Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Sao Thiên Vương – Wikipedia tiếng Việt

Sao Thiên Vương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương, chụp bởi Voyager 2
Đặc điểm của quỹ đạo (Kỷ nguyên J2000)
Bán trục lớn 2.870.972.220 km hay
19,19126393 đơn vị thiên văn.
Chu vi 18,029 × 1012 km hay
120,515 đơn vị thiên văn hay
19,18 lần Trái Đất.
Độ lệch tâm 0,04716771 hay
2,737 lần Trái Đất.
Cận điểm 2.735.555.035 km hay
18,28605596 đơn vị thiên văn.
Viễn điểm 3.006.389.405 km hay
20,0964719 đơn vị thiên văn.
Chu kỳ theo sao 30.708,16 ngày hay
84,07 năm hay
84,011 lần Trái Đất.
Chu kỳ giao hội 369,65 ngày hay
1,013 năm.
Vận tốc quỹ đạo:
- trung bình 6,795 km/s hay
0,229 lần Trái Đất.
- tối đa 7,128 km/s hay
0,235 lần Trái Đất.
- tối thiểu 6,485 km/s hay
0,222 lần Trái Đất.
Độ nghiêng 0,76986° với Hoàng Đạo hay
6,48° với xích đạo Mặt Trời.
Hoàng kinh của điểm nút lên 74,22988°
Acgumen của điểm cận nhật 96,73436°
Tổng số vệ tinh 27
Đặc điểm của hành tinh
Đường kính:
- tại xích đạo 51.118 km hay
4,007 lần Trái Đất.
- qua hai cực 49.946 km hay
3,929 lần Trái Đất.
Độ dẹt 0,0229
Diện tích 8,084 × 109 km² hay
15,849 lần Trái Đất.
Thể tích 68,34 × 1012 km³ hay
63,086 lần Trái Đất.
Khối lượng 86,832 × 1024 kg hay
14,536 lần Trái Đất.
Khối lượng riêng 1318 kg/ hay
0,24 lần Trái Đất.
Gia tốc trọng trường
tại xích đạo
8,69 m/ hay
0,886 lần Trái Đất.
Vận tốc thoát ly 21,29 km/s hay
1,903 lần Trái Đất.
Chu kỳ quay quanh trục −0,7183 ngày hay
17.233 giờ hay
0,720 lần Trái Đất.
Vận tốc quay quanh trục
tại xích đạo
9320 km/h hay
5,566 lần Trái Đất.
Độ nghiêng trục quay 97.77° hay
4,169 lần Trái Đất.
Xích kinh của cực bắc 5 h 9 m 15 s (hay 77,31°)
Xích vĩ của cực bắc 15,175°
Hệ số phản xạ 0,51 hay
1,39 lần Trái Đất.
Nhiệt độ tại bề mặt:
- tối thiểu 59K (hay -214°C)
- trung bình 68K (hay -205°C)
- tối đa K (hay °C)
Áp suất khí quyển
tại bề mặt
120 kPa hay
1,2 lần Trái Đất.
Cấu tạo của khí quyển
H2
He
CH4
NH3
C2H6
C2H2
83%
14%
1,99%
0,01%
0,00025%
0,00001%

Sao Thiên Vương (Thiên Vương Tinh) là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời trở ra và cũng là hành tinh lớn thứ ba của Thái Dương Hệ nếu theo đường kính, hay thứ tư nếu theo khối lượng. Các văn hóa Tây phương dùng tên của thần Ouranos (Ουρανός), vị thần của bầu trời trong thần thoại Hy Lạp, cho hành tinh này; vị thần tương đương trong thần thoại La Mã có tên là Caelus. Tên tiếng Việt của hành tinh được dịch ra dựa vào OuranosSao Thiên Vương, viết theo chữ Nho là 天王星, có nghĩa là "ngôi sao của vị vua trên trời".

Mục lục

[sửa] Sự khám phá ra hành tinh

Sao Thiên Vương là một trong ba hành tinh không được biết ở thời thượng cổ vì không nhìn được bằng mắt thường từ Trái Đất. Vào năm 1690 Sao Thiên Vương được quan sát lần đầu bởi John Flamsteed. Nhà thiên văn này tưởng đó là một ngôi sao tại chòm sao Kim Ngưu và đặt tên cho nó là 34 Tauri. Gần năm 1769 Sao Thiên Vương được quan sát 12 lần bởi Pierre Charles Le Monnier, nhưng nhà thiên văn học này cũng nghĩ rằng ông ta nhìn thấy một ngôi sao. Sự khám phá của hành tinh này được chính thức cấp cho William Herschel vào ngày 13 tháng 3 năm 1781, khi ông ta phân loại nó như một hành tinh. Ông ta cũng đặt tên cho nó là Georgium Sidus, dựa vào tên của vua George III đang ngự trì Đế quốc Anh lúc bấy giờ. Một tên khác cũng được dùng ở thời này là Herschel. Nhưng từ 1850 tên Uranus - đề xuất bởi Johann Bode - đã trở nên thông dụng với các ngôn ngữ Tây phương.

[sửa] Cấu tạo và khí quyển

Cũng giống như Sao MộcSao Thổ, Sao Thiên Vương là loại hành tinh cấu tạo bằng các chất khí ở thể lỏng nhưng không chứa nhiều khinh khí (H2) như hai hành tinh trên. Sao Thiên Vương có một cấu tạo giống như các lõi của Sao Mộc và Sao Thổ mà không có lớp khinh khí ở thể đặc bọc bên ngoài.

Voyager 2 chỉ nhận thấy các lớp mây mỏng và không có gì đặc sắc khi bay ngang Sao Thiên Vương vào năm 1986. Nhưng gần đây (2004), viễn vọng kính Hubble lại nhận thấy nhiều vòng mây tựa như các vòng mây của Sao Mộc.

[sửa] Độ nghiêng của trục quay

Trong khi Sao Mộc có Đốm Đỏ Lớn khổng lồ và Sao Thổ có một vòng đai nhiều mầu thì điểm đặc biệt của Sao Thiên Vương là trục quay của nó. Trong khi các hành tinh khác hầu như đứng thẳng trên quỹ đạo của chúng, Sao Thiên Vương quay trong khi nằm ngang trên quỹ đạo. Độ nghiêng của trục quay đối với quỹ đạo của nó là 97°.

Hậu quả của việc nằm ngang trên quỹ đạo là hai cực của Sao Thiên Vương nhận được nhiều năng lượng Mặt Trời hơn vùng xích đạo. Khi Sao Thiên Vương ở trong khoảng 1/4 phần của quỹ đạo, Mặt Trời chiếu gần như thẳng vào một cực; khi ở trong khoảng 1/4 phần đối diện, Mặt Trời chiếu gần như thẳng vào cực kia. Tuy nhiên vùng xích đạo của Sao Thiên Vương vẫn nóng hơn hai vùng cực và các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được.

Khi Voyager 2 bay ngang Sao Thiên Vương vào năm 1986 thì Mặt Trời đang chiếu thẳng vào "cực Nam" của nó. Sự phân biệt giữa hai cực của Sao Thiên Vương không được rõ vì Sao Thiên Vương có thể được xem như quay ngược với một trục quay nghiêng 97°, hay xem như quay bình thường với một trục quay nghiêng 83° theo hướng kia. Nguyên nhân của độ nghiêng lớn này vẫn chưa được giải thích rõ, ngoại trừ một sự va chạm với một hành tinh khác trong quá khứ.

[sửa] Vòng đai

Sao Thiên Vương có một vòng đai rất mờ tạo bằng những hòn đá với đường kính vào khoảng 10 m. Vòng đai này thật sự bao gồm nhiều vòng đai nhỏ và được khám phá bất ngờ bởi James L. Elliot, Edward W. Dunham và Douglas J. Mink khi họ dùng viễn vọng kính để nghiên cứu bầu khí quyển của Sao Thiên Vương vào tháng 3 năm 1977.

Sư hiện diện của các vòng đai này đã được kiểm chứng bởi Voyager 2 khi phi thuyền này bay ngang Sao Thiên Vương vào 1986.

Các vòng đai của Sao Thiên Vương
Tên Khoảng cách từ
tâm sao Thiên Vương
(ngàn km)
Bề rộng
(km)
1986 U2R 38 2500?
Vòng số 6 41,84 1 - 3
Vòng số 5 42,23 2 - 3
Vòng số 4 42,48 2 - 3
Vòng Alpha 44,72 7 - 12
Vòng Beta 45,67 7 - 12
Vòng Eta 47,19 0 - 2
Vòng Gamma 47,63 1 - 4
Vòng Delta 48,29 3 - 9
1986 U1R 50,02 1 - 2
Vòng Epsilon 51,14 20 - 100

[sửa] Vệ tinh

Cho đến nay (2004) các nhà khoa học đã công nhận 27 vệ tinh tự nhiên của Sao Thiên Vương. Titania và Oberon được khám phá bởi William Herchel vào năm 1787. Ariel và Umbirel được khám phá bởi William Lassell vào năm 1852. Miranda được khám phá bởi Gerard Kuiper vào năm 1948. Đây là các vệ tinh lớn nhất của Sao Thiên Vương và lập thành một nhóm. Nhóm này có quỹ đạo nằm giữa 120 ngàn km và 590 ngàn km nếu kể từ tâm của Sao Thiên Vương ra. Cả 5 vệ tinh tự quay một vòng chung quanh chính mình trong cùng một thời gian với một vòng chung quanh Sao Thiên Vương nên luôn luôn có một mặt hướng về Sao Thiên Vương và một mặt quay đi – giống như trường hợp của Mặt Trăng đối với Địa Cầu.

Trong số 22 vệ tinh nhỏ, một nửa được khám phá bởi Voyager 2 khi phi thuyền này bay ngang Sao Thiên Vương vào năm 1986 và một nửa được khám phá với các viễn vọng kính tân tiến hiện nay.

21 vệ tinh lớn nhất của Sao Thiên Vương
Tên Đường kính của
vệ tinh
(km)
Khối lượng của
vệ tinh
(kg)
Bán kính của
quỹ đạo
(ngàn km)
Chu kỳ của
quỹ đạo
(ngày)
Cordelia 40 45 × 1015 49,77 0,335034
Ophelia 42 54 × 1015 53,79 0,3764
Bianca 51 93 × 1015 59,17 0,434579
Cressida 80 343 × 1015 61,78 0,463570
Desdemona 64 178 × 1015 62,68 0,473650
Juliet 93 557 × 1015 64,35 0,493065
Portia 135 1680 × 1015 66,09 0,513196
Rosalind 72 254 × 1015 69,94 0,558460
Belinda 80 357 × 1015 75,26 0,623527
Puck 162 2890 × 1015 86,01 0,761833
Miranda 472 66 × 1018 129,39 1,413479 S
Ariel 1158 1,35 × 1021 191,02 2,520379 S
Umbriel 1170 1,17 × 1021 266,30 4,144177 S
Titania 1578 3,52 × 1021 435,91 8,705872 S
Oberon 1523 3,01 × 1021 583,52 13,463239 S
Caliban 98 730 × 1015 7231 −579,7
Stephano 20 6 × 1015 8004 −677,4
Trinculo 10 Không biết 8504 −759,0
Sycorax 190 5,4 × 1018 12179 −1288,3
Prospero 30 21 × 1015 16256 −1977,3
Setebos 30 21 × 1015 17418 −2234,8
Chu kỳ của quỹ đạo mang dấu trừ (−) nếu vệ tinh đi ngược với chiều quay của sao Thiên Vương.
S có nghĩa là chu kỳ quay của vệ tinh bằng đúng chu kỳ của quỹ đạo.

[sửa] Quá trình thám hiểm

Cho đến 2004 chỉ có một phi thuyền đi gần đến Sao Thiên Vương. Vào ngày 24 tháng 1 năm 1986 Voyager 2, phóng lên với mục đích thám hiểm Sao Hải Vương, đã bay gần Sao Thiên Vương nhất – vào khoảng 9,1 triệu km – và gửi về nhiều bức ảnh của hành tinh cũng như những vòng đai của nó.

[sửa] Liên kết ngoài


Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com