Hệ ngôn ngữ Altai
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hệ ngôn ngữ Altai là một tổng hợp bao gồm hơn 65 ngôn ngữ tập trung tại Trung Á. Các nhà ngôn ngữ học chia hệ này ra làm 3 nhóm chính: Nhóm Mông Cổ, Nhóm Thổ Nhĩ Kỳ và Nhóm Tungus. Các tiếng điển hình cho hệ ngôn ngữ này là tiếng Mông Cổ, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ...
Một số nhà ngôn ngữ học đã đề nghị đặt thêm tiếng Nhật và tiếng Triều Tiên vào trong hệ này. Trong khi đó, một số khác cho rằng hệ này phải được chia ra làm 3 hệ khác nhau. Sự xếp đặt các tiếng Nhật, tiếng Triều Tiên, tiếng Ainu... vào trong hệ này vẫn còn tạo ra nhiều tranh luận giữa các nhà ngôn ngữ học.
[sửa] Sơ đồ của Hệ ngôn ngữ Altai
Hệ ngôn ngữ Altai:
- Nhóm Mông Cổ:
- Nhánh phía Đông: tập trung tại Mông Cổ và miền bắc và tây bắc Trung Quốc, điển hình là tiếng Mông Cổ.
- Nhóm Thổ Nhĩ Kỳ:
- Nhánh Bulgar (tại Đông Âu hồi xưa): các tiếng này đã mai một, không còn nữa
- Nhánh phía Bắc: tập trung tại Siberia
- Nhánh phía Đông: tập trung tại Trung Á
- Nhánh phía Tây Nam: điển hình là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ
- Nhóm Tungus:
- Nhánh phía Bắc tập trung tại Siberia, tiếng Ainu
- Nhánh phía Nam: tiếng Nhật, tiếng Hàn Quốc (hoặc tiếng Triều Tiên)