Quảng Đông
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tên tắt: 粤 (Việt) (bính âm: Yuè) | |
Xuất xứ tên gọi | 广 quảng - tên vùng 东 - đông "Quảng phía đông" |
Kiểu hành chính | Tỉnh |
Thủ phủ và thành phố lớn nhất |
Quảng Châu |
Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông | Trương Đức Giang 张德江 |
Tỉnh trưởng | Hoàng Hoa Hoa 黄华华 |
Diện tích | 177.900 km² (thứ 15) |
Dân số (2005) - Mật độ |
83.040.000 (thứ 4) 618/km² (thứ 7) |
GDP (2004) - trên đầu người |
1,60 ngàn tỷ NDT (thứ nhất) 19.300 NDT (thứ 6) |
HDI (2005) | 0,807 (thứ 6) — cao |
Các dân tộc chính (2000) | Hán - 99% Choang - 0.7% Dao - 0.2% |
Cấp địa khu | 21 |
Cấp huyện | 121 |
Cấp hương (31 tháng 12, 2004) |
1642 |
ISO 3166-2 | CN-44 |
Website chính thức: http://www.gd.gov.cn (chữ Hán giản thể) |
|
Nguồn lấy dữ liệu dân số và GDP: 《中国统计年鉴—2005》/ Niên giám thống kê Trung Quốc 2005 ISBN 7503747382 Nguồn lấy dữ liệu dân tộc: 《2000年人口普查中国民族人口资料》/ Tư liệu nhân khẩu dân tộc dựa trên điều tra dân số năm 2000 của Trung Quốc ISBN 7105054255 |
chữ Hán phồn thể: 廣東; chữ Hán giản thể: 广东), là một tỉnh nằm ven biển phía nam Trung Quốc. Tỉnh lỵ là thành phố Quảng Châu. Quảng Đông là 1 trong những tỉnh giàu nhất Trung Quốc với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đứng đầu trong các đơn vị hành chính cấp tỉnh của Trung Quốc với GDP danh nghĩa là 165 tỷ USD năm 2003 và tăng lên 265 tỷ USD năm 2005 (tương đương Đan Mạch, gấp 5 lần GDP Việt Nam), do đó tỉnh này đã thu hút 30 triệu người nhập cư từ vùng khác của Trung Quốc. GDP của Quảng Đông chiếm 12% tổng GDP của Trung Quốc. Quảng Châu và Thâm Quyến thuộc tỉnh này là 2 trong 4 thành phố quan trọng nhất Trung Quốc.
("Quảng" có nghĩa là rộng rãi và có liên quan tới khu vực thời Nhà Tấn. "Quảng Đông" có nghĩa là phía đông rộng rãi, Quảng Đông và Quảng Tây được gọi chung là "Lưỡng Quảng" (兩廣 liăng guăng). Tên viết tắt hiện nay của Quảng Đông là "Việt" 粵/粤 (Yue), liên quan đến "Bách Việt" (百越), một tên chung chỉ các dân tộc sống ở Quảng Đông và các khu vực xung quanh vào thời xưa.
Mục lục |
[sửa] Lịch sử
Quảng Đông có vị trí xa trung tâm nền văn minh Trung Hoa cổ đại ở đồng bằng phía bắc Trung Hoa. Thời đấy, đây là nơi sinh sống của các tộc người được gọi chung là "Bách Việt" (百越), các tộc người có lẽ là Tai-Kadai có liên quan đến dân tộc Choang ở tỉnh Quảng Tây.
Vùng đất này thuộc sự quản lý của chính quyền trung ương Trung Quốc bắt đầu từ thời nhà Tần - triều đại thống nhất đế chế Trung Hoa, đã mở rộng về phía nam và lập nên Quận Nam Hải (南海郡) tại Phiên Ngu (番禺), ngày nay gần Quảng Châu. Quận này đã từng là một nước Nam Việt độc lập giữa thời kỳ nhà Tần sụp đổ và Hán Vũ Đế lên cai trị Trung Hoa. Nhà Hán cai trị Quảng Đông, Quảng Tây và Bắc Việt Nam (hay Đại Việt với tên gọi là Giao Châu (交州). Dưới thời Đông Ngô thuộc thời kỳ Tam Quốc, Quảng Đông được Đông Ngô lập thành một tỉnh - đó là tỉnh Quảng Châu (廣州) vào năm 226.
Trải qua thời gian dài, cơ cấu dân cư của khu vực này thay đổi dần dần, dẫn đến người Hán chiếm đa số, đặc biệt là sau nhiều đợt di cư lớn từ phương bắc trong các thời kỳ bất ổn chính trị do các bộ lạc du mục phía bắc Trung Hoa quấy nhiễu kể từ khi nhà Hán sụp đổ trở về sau. Ví dụ như cuộc binh biến do An Lộc Sơn lãnh đạo dẫn đến việc tăng 75% dân số của tỉnh Quảng Châu giữa những năm 740-750 và gia đoạn 800-810.[1]. Khi người Hán đến đây đông hơn, dân địa phương đã dần bị đồng hóa theo văn hóa Trung Hoa. [2], hoặc bị mai một hẳn văn hóa bản địa.
Cùng với Quảng Tây, Quảng Đông được tạo lập thành một bộ phận của Lĩnh Nam Đạo (嶺南道), năm 627 vào thời nhà Đường. Phần Quảng Đông trong Lĩnh Nam Đạo được đổi tên thành Quảng Nam Đông Đạo năm 971 trong thời nhà Tống - đây là sự bắt nguồn của cái tên Quảng Đông.
Khi quân Mông Cổ ở phương bắc xâm lược Trung Hoa vào thế kỷ thứ 13, triều đại Nam Tống rút lui về phía nam, cuối cùng dừng lại ở địa điểm của tỉnh Quảng Đông ngày nay. Hải chiến Nhai Sơn năm 1279 ở Quảng Đông đã kết thúc triều đại Nam Tống. Trong thời nhà Nguyên thuộc Mông Cổ, Quảng Đông là một phần của Giang Tây. Tên gọi Tỉnh Quảng Đông ngày nay được quy định vào giai đoạn đầu của nhà Minh.
Từ thế kỷ 16, Quảng Đông có những mối quan hệ thương mại với thế giới bên ngoài. Các nhà buôn châu Âu đã đến phía bắc thông qua eo biển Malacca và Biển Đông, đặc biệt là các nhà buôn Anh thông qua Quảng Đông. Macao nằm ở bờ nam của Quảng Đông là nơi định cư đầu tiên của người châu Âu ở Trung Quốc từ 1557. Việc buôn bán thuốc phiện thông qua Quảng Châu đã dẫn đến Chiến tranh nha phiến, mở ra một kỷ nguyên ngoại quốc xâm lược và can thiệp vào Trung Hoa. Ngoài Macao là nhượng địa cho Bồ Đào Nha, Hồng Kông thành nhượng địa cho Anh và Quảng Châu Loan cho người Pháp. Vào thế kỷ 19, Quảng Đông cũng là cảng chính cho làn sóng người lao động ra đi đến Đông Nam Á, miền Tây Hoa Kỳ và Canada.
Về mặt lịch sử, nhiều cộng đồng Hoa Kiều xuất thân từ Quảng Đông và đặc biệt là Đài Sơn và cùng với những người di cư từ Hồng Kông, tiếng Quảng Đông và tiếng Đài Sơn (phương ngữ ở Đài Sơn) được gần 10% dân số Trung Quốc sử dụng, có nhiều người Hoa Kiều chiếm tỷ lệ cao hơn tỷ lệ người nói ngôn ngữ này ở Trung Quốc.
Trong thời kỳ những năm 1850, Thái bình thiên quốc nổ ra ở Quảng Đông. Do là địa phương có tiếp xúc nhiều với phương Tây, Quảng Đông là trung tâm của các phong trào chống Mãn Châu và chống đế quốc. Tôn Trung Sơn cũng xuất phát từ Quảng Đông.
Vào đầu những năm 1920 thời Trung Hoa Dân Quốc, Quảng Đông là bàn đạp để Quốc Dân Đảng chuẩn bị Bắc Phạt trong một nỗ lực thống nhất tất cả các địa chủ về dưới quyền kiểm soát của chính quyền trung ương. Học viện Sĩ quan Lục quân Quốc Dân Đảng Trung Quốc đã được xây gần Quảng Châu để huấn luyện các sĩ quan chỉ huy.
Trong những năm gần đây, tỉnh này đã trải qua một thời kỳ tăng trưởng kinh tế ngoạn mục do có các mối quan hệ kinh tế gần gũi với Hồng Kông giáp giới. Tỉnh này có GDP cao nhất trong các đơn vị cấp tỉnh Trung Quốc. Đảo Hải Nam trước đây là một bộ phận của tỉnh Quảng Đông nhưng được tách ra thành một tỉnh từ năm 1988.
[sửa] Địa lý
Quảng Đông giáp Biển Đông về phía nam và có 4300 km bờ biển. Bản đảo Lôi Châu là vùng cực nam đất liền của tỉnh này. Ở trên Bán đảo Lôi Châu vẫn còn một số núi lửa đang ngừng hoạt động. Đồng bằng châu thổ Châu Giang là nơi tụ hợp của 3 sông thượng lưu là Đông Giang, Tây Giang và Bắc Giang. Vùng đồng bằng châu thổ này bao gồm hàng trăm hòn đảo nhỏ. Tỉnh Quảng Đông bị chia cắt về mặt địa lý khỏi phía bắc bởi một ít dãy núi có tên gọi chung là Nam Lĩnh (南岭). Đỉnh cao nhất của tỉnh này có độ cao 1600 km so với mực nước biển. Quảng Đông giáp Phúc Kiến về phía đông bắc, Giang Tây và Hồ Nam về phía bắc, Quảng Tây về phía tây và Hồng Kông, Macao về phía nam. Đảo Hải Nam nằm ngoài khơi tỉnh này gần Bán đảo Lôi Châu.
Các thành phố xung quanh Đồng bằng châu thổ Châu Giang có: Đông Hoản, Phật Sơn, Quảng Châu, Huệ Châu, Giang Môn, Thâm Quyến, Thuận Đức, Đài Sơn, Trung San và Chu Hải. Các thành phố khác có: Triều Châu, Trừng Hải, Khai Bình, Nam Hải, Sán Đầu, Thiều Quan, Tân Hội, Đam Giang và Triệu Khánh.
Quảng Đông có khí hậu cận nhiệt đới ẩm (phía nam nhiệt đới) với mùa đông ngắn, ôn hòa, khô ráo và mùa hè dài, ẩm và nóng. Nhiệt độ cao nhất trong ngày vào tháng Giêng và tháng 7 là 18 độ C và 33 độ C. Sương mù thì hiếm khi có ở vùng ven biển nhưng có xảy ra một vài ngày ở các vùng sâu trong đất liền.
[sửa] Kinh tế
Bảng dưới đây cho thấy GDP của tỉnh Quảng Đông qua các năm official estimates với đơn vị tính là tỷ nhân dân tệ.
Năm | GDP |
---|---|
1980 | 24.571 |
1985 | 55.305 |
1990 | 147.184 |
1995 | 538.172 |
2000 | 966.223 |
2005 | 2.170.128 |
Sau khi phe cộng sản nắm quyền ở Trung Quốc cho đến bắt đầu thời kỳ của Đặng Tiểu Bình năm 1978, Quảng Đông vẫn là một tỉnh nghèo túng dù có vẫn có nền kinh tế ngầm dịch vụ tồn tại. Các chính sách phát triển kinh tế đã khuyến khích sự phát triển công nghiệp ở các tỉnh sâu trong đất liền của Trung Quốc nhưng ít có mối quan hệ giao thông vận tải với Quảng Đông. Chính sách bế quan tỏa cảng kinh tế khiến cho Quảng Đông không thể hiện vai trò là cửa ngõ ra biển.
Chính sách mở cửa của Đặng Tiểu Bình đã thay đổi toàn diện nền kinh tế tỉnh này do có lợi thế là cửa ngõ ra biển, vị trí giáp Hồng Kông và có các mối quan hệ lịch sử với Hoa Kiều. Ngoài ra, cho đến những năm 1990, khi chế độ thuế khóa Trung Quốc được cải cách, tỉnh này đã thu lợi từ chính sách áp dụng mức thuế khá thấp ở Quảng Đông do vị thế lịch sử của tỉnh này là một tỉnh lạc hậu về kinh tế trước đó vào thời Mao Trạch Đông.
Mặc dù Thượng Hải được xem như bằng chứng về thành công kinh tế của Trung Quốc, sự bùng nổ kinh tế của Quảng Đông lại là một ví dụ cho việc Trung Quốc đã trở thành một nước hàng đầu về ngành chế tạo dựa trên nền tảng sử dụng nhiều lao động và là nơi thử nghiệm cụ thể để Trung Quốc thấy rõ được ưu và khuyết điểm của mô hình sử dụng nhiều nhân công này. Quảng Đông đã trải qua thời kỳ bùng nổ kinh tế từ những năm 1990 của thế kỷ 20 vào sự bùng nổ này đã lan qua các tỉnh lân cận và đã giúp kéo dân của những tỉnh này quay về. Nền kinh tế của Quảng Đông dựa trên nền tảng ngành chế tạo và xuất khẩu.
Quảng Đông ngày nay là một trong những tỉnh giàu nhất Trung Quốc, GDP cao nhất trong các đơn vị hành chính (trừ Hồng Kông]] và Macao) dù lương người lao động chỉ bắt đầu tăng trong thời gian gần đây do trước kia có những làn sóng lao động di cư từ các tỉnh láng giềng khác đến đây. GDP danh nghĩa là 267,6 tỷ USD, tăng 12,5% mỗi năm. Các ngành công nghiệp sơ cấp, thứ cấp và thứ 3 đạt giá trị 137,46 tỷ NDT, 1,08 ngàn tỷ NDT, và 957,94 tỷ NDT cho mỗi nhóm ngành. [3]. Its per capita GDP reached 23,616 yuan (US$2,912), a rise of 84.7% from 2000 [4]. Quảng Đông đóng góp 12% GDP của Trung Quốc [5]. Quảng Đông có 4/6 Đặc khu kinh tế: Quảng Châu, Thâm Quyến, Sán Đầu và Chu Hải. Sự thịnh vượng của Quảng Đông tuy nhiên vẫn tập trung ở Đồng bằng châu thổ Châu Giang.
[sửa] Cơ cấu dân số
Dù con số thống kê chính thức thường cho rằng Quảng Đông xếp thứ 4 Trung Quốc về dân số với 80 triệu dân, các thông tin được công bố gần đây [6] cho rằng, có khoảng 30 triệu người nhập cư sống ở Quảng Đông ít nhất là 6 tháng mỗi năm, do đó dân số tỉnh này phải là 110 triệu người, là tỉnh đông dân nhất Trung Quốc. Làn sóng di cư của dân từ tỉnh khác đến tỉnh này, thường được gọi là "dân trôi nổi" là do sự phát triển kinh tế nhanh của Quảng Đông do đó cần nhiều lao động. Quảng Đông chính thức trở thành tỉnh đông dân nhất Trung Quốc từ tháng 1/2005. [7] [8]
Do vị trí địa lý giáp Thái Bình Dương, Quảng Đông cũng là quê cha đất tổ của một số lượng lớn Hoa Kiều. Phần lớn những người phu làm đường sắt ở Canada và miền tây Hoa Kỳ là người Quảng Đông. Việc di cư từ tỉnh này đến các nước khác trong những năm gần đây đã giảm xuống cùng với sự thịnh vượng của Quảng Đông nhưng tỉnh này vẫn là một nơi có số lượng lớn người di cư qua Bắc Mỹ. Đa số dân Quảng Đông là người Hán. Có một thiểu số người Dao ở phía bắc. Các dân tộc thiểu số khác có: Hmông, Lê và Choang.
Do mật độ dân số cao và tập quán nuôi chung súc vật nên Quảng Đông là nơi khởi phát bệnh SARS và cúm gà.
[sửa] Chính trị
Trong những năm 1980, chính quyền tỉnh Quảng Đông nổi tiếng vì dám chống lại các chỉ đạo của chính quyền trung ương, đặc biệt là các vấn đề kinh tế. Đồng thời, tình hình kinh tế của Quảng Đông đã khiến tỉnh này khác lặng lẽ trong các hoạt động chính trị và kinh tế. Dù phương Tây cho rằng, sự tăng trưởng kinh tế của Quảng Đông trong thời gian gần đây và sự bất đồng ngôn ngữ sẽ dẫn đến ly khai nhưng hầu như không có trường hợp ly khai nào cũng như sự ủng hộ ly khai đáng kể nào ở tỉnh này.
[sửa] Quan hệ với Hồng Kông và Macao
Mặc dùn cả Hồng Kông và Macau về mặt lịch sử là một phần của Quảng Đông trước khi trở thành thuộc địa của Anh và bồ Đào Nha, hai thành phố này lại trở thành Đặc khu hành chính - ngang cấp tỉnh khi chủ quyền được trao trả cho Trung Quốc. the Basic Laws of both Special Administrative Regions (SARs) explicitly forbid provincial governments from intervening in political issues. Many issues, such as border policy and water rights, regarding the relationship between Hong Kong and Macao and the rest of China are settled via negotiation between the SAR's and the Guangdong provincial government. Because the SAR's are subdivisions of China, it is impossible for a negotiation to occur between the central government and the SAR government since they are of different statuses with the central government the higher power. However, because Guangdong and the SAR's of equal status with neither having control over the other, negotiation between them is possible and in fact encouraged on issues in which the Central Government has no opinion. -->
[sửa] Truyền thông
Guangdong and the greater Guangzhou Province is served by several Guangdong Radio stations and Guangdong TV. There is an international station Radio Guangdong which broadcasts information about this region to the entire world through the World Radio Network.
[sửa] Văn hoá
-
Xem thêm: Music of Guangdong và Hakka architecture
Guangdong is a multicultural province. The central region, which is also the political and economic center, is populated predominantly by Cantonese-speakers. Cantonese is used as the regional lingua franca, along with Standard Mandarin as the national lingua franca for the 60,000,000 or so people of Guangdong who speak various local languages as their native language. This region is also associated with Cantonese cuisine (Simplified Chinese: 粤菜; Traditional Chinese: 粵菜), which is very well known in China, not just as one of the richest and most prestigious cuisines, but also as a cuisine specializing in exotic tastes. Cantonese opera (Simplified Chinese: 粤剧; Traditional Chinese: 粵劇) is a form of Chinese opera popular in Cantonese speaking areas.
The area around the cities of Chaozhou and Shantou in eastern Guangdong, forms its own cultural sphere. Here, the people speak the Teochew, and their cuisine is Chiuchow cuisine. The northeastern hilly area of Meixian is populated by the Hakka people, who speak Hakka. Their cuisine is Hakka cuisine.
[sửa] Giáo dục
[sửa] Các trường cao đẳng và đại học
- Đại học Phật San (Quảng Châu, Phật San)
- Đại học Tể Nam (Quảng Châu, Châu Hải, Thâm Quyến)
- Đại học Sán Đầu (Sán Đầu)
- Đại học Công nghệ Nam Trung Hoa (Quảng Châu)
- Đại Học Tôn Trung Sơn (Quảng Châu, Chu Hải)
- Đại học Thâm Quyến (Thâm Quyến)
[sửa] Thể thao
Professional sports teams based in Guangdong include:
- Chinese Basketball Association
- Guangdong Hongyuan Southern Tigers
- Chinese Football Association Jia League
- Guangzhou Rizhiquan
- Chinese Football Association Super League
- Shenzhen Jianlibao
[sửa] Du lịch
There are abundant man-made scenes and natural beauties and scenic spots.
[sửa] Các đơn vị hành chính
Tỉnh Quảng Đông được chia thành 21 thành phố trực thuộc tỉnh (địa cấp thị), trong đó có 2 thành phố cấp phó tỉnh (副省级城市, phó tỉnh cấp thành thị). Chữ ghi trong ngoặc, cụm chữ đầu là bính âm không thanh điệu, cụm chữ sau là phiên tiếng Quảng Đông):
- Triều Châu (潮州) (Chaozhou, Teochiu)
- Đông Hoản hay Đông Quản (东莞) (Dongguan, Donggoon)
- Phật Sơn (佛山) (Foshan, Futsaan)
- Quảng Châu, cấp phó tỉnh (广州) (Guangzhou, Gwong2 zau1, thường được phiên sang tiếng Anh là Canton)
- Hà Nguyên (河源) (Heyuan, Hoyun)
- Huệ Châu (惠州) (Huizhou, Waizao)
- Giang Môn (江门) (Jiangmen, Gongmoon)
- Kiết Dương đôi khi được dịch là Yết Dương (揭阳) (Jieyang, Keetyeung)
- Mậu Danh (茂名) (Maoming, Mohming)
- Mai Châu (梅州) (Meizhou, Muizao)
- Thanh Viễn (清远) (Qingyuan, Tsingyun)
- Sán Đầu (汕头) (Shantou, Seentao)
- Sán Vĩ (汕尾) (Shanwei, Seenmei)
- Thiều Quan (韶关) (Shaoguan, Seeoogoon)
- Thâm Quyến, cấp phó tỉnh (深圳) (Shenzhen, Sumzun)
- Dương Giang (阳江) (Yangjiang, Yeunggong)
- Vân Phù (云浮) (Yunfu, Wunfao)
- Trạm Giang (湛江) (Zhanjiang, Sumgong)
- Triệu Khánh (肇庆) (Zhaoqing, )
- Trung Sơn (中山) (Zhongshan, Zongsan)
- Chu Hải hay Châu Hải (珠海) (Zhuhai, Zuhoi)
Các địa cấp thị trên quản lý 49 quận, 30 thị xã (huyện cấp thị), 42 huyện và và 3 huyện tự trị.
Xem chi tiết tại Danh sách các đơn vị hành chính tỉnh Quảng Đông .
[sửa] Liên kết ngoài
- The official website of Guangdong (in Chinese)
- Large map of Guangdong
- Administration Districts of Guangdong
- China Medical University
- Guangdong Statistical Yearbook
Các tỉnh do Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quản lý | ||
---|---|---|
Tỉnh: | An Huy | Cam Túc | Cát Lâm | Chiết Giang | Hà Bắc | Hà Nam | Hải Nam | Hắc Long Giang | Hồ Bắc | Hồ Nam | Giang Tây | Giang Tô | Liêu Ninh | Phúc Kiến | Quảng Đông | Quý Châu | Sơn Đông | Sơn Tây | Thanh Hải | Thiểm Tây | Tứ Xuyên | Vân Nam | Đài Loan (đòi chủ quyền) | |
Khu tự trị: | Ninh Hạ | Nội Mông Cổ | Quảng Tây | Tân Cương | Tây Tạng | |
Trực hạt thị: | Bắc Kinh | Thiên Tân | Thượng Hải | Trùng Khánh | |
Đặc khu hành chính: | Hồng Kông | Ma Cao | |
Xem thêm: Vị thế chính trị Đài Loan và Tỉnh Đài Loan (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) |