Hồ Tông Thốc
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hồ Tông Thốc, là một nhà sử học của Việt Nam vào cuối thời nhà Trần.
[sửa] Tiểu sử
Tên của ông nguyên là Hồ Tông Thốc. Sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục ghi là Hồ Tôn Thốc (đổi sang Tôn do kiêng húy nhà Nguyễn).
Ông sinh ra và lớn lên tại xã Kẻ Cuồi, nay là xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Năm 17 tuổi, ông đã đậu tiến sĩ.
Năm 1372, ông được phong làm Hàm lâm viện học sĩ.
Đại Việt sử ký toàn thư (VIII, 9) viết:
- Tông Thốc (người Sĩ Thành, Diễn Châu) tuổi trẻ đỗ cao, rất có tài danh. Trước đó, Thốc chưa được nổi tiếng lắm, gặp tết Nguyên tiêu, có đạo nhân là Lê Pháp Quan treo đèn đặt tiệc, mời khách văn chương đến dự làm vui. Thốc nhận thiếp xin đề thơ, làm xong trăm bài thơ ngay trên bữa tiệc. Mọi người xúm lại xem, rất thán phục. Từ đấy tiếng dậy kinh sư, vì giỏi văn học nên được người đương thời kính trọng, mà thơ rượu thì không ngày nào không có.
- Trước kia Tông Thốc làm An phủ, có lấy của dân, việc bị phát giác, Nghệ Tông thấy làm lạ hỏi ông chuyện đó. Tông Thốc lạy tạ thưa rằng: "Một con chịu ơn vua, cả nhà ăn lộc trời", vua tha tội cho. Sau ông được thăng nhiều lần, đến Hàn lâm học sĩ phụng chỉ kiêm Thẩm hình viện sứ, thọ hơn 80 tuổi, mất tại nhà.
[sửa] Các tác phẩm
- Việt sử cương mục
- Việt Nam thế chí
- Phú học chỉ nam
- Thảo nhàn hiệu tần thi tập (thơ)
[sửa] Hình ảnh công cộng
Tên ông được đặt cho trường Trung học Cơ sở Hồ Tông Thốc, xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, đường Hồ Tông Thốc, xã Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.