Bo mạch âm thanh
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bo mạch âm thanh (sound card) là thiết bị cho phép chuyển đổi tín hiệu số (digital) thành tín hiệu tương tự (analog). Tín hiệu số cấu thành từ hàng lọat là các chuỗi ký tự nhị phân 0 hoặc 1, tín hiệu tương tự là tín hiệu sóng điện từ có dạng hình sin khi nhìn trên biểu đồ hay màn hình máy đo sóng. Sau khi tín hiệu số được chuyển thành tín hiệu tương tự, chúng sẽ đi qua bộ khuếch đại trong loa hoặc cũng có thể là dàn ampli lớn rồi được truyền tới màng rung tại các loa và cuối cùng chuyển hóa thành dạng sóng âm dưới những tần số thích hợp mà tai người có thể nghe (cảm nhận) thấy được.
[sửa] Câu đề mục
[sửa] Tại sao phải cần có bo mạch âm thanh
Tai người không nghe được tín hiệu số sau khi được xử lý bởi CPU và do tín hiệu số không tạo ra được các rung động đến tai trong của người. Thay vào đó, sóng âm lại tạo được rung động, tuy nhiên để có được sóng âm, phải có được tín hiệu tương tự làm trung gian truyền dẫn. Đó chính là lý do tại sao máy tính cần phải có bo mạch âm thanh. Nói một cách khác, có thể ví bo mạch âm thanh với thanh quản và bộ loa với vòm miệng. Âm thanh nghe có chắc, có trong hay không lại phụ thuộc vào môi trường truyền tín hiệu sóng tương tự (thường là dây nhôm hoặc dây đồng), dàn ampli khuếch đại và loa. Tin hieu duoc chuyen tiep ra Card Audio
[sửa] Một số chuẩn âm thanh tích hợp trong máy vi tính
- AC'97 - Chuẩn âm thanh tích hợp phổ biến nhất hiện nay.
- HD Audio (High-Definition Audio) Chuẩn âm thanh chất lượng cao do hãng Intel phát minh.