Thể tích
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thể tích, hay dung tích, của một vật là lượng không gian mà vật ấy chiếm. Thể tích có đơn vị đo là lập phương của khoảng cách (khoảng cách mũ 3). Trong Hệ đo lường quốc tế, do đơn vị đo của khoảng cách là mét, đơn vị đo của thể tích là mét khối, m³.
[sửa] Một số công thức tính
Bảng dưới đây liệt kê một số công thức tính thể tích của một số hình đơn giản.
Hình | Thể tích |
---|---|
Hình hộp chữ nhật | abc với a,b,c là chiều dài 3 cạnh. |
Hình cầu | 4πr3/3 với r là bán kính. |
Hình nón | πr2h/3 với r là bán kính đáy, h là chiều cao. |
Hình trụ tròn | πr2h với r là bán kính đáy, h là chiều cao. |
Hình elipxoít | 4πabc/3 với a, b, c là các bán trục. |
Hình chóp | Ah/3 với A là diện tích đáy, h là chiều cao. |
Hình lăng trụ đứng | Ah với A là diện tích đáy, h là chiều cao. |
Hình bất kỳ | với h là một kích thước theo một chiều bất kỳ của vật, A là diện tích phần thiết diện vuông góc với h, được biểu diễn dưới dạng hàm số của h. |
[sửa] Đơn vị đo thể tích trong cuộc sống
Trong cuộc sống hàng ngày tại Việt Nam và phần lớn các quốc gia sử dụng các đơn vị đo lường của hệ đo lường quốc tế (SI) thì đơn vị đo thể tích (cũng như dung tích) thường được sử dụng là lít (1 000 lít = 1 m³) hay mililít (viết tắt ml) (1 ml = 1 cm³) do đơn vị mét khối là tương đối lớn, không phù hợp lắm cho nhiều tính toán trong các hoạt động hàng ngày.
[sửa] Quan hệ giữa thể tích và khối lượng
Thể tích của một vật đặc và đồng nhất (về cấu tạo) với một hình dạng bất kỳ được tính theo công thức sau:
Trong đó m là khối lượng của vật, ρ là khối lượng riêng của chất tạo ra vật đó.