Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Bệnh cúm – Wikipedia tiếng Việt

Bệnh cúm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bệnh cúm
Mã ICD-10: J10., J11.
Mã ICD-9: 487
siêu vi cúm qua hiển vi điện tử
siêu vi cúm qua hiển vi điện tử

Bệnh cúm là bệnh của loài chimđộng vật có vú do siêu vi trùng dạng RNA thuộc họ Orthomyxoviridae. Bệnh nhân mắc bệnh cúm thường bị tăng nhiệt, đau đầu, đau cổ họng, đau nhức bắp thịt khắp cơ thể, ho, mệt mỏi. Cúm cũng có thể nhập vào làm viêm phổi và có thể đưa đến tử vong, phần lớn ở trẻ em và người lớn tuổi hoặc người yếu miễn nhiễm.

Mục lục

[sửa] Dịch tễ học

[sửa] Lịch sử dịch cúm

Triệu chứng do siêu vi cúm (SVC) được Hippocrates mô tả rành mạch khoảng 2400 năm trước.[1][2] Từ đó, SVC gây nhiều trận dịch - nhưng khó kiểm chứng vì triệu chứng cúm đôi khi bị lẫn lộn với các chứng bệnh như bạch hầu, dịch hạch, dengue và thương hàn.

Trận dịch cúm đầu tiên ghi chép khá rõ trong lịch sử là dịch năm 1580, bắt đầu từ châu Á lan sang châu Phi và đến châu Âu. Tại Roma hơn 8000 người chết và nhiều thành phố của Tây Ban Nha gần như chết sạch.[3] Trong thế kỷ 17 - 18 nhiều trận dịch rải rác khắp nơi, đặc biệt là khoảng năm 1830-1833, dịch cúm lan tràn, làm bệnh nặng đến một phần tư số người bị lây.

Nhưng có lẽ ghê gớm nhất là trận cúm mang tên cúm Tây Ban Nha - do dòng H1N1. Trong hai năm 1918 - 1919, cúm làm chết khoảng 40-50 triệu người [4], theo ước lượng gần đây con số này có thể lên đến khoảng 50-100 triệu.[5]. Trận cúm tàn bạo này được giới nghiên cứu y học xem ngang hàng với trận dịch hạch làm chết gần hai phần ba dân châu Âu giữa thế kỷ 14. Sở dĩ có nhiều tử vong là vì dịch cúm lần này rất mạnh. Khoảng 50% những người ở gần người bị cúm bị lây bệnh, và khi bị lây có triệu chứng rất trầm trọng. Vì triệu chứng trầm trọng khác cúm thường nên lúc bây giờ người ta đoán bệnh sai lạc như bệnh sốt xuất huyết Dengue, kiết lỵ hay thuơng hàn. Một nhà quan sát viết : "Bệnh này tạo một triệu chứng kinh hoàng là chảy máu từ màng nhầy, từ mũi, dạ dày và ruột. Chảy màu cả từ tai và làm mụt bầm trên da ...". Tuy phần lớn tử vong là do các loại vi trùng lợi dụng lúc bệnh nhân đang bị cúm lan vào tạo viêm phổi, một số viên phổi do chính SVC gây nên, làm chảy máu và ứ nước trong phổi.[6] Trận cúm Tây ban Nha quả thực là một bệnh dịch toàn cầu, lan tràn lên tận Bắc cực và cả những vùng đảo xa xôi ở Thái Bình Dương cũng bị lây. Khoảng 2 - 20% người mắc bệnh bị chết (cao hơn tỉ lệ tử vong 0.1 % của loại cúm thông thường).[6][5] Một đặc điển của dịch cúm này là đa số người chết thuộc tuổi khá trẻ, 99% tử vong tuổi nhỏ hơn 65, và 50% ở tuổi 20 - 40.[7] (so với cúm thông thường làm chết trẻ nhỏ và người già trên 65). ngươi ta ước lượng đợt cúm 1918-1919 giết chết khoảng 2.5 - 5% dân số toàn thế giới. Trong vòng nửa năm đầu, 25 triệu người bị cúm mà chết (so với bệnh AIDS giết 25 triệu người trong 25 năm).[5]

Những trận dịch cúm sau đó không đến nổi quá tàn khốc gồm dịch cúm Á châu năm 1957 (loại A, H2N2) và dịch cúm HongKong (loại A, H3N2). Tuy thế, mỗi đợt cũng làm cả triệu người chết. Số tử vong ít lại có lẽ là nhờ thuốc kháng sinh làm giảm số viêm phổi do vi trùng. [6]

Tên gọi Thời gian Sồ tử vong Loại cúm
Cúm Nga - Á châu 1889-90 1 triệu H2N2 (?)
Cúm Tây Ban Nha 1918-20 40 triệu H1N1
Cúm Á châu 1957-58 1 to 1.5 triệu H2N2
Cúm Hong Kong 1968-69 0.75 to 1 triệu H3N2

[sửa] Siêu vi trùng cúm

Siêu vi trùng thuộc họ Orthomyxoviridae được Richard Schope khám phá trong loài heo năm 1931.[8] Năm 1933, nhóm nghiên cứu y tế Anh Quốc do Patrick Laidlaw hướng dẫn tìm ra SVC trong con người.[9] Nhưng đến 1935 qua công trình của Wendell Stanley khoa học mới nhận thức được thể trạng "vô bào" của siêu vi trùng.

Vài năm sau, Frank Macfarlane Burnet khám phá ra rằng SVC mất sức gây bệnh nếu được cấy trong trứng gà. [10] Năm 1944 nhóm nghiên cứu của Thomas Francis, Jr. tại Đại học Michigan được quân đội Hoa Kỳ bảo trợ tìm vắc-xin chống cúm đầu tiên.[11] Quân đội Hoa Kỳ bỏ rất nhiều công sức vào việc tìm vắc-xin cúm (sau thế chiến II, trong vài tháng năm 1918, nhiều ngàn lính Hoa Kỳ bị cúm chết).[5]

Sau trận dịch cúm tại Hong Kong năm 1968, những trận dịch khác , như tại New Jersey (1976), Nga (1977), Hong Kong (1997) đều gây ít thiệt hại nhân mạng. Có lẽ do con người ngày càng có khả năng miễn nhiễm tốt hơn. [12]

Hình:3D Influenza virus.png
Structure of the influenza viron. The hemagglutinin (HA) and neuraminidase (NA) proteins are shown on the surface of the particle. The viral RNAs that make up the genome are shown as red coils inside the particle and bound to Ribonuclear Proteins (RNPs).

[sửa] Phân loại siêu vi trùng cúm

Siêu vi trùng cúm có ba loại: A, B và C. Loại A và C gây cúm ờ nhiều động vật, loại B chỉ nhiễm riêng loài người.[13]

SVC loại A gây cúm trầm trọng ở người, được chia dạng theo kháng thể của huyết thanh (serotype), như sau:[13]

  • H1N1 "cúm tây Ban Nha".
  • H2N2 "cúm Á châu".
  • H3N2 "cúm Hong Kong".
  • H5N1 cúm "gia cầm" trong hai năm 2006-7.
  • H7N7 cúm có khả năng lạ, gây cúm gia cầm và người.[14]
  • H1N2 gây cúm ở người và heo.
  • H9N2, H7N2, H7N3, H10N7.

SVC loại B gây cúm ở người nhưng tỉ lệ ít hơn. Loại này thỉnh thoảng có thể gây cúm ở loài hải cẩu.[15] Laọi B thay hình đổi dạng chậm hơn loại A. [16] và do đó chỉ có 1 dạng huyết thanh. [13] Con người thường gặp SVC loại B từ bé và thường có miễn nhiễm nhưng không có được lâu vì SVC B thường cũng đổi dạng.[17] Nhưng vì đổi chậm nên SVC loại B không gây những trận dịch lớn như lại A.[18]

Siêu vi cúm loại C gây cúm ở người và heo, có khả năng gây dịch nặng.[19] Tuy nhiên loại C hiếm hơn và ở trẻ em không trầm trọng gì mấy.[20][21]

[sửa] Structure and properties

The following applies for Influenza A viruses, although other strains are very similar in structure[22]:

The influenza A virus particle or virion is 80-120 nm in diameter and usually roughly spherical, although filamentous forms can occur.[23] Unusually for a virus, the influenza A genome is not a single piece of nucleic acid; instead, it contains eight pieces of segmented negative-sense RNA (13.5 kilobases total), which encode 11 proteins (HA, NA, NP, M1, M2, NS1, NEP, PA, PB1, PB1-F2, PB2).[24] The best-characterised of these viral proteins are hemagglutinin and neuraminidase, two large glycoproteins found on the outside of the viral particles. Neuraminidase is an enzyme involved in the release of progeny virus from infected cells, by cleaving sugars that bind the mature viral particles. By contrast, hemagglutinin is a lectin that mediates binding of the virus to target cells and entry of the viral genome into the target cell.[25] The hemagglutinin (HA or H) and neuraminidase (NA or N) proteins are targets for antiviral drugs.[26] These proteins are also recognised by antibodies, i.e. they are antigens.[12] The responses of antibodies to these proteins are used to classify the different serotypes of influenza A viruses, hence the H and N in H5N1.

[sửa] Infection and replication

Hình:Virusreplication.png
Host cell invasion and replication by the influenza virus. The steps in this process are discussed in the text.

Influenza viruses bind through hemagglutinin onto sialic acid sugars on the surfaces of epithelial cells; typically in the nose, throat and lungs of mammals and intestines of birds (Stage 1 in infection figure).[27] The cell imports the virus by endocytosis. In the acidic endosome, part of the haemagglutinin protein fuses the viral envelope with the vacuole's membrane, releasing the viral RNA (vRNA) molecules, accessory proteins and RNA-dependent RNA transcriptase into the cytoplasm (Stage 2).[28] These proteins and vRNA form a complex that is transported into the cell nucleus, where the RNA-dependent RNA transcriptase begins transcribing complementary positive-sense vRNA (Steps 3a and b).[29] The vRNA is either exported into the cytoplasm and translated (step 4), or remains in the nucleus. Newly-synthesised viral proteins are either secreted through the Golgi apparatus onto the cell surface (in the case of neuraminidase and hemagglutinin, step 5b) or transported back into the nucleus to bind vRNA and form new viral genome particles (step 5a). Other viral proteins have multiple actions in the host cell, including degrading cellular mRNA and using the released nucleotides for vRNA synthesis and also inhibiting translation of host-cell mRNAs.[30]

Negative-sense vRNAs that form the genomes of future viruses, RNA-dependent RNA transcriptase, and other viral proteins are assembled into a virion. Hemagglutinin and neuraminidase molecules cluster into a bulge in the cell membrane. The vRNA and viral core proteins leave the nucleus and enter this membrane protrusion (step 6). The mature virus buds off from the cell in a sphere of host phospholipid membrane, acquiring hemagglutinin and neuraminidase with this membrane coat (step 7).[31] As before, the viruses adhere to the cell through hemagglutinin; the mature viruses detach once their neuraminidase has cleaved sialic acid residues from the host cell.[27] After the release of new influenza virus, the host cell dies.

Because of the absence of RNA proofreading enzymes, the RNA-dependent RNA transcriptase makes a single nucleotide insertion error roughly every 10 thousand nucleotides, which is the approximate length of the influenza vRNA. Hence, nearly every newly-manufactured influenza virus is a mutant.[32] The separation of the genome into eight separate segments of vRNA allows mixing or reassortment of vRNAs if more than one viral line has infected a single cell. The resulting rapid change in viral genetics produces antigenic shifts and allow the virus to infect new host species and quickly overcome protective immunity.[12] This is important in the emergence of pandemics, as discussed in the Epidemiology section.

[sửa] Triệu chứng

[sửa] Điều trị

[sửa] Phòng ngừa

Thuốc vắc-xin bệnh cúm (Vaxigrip): là loại vắc-xin tinh chất, không tác hại. Mỗi 0,5ml dung dịch vắc-xin có chứa antigen:

  • A/New Caledonia/20/99 (H1N1) - gần giống dòng A/New Caledonia/20/99 (IVR-116) 15mg haemagglutinin,
  • A/Moscow/10/99 (H3N2) - gần giống dòng A/Panama/2007/99 (RESVIR-17) 15 mg haemagglutinin,
  • B/Hong-Kong 330/2001 - gần giống dòng B/Shangdong/7/97 15 mg haemagglutininin.

Vắc-xin điều chế từ siêu vi trùng cấy trong trứng gà và được formaldehyde làm cho vô hại.

Sau khi tiêm Vaxigrip, cơ thể tạo kháng thể chống lại các dòng siêu vi cúm trong vắc-xin. Nhưng vì các dòng siêu vi cúm thay đổi thường xuyên, vắc-xin chống cúm có thể không ngăn cản đươc tất cả loại cúm - và thường được thay đổi theo từng năm, từng trận dịch cúm.

[sửa] Thuốc ngừa bệnh cúm

Biện pháp đơn giản tốt nhất để phòng ngừa cảm cúm là chích ngừa cảm cúm vào mỗi mùa thu.[33]

Có hai loại thuốc ngừa cảm cúm:

  1. Thuốc chích ngừa cảm cúm”— - một loại thuốc ngừa cảm cúm vô hại (chứa siêu vi đã chết) dùng để chích, thường chích ở cánh tay. Chích ngừa cảm cúm được chấp thuận cho sử dụng ở những người trên 6 tháng, kể cả người khỏe mạnh và người có bệnh mạn tính.
  2. Thuốc xịt mũi ngừa cảm cúm— - một loại thuốc ngừa có chứa siêu vi cảm cúm còn sống và suy yếu để không gây cảm cúm, đôi lúc được gọi là LAIV (Live Attenuated Influenza Vaccine, hay “Thuốc Ngừa Cảm Cúm có Siêu Vi Còn Sống và Suy Yếu”). LAIV được chấp thuận cho sử dụng ở những người khỏe mạnh từ 5 đến 49 tuổi và không có thai.

Trong mỗi thuốc ngừa đều có ba loại siêu vi cảm cúm —một siêu vi A (H3N2), một siêu vi A (H1N1), và một siêu vi B. Những loại siêu vi có trong thuốc ngừa sẽ thay đổi hàng năm dựa trên cuộc nghiên cứu quốc tế và dự đoán của các nhà khoa học về chủng loại siêu vi nào sẽ lây truyền trong năm dự báo.

Khoảng hai tuần lễ sau khi chích ngừa, cơ thể sẽ sinh thêm kháng thể để đề kháng việc lây nhiễm siêu vi cảm cúm.

[sửa] Chích ngừa vào lúc nào

Tháng Mười và tháng Mười Một là thời gian tốt nhất để chích ngừa, nhưng quý vị vẫn có thể chích ngừa vào tháng Mười Hai và những tháng sau đó. Mùa cảm cúm có thể khởi đầu ngay từ tháng Mười và kéo dài đến tận tháng Năm.

[sửa] Ai nên chích ngừa

Nói chung, bất cứ người nào muốn giảm thiểu nguy cơ bị cảm cúm đều có thể đi chích ngừa. Tuy nhiên, vẫn có những người nên đi chích ngừa hàng năm. Họ là những người có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng của cảm cúm hoặc sống chung hay chăm sóc cho những người có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng.

Những người nên chích ngừa hàng năm:

  1. Người có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng của cảm cúm
  2. Những người từ 65 tuổi trở lên;
  3. Những người cư trú tại các viện dưỡng lão và cơ sở chăm sóc dài hạn khác có người bị bệnh tật triền miên;
  4. Người lớn và trẻ em từ 6 tháng trở lên bị bệnh tim hoặc phổi mãn tính, kể cả bệnh suyễn;
  5. Người lớn và trẻ em từ 6 tháng trở lên cần chữa trị y tế thường xuyên hoặc nhập viện trong năm ngoái do bị bệnh chuyển hóa (giống như bệnh tiểu đường), bệnh thận mãn tính, hoặc suy giảm hệ miễn dịch (kể cả gặp vấn đề về hệ miễn dịch do dùng thuốc hay bị nhiễm siêu vi liệt bại kháng thể [HIV/AIDS (bệnh liệt kháng)] gây ra);
  6. Trẻ em từ 6 tháng đến 18 tuổi được điều trị dài hạn bằng thuốc aspirin. (Nếu trẻ em dùng thuốc aspirin trong lúc các em mắc bệnh cúm thì có nguy cơ bị hội chứng Reye);
  7. Phụ nữ có thai trong mùa bệnh cúm;
  8. Tất cả trẻ em từ 6 đến 23 tháng;

[sửa] Xem thêm

[sửa] Liên kết ngoài

[sửa] Chú thích

  1. Martin P, Martin-Granel E (Jun năm 2006). “2,500-year evolution of the term epidemic”. Emerg Infect Dis 12 (6). PMID 16707055.
  2. Hippocrates. Of the Epidemics (written 400 BCE and translated by Francis Adams). Được truy cập ngày 2006-10-18.
  3. Potter CW (Oct năm 2006). “A History of Influenza”. J Appl Microbiol. 91 (4): 572-579. PMID 11576290.
  4. Patterson KD, Pyle GF. (Spring năm 1991). “The geography and mortality of the 1918 influenza pandemic.”. Bull Hist Med. 65 (1): 4-21. PMID 2021692.
  5. 5,0 5,1 5,2 5,3Chapter 1: The Story of Influenza”, Knobler S, Mack A, Mahmoud A, Lemon S (Editors) The Threat of Pandemic Influenza: Are We Ready? Workshop Summary (2005), p60-61, Washington DC: The National Academies Press.
  6. 6,0 6,1 6,2 Taubenberger J, Reid A, Janczewski T, Fanning T (Dec 29 năm 2001). “Integrating historical, clinical and molecular genetic data in order to explain the origin and virulence of the 1918 Spanish influenza virus.”. Philos Trans R Soc Lond B Biol Sci 356 (1416): 1829-39. PMID 11779381.
  7. Simonsen L, Clarke M, Schonberger L, Arden N, Cox N, Fukuda K (Jul năm 1998). “Pandemic versus epidemic influenza mortality: a pattern of changing age distribution.”. J Infect Dis 178 (1): 53-60. PMID 9652423.
  8. Shimizu K. (Oct năm 1997). “History of influenza epidemics and discovery of influenza virus”. Nippon Rinsho. 55 (10): 2505-201. PMID 9360364.
  9. Smith W, Andrewes CH, Laidlaw PP. (1933). “A virus obtained from influenza patients.”. Lancet. 2 pages = 66-68.
  10. Sir Frank Macfarlane Burnet: Biography The Nobel Foundation. Accessed 22 Oct 06
  11. Kendall H (2006). “Vaccine Innovation: Lessons from World War II.”. Journal of Public Health Policy 27 (1): 38-57.
  12. 12,0 12,1 12,2
  13. 13,0 13,1 13,2 Hay A, Gregory V, Douglas A, Lin Y (Dec 29 năm 2001). “The evolution of human influenza viruses.” (PDF). Philos Trans R Soc Lond B Biol Sci 356 (1416): 1861-70. PMID 11779385.
  14. Fouchier R, Schneeberger P, Rozendaal F, Broekman J, Kemink S, Munster V, Kuiken T, Rimmelzwaan G, Schutten M, Van Doornum G, Koch G, Bosman A, Koopmans M, Osterhaus A (2004). “Avian influenza A virus (H7N7) associated with human conjunctivitis and a fatal case of acute respiratory distress syndrome.”. Proc Natl Acad Sci U S A 101 (5): 1356-61. PMID 14745020.
  15. Osterhaus A, Rimmelzwaan G, Martina B, Bestebroer T, Fouchier R (2000). “Influenza B virus in seals.”. Science 288 (5468): 1051-3. PMID 10807575.
  16. Nobusawa E, Sato K (Apr năm 2006). “Comparison of the mutation rates of human influenza A and B viruses.”. J Virol 80 (7): 3675-8. PMID 16537638.
  17. Webster R, Bean W, Gorman O, Chambers T, Kawaoka Y (1992). “Evolution and ecology of influenza A viruses.”. Microbiol Rev 56 (1): 152-79. PMID 1579108.
  18. Zambon M (Nov năm 1999). “Epidemiology and pathogenesis of influenza.”. J Antimicrob Chemother 44 Suppl B: 3-9. PMID 10877456.
  19. Matsuzaki Y, Sugawara K, Mizuta K, Tsuchiya E, Muraki Y, Hongo S, Suzuki H, Nakamura K (2002). “Antigenic and genetic characterization of influenza C viruses which caused two outbreaks in Yamagata City, Japan, in 1996 and 1998.”. J Clin Microbiol 40 (2): 422-9. PMID 11825952.
  20. Matsuzaki Y, Katsushima N, Nagai Y, Shoji M, Itagaki T, Sakamoto M, Kitaoka S, Mizuta K, Nishimura H (May 1 năm 2006). “Clinical features of influenza C virus infection in children.”. J Infect Dis 193 (9): 1229-35. PMID 16586359.
  21. Katagiri S, Ohizumi A, Homma M (Jul năm 1983). “An outbreak of type C influenza in a children's home.”. J Infect Dis 148 (1): 51-6. PMID 6309999.
  22. International Committee on Taxonomy of Viruses descriptions of: Orthomyxoviridae Influenzavirus B Influenzavirus C
  23. International Committee on Taxonomy of Viruses. The Universal Virus Database, version 4: Influenza A.
  24. Ghedin E, Sengamalay N, Shumway M, Zaborsky J, Feldblyum T, Subbu V, Spiro D, Sitz J, Koo H, Bolotov P, Dernovoy D, Tatusova T, Bao Y, St George K, Taylor J, Lipman D, Fraser C, Taubenberger J, Salzberg S (Oct 20 năm 2005). “Large-scale sequencing of human influenza reveals the dynamic nature of viral genome evolution.”. Nature 437 (7062): 1162-6. PMID 16208317.
  25. Suzuki Y (2005). “Sialobiology of influenza: molecular mechanism of host range variation of influenza viruses.”. Biol Pharm Bull 28 (3): 399-408. PMID 15744059.
  26. Wilson J, von Itzstein M (Jul năm 2003). “Recent strategies in the search for new anti-influenza therapies.”. Curr Drug Targets 4 (5): 389-408. PMID 12816348.
  27. 27,0 27,1 Wagner R, Matrosovich M, Klenk H (May-Jun năm 2002). “Functional balance between haemagglutinin and neuraminidase in influenza virus infections.”. Rev Med Virol 12 (3): 159-66. PMID 11987141.
  28. Lakadamyali M, Rust M, Babcock H, Zhuang X (Aug 5 năm 2003). “Visualizing infection of individual influenza viruses.”. Proc Natl Acad Sci U S A 100 (16): 9280-5. PMID 12883000.
  29. Cros J, Palese P (Sep năm 2003). “Trafficking of viral genomic RNA into and out of the nucleus: influenza, Thogoto and Borna disease viruses.”. Virus Res 95 (1-2): 3-12. PMID 12921991.
  30. Kash J, Goodman A, Korth M, Katze M (Jul năm 2006). “Hijacking of the host-cell response and translational control during influenza virus infection.”. Virus Res 119 (1): 111-20. PMID 16630668.
  31. Nayak D, Hui E, Barman S (Dec năm 2004). “Assembly and budding of influenza virus.”. Virus Res 106 (2): 147-65. PMID 15567494.
  32. Drake J (May 1 năm 1993). “Rates of spontaneous mutation among RNA viruses.”. Proc Natl Acad Sci U S A 90 (9): 4171-5. PMID 8387212.
  33. Thông Tin Cần Biết về Thuốc Ngừa Bệnh Cúm www.cdc.gov


Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com