Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
PH – Wikipedia tiếng Việt

PH

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tiêu đề của bài không chính xác do Wikipedia tự động viết hoa chữ cái đầu tiên. Tên chính xác của nó là pH.
Các nghĩa khác, xem PH (định hướng).
AxítBazơ:

Các thuyết phản ứng axít-bazơ
pH
Sự tự ion hóa của nước
Dung dịch đệm
Tên gọi hệ thống
Phản ứng ôxi hóa-khử
Điện hóa học
Axít:

  • Axít mạnh
  • Axít yếu

Bazơ:

  • Bazơ mạnh
  • Bazơ yếu

pH là chỉ số đo độ hoạt động của các ion hiđrô (H+) trong dung dịch và vì vậy là độ axít hay bazơ của nó. Trong các hệ dung dịch nước, độ hoạt động của ion hiđrô được dictated bởi hằng số điện ly của nước (Kw) = 1,011 × 10−14 ở 25 °C) và tương tác với các ion khác có trong dung dịch. Do hằng số điện ly này nên một dung dịch trung hòa (độ hoạt động của các ion hiđrô cân bằng với độ hoạt động của các ion hiđrôxít) có pH xấp xỉ 7. Các dung dịch nước có giá trị pH nhỏ hơn 7 được coi là có tính axít, trong khi các giá trị pH lớn hơn 7 được coi là có tính kiềm.

Khái niệm này được S.P.L. Sørensen (và Linderström-Lang) đưa ra vào năm 1909 và có nghĩa là "pondus hydrogenii" ("độ hoạt động của hiđrô") trong tiếng Latinh.[1] Tuy nhiên, các nguồn khác thì cho rằng tên gọi này xuất phát từ thuật ngữ tiếng Pháp "pouvoir hydrogène." [2] [3] [4] Trong tiếng Anh, pH có thể là viết tắt của "hydrogen power,"[2] [3] [4] "power of hydrogen," [5] [6] hoặc "potential of hydrogen."[1] [7] [8] Tất cả các thuật ngữ này đều đúng về mặt kỹ thuật.

Mục lục

[sửa] Định nghĩa

Mặc dù pH không có đơn vị đo, nhưng nó không phải là thang đo ngẫu nhiên; số đo sinh ra từ định nghĩa dựa trên độ hoạt động của các ion hiđrô trong dung dịch.

Công thức để tính pH là:

\mbox{pH} = -\log_{10} \left[ \mbox{H}^+ \right]

[H+] biểu thị độ hoạt động của các ion H+ (hay chính xác hơn là [H3O+], tức các ion hiđrônium), được đo theo mol trên lít (còn gọi là phân tử gam). Trong các dung dịch loãng (như nước sông hay từ vòi nước) thì độ hoạt động xấp xỉ bằng nồng độ của ion H+.

Log10 biểu thị lôgarit cơ số 10, và pH vì thế được định nghĩa là thang đo lôgarít của tính axít. Ví dụ, dung dịch có pH=8,2 sẽ có độ hoạt động [H+] (nồng độ) là 10−8.2 mol/L, hay khoảng 6,31 × 10−9 mol/L; một dung dịch có độ hoạt động [H+] là 4,5 × 10−4 mol/L sẽ có giá trị pH là −log10(4,5 × 10−4), hay khoảng 3,35.

Trong dung dịch nước ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn (STP), giá trị pH bằng 7 chỉ ra tính trung hòa (tức nước tinh khiết) do nước phân ly một cách tự nhiên thành các ion H+ và OH với nồng độ tương đương 1×10−7 mol/L. Một giá trị pH thấp hơn (ví dụ pH = 3) chỉ ra rằng độ axít đã tăng lên, và một giá trị pH cao hơn (ví dụ pH = 11) chỉ ra rằng độ kiềm đã tăng lên.

pH trung hòa không chính xác bằng 7; nó chỉ ngầm ý là nồng độ các ion H+chính xác bằng 1×10−7 mol/L. Tuy nhiên, các giá trị là đủ gần để pH trung hòa là 7,00 tới ba chữ số đáng kể nhất, nó là đủ gần để người ta coi nó chính xác bằng 7. Trong các dung dịch không chứa nước hay ở các điều kiện không tiêu chuẩn, thì giá trị pH trung hòa thậm chí có thể không gần với 7. Thay vì thế, nó liên quan với hằng số điện ly cho dung môi cụ thể đang được sử dụng. (Lưu ý rằng nước tinh khiết, khi bị phơi trong khí quyển, sẽ hấp thụ một phần cacbon điôxít, một số trong các phân tử CO2 này sẽ phản ứng với nước để tạo ra axít cacbonic và H+, vì thế làm giảm pH xuống còn khoảng 5,7.)

Phần lớn các chất có pH nằm trong khoảng từ 0 đến 14, mặc dù các chất cực axít hay cực kiềm có thể có pH < 0 hay pH > 14.

Một số giá trị pH phổ biến
Chất pH
Nước thoát từ các mỏ
-3.6 – 1,0
Axít ắc quy
< 1,0
Dịch vị dạ dày
2,0
Nước chanh
2,4
Cola
2,5
Dấm
2,9
Nước cam hay táo
3,5
Bia
4,5
Cà phê
5,0
Nước chè
5.5
Mưa axít
< 5,6
Sữa
6,5
Nước tinh khiết
7,0
Nước bọt của người khỏe mạnh
6,5 – 7,4
Máu
7,34 – 7,45
Nước biển
8,0
Xà phòng
9,0 – 10,0
Amôniắc dùng trong gia đình
11,5
Chất tẩy
12,5
Thuốc giặt quần áo
13,5

[sửa] Đo lường

pH có thể được đo:

  • Bằng cách bổ sung chất chỉ thị pH vào trong dung dịch đang nghiên cứu. Màu của chất chỉ thị sẽ dao động phụ thuộc vào pH của dung dịch. Trong việc sử dụng các chất chỉ thị thì việc xác định định tính có thể thực hiện với các chất chỉ thị phổ biến có khoảng dao động màu rộng trên một khoảng pH lớn và việc xác định định lượng có thể thực hiện bằng cách sử dụng các chất chỉ thị có sự thay đổi màu mạnh trên một khoảng pH nhỏ. Các phép đo cực kỳ chính xác có thể thực hiện trên một khoảng pH rộng bằng sử dụng các chất chỉ thị có nhiều trạng thái cân bằng (ví dụ HI) chung với các phương pháp quang phổ để xác định sự phổ biến tương đối của mỗi thành phần phụ thuộc pH đã tạo ra màu của dung dịch.
  • Bằng cách sử dụng máy đo pH cùng với các điện cực có chọn lựa pH (điện cực thủy tinh pH, điện cực hiđrô, điện cực quinhiđrôn và nhiều loại khác).

[sửa] pOH

Còn có khái niệm pOH, về ngữ nghĩa là ngược lại với pH, nó đo nồng độ các ion OH. Do nước là tự ion hóa, và ghi [OH] như là nồng độ của các ion hiđrôxít, chúng ta có

K_{w} = \left[ \mbox{H}^+ \right] \left[ \mbox{OH}^- \right] = 10^{-14} (*)

trong đó Kw là hằng số ion hóa của nước.

Do

\log_{10}K_{w} = \log_{10} \left[ \mbox{H}^+ \right] + \log_{10} \left[ \mbox{OH}^- \right]

bằng các đồng nhất thức lôgarít, ta có quan hệ sau:

-14 = \log_{10} \left[ \mbox{H}^+ \right] + \log_{10} \left[ \mbox{OH}^- \right] (*)

và vì vậy:

\mbox{pOH} = -\log_{10} \left[ \mbox{OH}^- \right] = 14 + \log_{10} \left[ \mbox{H}^+ \right] = 14 - \mbox{pH} (*)

(*) Chỉ chính xác ở nhiệt độ = 298,15 K (25 °C), chấp nhận được cho phần lớn các tính toán trong phòng thí nghiệm.

[sửa] Tính toán pH cho các axít mạnh và yếu

Các giá trị pH cho các axít yếu và mạnh có thể tính xấp xỉ theo các giả thiết nhất định.

Theo thuyết Brønsted-Lowry, axít mạnh hay yếu hơn chỉ là khái niệm tương đối. Nhưng ở đây chúng ta định nghĩa axít mạnh là những loại mà có tính axít mạnh hơn ion hiđrônium (H3O+). Trong trường hợp đó phản ứng phân ly (chặt chẽ thì HX + H2O↔H3O++X- nhưng đơn giản hóa thành HX↔H++X-) diễn ra hoàn toàn, tức là không còn axít chưa phản ứng trong dung dịch. Vì thế sự hòa tan của axít mạnh HCl trong nước có thể biểu diễn như sau:

HCl(dd) → H+ + Cl-

Điều này có nghĩa là trong dung dịch 0,01 mol/L của HCl nó là xấp xỉ rằng ở đây có nồng độ 0,01 mol/L các ion hiđrô hòa tan. Từ trên đây ta có pH bằng: pH = −log10 [H+]:

pH = −log (0,01)

nó tương đương với 2.

Đối với các axít yếu, phản ứng phân ly không diễn ra hoàn toàn. Sự cân bằng đạt được giữ các ion hiđrô và gốc bazơ. Dưới đây chỉ ra sự cân bằng phản ứng của axít mêtanoic và các ion của nó:

HCOOH(dd) ↔ H+ + HCOO-

Cần thiết phải biết giá trị của hằng số cân bằng của phản ứng cho mỗi axít để có thể tính pH của nó. Trong ngữ cảnh pH, nó được gọi là hằng số axít của axít nhưng được thực hiện theo cùng cách thức (xem cân bằng hóa học):

Ka = [ion hiđrô][ion axít] / [axít]

Đối với HCOOH, Ka = 1,6 × 10−4 (some other Ka values)

Khi tính toán pH của các axít yếu, thông thường người ta giả sử rằng nước không cung cấp bất kỳ ion hiđrô nào. Điều này đơn giản hóa tính toán và nồng độ cung cấp bởi nước, 1×10−7 mol, thông thường là không đáng kể.

Với dung dịch 0,1 mol/L axít mêtanoic (HCOOH), hằng số axít là tương đương với:

Ka = [H+][HCOO-] / [HCOOH]

Cho rằng lượng không biết trước của axít đã phân ly, [HCOOH] sẽ bị giảm đi bằng chính lượng này, trong khi [H+] và [HCOO-] mỗi thứ sẽ tăng bằng chính lượng này. Vì thế, [HCOOH] có thể thay thế bằng 0,1 − x, và [H+] và [HCOO-] có thể thay thế bằng x, cho ta phương trình sau:

1,6\times 10^{-4} = \frac{x^2}{0,1-x}

Giải phương trình này ta có x là 3,9×10−3, nó là nồng độ của các ion hiđrô sau khi phân ly. Vì thế pH bằng −log(3,9×10−3), hay khoảng 2,4.

[sửa] Chỉ thị

Cây tú cầu (Hydrangea macrophylla) ra hoa màu hồng hay xanh lam, phụ thuộc vào pH của đất. Trong đất chua thì hoa có màu xanh lam, còn trong đất kiềm thì hoa có màu hồng [1].
Cây tú cầu (Hydrangea macrophylla) ra hoa màu hồng hay xanh lam, phụ thuộc vào pH của đất. Trong đất chua thì hoa có màu xanh lam, còn trong đất kiềm thì hoa có màu hồng [1].

Chất chỉ thị được dùng để đo pH của dung dịch hóa chất khác. Các chất chỉ thị phổ biến là giấy quỳ, phenolphthalein, cam mêtyl và xanh brômothymol

[sửa] SI

Năm 2002, một nhóm nghiên cứu của IUPAC đã thống nhất đề nghị đưa pH vào trong hệ thống đơn vị đo lường quốc tế (SI).

[sửa] Xem thêm

[sửa] Chú thích

  1. 1,0 1,1 http://www.madsci.org/posts/archives/sep2001/1000136604.Sh.r.html
  2. 2,0 2,1 Davis, R.E.; Metcalfe, H.C.; Williams, J.E.; Castka, J.F. et al. (2002) Aqueous Solutions and the Concept of pH. In Modern Chemistry, pp. 485. Austin: Holt, Rinehart and Winston
  3. 3,0 3,1 http://encarta.msn.com/encyclopedia_761552883/pH.html
  4. 4,0 4,1 http://bcn.boulder.co.us/basin/data/COBWQ/info/pH.html
  5. http://www.coastwidelabs.com/Technical%20Articles/ph__the_power_of_hydrogen.htm
  6. http://hyperphysics.phy-astr.gsu.edu/HBASE/Chemical/ph.html
  7. http://wordnet.princeton.edu/perl/webwn?s=ph
  8. http://www.morrisonlabs.com/ph_study_guide.htm

[sửa] Tham khảo

  • D. K. Nordstrom, C. N. Alpers, C. J. Ptacek, D. W. Blowes (2000). "Negative pH and Extremely Acidic Mine Waters from Iron Mountain, California." Environmental Science & Technology 34 (2), 254–258. (Có sẵn trực tuyến: DOI | Bản tóm tắt | Toàn văn (HTML) | Toàn văn (PDF))
Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com