Tiếng Ý
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Ý (italiano) là một ngôn ngữ thuộc nhóm Rôman của hệ Ấn-Âu và được dùng bởi khoảng 70 triệu người, đa số sinh sống tại Ý. Giọng Ý được xem như chuẩn hiện nay là giọng của vùng Toscana (tiếng Anh: Tuscany, tiếng Pháp: Toscane), nhất là giọng của những người sống tại thành phố Firenze (còn được gọi là Florence). Trên bán đảo Ý và các đảo phụ cận, nó được xem như đứng trung gian giữa các tiếng miển nam (thuộc nhánh phía Nam của nhóm Rôman) và các tiếng miền bắc (thuộc nhóm ngôn ngữ Gaul-Rôman, một phân nhóm của nhóm Rôman). Trong nhóm Rôman, nó là tiếng gần tiếng Latinh nhất và, giống như các ngôn ngữ khác trong nhóm, dùng rất nhiều trọng âm (stress) trong lối phát âm.
Tiếng Ý Italiano |
||
---|---|---|
Được nói tại: | Ý, Thụy Sĩ, Vatican | |
Địa phương: | Nam Âu Châu, Bắc Mỹ | |
Tổng số người nói: • Nói như tiếng mẹ đẻ |
70 triệu 70 triệu |
|
Xếp hạng: | 11 | |
Hệ ngôn ngữ: | Hệ Ấn-Âu Nhóm gốc Ý Nhóm Rôman Nhóm Ý-Tây Nhánh Ý-Dalmatia Tiếng Ý |
|
Địa vị chính thức | ||
Ngôn ngữ chính thức tại: | Ý, Thụy Sĩ, San Marino, Vatican và vài quốc gia khác | |
Điều hành bởi: | Viện Hàn Lâm Ý (Accademia della Crusca) | |
Mã ngôn ngữ | ||
ISO 639-1: | it | |
ISO 639-2: | ita | |
ISO/FDIS 639-3: | — | |
Lưu ý: Trang này có thể đựng chữ ngữ âm IPA theo dạng Unicode. |
Mục lục |
[sửa] Lịch sử
Sự biến hóa từ tiếng Latinh sang tiếng Ý hiện đại là một quá trình tương đối phức tạp vì có rất nhiều ngôn ngữ đã được dùng tại bán đảo Ý trước, và trong khi, Đế quốc La Mã hình thành. Tuy tiếng Latinh cổ điển đã được dùng như một loại tiếng chính thức, dân tại các vùng khác nhau của đế quốc này tiếp tục dùng các thứ tiếng địa phương của họ. Khi cần, họ dùng một loại tiếng Latinh đã được đơn giản hóa rất nhiều trong các việc giao dịch với những người cầm quyền: đây là tiếng Latinh bình dân (Vulgar Latin). Trước khi tiếng Latinh bình dân có thể thống nhất hoàn toàn nhiều tiếng địa phương trong lãnh thổ của Đế quốc La Mã thì đế quốc này sụp đổ vào cuối thế kỷ thứ 5. Sự thống nhất "một nửa" này đã tạo ra một nhóm ngôn ngữ được dùng hiện nay tại Tây Âu – nhóm Rôman – mà trong đó tiếng Ý là một. Tiếng Ý, do đó, chịu ảnh hưởng không chỉ từ tiếng Latinh mà còn từ nhiều tiếng địa phương khác nữa.
Văn kiện tiếng Ý sớm nhất còn tồn tại là các mẫu đơn của vùng Benevento vào giữa thế kỷ thứ 10. Tuy nhiên, tất cả phải công nhận rằng tiếng Ý, như chúng ta biết hiện nay, chỉ thật sự ra đời sau khi Dante Alighieri viết tập thơ dài La Divina Commedia vào thế kỷ 14.
[sửa] Phân loại và các ngôn ngữ liên hệ
Tiếng Ý được các nhà ngôn ngữ học xếp vào nhánh Ý-Dalmatia, một phân nhánh của nhánh Ý-Tây thuộc nhóm Rôman của hệ Ấn-Âu.
Các tiếng gần tiếng Ý nhất là tiếng Napoli, tiếng Sicilia và tiếng Ý-Do Thái. Sau đó là các ngôn ngữ tại miền bắc của Ý như các tiếng Liguri, Lombard, Piemont.... Xa thêm tí nữa là các tiếng Romana, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp.
[sửa] Phân bổ địa lý
Tiếng Ý là ngôn ngữ chính thức tại các nơi sau đây: Ý, San Marino, Vatican, Thụy Sĩ và tại vài vùng của Croatia và Sloven. Các nước có một số người dùng tiếng Ý đáng kể là: Albania, Argentina, Brasil, Canada, Hoa Kỳ, Lục Xâm Bảo, Malta, Úc và Venezuela. Ngoài ra một vài thuộc địa cũ của Ý như Somalia, Lybia và Eritrea vẫn còn một số người nói tiếng Ý.
[sửa] Các loại và các giọng tiếng Ý
- Tiếng Ý-Do Thái
- Miền Bắc
- Vùng Toscana
- Giọng Toscana (Firenze, Pisa, Siena)
- Giọng đảo Corsica
- Trung ương
- Giọng Romanesco (Roma)
- Giọng Umbro
- Giọng Marchigiano
- Giọng Cicolano-Reatino-Aquilano
- Miền Nam
- Giọng Abruzzese
- Giọng Campano (Napoli)
- Giọng Lucano
- Giọng Pugliese (Bari)
- Miền cực Nam
- Giọng đảo Sardinia
- Giọng Salentino (Lecce)
- Giọng Calabrese (Calabria)
- Giọng Siciliano (Parlemo)