Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Hành tinh X – Wikipedia tiếng Việt

Hành tinh X

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Hành tinh X (định hướng).

Hành tinh X là một hành tinh giả thuyết lớn vận động theo một quỹ đạo nằm ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương. Chữ X có nghĩa là "chưa được biết", không phải là số 10 trong chữ số La Mã; vào thời gian này mới chỉ có 8 hành tinh được phát hiện. Ban đầu hành tinh này được coi như sẽ là hành tinh thứ 9 và đến sau năm 1930 thì nó là hành tinh thứ 10 và một lần nữa, sau cuộc họp của Hiệp hội Thiên văn Quốc tế tổ chức vào tháng 8 năm 2006, hành tinh X lại để chỉ đến hành tinh thứ 9, do Sao Diêm Vương đã bị hạ xuống cấp hành tinh lùn. Sự tồn tại của hành tinh được đề xuất dựa trên cơ sở của những quỹ đạo không nhất quán của những khối khí khổng lồ, đặc biệt trong số này là Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. Sự không nhất quán đó đã được giải quyết phần lớn bởi những đo lường hiện đại, bỏ đi những cơ sở cho việc xác lập Hành tinh X.

Mặc dù Sao Diêm Vương đã được phát hiện như một kết quả của việc tìm kiếm Hành tinh X, nhưng nó không phải là Hành tinh X. Vật thể 2003 UB313vành đai Kuiper cũng không phải là Hành tinh X, theo như định nghĩa mới được đưa ra sau cuộc họp của Hiệp hội Thiên văn Quốc tế về định nghĩa hành tinh.

Trong văn hoá đại chúng, "Hành tinh X" đã trở thành một thuật ngữ chung cho những hành tinh chưa được phát hiện trong Hệ Mặt Trời. Tuy nhiên, việc sử dụng khái niệm này bởi các nhà khoa học thì dành riêng cho việc nói về giả thuyết cụ thể được thảo luận ở phía dưới.

Mục lục

[sửa] Bản chất của vấn đề không nhất quán

Vào cuối thế kỷ 19, nhiều nhà thiên văn học đã nghiên cứu về sự tồn tại của hành tinh bên ngoài Sao Hải Vương. Sự phát hiện ra Sao Hải Vương là kết quả của sự tính toán của nhà toán học Adams và Le Verrier để giải thích sự không thống nhất giữa việc tính toán và việc quan sát quỹ đạo của Sao Thiên Vương, Sao ThổSao Mộc.

Tuy nhiên, sau sự phát hiện ra Sao Hải Vương, vẫn còn vài điểm nhỏ trong sự nhất quán giữa các quỹ đạo các hành tinh đó và của bản thân quỹ đạo của Sao Hải Vương. Những điểm này đã dược dùng để chỉ ra sự tồn tại của một hành tinh nữa có quỹ đạo nằm ngoài Sao Hải Vương. Tuy vậy, chuyến du hành Voyager 2 bay ngang qua Sao Hải Vương đã giúp cho việc xác định được khối lượng chính xác của Hành tinh X. Khi một khối lượng mới đã được xác định và được sử dụng ở Jet Propulsion Laboratory Developmental Ephemeris (JPL DE), sự không thống nhất trong kết quả của việc nghiên cứu đã không còn nữa.

Percival Lowell, người nổi tiếng về sự khẳng định đã quán sát thấy kênh đào trên Sao Hỏa, đã gọi hành tinh giả thuyết này là "Hành tinh X". Ông đã thực hiện hai cuộc tìm kiếm nó mà không thành công, cuộc tìm kiếm dầu tiên kết thúc vào năm 1909 và sau khi xem lại những dự đoán về vị trí nó có thể có, cuộc tìm kiếm thứ hai bắt đầu từ năm 1913 đến năm 1915, sau khi Lowell đã xuất bản những giả thuyết toán học của mình về các tham số cho Hành tinh X. Nhưng thật trớ trêu, ngay trong quá trình quan sát của ông trong cùng năm đó, hai bức ảnh mờ của Sao Diêm Vương đã được ghi lại, nhưng nó đã không được nhận ra là một hành tinh mới.

[sửa] Sự phát hiện ra Sao Diêm Vương

Lowell chết vào năm 1916 nhưng vào năm 1928 đài thiên văn Lowell đã bắt đầu một tìm kiếm khác và đã kết thúc với sự phát hiện ra Sao Diêm Vương của Clyde Tombaugh vào năm 1930.

Về sự phát hiện ra nó, Sao Diêm Vương ban đầu đã được cho là Hành tinh X, nhưng khối lượng của nó không đủ để giải thích cho quỹ đạo của Sao Hải Vương, do đó cuộc tìm kiếm vẫn được tiếp tục.

[sửa] Những tìm kiếm rộng hơn về Hành tinh X

Sau sự phát hiện ra Sao Diêm Vương, Tombaugh tiếp tục tìm kiếm tại mặt phẳng Hoàng Đạo cho những hành tinh ở xa khác. Ông đã tìm ra các tiểu hành tinh, các sao biến đổi và thậm chí là sao chổi nhưng không tìm thấy thêm hành tinh nào cả.

Vào những năm của thập kỷ 1980 và 1990, nhà thiên văn học Robert G. Harrington của Đài thiên văn Hải quân Mỹ, người đầu tiên đã tính toán ra rằng Sao Diêm Vương quá nhỏ để có thể làm xáo trộn quỹ đạo của Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương, đã dẫn đầu một cuộc tìm kiếm để xác định rõ lý do thực sự của những quỹ đạo bất thường nhìn bên ngoài của các hành tinh này. Ông đã tính ra rằng bất cứ hành tinh X nào cũng có thể có quỹ đạo khoảng gấp 3 lần quỹ đạo của Sao Hải Vương, có thể là hình elip và nằm xa phía dưới mặt phẳng hoàng đạo. Giả thuyết này đã được tiếp nhận với nhiều sự pha trộn. Brian Marsden của Trung tâm Minor Planet thuộc Đại học Harvard, một người hoài nghi về việc tồn tại của Hành tinh X, đã chỉ ra rằng những điểm không nhất quán này là nhỏ hơn hàng trăm lần so với những gì đã được Adams và Le Verrier chỉ ra và điều này dễ dàng nhận ra với lý do là sự sai lầm trong quan sát. Harringrton đã chết vào năm 1993 mà chưa tìm ra Hành tinh X.

Sau khi Sao Diêm Vương và vệ tinh tự nhiên Charon (được phát hiện vào năm 1978), không có thiên thể ngoài Hải Vương tinh (vật thể Trans-Neptunian) nào được tìm thấy cho đến khi phát hiện ra (15760) 1992 QB1 vào năm 1992. Từ lúc đó, hàng trăm vật thể Trans-Neptunian đã được phát hiện. Các thiên thể phần lớn được nhận ra theo vành đai Kuiper: các mảnh vỡ có dạng băng chuyển động theo quỹ đạo của một hành tinh nằm trong mặt phẳng quỹ đạo bên ngoài Sao Hải Vương, về phía trái của sự hình thành Hệ Mặt Trời. Sao Diêm Vương ngày nay đã được coi như là một trong những vật thể lớn nhất của vành đai Kuiper và là hành tinh lùn lớn thứ hai

[sửa] Việc bác bỏ Hành tinh X

Các con tàu thám hiểm không gian Pioneer 10, Pioneer 11, Voyager 1 và Voyager 2 đã bác bỏ sự tồn tại của Hành tinh X, như Lowell đã đặt ra giả thuyết, theo hai cách.

Cách thứ nhất, khi chúng bay qua mỗi hành tinh bên ngoài, gia tốc được tăng lên bởi sức hút của lực hấp dẫn của hành tinh, và nó được sử dụng để xác định khối lượng của các hành tinh này. Nó chỉ ra khối lượng của các hành tinh ngoài, được tính toán dựa trên những đài thiên văn đặt ở Trái Đất, là rất thấp, chỉ bằng 1%. Khi khối lượng chính xác được dùng để xác định các quỹ đạo của các hành tinh bên ngoài, sự không nhất quán còn lại đã biến mất.

Cách thứ hai, đường đi của những con tàu thám hiểm đã chỉ ra sự thống nhất có thể tính toán được bằng sức hút của lực hấp dẫn của một vật thể lớn chưa phát hiện ra trong Hệ Mặt Trời. Nhiều nhà thiên văn học đã cho rằng việc này là kết thúc của giả thuyết Hành tinh X. Điều này không ngăn trở sự tồn tại của các vật thể tiềm tàng có khối lượng bằng Trái Đất, những vật có thể tránh khỏi sự tìm kiếm kiểu này và cũng có thể không tạo sự nhất quán dễ nhận thấy trong quỹ đạo các hành tinh bên ngoài. Một vật thể như thế có thể coi là "Hành tinh X" chỉ trong cảm giác chung chung, không phải là giác quan khoa học.

[sửa] Sự khôi phục lại Hành tinh X

Xem chi tiết: Vành đai Kuiper

Câu truyện của việc tìm kiếm cho Hành tinh X có thể vẫn chưa kết thúc. Vành đai Kuiper đã dẫn tới một kết thúc bất ngờ tại 55 AU và có sự suy đoán rằng việc này bị gây ra bởi sự tồn tại của một vật thể lớn hơn rất nhiều so với bất cứ vật thể nào khác ở vành đai Kuiper với một khối lượng nằm trong khoảng trung gian giữa Sao Thổ và Trái Đất và nằm ngoài 55 AU. (Nói đúng ra, điều này không giống như Hành tinh X, bởi vì nó đến từ một cơ sở giả thuyết khác.)

Các vật thể như là 50000 Quaoar, 90377 Sedna và 2003 UB313 theo thứ tự được phát hiện vào năm 2002, 20042005, do các nhà khoa học của Viện Công nghệ California (California Institute of Technology) phát hiện ra, có kích thước quá nhỏ để phù hợp với giả thuyết hành tinh mới này. Sedna thì cũng xa nữa.

Một giả thuyết khác cũng đã được Tiến sĩ John Murray của Đại học Mở và John Matese của Đại học Tây Nam Louisiana đưa ra. Cả hai nhà khoa học đã tuyên bố rằng đó chính là do quan sát được các sao chổi một thời gian dài, như Jan Oort đề xuất, các sao này đã xuất hiện một cách ngẫu nhiên từ mọi phía của bầu trời và xuất hiện thiên về một vùng nhất định, vùng mà họ tin có thể bị quấy nhiễu bởi một vật thể to lớn không nhìn thấy. Vật thể này có kích thước ít nhất bằng Sao Hải Vương và có thể hơi na ná với sao lùn nâu [1].

[sửa] Hành tinh X trong tác phẩm hư cấu

  • Trong bộ phim Godzilla thứ 6, Monster Zero, một sinh vật được biết như X-seijin tại Nhật BảnXians hail tại Mỹ, đến từ Hành tinh X, nằm giữa Sao Hải Vương và Sao Thổ.
  • Trong một vài tập phim hoạt hình Looney Tunes về không gian, như là Duck Dodgers trong thế kỷ 24 1/2, có một "Hành tinh X". Cái tên được nhận ra bởi một tờ giấy dán bên ngoài đề là "HÀNH TINH X", một chữ X khổng lồ trên bề mặt của hành tinh, hoặc có thể hành tinh này có dạng chữ X. Trong một vài trường hợp khác, Hành tinh X được đi cùng với các hành tinh khác cũng được đặt tên theo chữ như là Hành tinh Y hoặc hành tinh Z.
  • Trò chơi máy tính RPG Ultima II có một hành tinh X mà người chơi cần phải đến và giành được các đồ vật ở đó.
  • Bộ phim có một số người hâm mộ (cult classic) "The Adventures of Buckaroo Banzai Across the 8th Dimension" (1984), về một người phiêu lưu, bác sĩ phẫu thuật, ngôi sao nhạc rock Buckaroo Banzai (Peter Weller) và ban nhạc của anh, đã đi xâm chiếm một thế giới khác từ chiều thứ 8. Người lãnh đạo thế giới đó là Lord John Whorfin (John Lithgow) đã hỏi "Chúng ta sẽ đi đâu?!" Red Lectoids trả lời "Hành tinh X (10)!" Whorfin: "Khi nào?!" Lectoids: "Sớm thôi!"
  • Phim hoạt hình dài tập Exosquad miêu tả Hành tinh X như một thế giới vô hình bao gồm vật chất tối. Nó được Pirate Clans phát hiện ra và đặt tên nó là Chaos và sau này đã coi nó như là một nơi an toàn cho trận Exofleet.
  • Trong tác phẩm Cthulhu Mythos, Hành tinh X có thể là Ghroth hoặc Yuggoth, mặc dù gần đây thì nó được tin là Sao Diêm Vương.
  • Trong phim Transformers: Cybertron, Hành tinh X là một hành tinh màu tím huyền bí, là nhà của Sideways và Soundwave.
  • Hành tinh X cũng xuất hiện như là một cấp trong trò chơi Timesplitters.
  • Hành tinh X là tên của một tiểu thuyết của Pocket Books, miêu tả một cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật của Marvel Comics là X-Men và Star Trek, mà đã từng có trong tập phim Star Trek: The Next Generation.

[sửa] Tham khảo

  • Ken Croswell: Planet Quest: The Epic Discovery of Alien Solar Systems, London, The Free Press, 1997 pp. 56-71

[sửa] Xem thêm

  • Nemesis (sao)
  • Vulcan (hành tinh)

[sửa] Liên kết ngoài

Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com