Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Sao Diêm Vương – Wikipedia tiếng Việt

Sao Diêm Vương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Sao Diêm Vương
Sao Diêm Vương
Sao Diêm Vương, chụp bởi viễn vọng kính Hubble
Đặc điểm của quỹ đạo (Kỷ nguyên J2000)
Bán trục lớn 5.906.376.272 km hay
39,48168677 đơn vị thiên văn.
Chu vi 36,530 × 1012 km hay
244,186 đơn vị thiên văn hay
lần Trái Đất.
Độ lệch tâm 0,24880766 hay
14,635 lần Trái Đất.
Cận điểm 4.436.824.613 km hay
29,65834067 đơn vị thiên văn.
Viễn điểm 7.375.927.931 km hay
49,30503287 đơn vị thiên văn.
Chu kỳ theo sao 90.613,3058 ngày hay
248,09 năm hay
247,68 lần Trái Đất.
Chu kỳ giao hội 366,74 ngày hay
1,004 năm.
Vận tốc quỹ đạo:
- trung bình 4,666 km/s hay
0,158 lần Trái Đất.
- tối đa 6,112 km/s hay
0,201 lần Trái Đất.
- tối thiểu 3,676 km/s hay
0,127 lần Trái Đất.
Độ nghiêng 17,14175° với Hoàng Đạo hay
11,88° với xích đạo Mặt Trời.
Hoàng kinh của điểm nút lên 110,30347°
Acgumen của điểm cận nhật 113,76329°
Tổng số vệ tinh 3
Đặc điểm của hành tinh
Đường kính:
- tại xích đạo 2.390 km hay
0,180 lần Trái Đất.
- qua hai cực 2.390 km hay
0,180 lần Trái Đất.
Độ dẹt 0
Diện tích 17,95 × 106 km² hay
0,033 lần Trái Đất.
Thể tích 7,15 × 109 km³ hay
0,0066 lần Trái Đất.
Khối lượng 12,5 × 1021 kg hay
0,0021 lần Trái Đất.
Khối lượng riêng 1.750 kg/ hay
0,317 lần Trái Đất.
Gia tốc trọng trường
tại xích đạo
0,58 m/ hay
0,059 lần Trái Đất.
Vận tốc thoát ly 1,2 km/s hay
0,107 lần Trái Đất.
Chu kỳ quay quanh trục 6,387 ngày hay
153,3 giờ hay
6,387 lần Trái Đất.
Vận tốc quay quanh trục
tại xích đạo
47,18 km/h hay
0,0039 lần Trái Đất.
Độ nghiêng trục quay 122.54° hay
lần Trái Đất.
Xích kinh của cực bắc 20 h 52 m 5 s (hay 133,02°)
Xích vĩ của cực bắc -9,09°
Hệ số phản xạ 0,30 hay
lần Trái Đất.
Nhiệt độ tại bề mặt:
- tối thiểu 33K (hay -240°C)
- trung bình 44K (hay -229°C)
- tối đa 55K (hay -218°C)
Áp suất khí quyển
tại bề mặt
0,30 kPa hay
lần Trái Đất.
Cấu tạo của khí quyển
CH4
N2
CO

Sao Diêm Vương (hay Diêm Vương Tinh; tên tiếng Anh chính thức: 134340 Pluto) là hành tinh lùn lớn thứ hai được khám phá ra trong Thái Dương Hệ. Nó có một quỹ đạo cách Mặt Trời từ 29 đến 49 đơn vị thiên văn, và là thiên thể Vành đai Kuiper (KBO) đầu tiên được khám phá ra. Có khoảng một phần 5 khối lượng của Mặt Trăng, nó thật sự nhỏ hơn một vài vệ tinh tự nhiên của các hành tinh khác. Phần nhiều của Sao Diêm Vương là đá và băng. Vì nó có một quỹ đạo lệch tâm nên nó có xu hướng nghiêng hơn so với các hành tinh khác và đôi khi Sao Diêm Vương đến gần Mặt Trời hơn Sao Hải Vương. Nhiều khi Sao Diêm Vương và vệ tinh tự nhiên lớn nhất, Charon, được coi là hệ sao đôi tại vì hai thiên thể này đều cỡ hơn các hệ thống hành tinh–vệ tinh trong Thái Dương Hệ, và vì khối tâm (barycenter) của hai quỹ đạo không nằm thuộc cả hai thiên thể.

Sao Diêm Vương được coi là hành tinh nhỏ nhất trong Thái Dương Hệ gần 80 năm nay. Các cuộc tranh cãi trong mấy năm gần đây về việc Sao Diêm Vương có được gọi là hành tinh hay không đã ngã ngũ kể từ ngày 24 tháng 8 năm 2006. Theo định nghĩa năm 2006 về hành tinh của Hiệp hội Thiên văn Quốc tế thì Sao Diêm Vương hiện được coi là một hành tinh lùn trong Hệ Mặt Trời và là hành tinh lùn mẫu để xếp vào một họ thiên thể hiện được đề nghị gọi tên là nhóm thiên thể ngoài sao Hải Vương (Trans-Neptunian objects). Sau khi được tái phân loại, Sao Diêm Vương được thêm vào danh sách tiểu hành tinh và được gọi theo số 134340.

Bản thân sao Diêm Vương có một vệ tinh lớn tên là Charon; hai vệ tinh nhỏ có tên là Nix và Hydra đã được phát hiện vào năm 2005. Tàu New Horizons đã được phóng lên từ mũi Canaveral, Florida vào ngày 19 tháng 1 năm 2006 và đang được mong đợi trở thành con tàu đầu tiên bay ngang qua Pluto vào ngày 14 tháng 7 năm 2015.

Mục lục

[sửa] Tên gọi

Các ngôn ngữ Tây phương dùng tên thần Pluto, vị thần cai quản địa ngục trong thần thoại La Mã, cho hành tinh này. Không giống với các hành tinh khác, tên "sao Diêm Vương" không được phiên dịch từ tiếng Hán vì người Trung Hoa gọi hành tinh này là 冥王星, hay Minh Vương Tinh. Tên của hành tinh này được chọn dựa theo tên Pluto vì "sao Diêm Vương" là "ngôi sao của vị vua địa ngục" và vua địa ngục thường được người Việt gọi là Diêm Vương (閻王).

[sửa] Sự khám phá hành tinh

Lịch sử khám phá Sao Diêm Vương thật sự được bắt đầu với sự phát hiện Sao Hải Vương. Vào những năm thuộc thập kỷ 1840, Urbain Le Verrier và John Couch Adams đã sử dụng các lý thuyết của Isaac Newton, tiên đoán chính xác vị trí của Sao Hải Vương sau khi phân tích sự xáo trộn quỹ đạo của Sao Thiên Vương mà chỉ có thể là do lực hấp dẫn của một hành tinh có khối lượng đáng kể khác. Căn cứ vào tính toán của họ, Johann Gottfried Galle đã phát hiện ra Sao Diêm Vương vào ngày 23 tháng 9 năm 1846.

Vào cuối thế kỷ 19, các nhà thiên văn học đã tính ra rằng quỹ đạo của Sao Hải Vương cũng đang bị xáo trộn bởi một hành tinh khác. Vào năm 1909, William H. Pickering và Percival Lowell đã đề xuất một vài khả năng có thể của tọa độ một hành tinh như thế. Vào tháng 5 năm 1911, Hiệp hội Thiên văn học xã hội của Pháp đã xuất bản một tính toán của nhà thiên văn học Ấn Độ là Venkatesh Ketakar và tính toán này đã tiên đoán vị trí cho hành tinh chưa được phát hiện. Mặc dù Lowell chết vào năm 1916, sự tìm kiếm hành tinh này vẫn được tiếp tục.

Sao Diêm Vương được khám phá sau một nghiên cứu mở rộng vào ngày 18 tháng 2 năm 1930 bởi nhà thiên văn học Clyde Tombaugh khi ông so sánh các tấm ảnh chụp qua kính viễn vọng ở đài quan sát Lowell tại Arizona vào ngày 23 và 29 tháng 1. Lúc đó, ông đang tìm một hành tinh có tên là Hành tinh X mà chưa được ai phát hiện ra. Tombaugh cũng đã xem thêm tấm ảnh chụp có chất lượng thấp hơn vào ngày 20 tháng 1 để khẳng định lại những chuyển động. Sau một vài quan sát thêm để khẳng định lại sự chính xác của những bức ảnh, tin tức về sự phát hiện này đã được gửi tới Đài thiên văn Harvard College vào ngày 13 tháng 3 năm 1930. Hành tinh này cũng đã được nhận ra trong bức ảnh đề ngày ngày 19 tháng 3 năm 1915. Điều này có nghĩa rằng khoảng cách từ Trái Đất là 39,48EU và chuyển động hằng ngày là 14,283".

Nhưng thật trớ trêu, Sao Diêm Vương quá nhỏ để có thể ảnh hưởng đến quỹ đạo của Sao Hải Vương, việc này ngược lại với lý do ban đầu khởi xướng cho việc nghiên cứu. Sự không nhất quán trong quỹ đạo của Sao Hải Vương đã được các nhà thiên văn học thế kỷ 19 quan sát là do việc dự đoán không đúng khối lượng của Sao Hải Vương. Việc khám phá đó của Tombaugh do vậy đã càng làm ngạc nhiên hơn, chỉ ra sự giống nhau về dự đoán của Pickering, Lowell và Ketakar.

Trong vấn đề của Sao Diêm Vương, việc suy nghĩ đặt tên cho một vật thể mới tuỳ thuộc vào Đài thiên văn Lowell và người giám đốc, Vesto Melvin Slipher, một người theo như lời của Tombaugh, đã "thúc giục để đưa ra một cái tên cho hành tinh mới trước khi người nào khác làm". Việc đề nghị này đã nhanh chóng bắt đầu lan ra khắp thế giới. Constance Lowell, vợ góa của Lowell đã làm trì hoãn việc nghiên cứu này thông qua việc kiện cáo của mình, đề xuất đưa ra cái tên là Zeus, sau đó là Lowell và cuối cùng là cái tên đầu tiên của bà. Có một cặp thanh niên thậm chí đã đề nghị rằng đặt tên hành tinh này theo tên đứa con mới sinh của họ. Những cái tên thần thoại thì được đưa ra rất nhiều như: Cronus và Minerva (theo đề xuất của tờ New York Times, mà không để ý rằng nó đã được đề xuất cho Sao Thiên Vương khoảng 150 năm trước) có vị trí cao trong danh sách tên. Cũng có các tên như Artemis; Athene, Atlas, Cosmos, Hera, Hercules, Icarus, Idana, Odin, Pax, Persephone, Perseus, Prometheus, Tantalus, Vulcan và nhiều hơn nữa. Một sự rắc rối là nhiều cái tên thần thoại đã được đặt cho nhiều tiểu hành tinh.

Sau khám phá đó, các nhà thiên văn học tìm tên cho hành tinh mới. Cuối cùng họ đã nhận tên Pluto vì chữ đó không chỉ là tên của một vị thần như các hành tinh khác, mà còn bắt đầu bằng PL, hai kí tự viết tắt tên của nhà thiên văn học Percival Lowell. Chính Lowell đã tiên đoán về sự hiện diện của một hành tinh nằm ngoài Sao Hải Vương. Cái tên đầu tiên do Venetia Phair (tên khi còn con gái là Venetia Burney) đưa ra, vào thời điểm là một cô gái 11 tuổi từ Oxford, Anh. Ông của cô bé, một người làm việc tại thư viện Bodleian của Đại học Oxford vừa ăn sáng vừa đọc báo về sự phát hiện một hành tinh mới. Ông đã hỏi cô cháu gái về việc đưa ra một cái tên hay cho hành tinh này. Venetia lại là một người rất ưa thích thần thoại Hy Lạp và thần thoại La Mã đã đề nghị tên một vị thần La Mã ở dưới địa ngục. Giáo sư Herbert Hall Turner đã đánh điện cho đồng nghiệp của mình ở Mỹ cái tên mới này và sau đó nó đã được mọi người tán thành, cái tên "Pluto" đã được chính thức chấp nhận và Slipher đã thông báo về việc này vào ngày 1 tháng 5 năm 1930.

[sửa] Đặc điểm của hành tinh

[sửa] Kích thước và khối lượng

Sao Diêm Vương không những nhỏ hơn tất cả các hành tinh khác trong Thái Dương Hệ mà còn nhỏ hơn các vệ tinh sau đây: Ganymede, Titan, Callisto, Io, Mặt Trăng, Europa và Triton. Trong khi đó, Sao Diêm Vương lại lớn hơn tất cả các tiểu hành tinh của vòng đai chính, giữa Sao HoảSao Mộc, hay của vòng đai Kuiper. Điều này làm cho các nhà khoa học tin rằng Sao Diêm Vương không phải là một hành tinh chính thức mà thuộc một loại thiên thể nhiều người gọi là plutino – loại hành tinh nhỏ giống Pluto.

Khối lượng của Sao Diêm Vương không được biết hàng chục năm sau khi nó được khám phá. Sự khám phá của vệ tinh Charon đã giúp các nhà khoa học tính được khối lượng của Sao Diêm Vương, dùng một công thức của Isaac Newton dựa vào các định luật của Johannes Kepler.

[sửa] Khí quyển

Sao Diêm Vương chỉ có một bầu khí quyển mỏng có thành phần bao gồm nitơ, metanCO trong trạng thái cân bằng với nitơ rắn và các tảng băng CO trên bề mặt. Khi Sao Diêm Vương đi xa khỏi điểm cận nhật, xa dần Mặt Trời thì các thành phần khí quyển của nó sẽ đóng băng lại và rơi xuống đất. Khi nó quay trở lại gần Mặt Trời hơn, nhiệt độ của bề mặt rắn của Sao Diêm Vương sẽ gia tăng và gây ra sự thăng hoa cho các lớp băng nitơ, chúng gây nên hiệu ứng tạo gas và chống lại hiệu ứng nhà kính. Thông thường, khi một hành tinh không có khí quyển đi ngang phía trước một ngôi sao, độ sáng của ngôi sao đó sẽ đột ngột biến mất ... cho đến khi nó không còn bị che nữa. Trong năm 1988, các nhà khoa học nhìn thấy một ngôi sao dần dần mờ đi trước khi hoàn toàn bị che bởi Sao Diêm Vương. Điều này chứng minh cho sự hiện diện của một bầu khí quyển. Sau một quan sát tương tự vào năm 2003, bầu khí quyển của Sao Diêm Vương được ước lượng có áp suất vào khoảng 3 micrôbar và bao gồm đạm khí (N2), cácbon mônôxít (CO) ....

[sửa] Quỹ đạo

Quỹ đạo của Sao Diêm Vương khi nhìn hình chiếu đứng mặt phẳng hoàng đạo
Quỹ đạo của Sao Diêm Vương khi nhìn hình chiếu đứng mặt phẳng hoàng đạo
Quỹ đạo của Sao Diêm Vương khi nhìn hình chiếu bằng mặt phẳng hoàng đạo
Quỹ đạo của Sao Diêm Vương khi nhìn hình chiếu bằng mặt phẳng hoàng đạo

Quỹ đạo của Sao Diêm Vương khác với các hành tinh khác do có độ nghiêng quỹ đạo >17° và tâm sai ~0,25. Chỉ quỹ đạo của Sao Thủy có độ nghiêng đáng kể là ~7° và tâm sai là ~0,2; còn các hành tinh khác thì có quỹ đạo tròn, hơi elip một chút. Tâm sai lớn có nghĩa là một phần của quỹ đạo Sao Diêm Vương gần với Mặt Trời hơn quỹ đạo của Sao Hải Vương. Khi đến gần điểm cận nhật, Sao Diêm Vương ở gần Mặt Trời hơn Sao Hải Vương. Nhưng do độ nghiêng quỹ đạo, điểm cận nhật của nó ở phía bên trên (~8.0 AU) mặt phẳng hoàng đạo. Các sơ đồ trên hai hình bên biểu diễn vị trí tương đối của quỹ đạo Sao Diêm Vương so với mặt phẳng hoàng đạo (mặt cắt vuông góc mặt phẳng hoàng đạo - ecliptic view), và hình chiếu từ trên xuống vuông góc với mặt phẳng hoàng đạo (polar view) với vị trí hiện hành của Sao Diêm Vương và Sao Hải Vương. Các đoạn quỹ đạo phía trên mặt phẳng hoàng đạo được tô màu sáng hơn, các đoạn nằm dưới thì có màu tối hơn; điểm cận nhật và điểm viễn nhật được đánh dấu lần lượt bằng các chữ q và Q.

[sửa] Vệ tinh

Sao Diêm Vương có 3 vệ tinh tự nhiên, trong số đó vệ tinh lớn nhất là Charon. Charon được khám phá bởi James Christy và Robert Harrington vào năm 1978. Khối lượng của Sao Diêm Vương chỉ độ 7 lần nặng hơn khối lượng của Charon nên trọng tâm của hệ thống bao gồm hai thiên thể này nằm bên ngoài Sao Diêm Vương. Điểm đặc biệt của hệ thống này là Charon bao giờ cũng có một mặt hướng về Sao Diêm Vương và Sao Diêm Vương bao giờ cũng có một mặt hướng về Charon.

Hai vệ tinh nhỏ, được khám phá vào tháng 10 năm 2005 nhờ kính viễn vọng không gian Hubble của NASA, có bán kính khoảng 30-160 km.

Tên Bán kính (km) Khối lượng (kg) Bán trục chính (km) Chu kỳ quỹ đạo (ngày) Khám phá
Charon 1192 1.6×1021 19,410 6.3872 1978
Nix 32-145 < 5×1018 49,400 ± 600 25.5 ± 0.5 2005
Hydra 52-160 < 5×1018 64,700 ± 850 38.2 ± 0.8 2005

[sửa] Đại hội Hiệp hội Thiên văn Quốc tế

Xem chi tiết: Định nghĩa năm 2006 về hành tinh

Từ 16 đến 24 tháng 8 năm 2006, 3.000 nhà thiên văn học và nhà khoa học thuộc Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) đã gặp nhau tại Praha, Cộng hòa Séc để thảo luận về định nghĩa hành tinh. Tổ chức này có kế hoạch chính thức đưa ra định nghĩa hành tinh, và từ đó để xác định Sao Diêm Vương là hành tinh, hành tinh lùn (dwarf planet) hay là một thiên thể Vành đai Kuiper (KBO)[1][2]. Ban đầu, tổ chức này có ý định phân loại Sao Diêm Vương cùng với 2003 UB313 và các thiên thể hình cầu thuộc loại thiên thể ngoài Sao Hải Vương mà có thể sẽ được phát hiện ra, là các hành tinh, mặc dù chúng rất "gần gũi" với Sao Diêm Vương. Ceres và vệ tinh tự nhiên Charon của sao Diêm Vương, cũng được xem như là các hành tinh lùn.

Tuy nhiên, đến ngày 24 tháng 8 năm 2006, dự định ban đầu đã có thay đổi. Theo nghị quyết 5A được thông qua, 3 tiêu chí để một thiên thể được coi là hành tinh trong Hệ Mặt Trời như sau [3]:

  1. Thiên thể phải có quỹ đạo quanh Mặt Trời và bản thân nó không phải là một ngôi sao.
  2. Thiên thể phải có khối lượng đủ lớn để lực hấp dẫn của chính nó tạo cho nó dạng cân bằng thuỷ tĩnh (gần như hình cầu).
  3. Thiên thể phải có khối lượng vượt trội so với các thiên thể khác quanh vùng quỹ đạo của mình. (cleared the neighbourhood around its orbit)

Sao Diêm Vương không đáp ứng được tiêu chí thứ ba, vì quỹ đạo rất dẹt của nó cắt quỹ đạo Sao Hải Vương, là hành tinh lớn hơn nó nhiều [4].

Theo nghị quyết 6A, sao Diêm Vương được phân loại là hành tinh lùn (dwarf planet) (cùng loại với nó là Ceres và 2003 UB313). Ngày 7/9, sao Diêm Vương đã được ấn định số tiểu hành tinh 134340, do Trung tâm Minor Planet, cơ quan chính thức chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu về các tiểu hành tinh và sao chổi trong hệ mặt trời, đưa ra. Nó được công nhận là hình mẫu cho một loại thiên thể mới gồm các thiên thể phía ngoài sao Hải Vương [3].

[sửa] Chú thích

  1. Cull, Selby (23 tháng 6 ,2006). Naming Pluto's Moons. SkyTonight. Được truy cập ngày 24 tháng 8, 2006.
  2. Experts meet to decide Pluto fate. BBC News (14 tháng 8, 2006). Được truy cập ngày 24 tháng 8, 2006.
  3. 3,0 3,1 IAU 2006 General Assembly: Result of the IAU Resolution votes
  4. Q&A: Pluto's planetary demotion, BBC Science/Nature News

[sửa] Liên kết ngoài




Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com