Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Loạt bài Lịch sử Việt Nam |
||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà là một nước độc lập ở vùng Đông Nam Á có lãnh thổ chính thức bao gồm cả nước Việt Nam hiện nay từ năm 1945 đến năm 1954 và là một nước độc lập theo chủ nghĩa xã hội có lãnh thổ chính thức là miền Bắc Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1976.
[sửa] Lịch sử
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 (đây cũng là ngày quốc khánh của nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiện nay), với đóng góp chung của toàn dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của của mặt trận Việt Minh. Ban đầu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Pháp công nhận (trong hiệp ước năm 1946 - là một nước tự do thuộc Liên hiệp Pháp) và được các nước trong phe xã hội chủ nghĩa cũng như các nước khác công nhận sau này, khởi đầu bởi Trung Quốc và Liên Xô vào năm 1950. Thủ đô kháng chiến đặt ở Việt Bắc.
Năm 1954 sau khi quân viễn chinh Pháp bị đánh bại tại trận Điện Biên Phủ, Pháp phải chính thức công nhận nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà. Theo Hiệp đình đình chiến tại Genève, lãnh thổ nước Việt Nam bị chia thành hai vùng kiểm soát.
Miền Bắc thuộc quyền kiểm soát của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thủ đô là Hà Nội, đặt dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh.
Miền Nam thuộc quyền kiểm soát của Quốc gia Việt Nam, thuộc khối Liên hiệp Pháp. Năm 1955, Việt Nam Cộng Hòa được thành lập từ Quốc gia Việt Nam sau cuộc trưng cầu dân ý với thủ đô là thành phố Sài Gòn.
Ngay sau thời khắc chia đất nước ra làm hai vùng kiểm soát, đã diễn ra cuộc di cư lớn của gần 1 triệu người dân miền Bắc, mà đa số là người Công giáo, vào miền Nam, với niềm tin "theo Chúa vào Nam". Một số người cho rằng họ bị chính sách của chính quyền miền Bắc bức hại bản thân họ. Một số khác ở miền Nam, theo chủ nghĩa cộng sản, tập kết ra miền Bắc theo Hiệp định Genève. Theo như Hiệp định này, sẽ có một cuộc tổng tuyển cử ở cả hai miền sau hai năm để thống nhất đất nước.
Giữa năm 1955 và năm 1956, một cuộc cải cách ruộng đất được tiến hành với mục đích tước đoạt ruộng đất của địa chủ về tay nông dân nhằm đấu tranh giai cấp để thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cuộc cải cách đã có nhiều điểm sai lầm như đấu tố nhầm, xử tội không thông qua tòa án hoặc chỉ qua "Tòa án Nhân dân". Các nhà lãnh đạo chính quyền, trong đó có Hồ Chí Minh, đã chính thức xin lỗi trước dân chúng về các sai lầm này. Tuy nhiên, chính quyền chỉ xin lỗi để xoa dịu sự phẫn nộ của dân chúng mà không có hành động cụ thể nào.
Năm 1959, Đảng Lao động Việt Nam đã bí mật quyết định hỗ trợ tiến hành chiến tranh ở miền Nam bằng mọi giá để thống nhất đất nước và thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên toàn quốc.
Với sự viện trợ của đồng minh Liên Xô và Trung Quốc, những người cộng sản miền Bắc Việt Nam đã hỗ trợ người và của cho cộng sản miền Nam đối đầu Việt Nam Cộng Hòa và quân đồng minh của Việt Nam Cộng hòa suốt 20 năm (1955-1975), Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã là hậu phương lớn của miền Nam. Lãnh thổ của miền Bắc Việt Nam cũng bị tác hại của cuộc Chiến tranh Việt Nam với các chiến dịch ném bom của người Mỹ với mục đích ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam Việt Nam.
Với sự kiện 30 tháng 4, 1975, miền Nam Việt Nam được tiếp quản bởi chính quyền lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thiên Cộng sản. Miền Nam và miền Bắc hợp lại ngày 2 tháng 7 năm 1976 thành một đất nước thống nhất: Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, với tên gọi chung là đất nước Việt Nam.
[sửa] Liên kết ngoài
(bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà bằng tiếng Anh)