Nucleotide
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Các nucleoit(Nucleotides) (viết tắt là Nu) là các đơn phân của đa phân (polymer) DNA (còn gọi là ADN-acide déxoyribonucléique) ( trong tiếng Việt,Pháp).
1 Nu = 1 déoxyribose + 1 phosphate + 1 base.
Déoxyribose là một aldopentose(đường 5 C,=ribose - OH ở C2),trong cấu trúc của Nu,đường này ở dạng vòng furane và có 3 gốc -OH tự do ở C1,C3,C5.-OH ở C1 sẽ liên kết với N của base, -OH ở C5 sẽ liên kết với gốc P,-OH ở C3 liên kết với P của Nu tiếp theo.
Các loại base:Adenine,Thymine,Cytosine,Guanine. Có 4 loại Nu là:
Các Nu này được liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung ( A chỉ có thể liên kết với T, G chỉ có thể liên kết với X và ngược lại).
Trong phân tử DNA, các Nu trên mỗi mạch của gen liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị (liên kết phospodiester) được tạo ra bởi sự liên kết giữa phân tử đường của Nu này với axit photphoric của Nu kia tạo thành 1 chuỗi polynucleotit.
Các Nu trên 2 mạch đơn của gen liên kết với nhau bằng liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung:
- A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro
- G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro
Vì thế ta có công thức tính số liên kết hidro của 1 phân tử DNA là :
- H = 2A + 3G
Chúng ta còn có thể suy ra công thức tính số liên kết hóa trị của 1 phân tử DNA là :
- K = 2 (tổng số Nu của phân tử DNA + 1)