Ngành Thông
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
?
Ngành Thông |
|||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Bách tán (Araucaria heterophylla)
|
|||||||
Phân loại khoa học | |||||||
|
|||||||
|
|||||||
Cordaitales † Pinales Pinaceae- Họ Thông Araucariaceae - Họ Bách tán Podocarpaceae- Họ Kim giao Sciadopityaceae- Họ Thông dù Cupressaceae- Họ Hoàng đàn Cephalotaxaceae - Họ Đỉnh tùng Taxaceae- Họ Thanh tùng Vojnovskyales † Voltziales † |
Ngành Thông (Pinophyta) còn gọi là ngành Hạt trần (Gymnospermae), [1] gồm các loài cây thân gỗ lớn hoặc nhỡ, ít khi là cây bụi hoặc dây leo thân gỗ. Lá hình vảy, hình kim, hình dải, ít khi hình quạt, hình trái xoan hoặc hình lông chim.
Cơ quan sinh sản thường đơn tính, có cấu tạo nón khác với cấu tạo hoa, gồm các lá bào tử xếp xoắn ốc hoặc xếp vòng trên một trục ngắn có dạng nón. Thụ phấn nhờ gió, ít khi nhờ côn trùng. Lá noãn mở không bao hạt, mang một đến nhiều lá noãn ở nách hoặc mép. Hạt có phôi thẳng, mang một đến nhiều lá mầm.
Gỗ tương đối mềm, chỉ có quản bào chưa có mạch gỗ và sợi gỗ.
Mục lục |
[sửa] Nguồn gốc tiến hóa
Thực vật ngành Thông phát sinh từ kỷ Đề vôn thời đại Cổ Sinh, phát triển mạnh ở kỷ Thạch thán, kỷ Nhị diệp và giảm dần từ kỷ Tam điệp thời đại Trung Sinh. Nhiều loài hiện đã tuyệt diệt hoặc thu hẹp phạm vi phân bố.
[sửa] Hệ thống phân loại
Hiện tại trên thế giới đang tồn tại 2 quan điểm về phân loại cho ngành Thông, tại Việt nam hầu hết là theo phân loại thực vật cũ. Theo quan điểm này nhành Thông có 10 họ (theo phân loại mới thì chỉ có 7 họ) có 2 khuynh hướng phân loại chính:
[sửa] Khuynh hướng 1
Ngành hạt trần được chia thành 6 lớp
[sửa] Lớp Dương xỉ có hạt-Liginopteridosida
Đây là lớp thực vật hạt trần cổ nhất, trước đây chúng đóng vai trò quan trọng trong thảm thực vật Âu-Á và Bắc Mỹ và bị tuyệt chủng vào cuối thời đại Cổ sinh, hiện chỉ còn ở dạng hóa thạch ở cuối kỷ Đề vôn. Có 4 bộ:
- Lyginopteriales
- Medullosales
- Caytoniales
- Glossopteriales
[sửa] Lớp Tuế-Cycadopsida
Có 3 họ với khoảng 11 chi, 293 loài. Ở Việt nam chỉ có 1 họ đó là họ Tuế (Cycadaceae Pers ), còn hai họ còn lại không có mặt ở Việt nam là: họ Strangeriaceae L.Johnson và họZammiaceae Horan
[sửa] Lớp Á tuế-Bennettitopsida
Lớp này chỉ có 1 bộ Á tuế (Bennettitales)
[sửa] Lớp Gắm-Gnetopsida
Lớp này có 3 bộ với mỗi bộ có 1 họ:
- Ephedrales với 1 họ Ma hoàng (Ephedraceae Dumort) họ này có 1 chi duy nhất Ephedra
- Gnetales với 1 họ Dây gắm (Gnetaceae Blume) với 1 chi Dây gắm
- Welwitschiales với 1 họ duy nhất-họ Hai lá (Welwitschiaceae Markgraf,1926), họ này có 1 chi với 1 loài Welwitchia mirabilis Hook mọc trên vùng xa mac Tây nam châu Phi
[sửa] Lớp Bạch quả- Ginkgoopsida
Lớp này chỉ có 1 họ Bạch quả (Ginlgoaceae), với 1 loài duy nhất Ginkgo biloba L.
[sửa] Lớp Thông-Pinosida
Lớp Thông có 2 phân lớp: Cordaitidae và Pinidae
- Phân lớp Thông tuế - Cordaitidae: Chỉ có 1 bộ Thông tuế (Cordaitales)và 1 họ Thông tuế(Cordaitaceae) họ này đã bị tuyệt diệt từ thời Đại trung sinh.
- Phân lớp Thông - Pinidae
-
- Bộ Voltziales (đã tuyệt chủng)
- Bộ Podozamitales (đã tuyệt chủng)
- Bộ Bách tán - Araucariales
-
- Họ Bách tán
- Bộ Thông - Pinaceae
- Bộ Hoàng đàn - Cupressales
- Bộ Kim giao - Podocarpales
- Bộ Thông đỏ (Taxales)
-
- Họ Đỉnh tùng
- Họ Thông đỏ
[sửa] Khuynh hướng 2
[sửa] Lớp Bạch quả-Ginkgoopsida
Lớp này chỉ có 1 họ Bạch quả (Ginlgoaceae), với 1 loài duy nhất Ginkgo biloba L.
[sửa] Lớp Thông-Pinosida
Bao gồm cả Taxopsida (bụt mọc). Gồm 9 họ:
- Họ Bách tán
- Họ Đỉnh tùng
- Họ Hoàng đàn
- Họ Phyllocladaceae (không có ở Việt nam)
- Họ Thông
- Họ Kim giao
- Họ Sciadopityaceae (không có ở Việt nam)
- Họ Thông đỏ
- Họ Bụt mọc
[sửa] Lớp Tuế-Cycadopsida
Có 3-4 họ:
- Họ Boweniaceae (không có ở Việt nam)
- Họ Tuế
- Họ Strangeriaceae (không có ở Việt nam)
- Họ Zammiaceae (không có ở Việt nam)
[sửa] Lớp Gắm-Gnetopsida (hoặc Gnetatae)
Lớp này có 3 họ:
- Họ Ma hoàng
- Họ Dây gắm
- Họ Hai lá
[sửa] Tham khảo tài liệu
- Hình thái phân loại thực vật, 2003, ĐH Lâm nghiệp
- Thực vật dược (phân loại thực vật), 2003, ĐH Dược Hà Nội
- Hệ thống thực vật, 1998, ĐHQG Hà nội
- Bài giảng thực vật học, NXB Y học
[sửa] Ghi chú
- ▲ Tên gọi này là không chính xác theo quan điểm của phát sinh loài hiện đại, do ngành này chỉ là một trong số 4 ngành của thực vật hạt trần, cùng với các ngành Bạch quả, Dây gắm và Tuế, nếu gộp chung lại thì đây là một nhóm cận ngành. Xem bài Thực vật hạt trần.