Nhà Tùy
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lịch sử Trung Quốc | ||||||
Tam Hoàng Ngũ Đế | ||||||
Nhà Hạ | ||||||
Nhà Thương | ||||||
Nhà Chu | ||||||
Xuân Thu | Nhà Đông Chu | |||||
Chiến Quốc | ||||||
Nhà Tần | ||||||
Nhà Tây Hán | Nhà Hán | |||||
Nhà Tân | ||||||
Nhà Tùy
|
||||||
THDQ (Đài Loan) |
Nhà Tùy (隋朝 Hanyu Pinyin: suí cháo, 581–618) là một triều đại tiếp theo thời kỳ Nam Bắc triều và trước nhà Đường ở Trung Quốc. Nó đã kết thúc gần bốn thế kỷ cai trị của các lãnh chúa.
Nhà Tùy được sáng lập bởi vua Văn đế (tên thật là Dương Kiên), có thủ đô đặt tại Trường An (ngày nay là Tây An). Triều đại này được đánh dấu bởi các sự kiện như sự thống nhất nam và bắc Trung Quốc cũng như việc xây dựng kênh Đại vận hà, mặc dù nó là một triều đại Trung Quốc tương đối ngắn. Trong thời kỳ này các vua Văn đế và Dạng đế đã thực hiện nhiều cải cách: hệ thống phân chia ruộng đất công bằng, là sự mở đầu cho việc giảm sự ngăn cách giàu nghèo, làm tăng các hoạt động sản xuất nông nghiệp; tập trung hóa quyền lực nhà nước và việc đúc tiền đã được tiêu chuẩn và thống nhất hóa; quốc phòng được cải thiện và Vạn Lý Trường Thành được mở rộng. Phật giáo cũng đã được phát triển và khuyến khích trong cả nước, thống nhất các dân tộc và các nền văn hóa của Trung Quốc. Năm 587 nhà Tùy bắt đầu áp dụng chế độ khoa cử tại Trung Quốc.
Triều đại này thông thường hay được so sánh với nhà Tần (8 thế kỷ trước đó) về sự ngắn ngủi cũng như sự tàn nhẫn của các chính sách của nó. Sự kéo dài ngắn ngủi của nhà Tùy được cho là do các nhu cầu bạo ngược của nhà nước đối với nhân dân, những người dân đã không thể chịu nổi các gánh nặng của sưu thuế và lao động cưỡng bức. Các nguồn lực này được sử dụng để xây dựng kênh Đại vận hà - một tượng đài của kỳ công xây dựng - cũng như để hoàn thiện các dự án xây dựng khác, bao gồm tái thiết Vạn Lý Trường Thành. Bị làm suy yếu đi bởi các chiến dịch quân sự tốn kém và thảm khốc giữa nhà Tùy và vương quốc Goguryeo (tên gọi của Triều Tiên khi đó) trong những năm đầu thế kỷ 7, triều đại này đã bị phân rã bởi những cuộc nổi loạn, phản bội và ám sát.
Mục lục |
[sửa] Nhà Tùy và Phật giáo
Phật giáo đã rất phổ biến trong thời kỳ lục quốc trước khi nhà Tùy ra đời, có nguồn gốc từ Ấn Độ thông qua Kushan đi vào Trung Quốc vào thời kỳ cuối của nhà Hán. Phật giáo đã có ảnh hưởng trong thời kỳ lục quốc, khi sự kiểm soát chính trị của trung ương còn bị giới hạn. Phật giáo đã tạo ra một sức mạnh văn hóa thống nhất làm người dân ra khỏi chiến tranh và là tiền đề tạo ra nhà Tùy. Trong nhiều phương diện, Phật giáo có vai trò quan trọng trong sự hiện thân mới của văn hóa tại Trung Quốc dưới thời nhà Tùy.
[sửa] Tùy Văn đế và khởi đầu nhà Tùy
Nhà Tùy bắt đầu từ khi Dương Kiên (541-604) đem con gái gả cho vua Bắc Chu là vua Chu Tuyên đế (559-580). Khi vua Chu Tuyên đế chết đột ngột thì ngai vàng đến tay cháu ngoại ông (Chu Tĩnh đế), Dương Kiên trở thành quan đại thần nhiếp chính cho cháu ngoại. Ông đã giết một loạt các quan lại chống đối và sau đó chiếm luôn cả ngai vàng từ tay vua Bắc Chu khi đó mới có 6 tuổi. Ông đã thu được sự ủng hộ của các bộ lạc thiểu số bằng cách công nhận các tước hiệu của họ nhưng điều này cũng làm cho ông mất đi sự ủng hộ từ giới theo Nho học là giai cấp nắm quyền lực trong các triều đại trước đó. Với sự ủng hộ của các bộ lạc đó, Văn đế đã mở rộng đế chế phía bắc.
Một trong những cải tiến ông đã thực hiện trong thời gian cai trị là thiết lập các kho thóc như là nguồn cung cấp lương thực và phương tiện để bình ổn giá cả thị trường bằng cách thu thuế từ hoa màu.
[sửa] Tùy Dạng đế
Vua Tùy Dạng đế chiếm ngai vàng sau khi giết chết cha mình. Ông tiếp tục mở rộng đế chế, nhưng không giống như cha mình, ông không tìm kiếm sự ủng hộ của các bộ lạc thiểu số. Ngược lại, ông phục hồi giáo dục Nho học và hệ thống khoa cử Nho học để chọn lựa quan lại. Bằng việc khuyến khích cải cách giáo dục ông đã mất đi sự ủng hộ của các bộ lạc. Ông cũng bắt đầu rất nhiều dự án xây dựng tốn kém như kênh Đại vận hà. Điều này cùng với cuộc xâm lăng của quân đội nhà Tùy vào Triều Tiên, các cuộc xâm lăng của các bộ lạc người Tuốc vào Trung Quốc cũng như cuộc sống xa hoa trụy lạc của ông trên lưng người nông dân, ông đã đánh mất sự ủng hộ của công chúng và đã bị sát hại bởi các quan lại trong triều cuối năm 617.
[sửa] Các vua nhà Tùy
Miếu hiệu | Tên thật | Thời gian cai trị | Niên hiệu (年號) |
Văn đế (文帝) | Dương Kiên (楊堅) | 581-604 | Khai Hoàng (開皇) 581-600 Nhân Thọ (仁壽) 601-604 |
Dạng đế (煬帝) | Dương Quảng (楊廣) | 605-617 | Đại Nghiệp (大業) 605-617 |
Cung đế (恭帝) | Dương Hựu (楊侑) | 617-618 | Nghĩa Ninh (義寧) 617-618 |
[sửa] Xem thêm
- Tước hiệu Trung Quốc
- Kênh Đại vận hà
- Lịch sử Triều Tiên