Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Wikipedia:Quy định và hướng dẫn – Wikipedia tiếng Việt

Wikipedia:Quy định và hướng dẫn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Quy định Wikipedia
Chuẩn viết bài
Thái độ trung lập
Chỉ đưa thông tin kiểm chứng được
Không đăng nghiên cứu chưa công bố
Chú thích nguồn tham khảo
Wikipedia không phải là...
Làm việc với người khác
Giữ thiện ý
Văn minh và lịch sự
Không công kích cá nhân
Giải quyết mâu thuẫn

Wikipedia tiếng Việt là một bách khoa toàn thư bằng tiếng Việt do người Việt ở khắp nơi trên thế giới tham gia xây dựng, cùng tuân thủ mục tiêu chung sau:

Cùng nhau phát triển một Wikipedia tiếng Việt thành một bách khoa toàn thư bằng tiếng Việt tự do cập nhật và sử dụng—nếu có thể, trở thành một bách khoa toàn thư tiếng Việt hữu ích và đáng tin cậy lớn nhất trong lịch sử, cả về bề rộng lẫn bề sâu.

Để đạt được mục tiêu chung đó, Wikipedia đề ra một số quy định và hướng dẫn. Dưới đây là một số những quy định và hướng dẫn căn bản của Wikipedia tiếng Việt giúp chúng ta làm việc chung với nhau một cách hiệu quả nhất:

Mục lục

[sửa] Những quy định quan trọng

Những quy định dưới đây được xem là quan trọng và yêu cầu mọi thành viên tham gia Wikipedia tiếng Việt cùng tuân thủ.

  1. Wikipedia là một bách khoa toàn thư. Đó là một mục tiêu không hơn không kém. Wikipedia tiếng Việt không phải là một từ điển đơn thuần hay một diễn đàn thảo luận. Một số từ mục không được xem là từ mục bách khoa toàn thư. Hãy xem những gì không phải là Wikipedia để có thêm thông tin.
  2. Tránh thành kiến. Tất cả mọi bài viết trong Wikipedia nên được viết với một thái độ trung lập nhất có thể, nghĩa là việc trình bày các quan điểm về mọi chủ đề phải được thể hiện với một thái độ khách quan và đầy thiện chí.
  3. Không vi phạm quyền tác giả. Wikipedia tiếng Việt là một bách khoa toàn thư mở và miễn phí sử dụng, tuân thủ các điều khoản của giấy phép sử dụng văn bản miễn phí GNU. Những đóng góp vi phạm quyền tác giả có thể ảnh hưởng đến mục tiêu của chúng ta là tạo ra một bách khoa toàn thư hoàn toàn miễn phí trong đó ai cũng có quyền sử dụng lại, cũng như có thể dẫn tới những kiện tụng trước pháp luật. Hãy xem bản quyền Wikipedia để có thêm thông tin.
  4. Tôn trọng các thành viên khác. Người sử dụng Wikipedia tiếng Việt đến từ nhiều nơi trên thế giới, với những quan niệm tương đối khác nhau. Việc cư xử một cách tôn trọng đối với người khác sẽ giúp hợp tác hiệu quả để xây dựng bách khoa toàn thư tiếng Việt. Để có thêm thông tin về quy định này, xin hãy xem quy tắc hợp tác trên Wikipedia, quy tắc ứng xử trên Wikipedia, thái độ văn minh, giải quyết mâu thuẫn.
  5. Tuân theo thông lệ. Dự án biên soạn từ điển bách khoa Wikipedia Tiếng Việt này hoàn toàn không có một trụ sở biên soạn nào cả. Tất cả mọi thao tác đều được thực hiện dựa trên sự đóng góp tình nguyện của các thành viên tham gia trên toàn thế giới. Để tránh lộn xộn và hệ thống hóa các bài viết, mọi thành viên tham gia được khuyến khích tuân theo các thông lệ mà cả cộng đồng đã xây dựng.

[sửa] Các quy định được xây dựng như thế nào?

Một số quy định căn bản được xây dựng lúc đầu khi Wikipedia tiếng Anh - Mỹ được lập ra. Quy định của Wikipedia tiếng Việt được xây dựng chủ yếu dựa trên những quy định căn bản này hoặc thông qua đồng thuận. Đồng thuận có thể đạt được thông qua việc bàn thảo trên trang thảo luận. Ngoài ra qua quá trình phát triển của cộng đồng Wikipedia tiếng Việt, có thể hình thành các quy định phù hợp với đặc thù tiếng Việt cũng như những thông lệ hoạt động của cộng đồng.

Những vấn đề liên quan đến quy định có thể được thảo luận trong mục không gian tên Wikipedia, trên trang thảo luận, cũng như tại địa chỉ Meta. Ngoài ra cũng có thể thảo luận trong IRC và trong danh sách điện thư của Wikipedia, tuy nhiên cần lưu ý là quy định chính thức phải được công nhận trên chính Wikipedia. Nếu có một quy định nào đó gây tranh luận, nó cần được thảo luận kỹ càng trước khi được công nhận. Hãy tham khảo hướng dẫn trong Wikipedia:Các quy định được thiết lập như thế nào.

Quy định hình thành từ các thông lệ qua thời gian thường tương đối khó nhận biết hơn. Nếu một thông lệ không gặp phải phản đối, thường rất mất công để có thể yêu cầu cộng đồng xây dựng nó một cách chính thức thành quy định cụ thể. Trong trường hợp này, giải pháp tốt nhất có thể là viết ra một cách rõ ràng thông lệ đó trên một trang thích hợp. Trang này sẽ trở thành một nơi để thảo luận về phương thức hoạt động đó cũng như những thay đổi có thể có đối với quy định, đồng thời cũng tạo thành nguồn để mọi người trích dẫn quy định khi cần thiết.

Không nên biểu quyết trên nội dung một bài viết mà hãy vào phần thảo luận của trang này. Điều này cũng áp dụng ngay cả đối với các quy định. Xem Wikipedia: Biểu quyết.

Xem thêm: Wikipedia:Đồng thuận

[sửa] Các quy định được thực thi ra sao?

Chính bạn là một biên tập viên của Wikipedia. Wikipedia không hề có một tổng biên tập cũng như một cơ chế tập trung, thống nhất từ trên xuống dưới để theo dõi và phê chuẩn các bài viết. Thay vào đó, tất cả các thành viên có thể tham gia vào việc thêm bài viết, tham gia đọc lại bài, sửa lỗi in ấn, lỗi chính tả, chỉnh lại định dạng, chuẩn hóa theo wiki, cải thiện tính khách quan, thêm thông tin, thậm chí viết lại bài. Tóm lại các thành viên tham gia vừa đồng thời là người viết vừa là người biên tập.

Hầu hết các quy định và hướng dẫn được áp dụng đối với việc viết bài hoặc thảo thuận về những vấn đề phát sinh. Một số quy định được quản trị viên áp dụng để tạm thời ngăn chặn với các hành vi tiêu cực (nhất là cơ chế can thiệp các hành vi phá hoại). Đối với những trường hợp nghiêm trọng hội đồng trọng tài có thể ra quyết định xử lý đối với các tình huống phá hoại nghiêm trọng, hoạt động này nằm trong thủ tục giải quyết tranh chấp chung.

[sửa] Các loại quy định

Dưới đây là các thể loại quy định khác nhau:

  • Thể loại:Quy định chính thức Wikipedia - các quy định được thừa nhận rộng rãi và được mọi người tuân thủ
  • Thể loại:Bán quy định Wikipedia - các đề xuất quy định không nhất thiết phải được thừa nhận thông qua đồng thuận, nhưng vẫn có thể được đông đảo cộng đồng ủng hộ
  • Thể loại:Đề xuất quy định Wikipedia - các ý tưởng được đề xuất như những quy định mới
  • Thể loại:Các quy định Wikipedia bị loại bỏ - nội dung quy định đã được xóa hoặc hủy bỏ

[sửa] Các quy ước

Các quy ước sau giúp chúng ta có thể tạo ra một bách khoa toàn thư nhất quán và tiện dụng hơn:

  • Quy định biên soạn (Viết bài như thế nào)
  • Các quy ước về đặt tên (Đặt tựa bài thế nào)
  • Tránh mơ hồ (Giải quyết việc các tựa bài trùng nội dung thế nào)
  • Quy định về việc sử dụng hình ảnh (Tải ảnh lên mạng)
  • Quy định về xóa bỏ (đề nghị xóa trang như thế nào và, thực hiện việc xóa bỏ như thế nào (chức năng giới hạn))

[sửa] Các chức năng giới hạn

Một vài chức năng phần mềm có thể bị dùng sai, như việc xóa bỏ trang hay ngăn không cho soạn thảo, được giới hạn chỉ cho các Quản trị viên sử dụng, những người này là những thành viên có kinh nghiệm và được cộng đồng tin tưởng. Việc sử dụng không đúng các chức năng dành cho quản trị viên có thể bị cảnh cáo hoặc truất quyền tạm thời hay vĩnh viễn. Các chức năng đặc biệt mà chỉ các quản trị viên mới được dùng bao gồm:

  • Quy định về bảo vệ (Khi nào và tại sao phải bảo vệ một trang)
  • Quy định về ngăn chặn (Chặn những người dùng có hành vi phá hoại hoặc theo quyết định của hội đồng trọng tài)

[sửa] Các hướng dẫn chung

  • Đóng góp những gì bạn am hiểu hoặc muốn biết
  • Mạnh dạn khi viết bài cho Wikipedia
  • Chỉ rõ những gì còn dở dang
  • Dựng trang web
  • Hạn chế dùng bot trong Wikipedia
  • Tóm lược những gì đã sửa đổi

[sửa] Các hướng dẫn về cách thức ứng xử

[sửa] Các hướng dẫn về nội dung khi viết

  • Wikipedia:Áp dụng các hướng dẫn để viết bài tốt hơn
  • Giải thích biệt ngữ
  • Giảm thiểu những nội dung vô nghĩa không có giá trị
  • Trình bày rõ ràng, dễ hiểu
  • Trích dẫn nguồn tham khảo: cung cấp cho người đọc nguồn thông tin tham khảo một cách đầy đủ và chính xác nhất có thể
  • Tính kiểm chứng: đảm bảo thông tin trích dẫn có thể kiểm chứng dễ dàng khi cần thiết (điều này không có nghĩa là thông tin phải là "chính thức", nhưng cũng phải đảm bảo khả năng kiểm chứng được là nó tồn tại và được đưa ra đúng như vậy)
  • Tránh những gì viết ra có thể nhanh chóng bị lạc hậu
  • Tránh lạc chủ đề
  • Cảnh báo độc giả về những chi tiết trong bài viết có thể gây ảnh hưởng xấu
  • Phải đảm bảo bài viết mang lại ích lợi cho độc giả (coi độc giả là yếu tố quan trọng khi viết bài)
  • Nên kiểm tra số liệu đưa ra
  • Nên tóm tắt nội dung thảo luận
  • Tránh dùng từ ngữ có tính khoe mẽ
  • Tránh những nội dung thể hiện sự chủ quan
  • Bài viết tránh nói về chính nó
  • Tránh những từ hoặc câu thể hiện quan điểm cá nhân
  • Các thuật toán sử dụng trên Wikipedia
  • Tránh mớm kết luận cho độc giả
  • Wikipedia:Trước khi viết về một bài, nên tìm xem đã có sẵn bài viết đó hay chưa
  • Có ít nhất một liên kết dẫn tới một trang khác.

[sửa] Các hướng dẫn về phong cách viết

  • Tham khảo cẩm nang về cách viết
  • Không nên chép nguyên văn bài bên ngoài vào Wikipedia tiếng Việt
  • Nên tóm lược những thông tin đã cập nhật
  • Tuân theo các quy ước về việc dùng định dạng nhấn mạnh và tạo liên kết
  • Xem xét kỹ văn cảnh khi tạo các liên kết
  • Dùng các đề mục phụ một cách phù hợp
  • Dùng các câu ngắn gọn và danh sách
  • Tránh dùng phân đoạn văn bản
  • Tránh dùng trang phụ
  • Hạn chế dùng ngoại ngữ
  • Hạn chế dùng màu

[sửa] Các hướng dẫn liên quan tới các kỹ thuật liên kết nhóm trong bài viết

  • Chọn các kỹ thuật liên kết nhóm phù hợp: Wikipedia:Thể loại, danh sách, và bài mẫu
  • Các kỹ thuật liên kết nhóm:

[sửa] Tham khảo thêm về Wikipedia

Còn thắc mắc? Mời vào:
  • Địa chỉ Meta có phần mềm hỗ trợ và khá nhiều bài về Wikipedia cũng như các chủ đề liên quan.
  • Tạo các bài viết như thế nào trong Wikipedia.
  • Danh sách Wikipedia:Mục lục chủ đề liệt kê các quy định và thông tin liên quan đến soạn thảo, ứng xử, v.v.
  • Phần Wikipedia:Biểu quyết xóa bài/Đồng thuận có các thảo luận nhằm đạt đồng thuận về việc có xóa một bài nào đó khỏi Wikipedia tiếng Việt hay không.
Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com