Kuala Lumpur
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiêu bản:Thủ đô Malaysia
Kuala Lumpur là thành phố lớn nhất và là thủ đô của Malaysia. Kuala Lumpur là một trong ba lãnh thổ của Liên bang Malaysia, nằm trong đất của bang Selangor, trung-tây của Bán đảo Malaysia. Dân Malai gọi tắt tên thành phố này là KL.The city previously hosted the Malaysian judiciary and executive arms. Với sự hoàn thành xây dựng Putrajaya cuối những năm 90 thế kỷ 20, vai trò thủ đô hành chính và tư pháp của Kuala Lumpur đã được chuyển cho thành phố mới này tuy một vài cơ quan tư pháp vẫn còn đặt ở KL. Quốc Hội Malaysia vẫn hoạt động ở KL, do đó, thành phố này vẫn là thủ đô lập pháp của Malaysia. Kuala Lumpur hiện tại có diện tích 243,65 km2, dân số 1.479.388 người.
Mục lục |
[sửa] Lịch sử từ 1857 đến 1957 - giai đoạn thuộc địa Anh
Thành phố được thành lập năm 1857 tại hợp lưu sông Gombak và sông Klang. Trong tiếng Malay, Kuala Lumpur có nghĩa là hợp lưu sông bùn lầy. Khu định cư được bắt đầu khi một gia đình của hoàng gia Selangor là Raja Abdullah mở cửa khu thung lũng Klang Valley cho những người khai thác thiếc. 87 người đi đào thiếc người Hoa đã đến sông Klang và bắt đầu khai thác ở khu vực Ampang - lúc đó còn là rừng rậm. Dù 69 trong số đó chết do bệnh dịch, một mỏ thiếc phát đạt đã được thiết lập. Và điều này đã đương nhiên thu hút các nhà buôn đến khua vực này buôn bán thiếc và các hàng hóa khác. Các nhà buôn xây dựng cửa hiệu tại hợp lưu hai con sông Klang và Gombak - từ đó thành phố này được khai sinh. Khi thị trấn này phát triển, người Anh lúc đó đang cia trị Malaya đã cảm thấy cần phải bổ nhiệm một người đứng đầu (Chinese Kapitan, hay Captain of the Chinese) để quản lý khu định cư này và đảm bảo trật tự và pháp luật. Vị Kapitan Cina là Hiu Siew. Vị Kapitan Cina thứ 3, Yap Ah Loy, đã tiên liệu trước Kuala Lumpur từ một trị trấn khai mỏ nhỏ sẽ trở thành thành phố hàng đầu của Selangor. Trong những năm đầu Kuala Lumpur là trung tâm của Nội chiến Selangor, trong đó có hai cuộc có thể nhận thấy: một cuộc chiến đấu giữa các hoàng tử Selangor về thu nhập từ các mỏ thiếc và một là cuộc trả thù giữa Kapitan Yap và Chong Chong - người muốn tranh chức Kapitan. Kapitan Yap và những ủng hộ Tengku Kudin đã thành công và kể từ đó, nhờ sự lãnh đạo tài tình của Kapitan Yap, Kuala Lumpur đã trở thành thành phố lớn nhất Selangor. Ông ta đã cho xây lại Kuala Lumpur bị phá hủy bởi nội chiến và chiêu mộ những người Hoa ở nơi khác thuộc Selangor đến ở. Ông cũng khuyến khích nhiều người nông dân Malay đến ở xung quanh thành phố để đảm bảo nguồn lương thực cung cấp ổn định. KL trở thành thủ đô của Selangor năm 1880 nhờ vào thành công của Kapitan Yap. Ông đã tạo cho KL một hệ thống tư pháp để duy trìn có hiệu quả pháp luật và trật tự và đảm bảo KL là trung tâm thương mại ở Selangor. Sau khi KL bị thiêu rụi năm 1881, Kapitan Yap đã quyết định cho xây KL bằng gạch và thay đổi những căn nhà nguy hiểm. Ông cho thiết lập trường học đầu tiên của KL và nhà ở cho những người vô gia cư. KL của Yap đã là một thành phố hỗn loạn do bản thân Yap Yap là thành viên của Hội Tam Hoàng và các cuộc thanh toán băng nhóm xảy ra như cơm bữa. Kapitan Yap đã cấp phép cho thành lập các nhà thổ, sòng bạc và các quán rượu. Sir Frank Swettenham lúc này đã được chấp thuận làm Công sứ của Selangor và ông ta là người chịu trách nhiệm biến Kuala Lumpur thành thủ phủ hành chính của Selangor. Dưới sự cai trị của ông và sau cái chết của Yap, thành phố đã liên tục thịnh vượng. Khi các bang của Liên bang Malay được hợp nhất với nhau khi Swettenham đang tại vị vào năm 1896, Kuala Lumpur đã được chọn làm thủ đô. Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, quân Nhật Bản chiếm Kuala Lumpur ngày 11/1/1942 và chiếm giữ thành phố trong 44 tháng.
[sửa] Giai đoạn độc lập (1957-1990)
Sau khi độc lập năm 1957, Kuala Lumpur đã được chọn làm thủ đô của Liên bang Malaya và tiếp tục là thủ đô của Liên bang Malaysia được đổi tên năm 1963. Để cử hành lễ tuyên ngôn này, một sân vận động lớn được xây dựng - Stadium Merdeka (Sân Độc lập), nơi thủ tướng đầu tiên của Malaysia đọc tuyên ngôn độc lập trước đám đông dân chúng. Cờ Union Jack được hạ khỏi cột cờ tại Dataran Merdeka (Quảng trường Độc lập) và cờ của Malay được thượng kỳ.
Ngày 1/2/1972, Kuala Lumpur được rút khỏi Selangor và thành phố trở thành một lãnh thổ trực thuộc Liên bang (Wilayah Persekutuan).
[sửa] Từ 1990 đến nay
[sửa] Gallery
[sửa] Tham khảo
Tiêu bản:Reflist
[sửa] Xem thêm
- List of old roads in Kuala Lumpur
- Buses in Kuala Lumpur
- Rapid KL buses
[sửa] Liên kết ngoài
- Official Kuala Lumpur Website
- Map of Kuala Lumpur in 3D
- Stormwater Management Road Tunnel
- ITIS Kuala Lumpur
- Kuala Lumpur City Hall
- vectordesigns integrated KL public transport maps
- Geographia Article
- Lonely Planet - Kuala Lumpur
- Map of hotels in Kuala Lumpur City Center
- VisionKL
- Pictures of Kuala Lumpur
- Google Earth Kuala Lumpur (with KMZ file)
- Sepang International Circuit
- The Star Online: Malaysia News
- Malaysia Language Guide
- Asia's Top Ten Cities
- Bản đồ từ from Multimap hoặc GlobalGuide hoặc Google Maps
- Hình ảnh từ trên không trung lấy từ TerraServer
- Hình ảnh chụp từ vệ tinh lấy từ WikiMapia
- Where to eat in Kuala Lumpur
- Tiêu bản:Wikitravel
Tiêu bản:Kuala Lumpur Tiêu bản:Malaysia