Nam Trực
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Huyện Nam Trực là một huyện của tỉnh Nam Định, Việt Nam.
Về vị trí địa lý, phía bắc huyện tiếp giáp thành phố Nam Định, phía tây giáp huyện Vụ Bản, phía nam giáp huyện Nghĩa Hưng và huyện Hải Hậu, phía đông nam giáp huyện Giao Thuỷ. Huyện Nam Trực có các sông lớn chảy qua như sông Thái Bình, sông Đào. Đây vốn là mảnh đất màu mỡ, phù hợp cho sự phát triển của nông nghiệp.
Về mặt kinh tế, nông nghiệp nay vẫn là ngành nghề chính của nhân dân nơi đây. Công nghiệp chưa phát triển, chỉ giới hạn trong một số ngành thủ công nghiệp truyền thống tuy nhiên rất manh mún. Trước thời "đổi mới", xã Nam Giang tổ chức sản xuất tổng hợp các mặt hàng Phụ tùng xe đạp, vật dụng trong nhà bếp, dụng cụ cho nông nghiệp, các sản phẩm từ lò rèn trong một "Hợp tác xã" của 4 hợp tác xã thành viên là "Hợp Tác xã Tiền Tiến". Làng Vân Chàng thuộc xã Nam Giang là một làng nghề truyền thống thợ rèn và có nguồn gốc liên quan đến Làng rèn truyền thống Vân Chàng, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
Từ 2005 xã Nam Giang đã nâng cấp lên thành thị trấn Nam Giang, 55.000 Nhân Khẩu. Tiểu công nghệ mọi ngành kim loại phát triển trở thành một địa phương có Cơ sở hạn tầng hoàn bị để sản xuất mọi mặt hàng, ví dụ kéo, dao, đồ dùng gia dụng, linh kiện xe đạp, xe máy, xe ô tô, các thành phẩm, bán thành phẩm từ lò đúc gang, thép, kim loại mầu, và các nhà máy cán thép, kim loại. Thương hiệu từ xưa đã đi vào lòng dân tộc của xã Vân Chàng: Tràng đục chữ "C", Kéo "Sinh Tài"...sau này vành xe đạp "Tiền Tiến"...
Nam Trực có những nơi danh lam như chùa Cổ Lễ nơi trụ trì của Nguyễn Minh Không, có quả chuông đồng nặng chín tấn. Tại đây xã Nam Giang, Vân Chàng cũng có lễ hội chợ Viềng chợ Viềng Chùa họp hàng năm vào ngày 8 tháng giêng Âm lịch. Đáng kể là Hội chùa Bi để ghi ơn Đức Thánh Tăng Từ Đạo Hạnh mỗi năm vào ngày 21 tháng Giêng Âm Lịch kéo dài 4 ngày và hội này có giá trị văn hóa lớn đã có bề dày lịch sử từ gần 1000 năm. Chùa Bi còn gọi là Đại Cổ Bi là một chứng tích Lịch Sử bằng gỗ lim triều Lý được gìn giữ gần như toàn vẹn, không bị các trùng tu thay đổi. Tương truyền những nơi này là nơi quân Tây Sơn đi qua làm lễ khao quân. Kết hợp Văn Hóa Phật Giáo và làng nghề truyền thống là môi sinh cho đời sống đạo đức, văn hóa, có bản năng hiếu khách và dân làng đã có công đem nghề rèn ra khắp ba miền Trung, Nam, Bắc. Tương truyền cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến cũng đã có giao lưu với các nhà Nho thợ rèn và đã gói về nhà vế đối: " Sắc không, Không Sắc".
Với nghề rèn và văn hóa chữ "Nôm" do Thánh Tăng Từ Đạo Hạnh truyền cho, dân làng đã đóng góp cho đất nước bằng kỹ năng và trí tuệ của mình. Từ xưa huyện Nam Trực đã là đất hiếu học với bốn vị trạng nguyên trong đó có Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên khi mới mười hai tuổi. Làng Vân Chàng còn có một trạng nguyên là "Thợ Rèn".