Vòi rồng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vòi rồng là hiện tượng một luồng không khí xoáy tròn mở rộng ra từ một đám mây dông xuống tới mặt đất.
Mục lục |
[sửa] Nguồn gốc tên gọi
Đó là hiện tượng gió xoáy rất mạnh, phạm vi đường kính rất nhỏ, hút từ bề mặt đất lên đám mây vũ tích, tạo thành hình như cái phễu di động, trông giống như cái vòi, nhưng từ trên bầu trời thò xuống nên gọi là "vòi rồng".
Trong tiếng Hán người ta cũng gọi là vòi rồng (âm Hán-Việt là "lục long quyển"). Còn tiếng Anh thuật ngữ đó là "Tornado" có nguồn gốc từ tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha, đều có nghĩa là "quay" hay "xoáy" (gió xoáy).
[sửa] Nguồn gốc hình thành và đặc điểm
[sửa] Nguồn gốc hình thành
Vòi rồng phát triển từ một cơn dông, thường từ ổ dông rất mạnh hay siêu mạnh, nên ở đâu có dông dữ dội là ở đó có thể có vòi rồng, song cũng may là nó rất hiếm. Cũng có khi nó sinh ra từ một dải gió giật mạnh (được gọi những đường tố) hay từ một cơn bão. Người ta cho rằng khi không khí ở lớp bên trên lạnh đè lên lớp không khí nóng ở phía dưới, không khí nóng sẽ bị cưỡng bức chuyển động lên rất mạnh, thế nhưng khí vòi rồng xảy ra trên mặt nước thì thường lại không thấy đối lưu và cũng không thấy sự khác biệt nhiệt độ giữa các lớp. Vì vậy nguyên nhân vòi rồng con người vẫn chưa hoàn toàn hiểu được hết.
Tuy vậy, phần lớn vòi rồng được hình thành từ một dạng mây dông đặc biệt là mây dông tích điện. Một đám mây có thể kéo dài trong vài giờ, xoáy tròn trong vùng có đường kính từ 10 đên 16 km, di chuyển hàng trăm dặm và sinh ra vô số ống hút khổng lồ. Nguồn gốc của chúng là vùng khí hậu có luồng khí nóng đi lên và luồng khí lạnh đi xuống.
Đầu tiên là quá trình tương tác giữa cơn dông có chiều lên trên và gió. Sự tương tác này sẽ làm cho tầng khí nóng ở dưới di chuyển lên trên và xoay tròn trong không trung.
Tiếp đó là sự phát triển của dòng khí lạnh di chuyển theo hướng đi xuống mặt đất ở phía bên kia của cơn bão. Vận tốc của dòng khí đi xuống có thể lớn hơn 160 km/h.
[sửa] Đặc điểm
Đường kính của vòi rồng có thể thay đổi từ vài chục mét cho tới vài kilômét. Nhưng đa số các vòi rồng có đường kính vào khoảng 50 m.
Trên đường di chuyển nó có thể cuốn theo (rồi ném xuống ở một khoảng cách sau đó) hoặc phá huỷ mọi thứ, kể cả những nhà gạch xây không kiên cố, nên vòi rồng cũng là hiện tượng khí tượng đặc biệt nguy hiểm.
Nhìn từ xa vòi rồng có thể có màu đen hoặc trắng, tuỳ thuộc những thứ mà nó cuốn theo. Vòi rồng xuất hiện ở trên đại dương thường hút nước biển lên cao tạo thành các cây nước (waterspouts).
[sửa] Cường độ
Việc đo tốc độ gió của vòi rồng một cách trực tiếp là vô cùng khó khăn, bởi nó có thể phá huỷ nhiều thứ xuất hiện trên đường đi. Năm 1971, ông Theodore Fujita, một nhà khí tượng thuộc đại học Chicago đã chế tạo ra một hệ thống phân biệt cấp độ của vòi rồng dựa trên việc đo tác hại của nó đối với những công trình nhân tạo. Thiết bị được gọi là cân F.
Độ mạnh của vòi rồng tăng dần từ F0 đến F5. Vòi rồng yếu nhất (F0) có thể phá huỷ ống khói và các biển hiệu, trong khi ở cấp mạnh nhất (F5) chúng có thể thổi bay những căn nhà khỏi móng.
Với cấo F4 và F5, tốc độ gió của vòi rồng có thể lên tới 207 mph/333 km/h cho đến 261 mph/420 km/h.
[sửa] Hậu quả do vòi rồng tự nhiên gây ra
Hậu quả do vòi rồng gây ra là rất nghiêm trọng cho địa phương nơi nó đi qua. Càng xảy ra nhiều vòi rồng và nhất là vòi rồng cấp mạnh thì thiệt hại về người cũng như về cơ sở hạ tầng là càng lớn.
Các con số thống kê cho thấy Hoa Kỳ là quốc gia chịu nhiều trận vòi rồng nhất trong một năm. Con số trung bình là hơn 800 cơn vòi rồng hoạt động trong một năm, làm cho ít nhất 50 người chết. Và số vòi rồng cấp F5 chiếm 0,1% tổng số.
Australia xếp thứ hai. Một số nước khác cũng thường có như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Anh và Đức.
Do di chuyển với tốc độ rất nhanh, cùng với gió xoáy, vòi rồng dường như phá hủy hết mọi thứ trên đường đi của nó. Với những vòi rồng nhỏ thì sẽ phá hủy các biển hiệu giao thông, những nhà có kiến trúc không vững. Những trận mạnh thì có thể cuốn bay cả những chiếc ô tô, những căn nhà kiên cố, phá hủy những cây cầu... và cuốn theo cả con người, con vật trên đường đi.
[sửa] Những vòi rồng gây hậu quả lớn trong lịch sử
Trận lốc xoáy vòi rồng tồi tệ nhất ở Mỹ xảy ra ngày 18 tháng 3 năm 1925. Cùng một lúc 7 vòi rồng đã xuất hiện ở 3 bang Illinois, Misrousi, Indiana làm 740 người thiệt mạng và phá huỷ nhiều cấu trúc hạ tầng. Một thảm hoạ vòi rồng khác cũng đáng nhớ không kém xảy ra vào ngày 3 tháng 4 năm 1974, nó là tập hợp của 148 vòi rồng nhỏ, giết chết 315 người từ bắc Alabama đến bang Ohio.
- Ngày 12 tháng 6 năm 1899 St. Croix County, Wisconsin, Mỹ làm 117 người chết.
- Ngày 5 tháng 4 năm 1936 tại Tupelo, Mississippi, Mỹ làm 216 người chết.
- ngày 9 tháng 4 năm 1947 tại Woodward, Oklahoma làm 181 người chết.
- ngày 8 tháng 6 năm 1953 tại Flint, Michigan làm 115 người chết.
[sửa] Cách phòng tránh
Nói chung đối với vòi rồng, nhất là loại có tốc độ lớn việc phòng tránh là rất khó khăn.
Trong thời gian diễn ra vòi rồng, mọi người phải ngay lập tức tìm nơi trú ẩn trong một tầng hầm hay nơi kín đáo của toà nhà như phòng họp, phòng tắm… Tuyệt đối tránh trú ẩn trong xe hơi và nhà di động bởi chúng có thể bị thổi bay bất cứ lúc nào. Không nên ở trong những nhà lớn có mái rộng như thính phòng, hay siêu thị là những nơi dễ bị sụp đổ. Nếu đang ở ngoài đường, bạn nên chui xuống một cái rãnh hay mương sâu và che đầu cẩn thận để khỏi bị thương do đất đá rơi xuống.
[sửa] Xem thêm
[sửa] Liên kết hữu ích
- Tổng quát
- Những câu hỏi thường gặp về vòi rồng - Tiếng Anh (Trung tâm Dự báo Bão của Cơ quan Thời tiết quốc gia)
- Những nghiên cứu về vòi rồng (National Severe Storms Laboratory)
- WW2010: Những trận vòi rồng
- Dự án vòi rồng
- vòi rồng và những tổ chức nghiên cứu nó
- Cơ quan thí nghiệm của châu Âu về vòi rồng
- TorDACH: Centre of Competence for Severe Local Storms in D, A, CH
- U.S. Cơ quan dự báo thời tiết (Đại học Nebraska tại Lincoln)
- Dự báo vòi rồng (Rasmussen et Markowski)
- Electronic Journal of Severe Storms Meteorology
- NWS Jet Stream Online Weather School
- Birth of a Tornado – hoạt hình của MSNBC Interactive
- Tornado Newspaper Articles Archive hơn 50.000 bài báo chi tiết về vòi rồng trong lịch sử
- Hình ảnh
- Hình ảnh vòi rồng (phạm vi công cộng)
- Hình ảnh nghiên cứa về bão và vòi rồng
- Hình ảnh của Cơ quan Thời tiết quốc gia
- Safety and Preparedness
- NOAA Tornado Preparedness Guide
- Tornado Safety (The Tornado Project)
- Tornado Preparedness Tips for School Administrators (NOAA / SPC)
- Highway Overpasses as Tornado Shelters: Fallout from the May 3, 1999 Tornado Outbreak (National Weather Service, Norman, Oklahoma)
- Natural Disasters - Tornado Great research site for kids
- FEMA for Kids: Tornado
- Thông tin khác
- Tornadoes in Kansas Library of Congress, America's Story
- Tornado damage (in 1899; archived panoramic photographs)
- Chasing Tornadoes (National Geographic Magazine)
- Stormtrack magazine
- StormWiki
- Storm Report Map (Map and Track Tornadoes, Hail and Wind Reports)
- Person carried by tornado survives