Lepton
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lepton (tiếng Hy Lạp là λεπτόν) có nghĩa là "nhỏ" và "mỏng". Tên này có trước khi khám phá ra các hạt tauon, một loại hạt lepton nặng có khối lượng gấp đôi khối lượng của proton.
Lepton là hạt có spin bán nguyên, ½, và không tham gia trong tương tác mạnh. Lepton hình thành một nhóm hạt cơ bản phân biệt với các nhóm gauge boson và quark.
Có 12 loại lepton được biết đến, bao gồm 3 loại hạt vật chất là electron, muon và tauon, cùng 3 neutrino tương ứng và 6 phản hạt của chúng. Tất cả các lepton điện tích đều có điện tích là -1 hoặc + 1 (phụ thuộc vào việc chúng là hạt hay phản hạt) và tất cả các neutrino cùng phản neutrino đều có điện tích trung hòa. Số lepton của cùng một loại được giữ ổn định khi hạt tham gia tương tác, được phát biểu trong định luật bảo toàn số lepton.
Hạt điện tích / Phản hạt | |||
---|---|---|---|
Tên | Ký hiệu | Điện tích | Khối lượng (GeV) |
Electron / Phản electron (positron) | −1 / +1 | 0,000511 | |
Muon / Phản muon | −1 / +1 | 0,1056 | |
Tauon / Phản tauon | −1 / +1 | 1,777 |
Neutrino / Phản neutrino | |||
---|---|---|---|
Tên | Ký hiệu | Điện tích | Khối lượng (MeV) |
Electron neutrino / Electron phản neutrino | 0 | <0,000003 | |
Muon neutrino / Muon phản neutrino | 0 | <0,19 | |
Tau neutrino / Tau phản neutrino | 0 | <18,2 |
Thể loại: Lepton | Hạt sơ cấp | Fermion