Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Sao Thổ – Wikipedia tiếng Việt

Sao Thổ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Sao Thổ
Sao Thổ
Sao Thổ, chụp bởi Voyager 2
Đặc điểm của quỹ đạo (Kỷ nguyên J2000)
Bán trục lớn 1.426.725.413 km hay
9,53707032 đơn vị thiên văn.
Chu vi 8,958 × 1012 km hay
59,879 đơn vị thiên văn hay
9,53 lần Trái Đất.
Độ lệch tâm 0,05415060 hay
3,383 lần Trái Đất.
Cận điểm 1.349.467.375 km hay
9,02063224 đơn vị thiên văn.
Viễn điểm 1.503.983.449 km hay
10,0535084 đơn vị thiên văn.
Chu kỳ theo sao 10.757,7365 ngày hay
29,45 năm hay
29,457 lần Trái Đất.
Chu kỳ giao hội 378,09 ngày hay
1,035 năm.
Vận tốc quỹ đạo:
- trung bình 9,638 km/s hay
3,25 lần Trái Đất.
- tối đa 10,182 km/s hay
3,36 lần Trái Đất.
- tối thiểu 9,136 km/s hay
3,10 lần Trái Đất.
Độ nghiêng 2,485° với Hoàng Đạo hay
5,51° với xích đạo Mặt Trời.
Hoàng kinh của điểm nút lên 113.715°
Acgumen của điểm cận nhật 338.717°
Tổng số vệ tinh 47
Đặc điểm của hành tinh
Đường kính:
- tại xích đạo 120.536 km hay
9,449 lần Trái Đất.
- qua hai cực 108.728 km hay
8,552 lần Trái Đất.
Độ dẹt 0,09796
Diện tích 42,7 × 109 km² hay
83,703 lần Trái Đất.
Thể tích 746 × 1012 km³ hay
688,79 lần Trái Đất.
Khối lượng 568,46 × 1024 kg hay
95,162 lần Trái Đất.
Khối lượng riêng 687,3 kg/ hay
0,125 lần Trái Đất.
Gia tốc trọng trường
tại xích đạo
8,96 m/ hay
0,914 lần Trái Đất.
Vận tốc thoát ly 35,49 km/s hay
3,172 lần Trái Đất.
Chu kỳ quay quanh trục 0,444009 ngày hay
10,65 giờ hay
0,445 lần Trái Đất.
Vận tốc quay quanh trục
tại xích đạo
35.535,59 km/h hay
21,223 lần Trái Đất.
Độ nghiêng trục quay 26,73° hay
1,140 lần Trái Đất.
Xích kinh của cực bắc 2 h 42 m 21 s (hay 40,59°)
Xích vĩ của cực bắc 83,54°
Hệ số phản xạ 0,47 hay
1,28 lần Trái Đất.
Nhiệt độ tại bề mặt:
- tối thiểu 82K (hay -191°C)
- trung bình 143K (hay -130°C)
- tối đa K (hay °C)
Áp suất khí quyển
tại bề mặt
140 kPa hay
1,4 lần Trái Đất.
Cấu tạo của khí quyển
H2
He
CH4
H2O
NH3
C2H6
PH3
>93%
>5%
0,2%
0,1%
0,01%
0,0005%
0,0001%

Sao Thổ (hay Thổ Tinh) là hành tinh thứ sáu tính từ Mặt Trời trở ra và cũng là hành tinh lớn thứ nhì của Hệ Mặt Trời. Sao Thổ cũng là loại hành tinh cấu tạo bằng các chất khí ở thể lỏng do đó không có đất và đá giống như Trái Đất. Tuy lớn thứ nhì sau Sao Mộc nhưng khối lượng của Sao Thổ chưa bằng 1/3 khối lượng của Sao Mộc.

Tên của Sao Thổ dựa vào nguyên tố thổ của Ngũ Hành; chữ Nho viết là 土星. Các văn hóa Tây phương dùng tên của người khổng lồ Saturn trong thần thoại La Mã cho Sao Thổ; trong thần thoại Hy Lạp vị thần này là Cronus (Κρόνος).

Hình ảnh của Sao Thổ rất nổi bật vì một vòng đai nhiều mầu xung quanh xích đạo. Chính vì vòng đai này làm cho Galileo Galilei lầm tưởng là Sao Thổ có hai "tai", hay hai "quai".

Mục lục

[sửa] Cấu tạo và khí quyển

So sánh kích thước giữa Trái Đất và Sao Thổ
So sánh kích thước giữa Trái Đất và Sao Thổ

Cũng giống như Sao Mộc, Sao Thổ là một khối hình cầu với một lõi bằng đá và nhiều lớp khinh khí (H2) ở cả ba thể nằm ở trên. Ngay trên lõi là một lớp khinh khí ở thể đặc, với nhiều tính chất vật lý giống như một kim loại. Lớp khinh khí đặc đó biến dần dần sang thể lỏng đặc, thể lỏng thường, thể khí đặc, rồi thể khí thường của những lớp nằm bên trên.

Nhìn từ xa bầu khí quyển của Sao Thổ có nhiều vành nằm song song với xích đạo giống như Sao Mộc tuy rằng rộng hơn và không có mầu đậm bằng các vành của Sao Mộc. Sao Thổ cũng có nhiều cơn lốc khổng lồ giống như Đốm Đỏ Lớn của Sao Mộc nhưng không tồn tại lâu bằng – vào năm 1990 viễn vọng kính Hubble đã khám phá một vết tương tự ở gần xích đạo của Sao Thổ nhưng 4 năm sau thì vết này biến mất, trong khi Đốm Đỏ Lớn vẫn còn sau hơn 300 năm nay. Trong 4 năm đó, các nhà khoa học đã đặt tên cho vết này là Đốm Trắng Lớn.

Sao Thổ là hành tinh độc nhất trong Hệ Mặt Trời có tỉ trọng kém hơn tỉ trọng của nước.

[sửa] Vận tốc quay của hành tinh

Giống như trường hợp của Sao Mộc, những vùng khác nhau trên Sao Thổ quay với một vận tốc khác nhau. Vùng chung quanh xích đạo, còn gọi là System I của Sao Thổ, quay một vòng trong 10 giờ 14 phút trong khi vùng gần hai cực, còn gọi là System II của Sao Thổ, quay chậm hơn 25 phút, hay 10 giờ 39 phút 24 giây.

[sửa] Vòng đai

Ánh sáng vành đai phía trước. Lưu ý bóng của Sao Thổ lên vành đai và ngược lại, bóng của vành đai lên hành tinh. Vành đai dày bên trong chính là phần sáng nhất của cả hệ thống vành đai.
Ánh sáng vành đai phía trước. Lưu ý bóng của Sao Thổ lên vành đai và ngược lại, bóng của vành đai lên hành tinh. Vành đai dày bên trong chính là phần sáng nhất của cả hệ thống vành đai.

Vào năm 1610, Galileo Galilei là người đầu tiên quan sát Sao Thổ qua viễn vọng kính và để ý là hành tinh này có hai mẩu ánh sáng nhỏ đi kèm hai bên. Lúc đó ông cho rằng Sao Thổ bao gồm ba phần: hành tinh chính ở giữa và hai phần phụ ở hai bên mà nhiều khi ông ta gọi là hai "tai", hay hai "quai", của Sao Thổ. Hai năm sau Sao Thổ đứng thẳng lên song song với Trái Đất nên vòng đai, vì nằm trên cùng một mặt phẳng với xích đạo, tựa như biến mất. Những năm sau Sao Thổ từ từ nghiêng về phía Trái Đất và, do đó, vòng đai của nó lại xuất hiện trở lại. Các sự kiện này đã gây nhiều thắc mắc cho Galileo mà ông không giải thích được.

Hơn 40 năm sau, 1655, Christiaan Huygens, vì có viễn vọng kính tốt hơn, đã giải thích rõ vì sao một người tại Trái Đất có khi nhìn thấy vòng đai của Sao Thổ, có khi không.

Vào năm 1675 Giovanni Domenico Cassini xác định rằng vòng đai của Sao Thổ bao gồm nhiều vòng đai nhỏ với những khoảng hở ở giữa chúng. Khoảng hở lớn nhất, do đó, được đặt tên là Khoảng hở Cassini.

Pioneer 11 spacecraft: September 1 1979; Backlit rings, showing the overall darkness of the rings from this angle. The thickest parts of the rings are almost invisible.
Pioneer 11 spacecraft: September 1 1979; Backlit rings, showing the overall darkness of the rings from this angle. The thickest parts of the rings are almost invisible.

Cho đến nay (2004), có hai giả thuyết về nguồn gốc của các vòng đai này. Một giả thuyết, được phát biểu bởi Édouard Roche từ thế kỷ 19, cho rằng một vệ tinh của Sao Thổ đã vỡ ra vì ảnh hưởng trọng lực của hành tinh này. Giả thuyết thứ hai, không được nhiều nhà khoa học chấp nhận, cho rằng vệ tinh đó vỡ ra khi va chạm với một sao chổi.

Cấu tạo của các vòng đai này là các viên đá, sắt hay băng đá có kích thước từ nhỏ như hạt bụi đến lớn như chiếc xe. Với kỹ thuật tân tiến hiện nay, vòng đai của Sao Thổ có thể được quan sát qua các viễn vọng kính bán cho các người nghiên cứu về thiên văn học một cách tài tử.

Các vòng đai của Sao Thổ
Tên Khoảng cách từ
tâm Sao Thổ
(ngàn km)
Bề rộng
(km)
Ghi chú
Vòng D 67 - 74,5 7500
Vòng C 74,5 - 92 17 500 Có 2 khoảng hở sau:
Khoảng hở Columbo 77,8 100
Khoảng hở Maxwell 87,5 270
Vòng B 92 - 117,5 25 500
Khoảng hở Cassini 117,5 - 122,2 4700 Có khoảng hở sau:
Khoảng hở Huygens 117,7 285 - 440
Vòng A 122,2 - 136,8 14 600 Có 2 khoảng hở sau:
Khoảng hở Encke 133,6 325
Khoảng hở Keeler 136,5 35
Vòng R/2004 S1 137,6 ?
Vòng R/2004 S2 138,9 ?
Vòng F 140,2 30 - 500
Vòng G 165,8 - 173,8 8000
Vòng E 180 - 480 300000

[sửa] Vệ tinh

Bức xạ nhiệt của Sao Thổ
Bức xạ nhiệt của Sao Thổ

Cho đến nay (2005), đã có 47 vệ tinh của Sao Thổ được khám phá. Tổng số vệ tinh của Sao Thổ sẽ rất khó xác định vì sự khác biệt giữa một vệ tinh nhỏ và một viên đá lớn của vòng đai không được ấn định rõ. Bốn vệ tinh có đường kính lớn hơn 1000 km, trong đó Titan là vệ tinh to nhất. Với một đường kính 5150 km, Titan không những to hơn cả Mặt Trăng mà còn to hơn 2 hành tinh của Hệ Mặt Trời là: Sao Diêm VươngSao Thủy. Hơn nữa, Titan là vệ tinh độc nhất trong Hệ Mặt Trời với một bầu khí quyển.

Các nhà khoa học phân loại các vệ tinh của Sao Thổ ra làm 7 loại. Khác hẳn với trường hợp của Sao Mộc, một vệ tinh của Sao Thổ có thể thuộc nhiều loại. Các loại vệ tinh của Sao Thổ là:

  • Loại "bảo vệ vòng đai" có quỹ đạo nằm xát ngoài, hay xát trong, hay ở giữa của vòng đai. Các vệ tinh ở xát ngoài hay xát trong của một vòng đai giới hạn phạm vi của vòng đai đó và làm cho ranh giới của nó rõ ràng hơn, trong khi các vệ tinh ở giữa một vòng đai tạo ra những khoảng hở ở trong giữa vòng đai. Các vệ tinh thuộc loại này gồm có: Pan, Atlas, Prometheus, Pandora, Epimetheus, Janus, S/2004 S3 và S/2004 S4 (hai vệ tinh mới được khám phá vào năm 2004 nên chưa có tên).
  • Loại vệ tinh "lớn, bên trong" có quỹ đạo nằm giữa 200 ngàn và 450 ngàn km nếu kể từ tâm của Sao Thổ ra. Tuy tên gọi có chữ "lớn", loại này bao gồm vài vệ tinh nhỏ. Các vệ tinh thuộc loại này gồm: Minas, Enceladus, Tethys, Dione, Rhea, Methone, Pallene, ....
  • Loại "quỹ đạo chung" là một nhóm vệ tinh nằm trên cùng một quỹ đạo nhưng ở cách xa nhau và có cùng một vận tốc nên không bao giờ va chạm. Tethys (xem loại "lớn, bên trong" ở trên) dùng chung một quỹ đạo với hai vệ tinh nhỏ tên là Telesto và Calypso; Dione (xem loại "lớn, bên trong" ở trên) dùng chung một quỹ đạo với hai vệ tinh nhỏ tên là Helene và Polydeuces.
    Trường hợp của Epimetheus và Janus (xem loại "bảo vệ vòng đai" ở trên) là trường hợp đặc biệt của loại này: cả hai lớn gần bằng nhau, có quỹ đạo riêng, và gần nhau vừa đủ để có thể va chạm, nhưng cứ vào khoảng 4 năm hai vệ tinh này đổi quỹ đạo với nhau để tránh va chạm.
  • Loại vệ tinh "lớn, bên ngoài" có quỹ đạo nằm giữa 1 triệu và 3,5 triệu km nếu kể từ tâm của Sao Thổ ra. Các vệ tinh thuộc loại này gồm: Titan, Hyperion và Iapetus. Loại này có thể gọi là một nhóm.

Các vệ tinh thuộc những loại trên là vệ tinh lớn với khối lượng đáng kể (ngoại trừ S/2004 S3, S/2004 S4, Methone và Pallene). Các vệ tinh còn lại là các vệ tinh nhỏ, thường thường bán kính chỉ vào khoảng 10 km (ngoại trừ Phoebe), có quỹ đạo ở ngoài 10 triệu km nếu kể từ tâm của Sao Thổ ra, mới được khám phá gần đây và được chia ra làm 3 nhóm:

  • Nhóm Inuit bao gồm Kiviuq, Ijiraq, Paaliaq và Siarnaq.
  • Nhóm Norse bao gồm Phoebe, Skathi, Mundilfari, Suttungr, Thrymr và Ymir.
  • Nhóm Gallic bao gồm Albiorix, Erripao và Tarvos.

Trong các vệ tinh lớn, 8 vệ tinh tự quay một vòng chung quanh chính mình trong cùng một thời gian với một vòng chung quanh Sao Thổ nên luôn luôn có một mặt hướng về Sao Thổ và một mặt quay đi – giống như trường hợp của Mặt Trăng đối với Địa Cầu. Trong số các vệ tinh nhỏ, 6 vệ tinh đi ngược với chiều quay của Sao Thổ. Hầu hết các vệ tinh của Sao Thổ có cấu tạo pha trộn giữa băng và đá.

4 vệ tinh của sao Thổ: Dione, Titan, Prometheus (edge of rings), Telesto (top center)
4 vệ tinh của sao Thổ: Dione, Titan, Prometheus (edge of rings), Telesto (top center)
18 vệ tinh lớn nhất của Sao Thổ
Tên Đường kính của
vệ tinh
(km)
Khối lượng của
vệ tinh
(kg)
Bán kính của
quỹ đạo
(km)
Chu kỳ của
quỹ đạo
(ngày)
Pan 20 3 × 1015 133 583 0,575
Atlas 30 (40 × 20) 10 × 1015 137 670 0,6019
Prometheus 91 (145 × 85 × 62) 270 × 1015 139 350 0,6130
Pandora 84 (114 × 84 × 62) 220 × 1015 141 700 0,6285
Epimetheus 115 (144 × 108 × 98) 560 × 1015 151 422 0,6942 S
Janus 178 (196 × 192 × 150) 2,01 × 1018 151 472 0,6945 S
Mimas 392 38,0 × 1018 185 520 0,942422 S
Enceladus 498 73,0 × 1018 238 020 1,370218 S
Tethys 1060 622 × 1018 294 660 1,887802 S
Telesto 29 (34 × 28 × 36) 7 × 1015 294 660 1,887802
Calypso 26 (34 × 22 × 22) 4 × 1015 294 660 1,887802
Dione 1120 1,05 × 1021 377 400 2,736915 S
Helene 33 (36 × 32 × 30) 30 × 1015 377 400 2,736915
Rhea 1530 2,49 × 1021 527 040 4,5175 S
Titan 5150 135 × 1021 1 221 830 15,94542
Hyperion 286 (410 × 260 × 220) 17,7 × 1018 1 481 100 21,27661
Iapetus 1460 1,88 × 1021 3 561 300 79,33018 S
Phoebe 220 4,00 × 1018 12 952 000 −550,48
Chu kỳ của quỹ đạo mang dấu trừ (−) nếu vệ tinh đi ngược với chiều quay của Sao Thổ.
S có nghĩa là chu kỳ quay của vệ tinh bằng đúng chu kỳ của quỹ đạo.

[sửa] Quá trình thám hiểm

Phi thuyền đầu tiên bay ngang Sao Thổ là Pioneer 1, vào năm 1979. Trong hai năm sau, 19801981, Voyager 1 và Voyager 2 đã bay ngang và cho thêm nhiều dữ kiện về hành tinh này.

Vào đầu tháng 7 năm 2004, Tàu vũ trụ Cassini-Huygens đã trở thành vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Sao Thổ. Chương trình chính của Cassini-Huygens là khảo cứu về Sao Thổ và các vệ tinh quan trọng của nó, nhất là Titan.

[sửa] Dấu hiệu của sự sống trên vệ tinh Titan

Một số bức ảnh do tàu Cassini cung cấp gần đây[1] cho thấy có dấu vết của protein và amino axit trên vệ tinh Titan, nơi có bầu khí quyển dày gồm nitơmethane rất giống với khí quyển Trái Đất trước khi sự sống bắt đầu cách đây hơn 3,8 tỷ năm[2]. Một giả thuyết được đưa ra là một vài vi sinh vật đã di trú từ Trái Dất lên Titan sau một vụ va chạm của Trái Dất với thiên thạch cách đây 65 triệu năm[3]. Tuy nhiên, khả năng tìm thấy các sinh vật sống trên Titan là rất xa vời, bởi Titan rất lạnh. Nhiệt độ của nó ở vào khoảng -180°C nên rất hiếm nước ở thể lỏng, đồng thời hạn chế các phản ứng hoá học cần cho sự sống.

Ngoài ra, tàu thăm dò Cassini cũng cho thấy trên vệ tinh Enceladus của Sao Thổ cũng có nước ở dạng lỏng:[4] các cột nước ngầm và mảnh băng vụn ở cực nam của Enceladus. Enceladus, có đường kính 502 km, là vật thể sáng nhất trong Hệ Mặt Trời. Theo ghi nhận của các nhà khoa học, vệ tinh này đã biến đổi rất tích cực về địa lý và cực Nam của nó đang ấm lên một cách bất thường (hiện là -183°C, cao hơn 20°C so với khu vực lân cận). Những kết quả này cho phép ta có thể thêm Enceladus vào danh sách ít ỏi các thiên thể trong Hệ Mặt Trời có thể có sự sống bên ngoài Trái đất. Sự sống này có thể là những vi khuẩn hoặc các tổ chức sinh vật nguyên thủy có khả năng tồn tại trong điều kiện cực kỳ khắc nghiệt.

[sửa] Ghi chú

  1. ^  Xem hình
  2. ^  Dữ liệu từ Huygens tới tấp dội về Trái Đất
  3. ^  Sinh vật trên Trái Đất di trú lên Titan?
  4. ^  Phát hiện nước trên mặt trăng của Sao Thổ

[sửa] Liên kết ngoài


Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com