Bazơ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
-
- Về các nghĩa khác của bazơ (base), xem thêm ở base (định hướng)
Một định nghĩa phổ biến của bazơ (còn được viết là base) theo Svante Arrhenius là một hợp chất hóa học hoặc là cung cấp các ion hiđrôxít hoặc là hấp thụ các ion hiđrô khi hòa tan trong nước. Các bazơ và các axít được nói đến như là các chất ngược nhau vì hiệu ứng của axít là tăng nồng độ ion hiđrôni (H3O+) trong nước, còn bazơ thì làm giảm nồng độ của ion này. Các bazơ theo Arrhenius là những chất hòa tan trong nước và có pH lớn hơn 7 khi ở trong dung dịch.
Còn có nhiều định nghĩa khác về axít-bazơ có tính tổng quát hóa và tân tiến hơn.
Mục lục |
[sửa] Các bazơ thông dụng
- Bột nhẹ (bicacbonat natri), còn gọi là bột nổi, tức NaHCO3.
- Cacbonat natri Na2CO3.
- Amôniắc (NH3) và các amin .
- Pyriđin và các bazơ vòng thơm khác.
- Các hiđrôxít kim loại như hiđrôxít natri (NaOH) hay hiđrôxít kali (KOH).
- Nhiều ôxít kim loại tạo ra hiđrôxít bazơ với nước (anhiđrít).
[sửa] Bazơ và độ pH
Độ pH của nước (không nguyên chất) được đo bởi độ axít của nó. Trong nước nguyên chất, khoảng 1/10 000 000 các phân tử phân ly thành các ion hiđrô (H+) và hiđrôxít (OH−), tuân theo phương trình sau:
Chính xác hơn thì là:
Nồng độ (tính theo mol/lit) của các ion được biểu diễn như là [H+] và [OH−]; tích của chúng là hằng số điện li của nước và có giá trị 10−14 mol2l−2. Độ pH được định nghĩa như là −log [H+]; vì thế nước nguyên chất có pH bằng 7. (Các giá trị này đúng ở nhiệt độ 23 °C và sai khác một chút ở các nhiệt độ khác.)
Bazơ nhận (loại bỏ) các ion hiđrô (H+) từ dung dịch, hoặc là cung cấp các ion hiđrôxít (OH−) cho dung dịch. Cả hai hoạt động này đều làm giảm nồng độ của các ion hiđrô, và vì thế làm tăng pH. Ngược lại, một axít cung cấp thêm các ion H+ cho dung dịch hay nhận các ion OH−, vì thế làm giảm pH.
Độ pH của dung dịch có thể tính toán được. Ví dụ, nếu 1 mol của hiđrôxít natri (40 g) được hòa tan trong 1 lít nước, nồng độ của các ion hiđrôxít là [OH− = 1 mol/l. Vì vậy [H+] = 10−14 mol/l, và pH = −log 10−14 = 14.
[sửa] Trung hòa axít
Khi hòa tan trong nước, NaOH phân ly thành các ion hiđrôxít và natri:
tương tự, axít clohiđric (HCl) tạo ra các ion hiđrôni và clorua:
Khi hai dung dịch này được trộn với nhau, các ion H+ và OH− tổ hợp với nhau tạo ra các phân tử nước:
Nếu các lượng bằng nhau của NaOH và HCl (đo theo mol, không phải tính theo gam) được hòa tan cùng nhau, bazơ và axít trung hòa nhau một cách chính xác, giải phóng ra NaCl (muối ăn) trong dung dịch.
[sửa] Tính kiềm của các phi-hiđrôxít
Cả cacbonat natri và amôniắc đều là các bazơ, mặc dù không có chất nào chứa nhóm OH−. Có điều này bởi vì cả hai hợp chất đều nhận các ion H+ khi hòa tan trong nước:
và: