Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions Cleopatra VII của Ai Cập – Wikipedia tiếng Việt

Cleopatra VII của Ai Cập

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cleopatra đổi hướng đến đây. Để tìm các nghĩa khác, xem Cleopatra (định hướng)

Cleopatra VII Philopator (tháng 1, 69 TCN – 12 tháng 8, 30 TCN, tiếng Hy Lạp: Κλεοπάτρα Φιλοπάτωρ), sau này Cleopatra Thea Neotera Philopator kai Philopatris, là một Nữ hoàng của Ai Cập cổ đại, và là thành viên cuối cùng của triều đại Ptolemy và vì thế là nhà cai trị người Hy Lạp cuối cùng ở Ai Cập. Dù nhiều Nữ hoàng Ai Cập khác cũng có tên này, bà thường được gọi đơn giản là Cleopatra, và tất cả các người cùng tên sau này hầu như đã bị quên lãng.

Cleopatra là một trong những người nổi tiếng nhất mọi thời đại. Trong một cuộc nội chiến giữa chính phủ và dân chúng, khi Julius Caesar đang giữ một vai trò quan trọng trong lực lượng quân đội, Thư viện Alexandria bị đốt cháy, đây là một bảo tàng cổ của Ai Cập nơi các học giả từ khắp thế giới đến để nghiên cứu. Cuộc chiến này, đặc biệt là việc đốt cháy Thư viện Alexandria được coi là một trong những mất mát lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Cleopatra là người cùng cai trị Ai Cập với cha (Ptolemy XII Auletes), em trai/chồng Ptolemy XIII và Ptolemy XIV và, sau này, con trai Ptolemy XV Caesarion. Cleopatra sống sót sau một cuộc đảo chính do các cận thần của Ptolemy XIII tiến hành, lập được một liên minh với Gaius Julius Caesar củng cố ngôi vị, và sau khi Caesar bị ám sát, liên kết với Marcus Antonius và có con sinh đôi với ông ta. Sau này bà lấy Marcus Antonius và sinh ra một cậu con trai khác. Tổng cộng, Cleopatra có 4 con, 3 với Antonius và 1 với Caesar. Khi sống với các em trai, bà không có con.

Sau khi đối thủ của Antonius và người thừa kế của Caesar là Augustus (Gaius Julius Caesar Octavian) dùng sức mạnh của Đế chế La Mã chống lại Ai Cập, Cleopatra tự sát ngày 12 tháng 8 năm 30 TCN. Danh tiếng của bà vẫn còn lại dưới hình thức nhiều câu chuyện được sân khấu hoá, gồm cả vở kịch Antony và Cleopatra của William Shakespeare và nhiều bộ phim hiện đại.

Mục lục

[sửa] Cuộc đời

Theo văn hóa và ngôn ngữ Cleopatra là một người Hy Lạp, bà nổi tiếng vì là thành viên đầu tiên trong gia đình (trong giai đoạn cầm quyền 300 năm của họ tại Ai Cập) đã học tiếng Ai Cập.

[sửa] Ra đời và cai trị cùng cha

"Cleopatra" theo tiếng Hy Lạp là vì "vinh quang của vua cha", và tên đầy đủ của bà Cleopatra Thea Philopator có nghĩa là "Nữ thần Cleopatra, đứa con Yêu dấu của Vua cha." Bà là con gái thứ ba của vua Ptolemy XII Auletes, khiến bà trở thành người đứng thứ ba về quyền kế vị sau khi hai người chị gái kia đã chết. Khi Cleopatra VII lên ngôi ở Ai Cập, bà mới chỉ 18 tuổi. Bà cai trị với tư cách Nữ hoàng Cleopatra và Pharaoh trong giai đoạn 51 tới 30 TCN, và chết ở tuổi 39 vì nọc độc của một con rắn mào.

[sửa] Cai trị cùng Ptolemy XIII

Khi người cha qua đời mùa xuân năm 51 TCN, lúc chỉ mới 18 tuổi và là con lớn nhất của Auletes (hai người chị gái đã chết) bà trở thành người cùng cai trị với em trai Ptolemy XIII. Bà đã lấy em trai (theo phong tục cung đình của Ai Cập lúc đó, việc này không bị coi là loạn luân) và lợi dụng việc này để củng cố ngôi vị của mình.

[sửa] Bị lật đổ

Tới tháng 8 năm 51 TCN bà loại bỏ tên của người em trai ra khỏi mọi giấy tờ chính thức, bỏ qua truyền thống dòng họ Ptolemy rằng phụ nữ cai trị phải phụ thuộc vào người nam giới cùng cai trị. Hơn nữa, trên đồng tiền xu chỉ in hình Cleopatra. Có lẽ bởi vì tính nết độc lập của bà, một âm mưu của triều thần, do hoạn quan Pothinus cầm đầu, lật đổ Cleopatra khỏi ngôi báu - có lẽ xảy ra năm 48 TCN, nhưng cũng có thể sớm hơn - từ năm 51 TCN nghị định nhà nước chỉ còn ghi tên Ptolemy. Bà tìm cách tổ chức một cuộc nổi loạn ở quanh Pelusium nhưng nhanh chóng bị buộc phải rời Ai Cập. Người em gái duy nhất còn lại là Arsinoë đi cùng bà[1].

[sửa] Caesar

Tuy nhiên, tới mùa thu năm 48 TCN, quyền lực của Ptolemy bị đe doạ vì sự can thiệp thiếu thận trọng của ông vào công việc của Đế chế La Mã. Khi Gnaeus Pompeius Magnus, bỏ chạy trước Julius Caesar, tới trốn tránh tại Alexandria, Ptolemy đã ám sát ông ta để lấy lòng Caesar. Caesar quá tức giận trước sự xảo trá đó của Ptolemy và ông chiếm thủ đô Ai Cập, tự đặt mình làm trọng tài giải quyết các tranh chấp giữa Ptolemy và Cleopatra. (Pompeius đã cưới con gái duy nhất của Caesar, Julia, đã chết khi sinh con.) Sau một cuộc chiến ngắn, Ptolemy XIII bị giết.

Để cứu vãn ngôi báu, Cleopatra tìm cách quyến rũ Caesar bằng sắc đẹp và trí thông minh, sự lịch lãm của mình [2]. Bà được Caesar tái lập lên ngôi báu, cùng với một em trai khác Ptolemy XIV là người đồng cai trị.

Caesar sống qua mùa đông năm 48 TCN–47 TCN ở Ai Cập, và làm tăng uy thế chính trị của Cleopatra bằng cách yêu bà. Ai Cập vẫn giữ được độc lập, nhưng ba quân đoàn Roma vẫn đồn trú lại đó. Mối quan hệ trong mùa đông giữa Cleopatra và Caesar có kết quả là một đứa con trai tên là Ptolemy Caesar (tên hiệu Caesarion hay "Caesar nhỏ"). Tuy nhiên, Caesar không cho đứa trẻ này quyền thừa kế, thay vào đó ông chỉ định đứa cháu lớn là Augustus, nhận làm con nuôi.

Cleopatra và Caesarion tới thăm Roma trong khoảng 46 TCN và 44 TCN. Trong thời gian ở Roma, bà đã mang tới cho đế quốc này những kiến thức về khoc học kỹ thuật, trong đó có thiên văn học. Năm 44TCN, Caesar bị sát hại. Trước hay chỉ ngay sau khi bà quay trở lại Ai Cập, Ptolemy XIV chết một cách bí ẩn (có thể bị Cleopatra ám sát). Sau đó Cleopatra lập Caesarion làm người đồng cai trị và thừa kế của mình (44–30 TCN).

[sửa] Marcus Antonius

Năm 42 TCN, Marcus Antonius, một trong những thành viên Tam đầu chế cai trị Roma khi có khoảng trống quyền lực sau khi Caesar chết, mời Cleopatra tới gặp ông ở Thành phố Tarsus để giải đáp những câu hỏi về sự trung thành của bà. Cleopatra tới với sắc đẹp và sự quyến rũ tới mức Antonius quyết định sống qua mùa đông năm 42 TCN–41 TCN với bà ở Alexandria. Trong mùa đông, bà có mang cặp con sinh đôi, sẽ được đặt tên là Cleopatra Selene (Cleopatra Mặt Trăng) và Alexander Helios (Alexander Mặt Trời).

Bốn năm sau, 37 TCN, Antonius lại tới thăm Alexandria trên đường đi chiến đấu với người Parthia. Ông nối lại quan hệ với Cleopatra, và từ đó Alexandria trở thành ngôi nhà của ông. Ông cưới Cleopatra theo nghi lễ Ai Cập (một bức thư đăng trong Cuộc đời của Mười hai Caesars của Suetonius cho thấy điều này), dù khi ấy ông đã cưới Octavia Minor, em (hay chị) gái của người bạn trong Tam đầu chế là Augustus, khiến Augustus tức giận.

Ông và Cleopatra lại có một đứa con khác, Ptolemy Philadelphus. Tại Lễ quyên góp Alexandria cuối năm 34 TCN, sau khi Antonius chinh phục Armenia, Cleopatra và Caesarion được phong là những người đồng cai trị Ai CậpSíp; Alexander Helios được phong làm vua cai trị Armenia, Media và Parthia; Cleopatra Selene làm vua của Cyrenaica và Libya; và Ptolemy Philadelphus thành vua của Phoenicia, Syria và Cilicia. Cleopatra cũng được phong danh hiệu Nữ hoàng của các ông Vua.

Trong cuộc tranh chấp giành ngôi chủ La Mã, Augustus và Antonius đánh nhau và chia cắt đế quốc.

Có một số câu chuyện nổi tiếng nhưng chưa được kiểm chứng về Cleopatra, câu chuyện nổi tiếng nhất là trong một bữa tối xa hoa cùng với Marcus Antonius, bà đặt cược với Antonius rằng mình có thể chi mười triệu sestertius cho một bữa tối. Antonius chấp nhận vụ cược. Tối hôm sau, Cleopatra có một bữa ăn bình thường, không có gì đặc biệt; khi bà ra lệnh mang ra món thứ hai - chỉ một chén dấm mạnh, Antonius tỏ ý chế giễu. Bà tháo một chiếc hoa tai vô giá của mình thả vào đó để nó tan ra và uống cạn.

Cách hành xử của của Antonius bị người La Mã coi là thái quá và Augustus thuyết phục Nghị viện La Mã tiến hành chiến tranh chống Ai Cập. Năm 31 TCN các lực lượng của Marcus Antonius đối mặt với Augustus trong một trận thủy chiến ngoài khơi Actium. Cleopatra có mặt với một hạm đội của riêng mình. Truyền thuyết kể rằng khi thấy hạm đội tàu vận hành thủ công và có trang bị kém cỏi của Antonius đang chiến đấu, bà đã bỏ chạy và rằng Antonius cũng bỏ mặc binh sĩ của mình để theo bà. Dù các binh sĩ của Antonius đã dũng cảm chống trả 7 ngày liền nhưng cuối cùng bị thua các tàu chiến La Mã vì không có chủ tướng (tuy nhiên, không hề có một bằng chứng nào thời đó cho thấy thực tế đã xảy ra như vậy).

Cái chết của Cleopatra của Reginald Arthur
Cái chết của Cleopatra của Reginald Arthur

Sau trận Actium, Augustus xâm chiếm Ai Cập. Khi ông tiến tới Alexandria, quân đội của Marcus Antonius đã rời khỏi đó ngày 12 tháng 8 năm 30 TCN.

Biết tính đa tình của Cleopatra, Augustus tìm cách chia rẽ bà và Antonius bằng cách sai người bắn tin với bà rằng Augustus sẽ lấy bà nếu bà không trợ binh cho Antonius nữa. Cleopatra tin theo và thế là Augustus tập trung lực lượng đánh bại Antonius và sau đó đánh bại nốt Cleopatra.

[sửa] Tự sát?

Khi đã bại trận, để thử lòng chung thủy của Marcus Antonius, Cleopatra sai người báo với ông rằng bà đã chết. Marcus Antonius đau khổ tự sát. Vài ngày sau Cleopatra cũng tự sát (có lẽ do chính bà thực hiện). Câu chuyện còn cho rằng bà bị một con rắn mào gà cắn cùng với hai người hầu. Thông thường mọi người cho rằng bà đã có chủ tâm để rắn cắn, vì người Ai Cập tin rằng nhờ thế có thể đạt tới bất tử. Trong mọi câu chuyện, bà đều chết với hai người hầu. Augustus, đang chờ đợi ở một cung điện gần đó, được thông báo về cái chết của bà và đã đích thân tới quan sát.

Augustus đã hợp táng bà và Antonius trong một ngôi nhà mộ đôi mà bà đã chủ định xây từ trước dành cho hai người.

Con trai của Cleopatra với Caeser, Caesarion, được người Ai Cập đưa lên làm pharaoh, nhưng Augustus đã thắng trận. Caesarion bị bắt và bị hành quyết. Chấm dứt không chỉ giai đoạn cai trị của người Hy Lạp trên ngôi vị pharaoh ở Ai Cập mà cả giai đoạn pharaoh ở Ai Cập. Ba con của Cleopatra với Marcus Antonius được miễn tội và được đưa về Roma nơi chúng được vợ của Antonius là Octavia nuôi nấng.

Ai Cập trở thành một tỉnh của đế quốc La Mã dưới quyền hoàng đế Augustus.

Nhưng theo một nghiên cứu mới đây của một nữ sử gia[cần chú thích] thì Cleopatra không tự sát mà bị ám sát. Sau đây là một vài dẫn chứng của cô. Sau khi Augustus xâm chiếm Ai Cập, ông đã biến nữ hoàng thành tù binh và nhốt bà ngay trong chính lăng mộ của mình. Bà là một người cứng rắn cho nên bà không dễ dàng tự sát và vì nếu bà có cho một con rắn hổ mang Ai Câp cắn thì không thể nào chết nhanh đến như thế vì chỉ có khoảng 20% rắn hổ mang Ai Cập cắn là phun ra nọc độc. Theo nhiều người được biết thì Augustus muốn mang bà về La Mã như một chiến lợi phẩm nhưng sau khi suy nghĩ rất kỹ lưỡng ông thấy không cần phải mạo hiểm để đem nữ hoàng về La Mã nhưng cũng không thể để bà sống nên ông đã ra lệnh cho những tên lính thân cận giết Cleopatra và tạo hiện trường giả như một vụ tự sát. Và ông dùng quyền lực của mình tác động việc chép sử của các sử gia thời bấy giờ.

[sửa] Cleopatra trong nghệ thuật, phim, TV, và văn học

Cuộc đời Cleopatra là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà văn và nghệ sĩ qua nhiều thế kỷ. Không nghi ngờ rằng, đa phần sức lôi cuốn xuất phát từ huyền thoại về sắc đẹp có sức quyến rũ mạnh mẽ biến bà trở thành đồng minh của hai người đàn ông quyền lực nhất thời ấy (Caesar và Antonius).

[sửa] Kịch

Trong số những vở kịch nổi tiếng nhất về bà:

  • Antony and Cleopatra (c. 1607) của William Shakespeare
  • All for Love (1678) của John Dryden
  • Caesar and Cleopatra (1901) của George Bernard Shaw
  • The Death of Cleopatre của Ahmed Shawqi

[sửa] Văn học khác

  • Cléopâtre của Jules-Émile-Frédéric Massenet
  • Incipit Legenda Cleopatrie Martiris, Egipti Regine từ cuốn The Legend of Good Women của Geoffrey Chaucer
  • Cléopatre của Victorien Sardou
  • Cleopatra (1889) của H. Rider Haggard
  • The Memoirs of Cleopatra của Margaret George
  • Nhiều cuốn sách về Asterix, với Cleopatra từ cảm hứng của Elizabeth Taylor

[sửa] TV

  • Clone High
  • Rome - Series 1 (Caesarion (tập về Rome)), và có lẽ cả Series 2
  • Teresa Pavlinek trong vai Cleopatra trong một tập History Bites nói về trận Actium
  • The Cleopatras, một serie truyền hình của BBC phát sóng năm 1983

[sửa] Phim

Bộ phim đầu tiên đề cập tới Cleopatra là phim Antony and Cleopatra (1908) với Florence Lawrence thủ vai Cleopatra. Phim đầu tiên với Cleopatra là nhân vật chính là Cleopatra, Queen of Egypt, với diễn viên chính Helen Gardner (1912).

Những phim/chương trình TV lấy cảm hứng từ Nữ hoàng sông Nil:

  • (1917): Cleopatra: Theda Bara (Cleopatra), Fritz Leiber (Caesar), Thurston Hall (Antonius). Đạo diễn J. Gordon Edwards. Dựa trên vở kịch Cléopatre của Émile Moreau, vở Cléopatre của Sardou và Antony and Cleopatra của Shakespeare.
  • (1934): Cleopatra: Claudette Colbert (Cleopatra), Warren William (Caesar), Henry Wilcoxon (Antonius). Một công trình của nhà đoạt giải Oscar Cecil B. DeMille.
  • (1946): Caesar and Cleopatra: Vivien Leigh (Cleopatra), Claude Rains (Caesar), Stewart Granger, Flora Robson — dựa trên vở kịch của George Bernard Shaw và được đề cử giải Oscar. Leigh cũng đóng vai Cleopatra cùng với người sau này trở thành chồng bà, Laurence Olivier đóng vai Caesar, trong một vở kịch trên sân khấu tại London.
  • (1953): Serpent of the Nile: Rhonda Fleming (Cleopatra), Raymond Burr (Marcus Antonius), Michael Fox (Augustus).
  • (1963): Cleopatra: Elizabeth Taylor (Cleopatra), Rex Harrison (Caesar), Richard Burton (Antonius). Đoạt giải Oscar được nhớ nhất về vụ tình ái sau sân khấu giữa Taylor và Burton và chi phí sản xuất lớn nhất thời đó, $44 triệu.
  • (1964): Carry On Cleo, một phiên bản bắt chước lại bộ phim năm 1963, Amanda Barrie đóng vai Cleopatra, Sid James vai Marcus Antonius và Kenneth Williams vai Caesar.
  • (1970): Kureopatora (Cleopatra: Queen of Sex), một bộ phim hoạt họa Nhật Bản kỳ lạ của Osamu Tezuka. Phiên bản có phụ đề tiếng Anh đã bị mất.
  • (1974): Antony & Cleopatra: được trình diễn bởi Royal Shakespeare Company ở Luân Đôn. Vai chính Janet Suzman (Cleopatra), Richard Johnson (Antonius) và Patrick Stewart (Enobarbus).
  • (1999): Cleopatra (phim): Leonor Varela (Cleopatra), Timothy Dalton (Caesar), Billy Zane (Antonius). Dựa trên cuốn sách Memoirs of Cleopatra của Margaret George và gần với sự thực nhất.

Thảo luận dài hơn về các phim Cleopatra tại: Cleopatra (phim).

[sửa] Tranh, điêu khắc cổ

Bức tranh nổi tiếng nhất về Cleopatra là bức không tồn tại nữa bởi vì vị nữ hoàng đã chết ở Ai Cập một thời gian dài trước khi Augustus giành được quyền lực ở Roma và nhờ vậy Cleopatra cũng lấy lại được uy danh của mình, ông đã ra lệnh vẽ một bức tranh lớn về bà và đưa nó đi trong lễ diễu hành chiến thắng, có lẽ trong bức tranh đó bà được thể hiện khi đang bị rắn độc cắn. Nguồn của câu chuyện này tại Plut. Ant. 86App. Civ. II.102, dù rằng nguồn sau thật sự nói về một bức tượng, và Cass. Dio LI.21.3 cho rằng "hình ảnh" đó làm bằng vàng, và vì thế không phải là một bức tranh. Bức tranh ấy được tái hiện trong một bản khắc đầu thế kỷ 19: nó thuộc một bộ sưu tập cá nhân gần Sorrento. Từ đó, bức tranh này đã bị cho là thuộc về bộ sưu tập ở Cortona, nhưng cũng không còn dấu vết nào về nó; sự biến mất âm thầm của bức tranh có lẽ vì nó chỉ là đồ giả mạo. Để có thêm thông tin về toàn bộ vấn đề, xem các liên kết ngoài ở cuối bài.

[sửa] Tranh, từ thời Phục hưng về sau

Cleopatra và cái chết của bà đã trở thành cảm hứng sáng tác cho hàng trăm bức họa Thời Phục Hưng cho tới tận ngày nay, tất nhiên không bức nào có giá trị lịch sử; chủ đề này đặc biệt lôi cuốn các họa sĩ hàn lâm Pháp.

[sửa] Opera

  • Cleopatra đã xuất hiện với tư cách một nhân vật trong các vở opera của Handel, Carl Heinrich Graun, Johann Adolf Hasse và Johann Mattheson
  • Antony and Cleopatra của Samuel Barber diễn khai trương nhà hát Metropolitan Opera House mới năm 1966.

[sửa] Tự sát

  • Suicide of Cleopatra. Sơn dầu. 46 x 36-3/4 in. (116.8 x 93.3 cm) Giovanni Francesco Barbieri sáng tác, cũng được gọi là Guercino. Vẽ năm 1621 và treo trong bộ sưu tập của Bảo tàng Norton Simon tại Pasadena, California. Nó thể hiện Cleopatra và trong tay bà là một con rắn đang sắp được dùng để tự tử.
  • Cleopatra and the Peasant (1838). Sơn dầu. Eugène Delacroix vẽ. Treo tại Bảo tàng Ackland Art của Đại học North Carolina. Tác phẩm thể hiện một người đàn ông đang trao cho Cleopatra con rắn để bà tự sát.
  • The Death of Cleopatra, Jean André Rixens sáng tác năm 1874 và treo tại Bảo tàng Augustins ở Toulouse, Pháp.
Guido Cagnacci, Cái chết của Cleopatra, 1658
Guido Cagnacci, Cái chết của Cleopatra, 1658
  • The Death of Cleopatra, Guido Cagnacci sáng tác năm 1658. Sơn dầu. Treo tại Bảo tàng Vienna Kunsthistorisches.
  • Victoria Art Gallery, Bath - Không biết tên nghệ sĩ sáng tác (có thể phỏng theo bức), Suicide of Cleopatra

[sửa] Khác

  • The Banquet of Cleopatra (1743–5). Sơn dầu, 248.2 x 357.8cm. Giambattista Tiepolo (1696–1770) sáng tác, treo tại National Gallery of Victoria, Australia, thể hiện bữa tiệc lớn khi Cleopatra ngâm đôi hoa tai ngọc trai của mình trong cốc dấm.
  • Cléopâtre et César (1866). Sơn dầu. Jean-Léon Gérôme (1824–1904) sáng tác. Bức nguyên bản đã mất, chỉ còn lại các bản copy. Bức tranh thể hiện Cleopatra đứng phía trước, Caesar ngồi phía sau, vẽ theo phong cách Orientalist.

[sửa] Xem thêm

  • Lịch sử Ai Cập dưới thời Hy Lạp và La Mã

[sửa] Ghi chú

  1. Alexander to Actium: Peter Green pp661-664
  2. Bà cho lực sĩ cuộn mình vào thảm và vác thảm đến cho Caesar; khi thảm trải ra trước mặt Caesar, Cleopatra lăn tròn và hiện ra khi thảm trải xong[cần chú thích]

[sửa] Liên kết ngoài


[sửa] Chung

[sửa] Những bức hoạ Cleopatra

Trước:
Ptolemy XII
Nữ hoàng Ptolemy của Ai Cập
cùng với Ptolemy XII, Ptolemy XIII, Ptolemy XIV và Ptolemy XV
Sau:
Tỉnh của Đế quốc La Mã



Static Wikipedia (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -

Static Wikipedia 2007 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -

Static Wikipedia 2006 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu

Static Wikipedia February 2008 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu