề nhập cư vào trong nước, khuyến khích những người có giáo dục cao đến với nước Nga. Những người đến với chúng ta phải tôn trọng văn hóa và các truyền thống của nước Nga.
- Nhưng không một số lượng nhập cư nào có thể giải quyết được các vấn đề nhân khẩu nếu chúng ta không đưa ra các điều kiện và biện pháp khuyến khích tỷ lệ sinh sản ở đây trong chính đất nước chúng ta. Chúng ta không thể giải quyết được vấn đề này trừ khi đưa ra được những chương trình hỗ trợ hiệu quả cho các bà mẹ, trẻ em và các gia đình.
- Thậm chí một sự tăng trưởng nhỏ trong tỷ lệ sinh và sự giảm sút nhỏ trong tỷ lệ tử ở trẻ em như chúng ta mới chứng kiến gần đây cũng không mang lại nhiều kết quả bằng sự cải thiện tình hình kinh tế xã hội của đất nước. Sự cải thiện là tốt nhưng vẫn còn chưa đủ.
- Công việc chúng ta đã tiến hành với các dự án về những vấn đề đó trong những năm vừa qua đã thiết lập được một nền tảng tốt, gồm cả việc giải quyết vấn đề nhân khẩu, nhưng nó vẫn chưa đủ, và bạn biết lý do tại sao. Tình hình trong lĩnh vực này vẫn còn đáng lo ngại." [7]
Putin cũng đã đề xuất một chương trình lớn nhằm khuyến khích sinh sản, gồm khoản trợ cấp 250,000 rúp[8] cho người sinh con thứ hai.
- "Mối đe dọa khủng bố vẫn còn rất hiện thực. Các cuộc xung đột địa phương vẫn là môi trường tốt nuôi dưỡng khủng bố, một nguồn cung cấp vũ khí và chiến trường để chúng thử nghiệm khả năng của mình. Các cuộc xung đột đó thường phát sinh trên cơ sở dân tộc, thường là những cuộc xung đột giữa các tôn giáo, do những kẻ cực đoan xúi giục và lôi kéo.
- Tôi biết rằng có có những người bên ngoài kia muốn thấy nước Nga sa lầy trong các vấn đề đó, không thể giải quyết được những vấn đề của riêng mình và phát triển."
- "Tôi nhấn mạnh rằng chúng ta ủng hộ tuyệt đối sự phát triển vững mạnh của chế độ không vũ khí hủy diệt hàng loạt, không có bất kỳ một ngoại lệ nào, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế."
- "Vẫn không có sự bảo đảm rõ ràng rằng các loại vũ khí, gồm cả vũ khí hạt nhân, sẽ không được triển khai trên không gian. Có một mối đe dọa tiềm tàng về sự thành lập và phát triển các vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ. Hơn nữa, các phương tiện truyền thông đại chúng và giới chuyên gia đã bàn luận về các kế hoạch sử dụng các tên lửa hạt nhân xuyên lục địa để mang các đầu đạn thông thường. Việc phóng các loại tên lửa đó có thể gây ra sự phản ứng không thích hợp từ phía một trong các cường quốc hạt nhân, có thể gây ra sự phản công tổng lực sử dụng các lực lượng hạt nhân chiến lược."
Khi so sánh chi tiêu quốc phòng của Nga theo tỷ lệ GDP với chi tiêu của Pháp và Anh, Putin đề cập tới Hoa Kỳ:
- "Ngân sách quốc phòng của họ theo các con số tuyệt đối lớn gấp 25 lần nước Nga. Đây là điều trong phòng thủ được gọi là 'ngôi nhà của họ — pháo đài của họ'. Và đó là điều tốt cho họ, Tôi nói. Được đấy!
- Nhưng điều đó có nghĩa rằng chúng tôi cũng cần xây dựng ngôi nhà của riêng mình, biến nó trở thành mạnh mẽ và được bảo vệ. Sau mọi điều, chúng tôi thấy cái đang xảy ra trên thế giới hiện này. Con sói biết cần phải ăn thịt ai, như tục ngữ đã nói. Nó biết phải ăn thịt ai và có lẽ cũng không muốn nghe lời bất kỳ ai." [9]
- "Khi cần thiết phải phản công một cuộc tấn công trên diện rộng của khủng bố quốc tế tại Bắc Caucasus năm 1999, những vấn đề trong các lực lượng vũ trang trở thành nỗi đau đớn hiển nhiên. {...} Các lực lượng vũ trang của chúng ta có tới 1,400,000 người nhưng không có đủ người để chiến đấu. Đó là việc tại sao những chú bé chưa từng nhìn thấy chiến tranh bị gửi ra chiến trường. Tôi sẽ không bao giờ quên điều này. {...} Tình hình này trong các lực lượng vũ trang hiện đã thay đổi nhiều. Chúng ta đã tạo ra một cơ cấu mới cho các lực lượng vụ trang và các đơn vị hiện đang được trang bị các loại vũ khí, thiết bị mới, hiện đại và đây sẽ là cơ sở căn bản cho nền quốc phòng của chúng ta tới năm 2020."
- "Nước Nga hiện đại cần có một quân đội có mọi khả năng tiến đương đầu thích đáng với mọi mối đe dọa mới mà chúng ta phải đối mặt. Chúng ta cần có các lực lượng vũ trang có khả năng chiến đấu đồng thời trên cả mặt trận quốc tế, khu vực và - nếu cần thiết - trong nhiều cuộc xung đột địa phương. Chúng ta cần các lực lượng vũ trang đảm bảo được sự an minh, sự toàn vẹn lãnh thổ cho nước Nga trong bất kỳ hoàn cảnh nào."
- "Tới năm 2008, các binh lính chuyên nghiệp sẽ chiếm hai phần ba lực lượng vũ trang. Điều này sẽ giúp chúng ta giảm thời gian nghĩa vụ quân sự xuống còn một năm."
- "Các lực lượng vũ trang đóng quân tại Chechnya đều là những người lính chuyên nghiệp. Bởi vì bắt đầu từ ngày 1 tháng 1, 2007, quân đội của Bộ nội vụ tại Chechnya sẽ cũng gồm toàn bộ lính chuyên nghiệp. Nói cách khách, chúng ta sẽ không sử dụng các binh lính nghĩa vụ trong mọi chiến dịch chống khủng bố nữa."
- "Một lượng lớn thanh niên ở tuổi nghĩa vụ quân sự hiện nay bị các bệnh kinh niên và có vấn đề với rượu, thuốc lá và thỉnh thoảng là cả ma tuý. Tôi nghĩ rằng trong các trường học của chúng ta, chúng ta cần không chỉ giáo dục mà còn phải lo lắng đến thể chất cũng như phát triển tinh thần yêu nước của họ. Chúng ta cần tái lập hệ thống huấn luyện tiền quân sự và giúp phát triển các môn thể thao quân sự."
[sửa] Chính sách đối ngoại
Sau khi nói rằng Hoa Kỳ không nên là nước đầu tiên tiến vào Iraq: "Nhưng nếu Hoa Kỳ đã rút quân và để mặc Iraq mà không thành lập nên những nền tảng cho một quốc gia thống nhất có chủ quyền, thì đó rõ ràng là một sai lầm thứ hai." [5]
Từ 2006 bài phát biểu trước Quốc hội Liên bang:
- "Chính sách đối ngoại hiện đại của nước Nga dựa trên những nguyên tắc thực dụng, có thể dự đoán và tôn trọng luật pháp quốc tế."
- "Tôi muốn nhấn mạnh rằng ở thời điểm toàn cầu hóa hiện nay khi một cấu trúc quốc tế mới đang trong quá trình hình thành, ai trò của Tổ chức Liên hiệp quốc đã có một vị thế quan trọng mới. Đây là diễn đàn mang tính đại diện và quốc tế cao nhất và nó vẫn là xương sống của trật tự quốc tế hiện đại. Rõ ràng rằng những nền tảng của tổ chức quốc tế này đã được đặt ra ở một giai đoạn hoàn toàn khác biệt và vì thế sự cải cách Liên hiệp quốc là điều cần thiết không thể tranh cãi.
- Nước Nga, vốn đóng vai trò quan trọng trong công việc này, coi hai nguyên tắc sau là điều quan trọng.
- Thứ nhất, cải cách phải khiến Liên hiệp quốc hoạt động hiệu quả hơn. Thứ hai, cải cách phải được đa số các nước thành viên của nó ủng hộ. Nếu không có sự đòng thuận trong Liên hiệp quốc, sẽ rất khó để đảm bảo sự cân đối trên thế giới."
Từ Cuộc gặp gỡ với các Cơ quan thông tấn các nước thành viên G8:
- [Về vai trò của Liên hiệp quốc] "Sự thực rằng các vấn đề hiện nay đang được thảo luận cởi mở bên trong Liên hiệp quốc và rằng Liên hiệp quốc vẫn là một nền tảng để giải quyết các vấn đề quốc tế chứ không phải phục vụ cho lợi ích chính sách đối ngoại của bất kỳ một quốc gia nào biến nó không những mang tính quốc tế lớn hơn mà còn là rất cần thiết cho việc đưa ra những quyết định có thể chấp nhận được cho vũ đài quốc tế hiện nay. Chúng ta không có bất kỳ một tổ chức quốc tế nào tương tự như vậy."
- [Về vấn đề Iran] "Đầu tiên chúng ta phải phát triển những phương cách tiếp cận chung với các đối tác của chúng ta, những cách tiếp cận có thể chấp nhận được với các đối tác Iran của chúng ta và sẽ không làm hạn chế khả năng sử dụng công nghệ hiện đại của họ. Chùng lúc ấy, những cách tiếp cận đó phải hoàn toàn thỏa mãn những lo ngại của cộng đồng quốc tế về việc không phổ biến vũ khí hạt nhân và các công nghệ hạt nhân bị coi là gây nguy hại đến nền hòa bình quốc tế.
- Hình thức của những quyết định đó sẽ trở nên rõ ràng sau những cuộc thỏa thuận với các đối tác Châu Âu và Hoa Kỳ của chúng ta. Trong bất kỳ trường hợp nào chúng ta đều hoan nghênh thực tế là Hoa Kỳ đã quyết định tham gia quá trình đàm phán. Tôi coi đó là một bước đi rất quan trọng của chính quyền Mỹ. Và điều này cho phép toàn bộ quá trình được diễn ra với một tính chất hoàn toàn mới. Trong cuộc thảo luận mới đây của tôi với Tổng thống Hoa Kỳ, tôi đã đồng ý rằng nước Nga sẽ tham gia vào quá trình đó. Tất nhiên chúng ta cũng sẽ tham gia vào quá trình đó.
- Lập trường chính của chúng ta rất cụ thể. Chúng ta phản đối sử dụng vũ lực trong mọi hoàn cảnh. Đó là điều rõ ràng.
- Chúng ta cũng cho rằng bây giờ là quá sớm để nói về những biện pháp trừng phạt. Chúng ta phải tiến hành các cuộc thảo luận chi tiết và sâu sắc với các nhà lãnh đạo Iran. Chỉ sau khi đã hành động như vậy thì mới có thể nói được về những viễn cảnh phát triển của quá trình. Nhưng trong bất kỳ một trường hợp nào, nước Nga sẵn sàng tham gia tích cực vào quá trình này."
- [Về vụ tranh chấp khí đốt với Ukraine] "Nước Nga đã cung cấp năng lượng cho Châu Âu trong 40 năm qua. Chưa từng có một ngày hay một giờ nào sự cung cấp đó bị ngừng trệ. Và vào đầu năm nay nước Nga đã cung cấp toàn bộ, tôi muốn nhấn mạnh điều này, toàn bộ số lượng cung cấp cho các đối tác phương Tây và các khách hàng Châu Âu. Để hiểu tại sao Ukraine, một nước trung gian, lại hút trái phép một khối lượng lớn các nguồn tài nguyên của Châu Âu, bạn không nên hỏi chúng tôi: bạn phải hỏi Ukraine."
- [Về chủ nghĩa ly khai] "Nước Nga không bao giờ quan tâm tới vấn đề tham gia vào bất kỳ một tổ chức khủng bố nào bên ngoài lãnh thổ của nó. Và chúng tôi không có kế hoạch làm như vậy.
- Tôi nghĩ rằng chúng ta phải phát triển những cách quảnh lý thống nhất, những tiêu chuẩn và những cách thức tiếp cận các sự kiện diễn ra đồng thời trên các vùng khác nhau của thế giới. Nếu không tình trạng hỗn loạn sẽ xảy ra. {...}
- Tôi rất lo lắng về điều này. Và tôi muốn sự lo lắng của nước Nga được truyền đi và chia xẻ. Chúng ta phải hiểu rằng đây không phải là những cuộc ganh đua thể thao theo đó một người nào đó sẽ chiến thắng một thứ gì đó trước người kia."
[sửa] Xem thêm
Những bài phát biểu của Tổng thống trên website chính thức.
[sửa] Những lời đồn đại liên quan tới Putin
- Chương trình truyền hình hàng tuần Kukly sử dụng búp bê thay thế cho các nhân vật chính trị lớn nhất ở Nga, gồm cả một búp bê tổng thống, để châm biếm các sự kiện đang xảy ra. Chương trình này được phát sóng trên kênh NTV từ 1994 đến 2002. Sự thành công của Kukly nhờ phần lớn vào nhà viết kịch bản Victor Shenderovich.
- Những chuyện đồn đại ngắn về đời sống và công việc hàng ngày của Vladimir Vladimirovich Vladimir Vladimirovich™ và liên tục được xuất bản bởi nhà báo Maxim Kononenko, thường được gọi với biệt hiệu "Mr. Parker". Trong những bài viết đó, thường ám chỉ tới các sự kiện đang xảy ra, Nghị viện được thể hiện như gồm những người máy, một Phó giám đốc Nhân sự vừa là người chế tạo vừa là người lập trình cho chúng; Vladimir Vladimirovich rất thích sưu tập những đồ liên quan tới các sự kiện lịch sử trọng đại hay con người, vân vân. Một bộ sưu tập các câu chuyện như vậy, được bình luận đủ, được xuất bản dưới dạng một cuốn sách tháng 8, 2005. Có cả bản Tiếng Đức và Tiếng Anh của những chuyệt đó. Kononenko đã vieets rằng một số câu chuyện đề cập tới Putin.
- Phiên bản truyền hình của serie Vladimir Vladimirovich™ đã được trình chiếu trên một chương trình phân tích hàng tuần "Realnaya politika" với Gleb Pavlovsky, được phát sóng trên kênh NTV (dù những người máy không được chiếu).
- Quan điểm của Andrey Dorofeev về Putin so sánh Putin (một cựu nhân viên KGB) với Dzerzhinsky, người sáng lập KGB.
- Trong Chúng ta sẽ đi theo một con đường khác, Putin được thể hiện là người kế tục Yeltsin, quyết tâm thực hiện một cách tiếp cận chính trị tốt hơn (để so sánh xem bức tranh này của Belousov).
- Ngày 28 tháng 6, 2005, Putin được đưa lên trang đầu các báo sau một vụ rắc rối bất ngờ liên quan tới tờ New England Patriots Super Bowl XXXIX nhẫn vô địch. Ba ngày trước đó Putin đã gặp gỡ các nhà doanh nghiệp Hoa Kỳ, gồm cả người sở hữu tờ Patriots là Robert Kraft. Gần cuối cuộc gặp Kraft đã giới thiệu chiếc nhẫn gắn 124 viên kim cương với Putin, và vị tổng thống rõ ràng đã rất ấn tượng. Khi ấy Kraft trao chiếc nhẫn để Putin thử đeo, bỏ nó vào túi và nhanh chóng đi ra. Sự kiện này đã gây ra một vụ xôn xao ngắn khi tờ New York Sun [6] và các cơ quan thông tin khác cho rằng Kraft không có ý định cho đi một cái nhẫn rất giá trị như vậy. Kraft, người vốn có tổ tiên Nga, sau này đã nói với tờ Associated Press rằng ông đã trao chiếc nhẫn cho Putin làm quà và muốn biểu hiện sự kính trọng của mình. [7]
- Trong South Park phần Free Willzyx, Putin được thể hiện là một tổng thống rất cần tiền cho nền kinh tế Nga. Ông cũng được thể hiện rất bị kích động khi được yêu cầu chuyển một con cá voi tới Mặt trăng với giá 20 triệu dollar bởi vì số tiền này sẽ cứu vãn nước Nga.
- 28 tháng 6, 2006 Putin, trong khi đi qua một đám nhỏ du khách trong sân điện Kremlin, đã "hôn vào bụng" một chú bé sáu tuổi. Khi nói chuyện vài giây với cậu, ông đã kéo mạnh áo cậu trước khi lật lên để hôn vào cái bụng trần. Sự kiện này khiến một số người ngạc nhiên. Dù, vị Tổng thống Nga đã phải nói, "Cậu bé thật dễ thương. Thật vậy, tôi thấy một tình cảm thúc đẩy mình phải âu yếm cậu như một chú mèo nhỏ và điều đó đã dẫn tới hành động của tôi. Thực sự, không hề có điều gì đằng sau nó."
- Trong một bản dịch được xuất bản ngày 12 tháng 7, 2006, Putin được báo cáo là đã trả lời câu chỉ trích chính trị của Phó tổng thống Hoa Kỳ Dick Cheney nói, "Tôi nghĩ những lời phát biểu kiểu này của Phó tổng thống của các bạn cũng cùng loại với những phát đạn bắn trượt khi đi săn."[8] Sau này Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đã lưu ý rằng lời bình luận "khá thông minh, thật vậy, khá hài hước." [9]
- Trong cuộc Họp thượng đỉnh G8 lần thứ 32 tháng 7, 2006, Putin được trích dẫn đã nói, "Tôi xin nói với các ngài một cách thành thật, chúng ta chắc chắn là không muốn có cùng kiểu dân chủ như họ có ở Iraq." đối lại những lời buộc tội của Bush về sự giảm sút dân chủ ở Nga.
- Cũng trong cuộc họp thượng đỉnh G8 lần thứ 32, sau khi các nhà báo chỉ trích thành tích Nhân quyền của chính phủ Nga, Putin được trích dẫn đã nói rằng, "Cũng có nhiều câu hỏi khác, những câu hỏi chúng ta cần nói về cuộc chiến chống tham nhũng. Chúng tôi muốn nghe kinh nghiệm của các bạn, gồm cả cách nó đã được áp dụng thế nào với Lord Levy." Lord Levy, một thành viên của Hạ viện Anh, đã bị bắt (và được bảo lãnh tại ngoại) tuần trước vì liên quan tới vụ "Đổi tiền lấy chức tước" (Cash for Peerages). Cảnh sát điều tra vụ cung cấp các khoản tài chính cho các đảng chính trị Anh nhằm đổi lấy chức tước quý tộc. [10]
- Một số nguồn tin trong ngành sân khấu cho rằng Putin trông giống với nhân vật Dobby trong bộ phim Harry Potter và Căn phòng bí mật.
[sửa] Xem thêm
- Danh sách các lãnh đạo quốc gia
[sửa] Tham khảo và ghi chú
- Vladimir Putin, First Person, Public Affairs, 2000, 208 pp. (collection of interviews). Russian title: Ot Pervogo Litsa. Razgovory s Vladimirom Putinym (From the First Person. Conversations with Vladimir Putin), Moscow, Vagrius, 2000.
- ▲ Putin, Vladimir V.; Vasilii Shestakov, Alexey Levitsky, Aleksei Levitskii (Tháng July năm 2004). Judo: History, Theory, Practice, North Atlantic Books. ISBN 1-55643-445-6.
- ▲ 2,0 2,1 Tom Ross. Presidential Judo. FightingArts.com.
- ▲ Putin wears a 60,000-dollar watch in comparison with George W. Bush's Timex for $50. pravda.ru. Được truy cập ngày 2006-07-07.
- ▲ Questions posed to Vladamir Putin. Kremlin website. Được truy cập ngày 2006-07-07.
- ▲ Grozny gangsters hold sway in a wasteland created by Russia by Sebastian Smith, December 11, 2004 from the UK Times, URL accessed July 7, 2006.
- ▲ “Putin rejects "child-killer talks"”, BBC News, 2004-09-07. Địa chỉ URL được truy cập 2006-07-07.
- ▲ A second baby? Russia's mothers aren't persuaded., Christian Science Monitor, May 19, 2006
- ▲ Trên 9000 USD.
- ▲ Một cách dịch khách: Đồng chí Sói biết phải ăn thịt ai, nó ăn mà chẳng cần nghe ngóng gì cả bởi vì rõ ràng nó sẽ không nghe lời bất kỳ ai.
[sửa] Liên kết ngoài và tham khảo
- The official site of the President of the Russian Federation
- The Accidental Autocrat, in The Atlantic Monthly, March 2005 (may require subscription)
- Russia's Foreign Policy in a resurgent mode: An Analysis [11]
- Transcript of the Interactive Webcast with the President, held on July 7, 2006 (BBC version).
- BBC – Vladimir Putin: Spy turned politician
- Putin and his judo activities
- Vladimir.Vladimirovich.ru political satire site
- www.noputin.com
- Vladimir Putin Fan Club
- Anatol Lieven, “Putin versus Cheney”, International Herald Tribune, May 11, 2006.
Trước: Nikolay Kovalev |
Giám đốc FSB 1998-1999 |
Sau: Nikolay Patrushev |
Trước: Sergei Stepashin |
Thủ tướng Nga 8 tháng 8, 1999–7 tháng 5, 2000 |
Sau: Mikhail Kasyanov |
Trước: Boris Yeltsin |
Tổng thống Nga 31 tháng 12, 1999 – present |
Đương nhiệm |
Trước: Tony Blair |
Chủ tịch G8 2006 – present |
Đương nhiệm |
Tiêu bản:Tổng thống Nga
Dữ liệu nhân vật | |
---|---|
Tên | Putin, Vladimir Vladimirovich |
Tên khác | Пу́тин, Влади́мир Влади́мирович (tiếng Nga); Путин, Владимир Владимирович (tiếng Nga); Pútin, Vladímir Vladímirovich; Putin, Vladimir Vladimirovič |
Tóm tắt | Tổng thống Nga (2000–nay) |
Lúc sinh | 7 tháng 10, 1952 |
Nơi sinh | Leningrad, Địa hạt Liên bang Tây Bắc, Nga |
Lúc mất | |
Nơi mất |
Thể loại: Bài cần chú thích nguồn gốc | Có dữ liệu nhân vật | Tổng thống Liên bang Nga | Thủ tướng Nga | Lãnh đạo quốc gia hiện nay | Sĩ quan KGB | Sinh viên Đại học quốc gia St. Petersburg | Người Sankt-Peterburg | Võ si judo Nga | Người tập Sambo | Những người ủng hộ chính trị của George W. Bush | Tín đồ Thiên chúa giáo chính thống Nga | Người đang sống | Chính khách Nga | Sinh 1952