Kung fu
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kung fu, hay Công Phu theo âm Hán-Việt (chữ Hán: 功夫 Gong Fu), là một môn võ chính trung tâm của Trung Quốc, còn có thể gọi là võ thuật cổ truyền Trung Hoa.
[sửa] Lịch sử
Lịch sử tồn tại của kung fu gần như song song với lịch sử của Trung Quốc, là một môn võ thuật xuất phát từ tự nhiên kết hợp với thiên nhiên nhằm đem lại sức mạnh và tinh thần cho con người. Kết hợp với khoa học hiện đại cũng như tôn giáo đã đưa Kung fu thành một môn võ có sức sống lâu bền. Có nhiều truyền thuyết gắn nguồn gốc Kung fu nói riêng và võ thuật Trung Hoa nói chung với chùa Thiếu Lâm và Bồ Đề Đạt Ma. (Tham khảo tại các tiểu thuyết của Kim Dung).
[sửa] Cơ bản kỹ thuật
Kung fu chú trọng đến các kỹ thuật về tay và sự di chuyển của chân (kỹ thuật tấn công sử dụng chân không được chú trọng lắm). Các kỹ thuật sử dụng phụ trợ (như vũ khí) chỉ là sự tiếp nối dài của cơ thể.
Chia ra chúng gồm các phần chính:
- Quyền pháp: Bao gồm tất cả những kỹ thuật của lòng bàn tay, lưng bàn tay, cổ tay, cánh tay, đầu gối, đùi. Nổi bật là kỹ thuật sử dụng Thất tú công là các 'vũ khí' :tay, chân, chỏ, gối, vai, cẳng chân, đầu.
- Cước pháp: Bao gồm tất cả những kỹ thuật sử dụng chân. Chú trọng đến tấn pháp là chủ yếu, có thể thấy các tấn pháp căn bản
- Mã bộ
- Cung bộ
- Hậu bộ
- Trung hậu mã
- Thoái cung bộ
- Trảo mã
- Qui mã
- Trung hoán bộ
- Trụ mã
- Cầm nã thủ: Là các kỹ thuật sử dụng chủ yếu cổ tay nhằm chụp bắt khóa, làm trật khớp, tê liệt đối thủ.
- Binh khí bao gồm 18 môn binh khí khác nhau.
[sửa] Xem thêm
- Dịch Cân Kinh
- Thập bát La hán quyền
- Chùa Thiếu Lâm
- Võ thuật
- Thập bát Xà quyền
- Lý Tiểu Long
- Triệt Quyền Đạo
- Tuyệt đỉnh Kung Fu (phim)