Wikipedia:Chú thích nguồn gốc
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quy định Wikipedia |
---|
Chuẩn viết bài |
Thái độ trung lập Chỉ đưa thông tin kiểm chứng được Không đăng nghiên cứu chưa công bố Chú thích nguồn tham khảo Wikipedia không phải là... |
Làm việc với người khác |
Giữ thiện ý Văn minh và lịch sự Không công kích cá nhân Giải quyết mâu thuẫn |
Tục ngữ có câu "nói có sách, mách có chứng". Vì đây là một bách khoa, ta nên chú thích nguồn gốc khi viết bài mới hay viết bổ sung bài. Những nguồn gốc nên có uy tín.
Mục lục |
[sửa] Chú thích nguồn gốc hay ở điểm nào?
- Để công nhận một nguồn gốc cho thông tin có ích.
- Đưa thêm thông tin cho những độc giả muốn đọc thêm.
- Làm cho những độc giả hoài nghi tin rằng bài viết là đúng đắn.
- Để cho những người viết khác có thể kiểm tra bài viết nhanh nhẹ, nhất là trong vụ phá hoại lén lút.
- Tránh và quyết định những cuộc bàn cãi sửa đổi.
- Làm cho Wikipedia được tín nhiệm hơn.
- Tránh trường hợp người khác buộc tội đạo văn hay không nói thật.
[sửa] Khi bổ sung nội dung
Vì những điểm trên đây, nếu khi sử dụng thông tin từ nguồn bên ngoài để bổ sung vào bài viết, xin hãy chú thích nguồn mà bạn sử dụng. Nếu có thể viết chú thích đúng kiểu thì tốt lắm! Nếu không thì người khác có thể chỉnh nó lại cho bạn, miễn là bạn chú thích tất cả thông tin mà cần để kiếm thấy nguồn gốc.
Đại khái là nếu bạn viết thông tin nhớ lại, vẫn nên cố gắng tìm kiếm về nguồn gốc có căn cứ để chú thích. (Nếu viết bằng sự hiểu biết của bạn thì bạn chắc phải biết cách tìm kiếm về nguồn gốc hợp lý để cho độc giả tra cứu – bạn chắc không có thì giờ trả lời những câu hỏi mãi mãi!) Mục đích là để giúp đỡ những độc giả và mọi người sửa đổi khác, bởi vậy nên cũng sử dụng thêm nguồn gốc ngoài những nguồn gốc mà bạn đã sử dụng.
Cần chú thích nguồn gốc nhất khi viết về những ý kiến về vấn đề nào. Tránh những cụm từ làm mơ hồ điều đang giải thích (weasel words), như là "Có người nói rằng…" Thay vào đó, tìm kiếm về một người hay nhóm dứt khoát có ý kiến đó, nói đến tên của họ, và chú thích cách tìm đến nguồn thông tin nơi mọi người có thể đọc hoặc nghe họ đưa ý kiến đó.
Khi chú thích nguồn tham khảo, cần chú ý đến thái độ trung lập. Quy định này mang ý nghĩa rằng, dù là một nguồn gốc đáng kính trọng, bài viết vẫn cần phải tóm tắt bài nghiên cứu đó, chứ không nên bày ra vài trích dẫn chọn lọc hay trích dẫn tách ra khỏi văn cảnh để ủng hộ một quan điểm nào.
Hãy nhớ là Wikipedia không để giới thiệu ý kiến của bạn, và không để xuất bản các nghiên cứu sơ khai chưa được sự chấp nhận của giới chuyên môn và cơ quan có thẩm quyền.
[sửa] Văn phong và cách chú thích
Liệt kê các chú thích nguồn gốc vào cuối bài viết, dưới đề mục ==Tham khảo==
. Điều quan trọng nhất là cần phải viết ra thông tin đầy đủ – hình thức không quan trọng bằng nội dung. Bạn có thể chèn vào liên kết ngoài để nối đến trang mạng bên ngoài, nhưng mà chúng ta thích chú thích đầy đủ hơn. Thí dụ như [{{MÁYCHỦ}}{{LOCALURLE:{{TÊNTRANG}}}}]
hiển thị là [1].
[sửa] Xem thêm
[sửa] Liên kết ngoài
- Công cụ chú thích nguồn gốc (có phần tiếng Anh, Việt)