Thảo luận:Tôn Thất Thuyết
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mục lục |
[sửa] Năm sinh
Kỷ Hợi: 1839. Nếu TTT sinh năm 1835, nó phải là Ất Mùi. Nguyễn Hữu Dụng 19:27, ngày 18 tháng 5 năm 2006 (UTC)
- Vậy chịu rồi, mấy nguồn mâu thuẫn nhau. Không biết ông sinh năm nào--Docteur Rieux 19:32, ngày 18 tháng 5 năm 2006 (UTC)
- Có nguồn nào nói Kỷ Hợi là 1835 không? Nếu vậy là nguồn đó tự mâu thuẩn, không nên tin tưởng. Nguyễn Hữu Dụng 19:33, ngày 18 tháng 5 năm 2006 (UTC)
Đây--Docteur Rieux 19:35, ngày 18 tháng 5 năm 2006 (UTC)
- Tôi thấy 1839 đáng tin tưởng hơn vì ngày xưa người ta ghi năm bằng tên Can Chi. Nguyễn Hữu Dụng 19:40, ngày 18 tháng 5 năm 2006 (UTC)
Thông tin 1839 lấy ở đây--Docteur Rieux 19:44, ngày 18 tháng 5 năm 2006 (UTC)
Ở bài 12 tháng 5 thấy ghi ông sinh 1839, nhưng google thử thì thấy 1835 nhiều hơn nhiều. Tôi sẽ bỏ chữ Kỷ Hợi đi--Docteur Rieux 19:49, ngày 18 tháng 5 năm 2006 (UTC)
- Tôi đổi vị trí hai ngày này vì tôi dùng dụng cụ đổi lịch thấy 11 tháng 5 năm 1839 tương ứng với ngày trong lịch Trung Quốc. Vả lại năm 1835 không phải là năm Kỷ Hợi. Nguyễn Hữu Dụng 19:50, ngày 18 tháng 5 năm 2006 (UTC)
Thử xem 1935 với 1939. Tôi nghĩ 1935 chính xác hơn--Docteur Rieux 19:56, ngày 18 tháng 5 năm 2006 (UTC)
- 1835: 5 trang, ghi TTT sinh năm này, 1 trang tự mâu thuẩn. 1839: 2 trang, 1 là từ đây (nhưng trang tại website ĐCSVN là nhằm mục "ngày này năm xưa", chắc có kiểm chứng kỷ lưởng hơn. Cả hai quá ít, không thể đưa kết luận được. Nguyễn Hữu Dụng 20:00, ngày 18 tháng 5 năm 2006 (UTC)
TTT sinh ngày 29 tháng 3 năm Kỷ Hợi (1839). Nguồn : Nguyễn Quang Trung Tiến. "Tôn Thất Thuyết anh hùng lắm nỗi nhiêu khê". Khoa Sử trường Đại học Khoa học Huế. Tạp chí TTKHCN số 2(8) 1995. 01:58, ngày 19 tháng 5 năm 2006 (UTC)Casablanca1911
Trong tài liệu trên còn ghi TTT là cháu 5 đời của chúa Nguyễn Phúc Tần (1620-1687) và là cháu 4 đời của thế tử Nguyễn Phúc Hiệp, tước Quốc Oai Công (người mở đầu cho sự tồn tại của Phòng thứ 4 thuộc hệ năm họ Nguyễn Phúc), như vậy là khác với trong bài đã viết là TTT là cháu 7 đời của Nguyễn Phúc Tần. Không rõ cái nào chính xác hơn. Casablanca1911 02:16, ngày 25 tháng 5 năm 2006 (UTC)
- Cũng nhờ Casa sửa lại ngày bà Văn Thị Thu chết--Docteur Rieux 03:35, ngày 27 tháng 5 năm 2006 (UTC)
[sửa] Tôn Thất Đàm, Tôn Thất Đạm
Casa, khi nào thảo luận ngã ngũ về tên hai con trai của Tôn Thất Thuyết thì bạn mới nên dùng tên Tôn Thất Đàm, tạm thời nên dùng Tôn Thất Đạm như tên bài chính kia. Như hiện nay người đọc sẽ không hiểu gì--Docteur Rieux 03:34, ngày 27 tháng 5 năm 2006 (UTC)
- Hai thảo luận kia, từ mấy hôm trước tôi đã đưa nguồn dẫn và đã viết là sẽ cho cả cây dòng họ nữa cơ mà, có thấy ai phản đối gì đâu. Còn hai tên Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp chưa có nguồn dẫn. Casablanca1911 03:46, ngày 27 tháng 5 năm 2006 (UTC)
Gần như tất cả các tài liệu trên mạng hiện nay đều sử dụng hai tên Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp. Một cuốn sách của bạn không thể coi ngay là tài liệu chuẩn.
- Kết quả google Tôn Thất Tiệp: Chỉ có 6 kết quả và không phải chỉ người này (con trai Tôn Thất Thuyết)
- Tôn Thất Đàm ra rất nhiều tên đường phố, nhưng cũng không có tài liệu nào ghi là con trai Tôn Thất Thuyết. Có thể là một người khác, hoặc có sai lầm ở đâu đó, tên phố Tôn Thất Đạm cũng rất phổ biến.--Docteur Rieux 03:57, ngày 27 tháng 5 năm 2006 (UTC)
- Tác giả tài liệu đó công tác tại Khoa sử Trường Đại học Khoa học Huế, đã viết nhiều bài về dòng họ Tôn Thất Thuyết, và tôi đọc thấy căn cứ viết của tác giả là theo gia phổ của dòng họ mà. Nếu bây giờ tôi viết tên 9 người con trai và 6 người con gái của Tôn Thất Thuyết ra, chắc có lẽ cũng không được vì tên mấy người này không có trên Google. Casablanca1911 04:12, ngày 27 tháng 5 năm 2006 (UTC)
Bạn có nghĩ rằng tên phố Tôn Thất Thiệp hiện nay bị đặt sai? Nên để tên này và chú thích thêm nguôn thông tin của bạn--Docteur Rieux 04:32, ngày 27 tháng 5 năm 2006 (UTC)
[sửa] Thắc mắc về "Những đánh giá về Tôn Thất Thuyết"
- "Những người cộng tác với Pháp như Trần Trọng Kim ...."
- Như thế nào thì gọi là "cộng tác với Pháp"? Từ này nghe khá nặng nề. Tôi đọc Trần Trọng Kim thì chỉ thấy 2 chuyện có liên quan đến Pháp: học trường Pháp và làm việc trong ngành giáo dục thời thuộc Pháp.
- "Những người tin vào các giai thoại và thiếu xét đoán thì xem...".
- Tôi thấy cần nêu tên tác giả của các nhận xét trên về ông Phan Trần Chúc. Wikipedia không nhận xét.
- "...hoạt động khởi nghĩa nông dân của ông trong khoảng 10 năm trước khi về Huế...".
- Không rõ có phải thiếu chữ "chống" ở trước "khởi nghĩa nông dân" hay không? Theo nội dung bài thì trước khi về Huế (nghĩa là ở Hải Dương), Tôn Thất Thuyết chuyên dẹp khởi nghĩa chống triều đình chứ không tham gia khởi nghĩa lần nào. Ngoài ra, tại sao cả đoạn đó lại đánh nghiêng đi nhỉ?
Tmct 12:38, ngày 17 tháng 6 năm 2006 (UTC)
-
- Tôi đã sửa lại cho hợp lý hơn. Còn phần in nghiêng là trích nguyên văn của tác giả, còn chữ "chống" trong nguyên văn không thấy viết. Chắc là do ông tham gia khởi nghĩ nông dân nên mới bị coi là một sai lầm nghiêm trọng trong đời. Casablanca1911 04:28, ngày 18 tháng 6 năm 2006 (UTC)
[sửa] Cơ mật viện
Có bác nào giải thích tường tận giùm gái về cơ quan Cơ mật viện được không ? Gái xin cám ơn nhiều.
Thân, --redflowers 07:56, ngày 29 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Theo trang này thì Cơ Mật Viện và Nội Các là hai cơ quan giúp vua trong các việc trọng yếu như bổ nhiệm quan lại, phân chức, chu toàn bảo ấn, văn bảo..Casablanca1911 10:50, ngày 29 tháng 6 năm 2006 (UTC).